Các giải pháp đối với các chủ thể tham gia thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp và thực trạng phát triển của thị trường liên ngân hàng giai đoạn hiện nay (Trang 32)

- Nâng cao năng lực, lành mạnh hóa hoạt động và khả năng quản lý thanh khoản an toàn, hiệu quả; đầu tư trang bị công nghệ thông tin hiện đại của các TCTD.

Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính tiền tệ và sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, các chủ thể tham gia TTLNH của Việt Nam khá đa dạng, các TCTD thuộc tất cả các thành phần đều tham gia thị trường. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có một số các ngân hàng tham gia có hiệu quả và có sức chi phối thị trường, đó là các ngân hàng TMQD vì các ngân hàng này có nguồn vốn lớn và thường xuyên, giao dịch của các ngân hàng này hình thành nên mức lãi suất của thị trường và có tính dẫn dắt, định hướng thị trường. Để thị trường hoạt động hiệu quả hơn, cần phải có một hệ thống tiêu chuẩn đối với các TCTD khi tham gia thị trường, đảm bảo cho mỗi TCTD khi tham gia thị trường đều phát huy được vai trò và trách nhiệm của mình, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong tất cả các giao dịch, làm cơ sở cho thị trường hoạt động hiệu quả hơn.

- Đa dạng hóa sản phẩm thị trường.

Một thị trường hoạt động hiệu quả thì phải có đầy đủ các sản phẩm, hàng hóa, theo thông lệ thị trường quốc tế, ngoài các sản phẩm truyền thống hiện nay là vay và cho vay vốn (nhận gửi và gửi vốn), mua bán các GTCG, mua bán có kỳ hạn GTCG (repo/reverse repo), nhóm nghiệp vụ của NHNN đối với các NHTM (chiết khấu, tái chiết khấu, thị trường mở, vay cầm cố,

tái cấp vốn), còn phải phát triển các sản phẩm hiện đại đã phát triển trên thị trường quốc tế.

- Hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả của công cụ thanh toán.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cũng cần phải hiện đại hóa và nâng cấp hơn nữa, khắc phục tình trạng nghẽn mạch trong thanh toán nhằm tăng cường lưu chuyển dòng vốn và đảm bảo uy tín trong thanh toán cho các TCTD, việc cập nhật các lệnh thanh toán tại TCTD phải được thực hiện hoàn toàn tự động, tăng cường an ninh bảo mật, phát hiện các mở rộng cho các chi nhánh của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng được tham gia, mở rộng giờ giao dịch. NHNN cũng xem xét và mở rộng hình thức thanh toán thấu chi trong ngày, cấp hạn mức thấu chi theo từng TCTD dựa trên uy tín và năng lực của TCTD đó. Việc tổ chức tốt công tác thanh toán liên ngân hàng còn giúp NHNN kiểm soát được dòng vốn khả dụng và dự trữ thanh toán của các TCTD, kiểm soát được các giao dịch bất thường và hạn chế rủi ro trong thanh toán giao dịch liên ngân hàng.

KẾT LUẬN

Thị trường liên ngân hàng là một thị trường thành phần trong tổng thể thị trường tiền tệ. TTLNH được hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ. TTLNH tại Việt Nam đã có quá trình hình thành và phát triển trong vòng 20 năm và trải qua các giai đoạn khác nhau. Mặc dù có quá trình hình thành và phát triển chưa dài, chỉ mới có 20 năm và giai đoạn thực sự phát triển và hoạt động trong 10 năm trở lại đây và có thể tóm lược những đặc điểm cơ bản nhất của TTLNH của Việt Nam thời gian vừa qua là:

- Thị trường đã có những bước phát triển khá nhanh và đầy đủ, cả về quy mô lẫn vai trò, tiệm cận với thông lệ thị trường quốc tế.

- Thị trường có vai trò to lớn đối với sự phát triển chung của thị trường tiền tệ tại Việt Nam, hoàn thành tốt vai trò điều tiết cung cầu vốn, giúp các TCTD sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả và an toàn.

- Bên cạnh những mặt đạt được thì thị trường cũng đã gặp nhiều sóng gió và đứng bên bờ vực khủng hoảng, cho đến nay tuy đã ổn định hơn nhưng thị trường vẫn còn ẩn chứa nhiều rủi ro và nguy cơ khủng hoảng, mà nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía như đã phân tích trên đây.

- Thực hiện đầy đủ và đồng bộ các giải pháp tương ứng với tình hình thực tế là phương pháp duy nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động và lành mạnh hóa thị trường, tạo điều kiện thị trường phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Trên cơ sở đó, nhóm đã quyết định chọn đề tài “Thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay”, đề tài không mới nhưng chúng tôi hy vọng với việc nghiên, cứu và phân tích trong đề tài phần nào đóng góp được những giải pháp hữu ích cho sự phát triển của thị

trường, cho các nhà quản lý điều hành và cho các thành viên tham gia thị trường. Đề tài bắt đầu bằng việc nghiên cứu các cơ sở lý luận về TTLNH, đến phân tích quá trình hình thành và phát triển, thực trạng của TTLNH liên ngân hàng Việt Nam từ năm 2008 đến nay và sau cùng đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường. Với kiến thức có phần hạn chế, mong được Quý thầy cô và các bạn đóng góp và góp ý thêm.

Một phần của tài liệu Giải pháp và thực trạng phát triển của thị trường liên ngân hàng giai đoạn hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w