Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu Giải pháp và thực trạng phát triển của thị trường liên ngân hàng giai đoạn hiện nay (Trang 25)

- Thị trường liên ngân hàng Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ cả về quy mô, khối lượng giao dịch, các đối tượng tham gia và hiệu quả hoạt động,…thể hiện cụ thể qua các tiêu chí về định lượng và định tính sau đây:

+ Đối tượng tham thị trường: khi hình thành các giao dịch liên ngân hàng đều thông qua NHNN và chỉ có một vài ngân hàng lớn tham gia thì cho đến nay hầu hết các TCTD và định chế tài chính đều tham gia hoạt động trên TTLNH với mức độ khác nhau, trong đó phải kể đến các ngân hàng TMQD (05 ngân hàng), các ngân hàng TMCP (35 ngân hàng), các chi nhánh ngân hàng nước ngoài (50 chi nhánh), các ngân hàng liên doanh (4 ngân hàng), các công ty tài chính (18 công ty) và các định chế tài chính khác. NHNN cũng tham gia vào thị trường một cách tích cực với vai trò là người phát hành, kiểm soát, điều tiết lượng cung cầu vốn khả dụng trên thị trường và thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng đối với nền kinh tế. + Các sản phẩm, hình thức giao dịch trên thị trường: các sản phẩm, hình thức

giao dịch ngày càng đa dạng, ngoài sản phẩm truyền thống là gửi nhận vốn giữa các TCTD, đã phát triển được các sản phẩm như mua bán có kỳ hạn GTCG, mua bán hẳn GTCG, hoán đổi tiền tệ nhằm sử dụng linh hoạt giữa các loại tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động. Doanh số giao dịch trên Thị trường liên ngân hàng tăng bình quân hàng năm 20%, trong những năm gần đây tăng đến 30-40%. Doanh số giao dịch bình quân trên TTLNH từ năm 2009 trở lại đây là 62.000-86.000 tỷ/tuần, cá biệt trong tuần tháng 6/2010, doanh số giao dịch đã tăng đột biến lên trên 100.000 tỷ đồng.

+ Phương thức giao dịch: ngày càng đổi mới và hiện đại, hầu hết các giao dịch được thực hiện qua hệ thống giao dịch điện tử kết nối toàn cầu, có hệ thống lưu trữ dữ liệu an toàn và bảo mật cao.

+ Công cụ thanh toán giao dịch: công cụ thanh toán giao dịch ngày càng hiện đại và đồng bộ, từ chỗ thanh toán thủ công, đến nay đã phát triển được hệ thống thanh toán bù trừ điện tử, thanh toán điện tử liên ngân hàng, đáp ứng quy mô thanh toán tăng lên gấp hàng trăm lần so với 05 năm trước đây. - Thị trường liên ngân hàng đã phát huy vai trò điều tiết cung cầu nguồn vốn giữa

các TCTD, tăng cường việc luân chuyển, tăng vòng quay nguồn vốn, giúp các TCTD sử dụng nguốn vốn khả dụng một cách hiệu quả và giúp các TCTD điều hành thanh khoản và khả năng chi trả một cách tốt hơn.

- Thị trường liên ngân hàng đã tạo ra cho các NHTM và các định chế tài chính Việt Nam một kênh kinh doanh hiệu quả, an toàn, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển được những sản phẩm mới an toàn và hiệu quả ngoài các sản phẩm truyền thống.

- Thị trường liên ngân hàng đã thực sự là công cụ hữu hiệu giúp NHNN thực hiện các chính sách tiền tệ một cách hiệu quả bằng cách can thiệp vào thị trường với vai trò là nhà phát hành lần đầu các công cụ, cung ứng hàng hóa cho thị trường hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt vai trò là người cho vay cuối cùng của nền kinh tế. Các nghiệp vụ của NHNN đã đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, thời gian giao dịch và thanh toán đều rút gọn, việc giao dịch đều được thực hiện qua mạng điện tử.

- Thông tin thị trường ngày càng công khai, minh bạch, rõ ràng và đầy đủ, không những giúp cho các thành viên thị trường nắm bắt kịp thời thông tin để thực hiện nghiệp vụ hợp lý, chính xác và hiệu quả mà còn giúp cho các thành viên chưa tham gia thị trường và các tổ chức, cá nhân nắm rõ diễn biến các hoạt động của thị trường cũng như của nền kinh tế.

2.2.2.2 Các vấn đề tồn

tại

- Mặc dù đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng TTLNH Việt Nam vẫn còn một số tồn tại, đó là:

+ Tồn tại lớn nhất của thị trường tiền tệ là đã để xảy ra cuộc khủng hoảng thanh khoản cuối năm 2007 và đầu năm 2008 và hậu quả của nó là rất lớn, cho đến hiện nay thị trường vẫn chưa thật sự ổn định và vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ khủng hoảng, thị trường chưa phát triển vững chắc nên dễ bị tác động.

+ Năng lực của các đối tác tham gia, hiện nay có một phần không nhỏ các NHTM và định chế tài chính vẫn gặp khó khăn về việc quản lý thanh khoản, quản lý vốn khả dụng, chưa đảm bảo các tỷ lệ an toàn về thanh khoản theo quy định và theo thông lệ, nguồn vốn và sử dụng vốn vẫn không ổn định và phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn trên TTLNH.

quy định, vẫn mang tính chất “lách luật” nhiều hơn.

+ Hiện nay, thị trường mới chỉ có các sản phẩm như gửi nhận vốn, mua bán các GTCG (bao gồm cả mua bán hẳn và mua bán có kỳ hạn), chưa phát triển được các sản phẩm phái sinh như hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn về lãi suất.

+ Lãi suất VNIBOR mặc dù đã hình thành nhưng chưa thực sự trở thành loại lãi suất tham chiếu rộng rãi cho các giao dịch trên thị trường tiền tệ trong nước.

+ Cơ sở pháp lý và các quy định cụ thể về hoạt động của thị trường chưa hoàn thiện, hiện chưa có quy chế hoạt động của thị trường, chưa có quy định nào đối với tiêu chuẩn của các TCTD tham gia thị trường nhằm hạn chế rủi ro cho thị trường. Các quy trình, quy chế nghiệp vụ trên thị trường mở vẫn còn phải chỉnh sửa và hoàn thiện, trong đó có việc xây dựng quy chế phối hợp việc lưu ký GTCG nhằm đảm bảo nhanh chóng, sử dụng hiệu quả.

+ Các công cụ thanh toán, các công cụ giao dịch chưa được trang bị đầy đủ và đồng bộ tại các TCTD.

+ Hệ thống thông tin thị trường bao gồm thông tin về tình hình hoạt động và thông tin dự báo, cảnh báo còn thiếu và yếu.

+ Công tác quản lý điều hành thị trường của NHNN còn nhiều lúng túng, thiếu biện pháp xử lý kiên quyết và đồng bộ, việc xử lý chạy theo tình huống phát sinh, bùng phát đến đâu dập đến đó, chưa có định hướng, biện pháp hay kế hoạch “dài hơi” cho việc quản lý và điều tiết thị trường. + Công tác thanh tra, giám sát còn nhiều bất cập, chưa chuyên nghiệp,

chưa phát hiện kịp thời các biểu hiện sai trái và lệch lạc trong hoạt động của các TCTD.

Một phần của tài liệu Giải pháp và thực trạng phát triển của thị trường liên ngân hàng giai đoạn hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w