1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Những miền văn hóa du lịch Lào Cai

132 339 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 878,5 KB

Nội dung

Ngoài việc tổ chức thành công các lễ hội truyền thống của các dân tộc như Lễ hội Say Sán tại Cán Cấu - Si Ma Cai, lễ hội Gầu Tào của người Mông ở PhaLong - Mường Khương…, đối với lễ hội

Trang 1

Trước mùa lễ hội 2008, Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh đã yêu cầu các địaphương nơi tổ chức lễ hội xây dựng lịch tổ chức lễ hội cấp xã, phường; gửi kếhoạch, kịch bản lễ hội cấp huyện, thành phố để tổng hợp, xây dựng thành lịchhoạt động lễ hội chung trong toàn tỉnh đảm bảo cho việc kiểm tra, quản lý đượcthống nhất

Bên cạnh đó, ngành còn tổ chức lớp tập huấn về phương pháp tổ chức,quản lý và phục dựng các lễ hội truyền thống cho các cán bộ phòng Văn hoá -Thông tin - Thể thao của 9 huyện, thành phố trong tỉnh; hướng dẫn các cơ sởthành lập Ban tổ chức lễ hội, xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh, ngăn ngừacác hiện tượng tiêu cực trong lễ hội Nhờ đó, các hiện tượng chèo kéo khách,dịch vụ đổi tiền lẻ, buôn bán sách bói toán, lộn xộn hàng quán và các dịch vụ vuichơi có thưởng đã được hạn chế

Ngoài việc tổ chức thành công các lễ hội truyền thống của các dân tộc như

Lễ hội Say Sán tại Cán Cấu - Si Ma Cai, lễ hội Gầu Tào của người Mông ở PhaLong - Mường Khương…, đối với lễ hội quy mô lớn như lễ hội Đền Thượng,ngành đã phối hợp với UBND thành phố Lào Cai tổ chức Lễ hội Đền Thượng từngày 21 - 22/02/2008 (15 - 16 tháng Giêng năm Mậu Tý) với nhiều hoạt độngphong phú, trong đó có phần trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hoá ẩmthực và các hàng thủ công mỹ nghệ, trưng bày, triển lãm ảnh, các chương trìnhvăn nghệ quần chúng, trích đoạn lễ hội cổ truyền, các trò chơi dân gian truyềnthống… thu hút đông đảo du khách thập phương về đây dâng hương, chiêm bái

Ngoài việc duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống, ngành Văn hóa Thông tin tích cực khôi phục những lễ hội đang có nguy cơ bị mai một Bảo tồntheo phương pháp trao truyền 12 lễ hội đặc sắc, có giá trị của 7 dân tộc tiêu biểu:Mông, Dao, Tày, Nùng, Giáy, La Chí, Hà Nhì Trong đó, bảo tồn 02 lễ hội chínhcủa người Mông gồm: Hội “Sải Sán” ở Pha Long, lễ “Nào Sồng” lễ ăn ước bảo

-vệ rừng; 03 lễ hội đặc trưng của các nhóm, ngành dân tộc Dao gồm: Tết nhảyngười Dao Đỏ ở Tả Phìn - Sa Pa, Tết năm mới người Dao Tuyển - Bảo Thắng,Hội rước hồn lúa của người Dao quần Chẹt - Bảo Yên Đối với dân tộc Tày, tậptrung bảo tồn 03 lễ hội chính: Hội rước nước ở Bắc Hà, Hội chơi hang ở VănBàn, Hội cốm ở Sa Pa; Trong các lễ hội của người Hà Nhì, tập trung bảo tồn 02

Trang 2

lễ hội đặc sắc là: Lễ mở cửa rừng, Hội Khu zà zà; Bảo tồn Lễ cúng rừng tiêubiểu cho các lễ hội của người Nùng; Người La Chí tập trung bảo tồn lễ hội trâu

Tiêu biểu, ngành Văn hóa - Thông tin đã phối hợp với Phòng Văn hóaTT-TT huyện Bảo Thắng, chính quyền thôn bản tiến hành nghiên cứu, phụcdựng lại Tết năm mới người Dao Tuyển - xã Phú Nhuận (Bảo Thắng) Trước khi

tổ chức lễ hội đã họp Ban tổ chức với đại diện thôn và các nghệ nhân trong việcphục dựng mở rộng quy mô lẽ hội, giám sát tổ chức lễ hội truyền thống dân tộcTày cư trú tại địa phương

Về lễ hội mang yếu tố gia đình dòng họ đồng bào Dao đỏ ở xã Tả Phìn,

Tả Van (Sa Pa) tổ chức lễ hội nhằm hướng thành viên các gia đình trong dòng

họ nhớ về tổ tiên, tinh thân đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống Về lễ hội do

cá nhân gia đình người hành nghề tôn giáo (thầy cúng, thầy mo, thầy tào ) đều

có sự đăng ký và giám sát của chính quyền địa phương

Trong 2 năm (2006-2007), ngành Văn hóa - Thông tin đã bảo tồn được 04

lễ hội gồm: Lễ hội Gầu Tào - Làng Có (Thái Niên - Bảo Thắng), Lễ hội GầuTào - Cán Cấu (Si Ma Cai); Tết năm mới người Dao Tuyển (Bảo Thắng); Lễcúng rừng cấm “Gà man do” người Hà Nhì - Nậm Pung (Bát Xát)

Trong thời gian tới, ngành Văn hóa - Thông tin tiếp tục đẩy mạnh côngtác bảo tồn và khôi phục các lễ hội truyền thống, tuyên truyền việc thực hiện cácnội dung Quy chế tổ chức Lễ hội, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năngtrong việc chỉ đạo, quản lý lễ hội; tổ chức lễ hội khoa học, lành mạnh, tránh cáchiện tượng phô trương, lãng phí, trục lợi, trái với truyền thống và bản chất tốtđẹp của các lễ hội

Đây là hội chơi xuân truyền thống của đồng bào Dao đỏ, mục đích của hội

là thực hiện các nghi lễ cúng báo thần làng, đất trời phù hộ cho một năm mới,

mở đầu chu kỳ sản xuất mới mưa thuận, gió hoà mùa màng tốt tươi, người yênvật thịnh, trâu bò đầy chuồng, gà vịt đầy sân…

Từ sáng sớm, thầy cúng chính cùng đại diện các hộ gia đình chuẩn bị đầy

đủ các mâm lễ cúng thần trời đất, thần làng … Sau khi đoàn đội lễ đến tại khuđất rộng đầu làng (nơi diễn ra hội làng), thầy cúng thay mặt dân làng thắp hươngkhấn báo thần làng, trời đất phù hộ cho dân làng mở hội cầu mùa, cầu phúc, cầutài cầu cho con trai làng trên, con gái làng dưới, thuận duyên, bén lứa nên vợ,nên chồng, nhà nhà ấm no hạnh phúc…

Trang 3

Sau khi kết thúc phần lễ, diễn ra cuộc thi văn hoá – văn nghệ, thi đấu cácmôn thể thao truyền thống, như đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, đánh quay Đội vănnghệ các xã tổ chức thi múa, hát, trích đoạn nghi lễ cấp sắc người Dao… Cáctrò chơi, trò diễn càng sôi nổi hấp dẫn bởi sự góp mặt của cộng đồng các dân tộc

ở 7 xã, thị trấn cùng đông đảo đồng bào các dân tộc từ khắp các địa phương lâncận đến xem và cổ vũ cho các tiết mục biểu diễn văn nghệ và thi đấu thể thao

http://baolaocai.vn

ĐÔNG VUI LỄ HỘI SAY SÁN BẮC HÀ

Phạm Vũ Sơn

LCĐT - Mỗi khi tết đến, khắp núi rừng hoa mận, hoa đào khoe sắc cũng

là lúc đồng bào vùng cao Bắc Hà tổ các lễ hội đầu xuân để cầu mong may mắn

và cho những vụ mùa bộ thu Say sán là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóadân gian của người dân vùng cao

Thường lễ hội Say sán được tổ chức từ ngày mồng 2 đến mồng 6 tết theokhu vực cụm xã nơi có nhiều đồng bào người Mông, Tày, Nùng … sinh sống

Địa điểm tổ chức lễ hội Say sán được đặt ở một vị trí linh thiêng và thuậnlợi cho mọi người tham gia các trò chơi dân gian, như múa khèn, đánh quay,múa võ, kéo co, đẩy gậy… Người dân đến với lễ hội Say sán vừa để vui xuâncầu mong may mắn, vừa để gặp gỡ bạn bè, chúc nhau những chén rượu ngônồng thắm

http://baolaocai.vn

HẤP DẪN LỄ HỘI ĐUA NGỰA BẮC HÀ

Bắc Hà nằm trên thượng nguồn sông Chảy, nơi được mệnh danh là caonguyên trắng trên vùng đất Tây Bắc, sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệtđẹp và phong phú về bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số Một trong nhữngnét văn hóa rất đặc trưng của Bắc Hà đó là lễ hội đua ngựa Lễ hội đua ngựa ởBắc Hà dường như chứa đựng tất cả những gì thuộc về văn hóa của người dânvùng cao Lào Cai

Đua ngựa đối với người vùng cao Bắc Hà như là một trò chơi chứa đựngnhiều nét văn hóa làm nổi bật bản sắc riêng của con người nơi đây

Từ xa xưa, người Mông, người Tày, người Nùng, người Dao đã sống theobản làng trên các sườn núi Họ chủ yếu sống bằng nghề làm nương, làm ruộng

và việc đi lại của họ cũng nhờ vào ngựa rất nhiều nên ngựa là con vật gần gũi,

Trang 4

có vai trò cực kỳ quan trọng với cuộc sống của họ nên ngựa được nuôi nấng,chăm sóc rất kỹ Đua ngựa xuất hiện ở mảnh đất vùng cao này cũng rất tự nhiên.Theo tục truyền: ngày xưa việc điều khiển ngựa thồ chủ yếu do các chàng traiđảm nhiệm, sau những buổi thồ ngô, thồ lúa xong sớm, đám trai tráng cao hứng

rủ nhau đua ngựa để thử tài và cũng là để rèn luyện sức khỏe, dần dần đua ngựatrở thành lễ hội với nét văn hóa độc đáo riêng của người Bắc Hà

Chỉ có ai trực tiếp xem các cuộc đua ngựa của đồng bào dân tộc vùng caoBắc Hà mới hiểu rõ cái khó và sự dũng cảm của những kỵ sĩ trên đường đua Có

lẽ không có kỵ sĩ vùng nào, nước nào lại cưỡi ngựa đua như thế, họ cưỡi ngựakhông yên cương và không bàn đạp giữ chân mà chỉ có một miếng vải lanhhình chữ nhật buộc phủ trên lưng ngựa, đai buộc ngựa chỉ bằng dây thừng bện,

có hai móc sắt buộc vào dây hai bên hàm để điều khiển, kỵ sĩ không cầm roiquất ngựa được mà hai tay phải cầm dây cương vừa điều khiển vùa giữ thăngbằng, kỹ sĩ muốn giữ được thăng bằng cần phải biết cách ngồi vào đúng điểmlõm gần vai ngựa, hai chân phải kẹp chặt vào bụng ngựa và nhấp nhổm lênxuống theo nhịp phi của ngựa, nếu chẳng may có mất thăng bằng mà ngã thìcũng phải "có võ ngã" mới mong không bị thương

Việc chọn và chăm sóc ngựa đua với ngựa nuôi để phục vụ sản xuất, đilại cũng gần giống nhau Bởi đối với người dân vùng cao thì con ngựa cũng là

"đầu cơ nghiệp", nó giúp cho người dân rất nhiều việc nặng nhọc mà con ngườikhông thể cáng đáng được, tham gia đua ngựa chỉ để rèn luyện sức khỏe và giữgìn bản sắc văn hóa mà thôi Ngựa muốn khỏe và chạy nhanh phải có dáng hìnhcao ráo, gân to, thịt săn, chân thẳng và thon chắc, răng trắng đều, bờm dày, lôngđều, sờ vào mượt như sờ vào tơ lụa Khi đi chọn ngựa đua người ta thường cưỡithử chạy mấy vòng quanh núi; nếu ngựa chạy về mà thở đều, không khục khoặchoặc thở dốc là ngựa có sức khoẻ tốt

Theo kinh nghiệm của đồng bào các dân tộc vùng cao, việc chọn ngựađua cũng cần phải biết tuổi ngựa, bởi độ tuổi mà ngựa khỏe nhất là trong khoảng

từ 4 đến 7 tuổi, muốn biết tuổi ngựa thì xem răng Với những người có thâmniên đua ngựa khi chọn ngựa họ còn phải xem kỹ tính nết, bởi ngựa cũng có con

dữ, con hiền, có con biết nghe lời và có con bướng bỉnh…Thực ra, việc chọnngựa của các tay đua thì chỉ học qua kinh nghiệm các cụ truyền lại Thức ăn củangựa thường là cỏ, cám Tuy nhiên khi chuẩn bị cho ngựa đi đua người tathường cho ăn thêm ngô, thóc, đậu tương, song cũng cần cho ăn điều độ để ngựakhông được béo quá (chạy nước đại sẽ nhanh mệt)

Ngựa là loài có sức khoẻ dẻo dai, ít bị ốm nhưng ở vùng cao Bắc Hà thờitiết lạnh nên ngựa dễ mắc sổ mũi và đau bụng, đầy hơi Tuỳ từng bệnh mà cóloại thuốc riêng, đa số người dân ở đây chữa bệnh cho ngựa bằng các bài thuốcdân gian gia truyền Khi ngựa mắc bệnh viêm phổi, sổ mũi thì lấy quả thảo quảkhô nghiền nhỏ pha với nước rồi cho ngựa uống 3 - 4 lần là khỏi Còn nếu muốnchống cảm lạnh và chống rét cho ngựa trong mùa đông giá lạnh thì cần cho ngựa

ăn thêm bã rượu ngô (ngô sau khi lên men đem nấu lấy rượu còn lại bã nguyênhạt)

Trang 5

Hiện nay, Bắc Hà đã có một khu sân đua rất đẹp, năm nào người ta cũng

tổ chức một lễ hội đua ngựa và việc tuyển chọn ngựa đua được thực hiện từ thônbản đến xã rồi mới được lên thi đấu giải cấp huyện Bây giờ lễ hội đua ngựa Bắc

Hà cũng đã mở rộng đối tượng tham gia thu hút các tay đua đến từ nhiều tỉnhTây Bắc như: Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên

Trò chơi có tính dân gian và dũng mãnh này đã trở thành một nét văn hóađộc đáo của người dân vùng cao Bắc Hà Vẫn là các chàng trai người dân tộc địaphương "chân đất" thật thà, vẫn những chú ngựa do chính họ nuôi dưỡng hàngngày thồ lúa, thồ ngô từ nương về nhà, nhưng khi vào cuộc đua đã mang đếncho khán giả những màn biểu diễn thật hấp dẫn, ngoạn mục, để lại trong lòngmỗi du khách ấn tượng sâu sắc khi đến với miền "cao nguyên trắng"

http://vietbao.vn/Kham-pha-Viet-Nam

HỘI GẦU TÀO CỦA NGƯỜI MÔNG

Nguyễn Tuấn Long

Mỗi độ Tết đến xuân về, nếu có dịp ghé thăm những bản làng trên khắpcác rẻo cao thuộc một số tỉnh miền núi phía Bắc, bạn sẽ không chỉ được tận mắtchiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa đào tươi thắm, hoa mận nở trắng rừng mà cònđược khám phá biết bao điều kỳ lạ và hấp dẫn xung quanh tục lệ đón xuân củangười Mông trong lễ hội Gầu Tào (chơi núi)

Lễ hội Gầu Tào mở ra nhằm một trong hai mục đích là cầu phúc hoặc cầumệnh.Theo phong tục của người Mông, dù là cầu phúc hay cầu mệnh, gia chủđều phải nhờ tới thầy cúng trong bản làm chủ hội, sắm vai nhân vật thay thếngười trần giao tiếp với Tổ tiên hoặc thổ công

Thông thường, gia chủ tổ chức lễ hội Gầu Tào trong ba năm liền, mỗinăm từ 3-5 ngày Trong trường hợp chỉ làm một năm, lễ hội sẽ kéo dài tới 10-12ngày Ngay từ ngày 25-26 Tết, các chàng trai trong bản đã đi chặt tre để dựngcây nêu Cây nêu được trồng ở một quả đồi thoai thoải hay ở một bãi đất bằngphẳng, rộng rãi mà gia chủ chọn làm trung tâm lễ hội Trên ngọn cây nêu treomột bầu rượu, một miếng vải đỏ để kính báo với thần linh Sự xuất hiện của câynêu báo hiệu cho cả bản biết năm nay sẽ có gia đình tổ chức lễ hội Gầu Tào Lễhội Gầu Tào dù tổ chức ở một gia đình hay ở một số gia đình đều trở thành ngàyvui chơi, thu hút sự tham gia của cả bản

Chiều 30 Tết, đích thân gia chủ chuẩn bị lễ vật dâng cúng gồm: thịt lợn,bánh chưng, bánh dày, cơm, rượu, giấy bản Thầy cúng lo việc cúng lễ ngaydưới gốc cây nêu để cầu Trời Đất, thần linh phù hộ cho gia đình gia chủ cầuđược ước thấy, khoẻ mạnh, hạnh phúc, ăn nên làm ra, trồng trọt được mùa, chănnuôi sinh sôi nảy nở Từ mồng 3-5 Tết, thầy cúng cùng gia đình chọn ngày tốt,giờ tốt để mở hội Sau vài lời tuyên bố lý do mở hội của gia chủ, trai gái Môngtrong các bộ y phục dân tộc rực rỡ sắc màu, vòng tay, vòng cổ lấp lánh cùng

Trang 6

nhau hát những bài hát chúc tụng, ngợi ca bản mường, những bài hát vui, bài hátgiao duyên tình cảm Tiếp theo đó, hàng trăm người cùng nhau toả đi khắp cácnúi đồi, đường đi, những đồng ruộng cạn Họ vui đùa, trò chuyện, chơi các loạinhạc cụ dân tộc như thổi kèn lá, sáo, khèn môi, kéo nhị, múa khèn ; các tròchơi dân gian như đánh quay, đẩy gậy tạo nên không khí ngày hội hấp dẫn

Thơ mộng nhất là những đám hát giao duyên của nam nữ thanh niên.Giữa lãng đãng mây ngàngió núi, các chàng trai áo chàm quấn quít bên những

cô gái váy áo rực rỡ sắc màu Họ vừa hát vừa thi thố tài nghệ, vừa ước mongđược tìm hiểu nhau để nên vợ nên chồng sau những đêm hội đầu xuân Còn vớikhách xa gần, ai đến hội đều được gia chủ đón tiếp thịnh tình bằng những bátrượungô nồngấm trong làn điệu khèn tha thiết, ân tình

Cuộc vui kết thúc, thầy cúng thay mặt gia chủ tạ ơn Tổ tiên, Trời Đất,thần linh, xin phép hạ cây nêu, đốt giấy sớ, đem bầu rượu buộc trên ngọn nêutưới khắp các hướng của đồi núi Mảnh vải đỏ được gỡ xuống đem về treo ở cửa

ra vào, ngụ ý cầu xin sự chở che của thần cửa Gia chủ nhờ một đôi trai gái, mộtcặp vợ chồng khoẻ mạnh, giỏi sản xuất, đông con khiêng cây nêu về dựng phíasau nhà hoặc làm giát giường mong sớm có con, ngăn ma quỷ Lễ hội Gầu Tào

có sự trang nghiêm của phần lễ vàcái náo nức của hội hè

Rất nhiều người Kinh, người Mông, người Dao cũng đến hội để xem vàchơi các trò chơi dân gian

Khi lễ hội khai mạc và tổ chức các trò chơi dân tộc thì trên quả đồi mâmxôi, các già làng đặt đĩa trứng luộc nhuộm phẩm đỏ, đĩa đồ trang sức bằng bạc,xôi đỏ, quả còn do các cô gái chưa chồng làm, lên bàn thờ để cúng thần, cầumùa

Trung tâm hội dựng cây còn cao vút bằng cây mai có một vòng tròn trênngọn Vòng tròn đó một mặt dán giấy đỏ tượng trưng cho mặt trời, một mặt dángiấy vàng tượng trưng cho mặt trăng

Những người cao tuổi (nam một bên, nữ một bên) lấy 6 quả còn cùng némtượng trưng 3 lần khai mạc, rồi sau đó mọi người vào cuộc chơi Những quả còntua xanh đỏ vun vút lao lên phông còn, tiếng xuýt xoa hò reo cổ vũ rền vang.Phông bị ném thủng là báo hiệu cho một năm mùa màng tươi tốt

Lao Động Cuối tuần số 11 ngày 15/03/2009

Trang 7

Ngọc Bộ Huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã được nhiều người biết đến bởi vùng đất

này là một trong số ít địa phương của cả nước có nhiều rừng nhất, đồng thời cótiềm năng to lớn trong phát triển du lịch sinh thái

Văn Bàn còn là nơi có hệ thống đền chùa như: đền Cô Tân An, đềnChiềng Ken, khu di tích du kích Pú Gia Lan… khá thích hợp cho hoạt động dulịch tâm linh, khám phá

Không chỉ có vậy, nơi đây còn là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc,với lễ hội ăn thề bảo vệ rừng của đồng bào dân tộc Mông, Dao… Nhưng cũng

có lễ hội rất đặc sắc đó là: Lễ cơm mới và hội hoa chuối của người Xa Phó

Lễ cơm mới và hội hoa chuối của dân tộc Xa Phó Văn Bàn thường được

tổ chức vào tháng 9 âm lịch hàng năm, được tổ chức tại một gia đình, nhóm giađình, hay cả thôn bản

Trong buổi lễ, người ta dựng một cây chuối rừng phải có cả hoa và quả tạitrung tâm nơi làm lễ, sau đó cắm các loài hoa vào thân cây chuối Mọi người đivòng quanh cây chuối để múa cầu mùa, dâng cúng cơm mới và các món đặc sảncủa núi rừng quê hương Điệu múa còn được diễn tả các động tác như: gặt lúa,săn bắn, bắt cá…

Hội hoa chuối là nơi tụ họp vui chơi, cầu chúc, múa hát, thể hiện tinh thầnđoàn kết, nhớ ơn tổ tiên, cùng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, lao động củangười dân tộc Xa Phó (Văn Bàn)

http://baolaocai.vn

LỄ CÚNG THẦN NÔNG CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN

Người Dao tuyển ở Lào Cai cư trú chủ yếu tại các huyện Bảo Yên, BảoThắng, Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà và thành phố Lào Cai; so với các dântộc khác, người Dao tuyển có tỷ lệ dân số cao, người dân còn lưu giữ được nhiềusắc thái văn hoá đặc trưng như văn học dân gian, tín ngưỡng dân gian, phong tụctheo chu kỳ đời người… trong “di sản sách cổ” của người Dao tuyển

Trong tín ngưỡng nông nghiệp, người dân quan niệm Thần nông “rằnnòng man” là vị thần phát hiện, hướng dẫn con người biết sử dụng và làm ra hạtlúa để sinh tồn Do vậy, sau khi tra hạt và làm cỏ lần 2 (ngày 6/6 hằng năm),người Dao tuyển tổ chức lễ cúng nhờ Thần nông chăm sóc và bảo vệ cây lúađược tươi tốt, mùa màng bội thu…

Lễ cúng diễn ra ở quy mô cộng đồng làng và gia đình, song chủ yếu vàthường xuyên là ở gia đình Lễ cúng diễn ra gồm 3 phần gồm: khởi đầu - dâng lễvật, niệm phép và trao hồn lúa Lễ vật dâng chính bắt buộc phải có gồm thịt gà,lợn; số lượng lễ vật phụ thuộc vào số lượng thần linh và gia cảnh của chủ nhà

Phần khởi đầu dâng lễ vật: thầy cúng mời Tứ trực công tào truyền tin tớinhững vị thần liên quan đến lễ cúng gồm: thần nông, thần nhà “pdau man”, thầnlôi “bù cong man”, thổ địa “tây man” về dự; tiếp theo, thầy khấn dâng hiến lễ

Trang 8

vật cho thần gồm: thịt lơn, thịt gà, lúa, xôi cho thần, phát tiền cho từng vị thần,cúng tế nhờ sứ soái hỗ trợ thu gom các tai ương, dịch bệnh, vận hạn cho chủnhà Thầy cúng dùng những con châu chấu đã bó quấn vào giấy và sai người nhàmang lên một chiếc nồi hoặc vung xoong tượng trưng cho chiếc vạc và đổ dầuvào đốt (đại diện cho loài vật hay phá hoại mùa màng) nhằm diệt trừ các taiương, sâu bệnh chuyên phá hoại cho cây …

Sau khi đã làm xong nghi thức giới thiệu, hiến dâng lễ vật và phát tiềncho các thần; thầy cúng ngồi niệm:

+ Mâm cúng tượng trưng kim quy đài “chắm quảy đài”:

+ Bát hương tượng trưng cho hoa sen “lền hoả”, khói hương toả ra tượngtrưng cho ba đường thang mây lành “thám đến tảnh thếu lu”; khói hương đượcđốt từ nơi trần gian tới tầng mây (nơi trú ngụ của các vị thần tiên),

+ Trong khi hành lễ, thầy cúng dùng tay bốc những hạt gạo từ bát hươngtung xuống lễ vật với hàm ý hạt gạo bay lên miếu Trúc Can mời Tứ trực côngtào (trực ngày, trực tháng, trực năm, trực giờ) xuống nhận lý do và mục đíchcúng tế của gia chủ; hạt gạo tượng trưng cho Binh chủ Hương Quan - một vịthần luôn hộ tống các lễ vật đến các vị thần linh mà dân làng (gia đình) nhờ gửi;

vỗ tay tượng trưng hình thức thu gom (tai ương dịch bệnh…); cầm dao(đạo cụ)thể hiện binh khí diệt các tai ương, dịch bệnh, ma tà, khi đập xuống đất là thểhiện hành động chiến đấu ;

Phần niệm phép: Thầy cúng nghênh thỉnh ba lần mới các vị thần linhxuống nhận lễ và trợ giúp cho đệ tử của mình; tung gạo nhờ các vị công tào lêncầu thang mây đón thần linh xuống; thay mặt cho gia chủ hiến dâng tiền và lễvật cho thần linh, cầu thần mong ước của dân làng có được một mùa thu hoạchbội thu; giao nộp lễ vật bằng cách cầm gạo ném vào lễ vật gồm lợn, con gà…đang thờ, nhờ Binh chủ Hương Quan (hạt gạo) hộ tống lên miếu của Thần nông

“rằn nòng man”, Thổ địa “tây man”, Thần lôi “bù cong man”, Thần nhà “pdauman”; rót rượu mời các vị thần linh; phân phát tiền cho các thần linh: khi phátthầy cúng nhúm một ít gạo ném vào đống giấy thể hiện thầy cúng ký điểm chỉcho từng phần; thầy cúng cài một miếng giấy lên tai phải (không đội mũ) rồitung một ít gạo thể hiện chiêu binh, sau đó thu gom nững tai ương; xé giấy làmthể hiện làm chứng giữa gia chủ và thần linh được vui vẻ theo ước nguyện; cuốinghi lễ, thầy tung gạo 4 lần hàm ý đưa lễ vật và 4 vị thần linh về nơi ngự giá

Trao hồn lúa: Thầy cúng ôm nắm cây xả tượng trưng cho cây lúa đứngdậy đi ba vòng theo chiều kim đồng hồ dừng lại lắc chuông… rồi đi ngược lạimột vòng, trao cây lúa cho gia đình chủ nhà Hôm sau, gia chủ cầm những câylúa, cờ lúa… cắm tại nương với quan niệm thầy cúng đã xin hồn lúa từ Thầnnông, sự giúp đỡ của Thần lôi, Thổ địa, Thần nhà sẽ tạo cho thời tiết được mưathuận gió hoà, mùa màng bội thu…

Kết thúc lễ cúng, gia đình bày mâm mời nhà thầy cùng ăn cơm Trước khi

ăn gia chủ đặt một đĩa, trong đó để chén rượu đưa cho thầy cúng, gia đình chủnhà quỳ gối lạy cảm tạ hướng về phía thầy cúng có nghĩa thầy cúng giúp giađình lấy được hồn lúa… Thầy cúng rót rượu mời lại mọi người, chúc gia chủ cómùa thu hoạch bội thu…

Trang 9

Trong nông nghiệp, người Dao tuyển quan niệm cây lúa cũng có hồn, cácnghi lễ liên quan đến cây lúa gắn liền với phong tục tập quán của người dân:ngày mùng 2/2 là ngày thờ cúng Thành hoàng “nam xong” cầu thần cho dânlàng có sức khoẻ tốt, không bị ốm đâu bệnh tật có sức khoẻ để lao động sảnxuất; ngày mùng 6/6 làm lễ cúng Thần nông cầu cho mưa thuận gió hoà, cây lúatốt tươi để dân làng có một niềm vui lớn trong mùa thu hoạch Đặt biệt, ngày thuhoạch lúa, bà chủ nhà tượng trưng cho hồn lúa mẹ hướng về phía mặt trời mọcbuộc túm mấy bông lúa cùng bông hoa mào gà buộc trên một cọc hàm ý giữ hồnlúa rồi mới cùng mọi người hái lúa Trước khi ra về, người Dao tuyển bó thành 2cum to, một cum được gọi là lúa đực “blàu cỏng” cắm hoa mào gà màu trắng

“cháy gắn phằng pe”, cum là lúa cái “blàu nhậy” cắm hoa mào gà đỏ “cháy gắnphằng thỉ” chuyển về giúp chủ nhà Buổi tối, thầy cúng làm lễ trao hồn lúa từ 2cum lúa chính cho chủ nhà…cùng với nghi thức trao hồn lúa, gia chủ tổ chứcgiã cốm, các nam thanh, nữ tú giã cốm, làm nghi lễ xin cốm và hát giao duyênvui vẻ sau một mùa bội thu Nội dung là: “Muốn là hát cho thật hết ý; mặt trời

đã hiện cửa đằng đông; đành phải bước chân đi ra cửa; một bước tiến rồi babước lùi…như đôi uyên ương mãi ngọt ngào”…

Theo http://laocai.gov.vn

LỄ ĐẶT TÊN CỦA ĐỒNG BÀO MÔNG LÀO CAI

Phùng Nam Trung

Sau 3 ngày kể từ khi đứa trẻ được sinh ra, đồng bào Mông (Lào Cai) làm

lễ “húp plì” - gọi hồn và đặt tên cho trẻ

Đặt tên là một thành tố văn hoá - tôn giáo quan trọng liên quan đến cácnghi lễ vòng đời của dân tộc Mông Từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt trở về với

tổ tiên, người Mông trải qua cả một hệ thống nghi lễ như: lễ trưởng thành, lễcưới, lễ ma tươi, lễ ma khô… trong đó, đặt tên là nghi lễ đầu tiên của một đờingười

Nghi lễ này là căn cứ ghi nhận sự tồn tại chính thức của một thành viênmới trong gia đình, đồng thời chứng tỏ một bước chuyển quan trọng trong cuộcđời của một người đàn ông: Lễ trưởng thành

Khi đã chọn được ngày, giờ và mời những thành viên có liên quan tronggia đình, dòng họ và cộng đồng, lễ đặt tên được người Mông tổ chức chính thứctại gia đình nơi có đứa trẻ ra đời Ông Thào A Chư, ông nội của một đứa trẻ vừađược làm lễ cho hay: “Theo cái lý của người Mông, khi đứa trẻ mới sinh ra hồncủa nó còn đi lang thang khắp nơi nên phải làm cái lễ này để gọi hồn về Ngườigọi hồn có thể là ông nội, bố đẻ hoặc một thành viên trong họ hàng”

Ngay từ khi ông mặt trời còn ngái ngủ sau cánh rừng đại ngàn, màn sươngđêm còn giăng mắc lơ lửng trên những thửa ruộng bậc thang, lễ đặt tên đã đượcbắt đầu với việc cúng trình báo các ma nhà

Trang 10

Người chủ lễ đốt 3 nén hương và bắt 2 con gà (trống, mái) làm lễ trìnhbáo tại cửa chính nhà đứa bé Trong bài cúng, ông trình báo cho ma cột chính vàcác ma nhà (ông bà, tổ tiên) thông báo gia đình đã có một đứa trẻ mới ra đời cầucác ma cho nó được lớn khôn mạnh khoẻ, chăm chỉ Cũng vào thời điểm này,đứa trẻ được mẹ mang ra tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo mới Nước sau khidùng tắm cho trẻ sẽ được người mẹ đổ ngay vào gầm giường, nơi đứa trẻ nằm,với ý nguyện sau này đứa trẻ sẽ lớn khôn với đức tính cần cù, chịu khó và tíchcực sản xuất

Tiếp đó, mọi người mổ lợn, gà, chuẩn bị rượu thịt, bàn ghế, quét dọn nhàcửa để cúng tổ tiên, đón tiếp khách mời … Khi công việc chuẩn bị đã xong, anh

em, gia đình dòng họ, cùng láng giềng quây quần quanh gian chính ngôi nhàcũng là lúc lễ cúng trình báo tổ tiên được bắt đầu Việc đầu tiên, người chủ lễ sẽđốt 12 nén hương cắm tại các vị trí theo quy định rồi tiến hành lễ cúng

Nghi lễ cúng kết thúc cũng là lúc anh em họ hàng và mọi người đến tặngcho trẻ trứng gà, đôi gà trống mái, bao gạo ngon, ít tiền cùng lời chúc trẻ sẽkhôn lớn, biết làm ruộng nương, leo núi đồi, giỏi đi rừng

Công việc cuối cùng của buổi lễ là việc chọn và đặt tên chính thức chotrẻ Tên của đứa trẻ được tất cả mọi người bàn bạc, thảo luận và chủ lễquyết định Thào A Thinh, bố một đứa trẻ mới được đặt tên cho biết “NgườiMông quan niệm, từ đầu mâm đến cuối mâm cũng như từ đầu bản đến cuối bản,mọi người đều chúc mừng con mình đã có tên, gia đình đã có thêm một thànhviên mới Vì thế mình cũng đại diện gia đình, cảm ơn bà con đã đến chia vui,giúp đỡ” Khi ông mặt trời đứng bóng cũng là lúc nghi lễ đặt tên cho đứa trẻ kếtthúc, chỉ còn cuộc rượu là vẫn tiếp diễn cho đến khi không còn ai có thể ngồiđược nữa Lễ đặt tên của dân tộc Mông mang ý nghĩa nhân văn cao cả và là nétvăn hoá truyền thống độc đáo cần được lưu giữ và phát triển

http://www.baodatviet.vn

LỄ HỘI “NÀO CỐNG” NGHI THỨC ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC

DÂN TỘC Ở LÀO CAI

Từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có một ngôi miếu thờ 3 gian Ngôi miếudựng ở ngay đầu cầu treo sang làng Tả Van Giáy Ngôi miếu trở thành địa điểm

tổ chức lễ “Nào Cống” của cả vùng thung lũng Mường Hoa

Hàng năm vào ngày Thìn, tháng 6 âm lịch, các làng người Mông, ngườiDao, người Giáy ở Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ làm lễ “Nào Cống”.Mỗi gia đình cử một người đại diện (có thể là chồng hoặc vợ), không phân biệt

Trang 11

nam, nữ, già, trẻ Lễ “Nào Cống” có 3 phần: Phần nghi lễ cúng thần, phần công

bố quy ước chung cả vùng và phần ăn uống

Ngôi miếu thờ được người Mông gọi là “Chế đáng” (Tsêr đăngz) Miếuthờ có 3 gian, gian giữa thờ hai viên quan họ Đào, họ Nguyễn đã có công an dân

và xây dựng Mường Hoa Một gian bên trái thờ thần núi (Sơn thần), thần SuốiHoa (Long Vương), người Giáy gọi là “Sía po”, “Sía ta”, người Mong gọi là

“Thủ Ti”, “Lùng Vàng” Một gian bên phải thờ các bà nàng vợ hai ông quan họĐào, họ Nguyễn Lễ Vật dân cúng là trâu đen, lợn đen và gà vịt do các làngđóng góp mua Làng Tả Van Giáy còn có trách nhiệm chuẩn bị vàng hương, bátđĩa dâng cúng

Trước đây, người chủ lễ phải mời thầy mo người Tày của Mường Bo (4)

Từ thập kỷ 40 – 50 của thế kỷ này, chủ lễ là thầy mo của người Giáy ở Tả Van.Thầy mo ăn mặc áo dài, quần thụng (kiêng đội mũ, khăn) trịnh trọng đọc lờicúng các thần kinh Nội dung bài cúng là mời các thần về dự lễ, cầu mong cácthần phù hộ người yên vật thịnh, được mùa Sau lễ cúng, chức dịch Mường Hoalên đọc quy ước chung của cả Mường Nội dung bản quy ước đề cập đến 4 vấnđề:

Vấn đề trị an của các làng: không được trộm cắp, có biện pháp phòngngừa kẻ xấu nơi khác đến trộm cắp

Vấn đề bảo vệ rừng: Các làng người Mông, người Dao, người Giáy, phảichú ý làm rẫy, cấm lấy củi hái măng ở khu rừng cấm thờ thổ thần và khu rừngchung đầu nguồn nước của làng

Vấn đề chăn dắt gia súc : Quy ước có quy định cụ thể thời gian cấm thảrông gia súc Hàng năm từ ngày 15 tháng chuột (tháng 10 âm lịch) đến này Thìntháng giêng (ngày mở hội xuống đồng) người dân mới được thả gia súc Ngoàikhoảng thời gian trên, cấm mọi người thả rông gia súc để tránh bị phá hoại mùamàng Vấn đề ứng xử xã hội: Các quy ước của cả vùng đều đề cập đến quan hệtương trợ giúp đỡ lẫn nhau, giúp gia đình có tang đồng thời phê phán quan hệnam nữ không lành mạnh, “Cấm kéo đàn bà, con gái vào trong núi” Kết thúcphần đọc các quy ước, người chức dịch còn nhấn mạnh “Hôm nay, tôi nói chomọi người biết như thế, từ đây mọi người trở về nhà phải tuân theo những lý lốinày và kể cho cả nhà được biết để tuân theo”

Khác với lễ “Nhặn sồng”, “Nào sồng”, lễ “Nào Cống” không tổ chức bànbạc thảo luận quy ước, mọi người đến dự chỉ có trách nhiệm tuân theo quy ước

http://www.vietnamtourism.gov.vn/

LỄ HỘI CÚNG RỪNG CỦA NGƯỜI NÙNG

Trang 12

Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, cùng với hội tết nhảy của người Dao; hộigầu tào - sải sán của người H' Mông; hội xuống đồng của người Giáy, Tày người Nùng lại tấp nập mở hội cúng rừng.

Hội cúng rừng được tổ chức ở hai khu rừng cấm khác nhau, vào hai thờiđiểm khác nhau: đó là hội cúng rừng ở đầu bản vào ngày 30 tháng giêng và hộicúng rừng cấm giữa đồng vào ngày mồng 2 tháng 7 âm lịch

Hội cúng rừng đầu xuân ngày 30 tháng giêng được tổ chức ở khu rừngđầu bản Đây là hội chính nên được tổ chức một cách chu đáo tỉ mỉ và chặt chẽ.Cách đây vài chục năm, hội này do các già làng đứng ra tổ chức Sau hội đượcgiao cho ban quản trị hợp tác xã cùng đội sản xuất lo liệu và hiện nay giao chocác trưởng phó thôn chủ trì, các thầy cúng thầy mo chỉ làm các thủ tục lễ nghi

Từ trước đó hàng tuần, các cụ ông và bà con dân bản tổ chức quyên góptiền nong mua lợn gà, vàng hương, gạo nếp làm rượu cẩm Ban tổ chức tập hợp

bà con dân bản phân việc cho các bộ phận: hậu cần, tiếp tân lễ nghi phục vụ thầycúng - thầy mo, bộ phận phát dọn cỏ làm sạch môi trường khu rừng cấm Đặcbiệt, trong bộ phận hậu cần, người ta chọn một bà già vừa đức độ vừa có kinhnghiệm làm hũ rượu cẩm để cúng thần linh

Từ sáng sớm ngày 30 tháng giêng, trong khi đợi các bộ phận phát dọn,tiếp tân chuẩn bị, các thầy mo - thầy cúng xúc miệng bằng nước muối, rửa mặtbằng nước trầm hương và điểm tâm ngụm rượu, mặc quần áo dài mới, chân đigiày, đầu vấn khăn xếp chuẩn bị tiến hành các nghi lễ cúng rừng Trong khicúng, không được ai ăn uống, vệ sinh bừa bãi, ô uế môi trường

Bàn thờ cúng đặt ở hai gốc cây cổ thụ gọi là cây bố và cây mẹ (tiếngNùng là chapôq- chamêq) Thức ăn đặt trên lá chuối để trên một cái giá hai tầng,mâm trên và mâm dưới

Cỗ mâm trên gọi là mâm đất nước gồm một con gà sống lông đỏ đẹp; mộtcon lợn đực đen tuyền; 7 chén rượu xếp hàng ngang - chén giữa đội đáy mộtchén khác; một bát nước; một nhúm muối, 7 con ngựa giấy đen; một cái ô bằnggiấy đen che lư hương (lư hương được bện bằng cỏ); 7 nén nhang; 7 bát cơm và

7 xâu thịt tổng hợp Đặc biệt có một bát thịt gồm thịt nạc, gan, tim, tiết, gọi làbát bảo hộ đất nước

Cỗ mâm dưới gọi là mâm bảo vệ bản làng Mâm này gồm một con gàsống gáy; một miếng thịt lợn, 5 xâu thịt lợn tổng hợp; 5 chén rượu và 5 bát cơm.Chén giữa cũng đội đáy chén khác; 5 con ngựa bằng giấy Khác với mâm cỗtrên, mâm dưới có một bát thức ăn chay

Có hai thầy cúng, thầy mo thay mặt nhân dân thôn bản úp mặt vào câyquỳ lạy 4 phương trời, 2 lần mỗi lần 3 lại mang nghĩa đón nguồn nước mẹ vềphù hộ độ trì cho bà con dân bản an cư lạc nghiệp, mọi sự bình lên

Rượu để cúng là rượu nếp cẩm Sau khi khai lễ lần thứ nhất, quì lạy 4phương trời thì mổ lợn gà làm các thức ăn theo thủ tục để bàn thờ, hết hai lần

Trang 13

cúng thì các thầy cúng và hai người tiếp tân cùng nhau ăn uống điểm tâm, xembói xương gà

Trong khi thầy cúng quay lại khấn vái, những người khác có thể xemnhưng không được nói tiếng dân tộc khác để pha tạp tiếng mẹ đẻ Các thầy cúng

và người phục vụ không được ăn uống gì cả, kể cả vệ sinh cũng phải ra ngoàikhu rừng cấm Sau khi làm hết các thủ tục thờ cúng, xem bói xương gà, trưởngban tổ chức mới dùng loa đi mời toàn thể dân bản tới dự hội

Hội được quy tụ ở ven khu rừng cấm và sinh hoạt tại chỗ Người đại diệngia đình đến dự hội phải là con trai, bất kỳ già trẻ đều được Đến dự hội ai cũngphải ăn mặc chỉnh tề, không được để đầu trần chân đất và tự đem bát đũa cơmrượu đóng góp theo nhu cầu của mình

Các gia đình ở thôn bản khác và đồng bào dân tộc khác trong khu vựccũng được phép dự hội miễn là tuân thủ các quy định chung của ban tổ chức màtục lệ đề ra như: phải có trách nhiệm đóng góp theo quy định chung, trong lúc

dự hội cũng như sau lễ hội phải tuân thủ các lệ làng trong phạm vi khu vực như:không thả rông gia súc; gia cầm phá hoại mùa màng người khác; không chặt phácây rừng bừa bãi, khi làng bản có gia đình nào tai bay vạ gió đói rét, bệnh tật,thiên tai hạn hán hoặc cưới xin, tang gia đau buồn phải có trách nhiệm giúp đỡ,đoàn kết lẫn nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn

Mọi người ăn uống tập trung như một hội thề, không phân biệt già trẻ,giàu nghèo vì tất cả thức ăn đều nấu chung thành một chảo (như chảo thắng cố)

và chia sẻ đều nhau Các thầy cúng cũng cùng ăn uống với mọi người trongkhông khí chan hòa tình cảm gia đình Mọi người vừa ăn uống vừa chuyện tròvui vẻ

Giữa tiệc hội, thầy cúng trịnh trọng thông báo những điều hay điều gở củaxóm làng qua bộ xương gà, đầu gà, chân gà cho dân bản hay để cùng nhau đềphòng, tránh những đều tai bay vạ gió cầu chúc cho dân bản lao động sản xuấtđược mùa và sống bình yên hạnh phúc

Các thầy kêu gọi mọi người hãy đoàn kết chung lưng đấu cật thi đua sảnxuất trên đồng ruộng, nương rẫy, phát triển chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm; cầuthần rừng phù hộ độ trì che chở cho mọi người đều được thanh tịnh bình an, mùamàng tươi tốt có cuộc sống an khang thịnh vượng, đồng thời lêu cầu mọi ngườithực hiện tốt các quy định về lệ làng đã được dân bản bàn bạc, nhất trí đề ratrong lễ hội

Cuối buổi lễ hội, thầy cúng tuyên bố ăn tết 3 ngày không ai được vi phạmtục lệ Nếu ai mang vác cuốc, cày, bừa, dao hay chị em phụ nữ có mang đội nónqua làng trong những ngày tết sẽ bị phạt vạ

Sau các thủ tục lễ nghi, các thầy cúng ra về, dân bản vẫn còn rượu chè cahát linh đình Có tốp thì chơi trò Leng hao tức là hai tốt gần giống như "oẳn tùtì"; có đám thì hát Sán côx tức sơn ca nhưng chủ yếu là hát dân ca Lưnx chachinw (tiếng hát làm ăn) trong đó có đoạn:

Một năm 12 tháng Tháng giêng lá mục (1) tàn Tháng hai lá mục nhú

Trang 14

Lá mục nhú mỏ quạ

Lá gianh ngọn lưỡi mác Mọi lá cây đều mọc Muôn thứ hoa đua nở Chim rừng hát vang rừng Chim rừng ca vang núi

Ve ở nương kêu nhiều Đánh thức người ngủ muộn Dậy lấy nước đựng bầu Dậy lấy thóc tra nương Báo làm ăn mùa mới

Kẻ có ngựa sửa chuồng Người chống loạn sửa súng

Kẻ làng chơi sửa nhị Người làm ăn sửa đồ (2).

Tuy rượu chè ca hát say sưa, nhưng cuối hội không ai quên dành mộtphần thức ăn về cho gia đình cùng vui hưởng phúc lộc của rừng Sau đó các giađình làm các loại bánh trái đã chuẩn bị sẵn như bánh khúc, bánh dày, bánhchưng rồi mổ gà cúng gia tiên, rủ con cháu họ hàng, mời làng xóm ngoài bảnthân quen cùng sum vầy ăn tết ba ngày

Nam thanh nữ tú, trẻ em lại chưng diện những bộ quần áo mới lộng lẫy đitham dự các trò chơi vui xuân như đánh quay, đánh yến, đánh đu, làm leng hao,chơi cờ gỗ Từ khắp góc bản đến giữa làng chỗ nào cũng nhộn nhịp, nghe thấynhững tiếng con quay đôm đốp chạm nhau, đu quay kêu kẽo kẹt tiếng vỗ tay cổđộng ầm ĩ của những người thắng cuộc trong hội leng hao, cờ gỗ

Sau 3 ngày chơi tết, ăn uống vui xuân thỏa thích, nghe tiếng chim ngủmuộn kêu vang động núi rừng, không ai bảo ban thúc giục, bà con dân bản tiếptục một năm làm ăn mới vì sự sinh tồn của mỗi con người, gia đình và cả làngbản

Truyền thuyết của người Nùng kể lại rằng: con người vốn có tổ tiên, sinh

ra nhiều thế hệ con cháu nối tiếp nhau khai thiên lập địa, đoàn kết bên nhau lậplàng, dựng bản giữa trời đất thiên nhiên trù phú Nhờ rừng núi mênh mông, thờitiết thuận hòa, đất đai màu mỡ, cây cỏ hoa lá xanh tươi con cháu mới xây dựngcho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc

Cũng như con người, đất trời rừng núi là tổ tiên, linh hồn của vạn vật Nóbảo vệ, che chở cho thế giới thiên nhiên luôn tồn tại và phát triển Vì vậy, cùngvới việc thờ cúng gia tiên trong các ngày lễ tết cổ truyền, để đền đáp công ơncủa tổ tiên thì cũng phải cúng núi rừng, cầu rừng phù hộ che chở cho mùa màng,gia súc gia cầm luôn được phát triển tốt tươi không bị mưa gió vùi dập, sâu bọphá hoại, bệnh dịch giết hại gia súc; cầu núi rừng và tổ tiên phù hộ cho ngườiNùng tránh khỏi mọi tai bay vạ gió, loạn lạc lâm nguy Rừng núi non nước đượcdân thờ cúng như tổ tiên dân tộc Nguyên do của lễ hội chứng rừng là thế

Trang 15

Hội cúng rừng còn được những gia đình gặp rủi ro, ốm đau, bệnh tật, mùamàng thất bát tổ chức Lễ vật cúng rừng ở gia đình đơn giản hơn, gồm một conlợn, một con gà sống gáy và một chai rượu Thầy cúng phải khấn 3 bài cúng là:

Mời thần rừng xuống trình tấu, Xin thần rừng giúp cứu dân độ thế,

Mổ lợn gà nạp lễ.

Ví dụ trong bài cúng mời thần rừng trình tấu đề cứu giúp gia chủ có đoạn:

Hỡi chủ gỗ sung, cội gỗ sông!

Kính bốn phương trời bốn phương đất

Dù ở phương đông phương nam Cũng kính mời tới phương đông phương nam

Ông ở xa, suối sâu không qua được Khói hương này cũng đi qua Ông ở xa, đường dốc không biết đi Khói hương này đi báo phải về Ông ở gần lời hoa tiếng ngọt

Nô tỳ này đi kính mời phải về Thầy mo này đi tìm phải gặp Mời về dẫm trước bàn Mời về ngồi lên ghế Đừng để bàn này vắng Không để ghế kia vẻ

Sau khi cúng xong, gia chủ mời đại diện của bản cùng họ hàng ăn uống.Trong ngày lễ này, những người trong gia tộc cũng phải tuân thủ những điềucấm kỵ như trong hội cả bản

Hội cúng rừng cấm giữa đồng hoặc ngay trước bản tổ chức vào ngàymồng 2 tháng 7 âm lịch - đầu mùa lúa chín Rừng cấm này chỉ bảo hộ vụ lúa ởruộng đồng Mâm lễ vật cúng ở rừng này cũng giống mâm cúng ở vùng rừngcấm đầu bản, song có một điều khác là mâm cúng dưới ở rừng cấm này có thêmmột con vịt, vì bà con thường chăn vịt ở gốc cây lúa

Quá trình tổ chức hội này cũng giống như hội chính, song trong quá trình

tổ chức, nếu nhà nào đang có ruộng lúa bị sâu hại hoặc bị úa vàng khô gọi là bịphạm thần lửa, tiếng Nùng gọi là Sriuw phay, thì cũng cúng tại chỗ Trong mâmcúng không có xâu thịt mà chỉ có bát thịt tinh chất và xôi vàng, dùng rượu trắngchứ không phải dùng cơm nếp cẩm với nghĩa chúc mừng và cầu mong lúa chínrộ

Lúc ăn hội, chỉ có nam giới đi dự, bất kỳ già hay trẻ Những người có vợchửa thì không được đi dự mà chia phần về nhà vì người ta tin rằng nếu đi thìlúa sẽ bị mắc bệnh đốm lá Những người đi dự không đội mũ thì ruộng sẽ có sâu

ăn lúa và ai đem theo ớt đi ăn ruộng lúa sẽ chết khô Vì vậy trong khi đi ăn cỗ,mọi người phải tuân thủ theo quy định chung của lệ làng là không được nóitiếng dân tộc khác, không được để đầu trần chân đất, không được ăn mặc quần

áo rách, không được đem ớt, cơm cháy, rượu khê Nước chấm món ăn cộng

Trang 16

đồng chỉ có muối, mì chính, rau thơm Lúc ăn có thể nói tục chứ không đượcchửi bậy.

Hội cúng rừng của người Nùng ngoài ý nghĩa là hội cầu mùa, cầu đất trờithiên nhiên phù hộ cho con người một cuộc sống an khang thịnh vượng, còn gópphần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bảo vệ cảnh thiên nhiên kỳ thú củalàng bản

Theo Sở VH-TT Lào Cai Nguồn: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

(1) Lá mục: Lá loại cây tên là "mayx mucq"

(2) Đồ: Đồ dùng lao động sản xuất

LỄ HỘI RƯỚC ĐẤT, RƯỚC NƯỚC CỦA NGƯỜI TÀY BẮC HÀ

Lễ hội rước Đất, rước Nước của người Tày - Bắc Hà diễn ra vào ngày rằmtháng giêng hàng năm để cầu xin Mẹ Đất, Mẹ Nước phù hộ cho đất luôn màu

mỡ, cầu cho nguồn nước không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc sống no đủquanh năm

Lễ hội rước Đất, rước Nước của người Tày - Bắc Hà diễn ra vào ngày rằmtháng giêng hàng năm để cầu xin Mẹ Đất, Mẹ Nước phù hộ cho đất luôn màu

mỡ, cầu cho nguồn nước không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc sống no đủquanh năm Từ sáng sớm, dân làng đã cử một đoàn người gồm: thầy cúng, độitrống, chiêng, khèn và các cô, các chị (là những người chăm chỉ làm ăn, có cuộcsống gia đình yên bình khoẻ mạnh)… đi lên ngọn núi Pản Phố - nơi có nguồnnước trong nhất bản - rước hồn Đất, hồn Nước về dự hội

Đi đầu đoàn rước là thầy cúng Thầy là người giữ vai trò làm sứ giả đểgiao tiếp với các vị thần linh Trong tay thầy cầm cây nêu - biểu tượng của sựsinh sôi, nảy nở - rước đến địa điểm diễn ra lễ hội.Tiếp theo là kiệu rước Nước

và các mâm lễ Nước được đựng trong hai ống bương to, tượng trưng cho ống

bố, ống mẹ Tiếp đến là kiệu rước Đất - hồn mẹ Đất được lấy từ trên đỉnh núicao thiêng liêng Sau đó là đến các mâm lễ để dâng các vị thần linh Lễ vật gồmmột mâm quả còn, bên trong các quả còn đựng các loại hạt giống do các cô, cácchị kỳ công làm ra, các mâm xôi ngũ sắc, gà luộc, hoa quả… đều là những sảnvật tinh tuý của mùa màng – thành quả sản xuất của dân bản trong năm Độichiêng trống đi hai bên thầy cúng nổi chiêng trống để thầy giao linh với các vịthần

Địa điểm tổ chức lễ hội là cánh đồng rộng của bản Khi các đoàn rước tớinơi, ba hồi kèn trống nổi lên vang động đất trời, thấu đến chín tầng cao xanhnhư báo cho Trời - Đất biết: Ngày hôm nay dân làng mở hội Thầy cúng thựchiện nghi lễ cầu khấn

Tiếp đó, thầy cúng phun nước làm phép để xua các điều xấu, xua quỷ dữkhông cho về quấy phá dân bản Rồi thầy tung lộc (ngô, lúa) của thần linh cho

Trang 17

dân bản, những người dự hội ai cũng cố gắng nhận cho được vài hạt thóc, hạtngô đem về nhà làm khước may mắn để nhà mình vụ sau ngô sai hạt, lúa saibông

Sau phần lễ nghi trên, mọi người bước vào phần hội với những màn xoèđiệu nghệ của các cô gái, chàng trai Khi các màn xoè kết thúc là các trò chơidân gian như kéo co, đẩy gậy, chọi gà, chọi trâu (bằng bắp bi chuối và măng),ném còn… bắt đầu Dù là ngày hội của người Tày nhưng các dân tộc khác trongvùng cũng đến dự rất đông vui

Theo Hanoitourist-travel.com.vn

LỄ HỘI TRÙM CHĂN

Nếu có dịp lên Tây Bắc, mời du khách ghé thăm huyện Bát Xát, tỉnh LàoCai tham dự lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì đen; đó là lễ hội cúng thần gió,thần đất, gọi là K'Hô Igià Igià

Lễ hội này được người Hà Nhì đen tổ chức ở 2 địa điểm

Địa điểm thứ nhất: lễ hội được tổ chức ở nhà và gia chủ sẽ phải chuẩn bị

đồ cúng, bao gồm: 5 cái bánh dày, 1 bát thịt trâu luộc, 1 bát nước gừng pha nước

và 4 cái bát con úp xuống đất trước bàn thờ (theo phong tục ở đây, các món đồcúng sẽ do gia chủ - người vợ chế biến; nếu người vợ đi vắng phải do con gái cảlàm và dù con gái cả đã đi lấy chồng rồi cũng vẫn phải về giúp đỡ gia đình lúcnày); sau khi đồ cúng được chuẩn bị xong, gia chủ sẽ cúng đầu tiên, tiếp đó làtới các con - lần lượt từ con trai út cho đến con trai cả vào lễ

Kết thúc lễ tạ, chủ nhà lấy bát nước gừng chia cho mỗi người trong giađình uống một ngụm, ăn một ít thịt trâu luộc để hưởng lộc; bánh dày và gừngrượu được dành cho ông Táo, đặt ở bếp

Địa điểm thứ 2: lễ hội được tổ chức ở rừng cấm - nằm tại trung tâm bản

mà ngày thường không ai được vào Trong khu rừng này có nhiều cây gỗ quí lâunăm được mọi người cùng gìn giữ, có một ngôi nhà nhỏ bằng gỗ quý, mái lợpgianh, rộng hơn chục m² do dân bản dựng để cho người già và con trẻ ngồi khitham dự lễ hội

Theo tục lệ, lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, người ta chọn ngày thìn làngày khai hội và cúng vào ban đêm (vì làm như thế, các thần gió, thần đất sẽđược nghỉ ngơi yên tĩnh) Thầy cúng không nhất thiết phải là người chuyênnghiệp, chỉ cần là người 50 tuổi trở lên và không gặp điều rủi nào trong năm làđược Sau khi cúng, mọi người đều được mời ăn các lễ vật cúng và phải ăn chohết, không được mang về

Ngày hôm sau không khí lễ hội tưng bừng hơn: trai, gái trong bản rủ nhauvào rừng, mỗi người lấy sáu cành củi nhỏ về nộp cho lễ hội Đến ngày thứ ba,tất cả dân bản tập trung lại để già làng - người cao tuổi nhất, cắt da trâu chia chotừng gia đình Nếu số da trâu chia đủ cho mỗi gia đình hai chiếc thì năm đó làm

Trang 18

ăn sẽ không thuận, còn số da trâu đã chia hết mà còn lẻ một, tức là năm đó dânbản được mùa.

Tại điểm trung tâm của lễ hội, già làng đánh đàn hoóttờơ, bà già nhảymúa còn thanh niên nam nữ hát đối nhau Cùng với những điệu múa, trong ngàyhội còn có một số trò chơi: trò đu dây, đu quay và hát giao duyên đây là dịp đểtrai gái trong bản gặp gỡ và tìm hiểu nhau

Trong những trò chơi đó, hát giao duyên của người Hà Nhì đen có nhữngnét đặc sắc và hấp dẫn riêng, thường dành cho những đôi mới quen nhau, chưadám ngồi gần: mỗi người một ống nứa dài khoảng 20cm với một đầu bịt kínbằng da rắn hoặc màng cây tre đực, có luồn một sợi dây móc rừng dài chừng10m; khi đó, sẽ có một người nói còn người kia áp ống vào tai để nghe và ngượclại; nếu đã thuận ý nhau; trước tiên, người con trai thổi hơi ba lần vào ống và sau

đó người con gái thổi lại ba lần, tức là đồng ý đi chơi với nhau; hai người sẽ đưanhau vào rừng và cùng khoác chung chiếc chăn để hát hò, thổ lộ tâm tình

Trong thời gian ba ngày diễn ra lễ hội, các thanh niên nam nữ được vuichơi, tâm tình thoả nguyện Đã có nhiều đôi nên vợ nên chồng nhưng cũng cónhững cặp chỉ dừng lại ở mức quý mến nhau

Theo: hanoi.vn

LỄ NHẬP TỊCH CỦA NGƯỜI DAO HỌ

Người Dao Họ có 4000 nhân khẩu cư trú ở 29 làng thuộc năm xã huyệnBảo Thắng: Sơn Hà, Sơn Hải, Phú Nhuận, Thái Niên, Trì Quang, một xã huyệnBảo Yên (Cam Cọn) và hai xã huyện Văn Bàn (Tân Thượng, Tân An) NgườiDao Họ là nhóm địa phương (chỉ có ở Lào Cai) thuộc ngành Dao Quần Trắngtrong tộc người Dao ở Việt Nam

Người Dao Họ ở làng Khe Chẩu có 208 nhân khẩu với 42 hộ gia đình.Khe Chẩu là một làng toàn bộ người dân là Dao Họ cư trú khá biệt lập Do đóyếu tố văn hoá cổ truyền vẫn được bảo lưu Kinh tế của người Dao Họ KheChẩu là kinh tế nông nghiệp nương rẫy Bên cạnh tàn dư tôn giáo sơ khai (linhvật giáo, thành đình…), họ còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của đạo Lão Đạo Lãochi phối phong tục tập quán, lễ nghi đến hình thức thờ cúng cũng như quan niệm

Trang 19

Gia đình dự định làm lễ nhập tịch cho con phải chuẩn bị về mọi mặt: gạo,thịt (gà, lợn), tiền rượu Nhưng khá phức tạp là sự chuẩn bị về đạo cụ, đồ cúng,chọn thầy…

Lễ nhập tịch của mỗi thành viên thường tổ chức theo hai loại hình: lậptịch Tam thanh và lập tịch Tam nguyên Tổ chức theo loại nào là tùy gia đìnhhoặc dòng họ Gia đình vốn có ông bố làm Tam thanh con cái sẽ làm Tam thanh,Ngược lại gia đình có ông bố làm Tam nguyên thì con cái sẽ làm Tam nguyên

Lễ nhập tịch Tam thanh đơn giản (nên ít người làm) Lễ Tam nguyên tốn kém,phức tạp, thầy cúng Tam nguyên được trọng vọng hơn lên hiện nay nhiều ngườimuốn làm lễ nhập tịch Tam nguyên Khi quyết định làm theo nghi thức Tamthanh hay Tam nguyên, gia đình sẽ trực tiếp chọn thầy Tam nguyên hay Tamthanh làm thày truyền dạy cho đứa trẻ lập tịch Thầy Tam thanh là người giỏi vềvăn, đạo lý gọi là bên đạo, có thầy tổ sư là ba vị Ngọc Thanh, Thái thanh,Thượng Thanh Thày Tam nguyên là giỏi về pháp thuật, xuất binh có thầy tổ sư

là ba vị Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên gọi là bên sư

Khi chọn thầy, người Dao Họ phải xem cuốn sách 'Tiên sinh' chọn ngàytốt để hỏi thầy về đứa trẻ có đủ điều kiện làm lễ lập tịch trong năm nay haykhông? Thầy xem tuổi để chọn ngày chọn tháng Về nhà, gia đình tổ chức cúng

tổ tiên 'Hỏi ý kiến tổ tiên' 'Câu trả lời' của tổ tiên đồng ý cho gia đình làm lễ lậptịch hay không, được thể hiện ở chân gà dâng cúng Nếu chân gà đẹp (4 ngónchụm, ngón giữa trùm các ngón bên, ngón cái phải phủ lên hai ngón kia là tổtiên đồng ý, khi đó chủ nhà mới được chọn thầy) Chủ nhà ghi tên gia chủ, hìnhthức làm lễ vào tờ giấy bản 'sây sấu' cắm vào bát hương bàn thờ thầy cúng chọn

Khoảng từ 7 đến 9 ngày sau, chủ nhà đưa đứa trẻ lập tịch đến gặp thầydâng lễ cúng Từ đó ông thầy sẽ trở thành thầy dạy cho đứa trẻ- đứa trẻ phải coiông thầy như người cha thứ hai của mình Từ hôm gặp thầy đến ngày làm lễ lậptịch, đứa trẻ chỉ ngủ riêng, giữ 'sạch mình'… Việc chọn thầy phải chuẩn bị trướcngày lễ từ một tuần đến 10 ngày để thầy cúng chuẩn bị các đồ lễ cúng: Viết sớ,cắt các tranh cắt giấy mang tính biểu tượng con cá xanh đỏ, cắt cờ, làm mặt nạ,làm đạo cụ múa… Công việc chuẩn bị phức tạp, thầy Tam nguyên phải mờithêm các thầy phụ và đồ đệ đến làm giúp Thầy cúng và các đồ đệ còn luyện tậpcác nghi thức cúng, thực hiện một số điều kiêng kỵ cho 'sạch mình'… Các thàycúng lựa chọn các bộ tranh thờ, sách cúng làm lễ cúng tổ sư trước khi đi cúng

Làm lán cúng: lán thờ thường được làm gần nhà ở phía bên gian đặt bànthờ, lán được làm tương tự như ngôi nhà, quây kín bằng lá cọ, chỉ để một cửa ravào Một bên mái phía giáp vách được khoét trống ở giữa, Nơi đó sẽ dựng mộtbàn thờ ngoài trời

Lấy dây võng: dây võng là một loại dây leo cổ thụ ở những khu rừng giàgọi là 'thầy mẩy' hoặc 'Mẩy ghịn' Sợi dây bền dẻo, có mùi thơm như hương.Những người di lấy dây võng phải chọn loại dây leo dài vắt qua ngòi nước, suối

và thật soắn, chặt thành từng đoạn cuộn bó khuân về, bóc hết vỏ chỉ lấy ruột vàtước ra thành từng sợi cuộn đống để trong lán thờ Dây võng sẽ được đan thànhvõng đỡ người lập tịch từ ' trên trời' trở lại với cộng đồng

Trang 20

Trong lễ ' lập tịch', chủ nhà phải dâng cúng nhiều tiền, do đó phải nhờ người làmtiền giấy gói cuộn từng xâu để sẵn trong nhà.

Lễ đòn thầy, trang trí bàn thờ, làm phép trừ tà: Vào khoảng giờ Thìn ngàythứ nhất lập tịch, thầy Tam nguyên cùng đồ đệ đánh chiêng, gõ trống múa nghi

lễ tiến vào ngõ chủ nhà lập tịch Đi đầu là một thầy Tam nguyên mặc áo đỏ taycầm đao gỗ, một thầy phụ mặc áo vàng (hoặc nâu) tay cầm kiếm gỗ vừa đi vừamúa theo điệu mở đường Tiếp theo là hai người múa 'vạn pù' cầm dải vải có tuamúa theo điệu ' trừ tà' Nổi bật là người đeo mặt nạ ông 'sán cô'- biểu tượng củangười khai thiên lập địa múa các điệu mang tính chất vui hoặc có tính chất phồnthực làm động tác giao cấu với trời đất) Đi giưã là Tam nguyên ôm sách và cầmkiếm phép, cái lanh,'lệnh bài' cùng một vài học trò gánh sách, đạo cụ, đánhthanh la, trống Khi đoàn thầy cúng tiến vào ngõ đứa trẻ lập tịch phải chạy ra váichào, gánh sách cho thầy

Đoàn thầy cúng Tam thanh do thầy cả dẫn đầu tay cầm kiếm thép, tay cầm sáchđến lán cúng bắt quyết, làm phép thuật

Khi vào lán hai thầy cúng Tam thanh và Tam nguyên dựng bàn thờ, treotranh, treo bàn vị, tờ sớ… Bên phải là đàn thờ Tam nguyên, bên trái là đàn thờTam thanh Đặc biệt, theo chiều dọc của lán thờ, các thầy cúng có dựng 4 khốicọc thẳng nhau theo nóc lán (mỗi khối gồm nhiều ống tre nhỏ bó lại) và các khốiđược dán kín bằng các giấy bùa Đó là nơi nhốt ma, khi làm lễ các thầy cúng sẽlàm pháp thuật, đọc lời chú, dán bùa xua đuổi ma, nhốt ma làm ''trong sạch' lánthờ

Buổi chiều thứ nhất 'lập tịch', các thầy cúng và gia đình làm lễ rước tổtiên Địa điểm làm lễ là khu đất bằng phẳng ven suối hoặc gần ao (gần nơi nướcchảy) Biểu tượng tổ tiên là các hình nhân bằng giấy (ông tổ là hình nhân bằnggiấy đỏ, bà tổ là hình nhân bằng giấy xanh, tổ tiên các đời sau đã khuất (8 đời)bằng các hình nhân giấy trắng) Đồ cúng tổ tiên chỉ có gà, bông lúa, tiền giấy vàtrứng luộc, rượu Ông thầy cúng Tam nguyên dùng kiếm phép làm phép thuậtchở thuyền, bắc cầu đưa tổ tiên qua suối về nhà Hai ông thầy cúng còn gọi têntừng vị tổ tiên rước lên võng (rước hình nhân lên tờ giấy bản dài một mét viếtchữ võng), lấy nón làm lọng che Đoàn rước hình nhân về bàn thờ gia tiên vừa đivừa múa theo nhịp trống thanh la Đội hình rước tổ tiên về nhà gồm hai ngườimúa 'Vạn pù' (dải vải hình bán nguyệt có tua) múa chéo trước ngực, múa vòngtròn, múa vắt sang hai vai Đi theo hai người múa là người đánh trống, ngườiđánh thanh la Tiếp theo là hai bố con người chủ nhà rước võng tổ tiên, thầyTam nguyên, Tam thanh cầm sách, lấy chân hương chấm từng chữ dịa danh chỉnơi tổ tiên đi qua

Đoàn rước về đến cửa, thầy Tam nguyên cất cao giọng hỏi: 'Đây có phảinhà ông chủ đám không ?' Ông chủ nhà vội đáp và rước tổ tiên lên bang thờ

Lễ 'On sặt sư' (lễ an thất): Sau khi mời tổ tiên về nhà, các thầy cúng cũngmời ma nước, thổ công, thần sấm, tổ sư thầy cúng, Lỗ Ban (ông tổ nghề mộc) về

dự lễ Nhưng theo quan niệm người Dao, các ma luôn rình rập phá đàn cúng Do

đó các thầy cúng phải thường xuyên làm phép thuật xua đuổi ma ác Các thầy

Trang 21

cúng Tam nguyên dùng 'phép thuật' (chấm đầu hương vào thanh la, trống vàniệm thần chú) nhằm biến thanh la thành hổ cái hung dữ, biến trống hổ đực háuđói Tiếng trống, tiếng thanh la dồn dập giả tiếng hổ gầm xua đuổi tà ma nhốtvào các ống tre ở giữa nhà Đồng thời thầy Tam nguyên còn sai quân (tượngtrưng là hạt gạo) trấn giữ phía cửa không cho ma ác lẻn vào.

Lễ thỉnh thần: Đuổi và nhốt hết ma tà, các thầy cúng thỉnh mời người đưatin tức về nhà trời (các giao thông viên) đi mời các thần linh, các tổ sư về dự lễ

Có bốn ông 'giao thông viên' đi bằng bốn phương tiện khác nhau có ông cưỡi đạibàng lên trời gọi thần sấm, có ông cưỡi rồng đi gọi Long Vương, có ông cưỡingựa trắng đi gọi tổ sư thầy cúng, có ông cưỡi ngựa đen đi gọi thổ công Thầycúng đốt hình giấy bản bốn con ngựa giao cho các 'giao thông viên' Sau khithỉnh gọi, các thầy phụ lễ nhảy theo điệu 'Thao Má' Điệu nhảy múa diễn tả các'giao thông viên' cưỡi ngựa đi đón các thần về dự lễ Điệu nhảy trong tư thế lò

cò, một tay ôm chân, tay ôm hình đầu ngựa (làm bằng giấy đỏ) đặt ở gối Nhảytrong tiếNg thanh la, trống đánh theo nhịp 2/4

Thầy Tam nguyên đọc bài cúng 'Thỉnh công tào', 'Tấu miên', 'Thỉnh chưthần' Các đồ đệ ở phía sau nhảy theo điệu 'Công tồ thao chung' Điệu nhảy uyểnchuyển, tay thả lỏng xuống bên hông, đánh sang trái rồi đánh qua phải Tốp múamúa xong, thầy cúng đọc sách 'Siêu panh' thỉnh thoảng các thần linh cho chủnhân biết địa điểm,lý do làm lễ lập tịch Thầy cúng vừa đọc dứt lời cúng, cả tốpthầy phụ lễ tiến hành múa điệu 'Siêu panh'

Lễ 'Tiu chay': Các thầy phụ lễ mỗi người một con gà trống làm động tác

gà mổ thóc Thầy Tam thanh thổi phép thuật vào từng con gà Các thầy phụ lễtay cầm gà làm động tác mổ đứa trẻ 'lập tịch' và ông chủ nhà với ý niệm gà mổhết bệnh tật, các loại 'bẩn' của chủ nhà và đứa trẻ 'lập tịch' Các thầy phụ lễ cầm

gà múa khắp lán thờ nhằm nhặt hết xấu xa Đội hình múa theo hình vòng trong,mỗi vòng múa theo những động tác khác nhau như múa dứ mổ, múa đêt gà trênđầu gối nhẩy lò cò, múa cầm gà ngang lưng, múa dâng gà lên cao Mỗi động tácđược múa ba vòng Cùng lúc đó, thầy Tam nguyên dẫn đứa trẻ 'lập tịch' cầm mộtcon gà trống múa chín vòng múa thấp, chín vòng nhảy lò cò đặt gà ngang lưng

và chín vòng múa dâng gà cao Kết thúc múa gà là điệu trống đổ hồi chín tiếng,tượng trưng gà vỗ cánh bay cao, bay xa mang xấu xa đổ ra sông ra biển

Gà múa xong, cắt tiết gà vào chén dâng cúng ở năm phương, đông, tây, nam,bắc, trung tâm

Lễ bắc cầu:Thầy cúng Tam nguyên đọc sách 'Kía hụ' kể về sự tích ông tổ

sư Lỗ Ban, đồng thời cũng là tổ sư về làm cầu đường.Thầy phụ lễ treo tranh LỗBan Khi thầy cúng đọc sách cúng 'Kía hụ' đến phần 'Bắc kim kiều' thì gọi giachủ mang vải đến bắc cầu Một sải vải dài tự dệt của người Dao được căng ra,trải rộng vắt qua hai bên đàn cúng Các thầy Tam nguyên, Tam thanh đội cầu

Thầy cúng đọc cuốn sách 'Hến'- sách dạy làm sạch nhà cửa đón họ hàngđến thăm Hai thầy cúng phụ lễ mặc áo đỏ, áo vàng dùng 'vạn pù' múa các điệunghi thức quét dọn nhà cửa Đó là hình tượng của hai 'tiên đồng ngọc nữ' xuốngtrần gian quét dọn rác rưởi, tẩy uế nhà cửa Hai thày phụ lễ vừa múa vạn pù vừaphun nước khắp năm phương, phun nước xung quanh nơi bắc cầu với ý niệm

Trang 22

rửa sạch lán cúng, tẩy uế các điều xấu Lán cúng được dọn sạch, dải vải làm cầu

từ từ kéo lên trời- biểu tượng cầu đã hoàn thành

Gia chủ mang một mâm lễ vật gồm 12 quả chuối 12 gióng mía, 12 chénmật đặt trước dàn cúng Bảy thầy cúng Tam nguyên, Tam thanh, một người cầmnhạc ngựa, một người cầm tiền giấy, một người đọc sách ' Síp hùng', một ngườicầm kiếm phép, một người cầm lệnh bài, đứng quanh mâm tròn làm phép dângcúng và múa

Lễ phạt mộc dựng đài (bàn địa): Bản dịa là biểu tượng nơi xuất phát từtrên trời về với cộng đồng Do đó khi dựng bàn địa phải có các nghi lễ thiêng.Gia chủ làm một mâm cúng gồm hương, gạo, trứng, rượu đặt trên nền đất chọnlàm bàn địa Trên mâm còn đặt kiếm phép của thầy Tam thanh Thầy Tam thanhcúng thần linh, thổ địa công xong liền cầm kiếm phép vạch địa điểm chôn cọcdựng bàn địa Thầy Tam nguyên cầm đao đo các cột Thầy phụ Tam nguyêncầm thước lệnh 'lanh' đo mười hai 'lanh' Thày Tam thanh cúng mời ông lỗ Ban

về dựng bàn địa Thầy Tam thanh đọc lời cúng, đến phần phạt mộc ông Tamnguyên cầm rìu phạt mộc tượng trưng Khi nghi lễ cầu cúng kết thúc, mọi ngườigóp một tay làm bàn địa Mọi người chọn 4 cây cọc to khoẻ, chắc chắn, trên đầucọc đặt một chiếc bàn hướng về hướng đông Bàn gỗ cách chân cọc khoảng 2,5

m Từ chân cọc đến mép bàn dựng một chiếc thang có mười hai bậc (biểu tượng

12 bậc lên trời) Khi dựng xong bàn địa các thầy cúng bảo người nhà phủ láchuối lên bàn địa ở nhà gia chủ mọi người tập trung gây mối đan võng Gia chủ

và một số người gây mối đan ở giữa (theo kiêu chặn chôn quang) Từ mối đan từhôm sau mọi người đan tiếp

Lễ dậy kín: Buổi chiều ngày làm lễ thứ hai, các thầy cúng, gia chủ và đứatrẻ làm lễ lập tịch kéo vào rừng dặn những điều bí mật ở đây đứa trẻ lập tịchdưới sự hướng dẫn của các thầy cúng phải tập các nghi thức, động tác chuẩn bịnhảy võng ngày hôm sau Người lập tịch ngồi trên chiếc ghế cao, phía dưới dảichăn bông đỡ khi tập ngã lộn phía sau Phía trước mặt người lập tịch là thầyTam nguyên căn rặn các điều răn, phía sau thầy Tam thanh căn dặn các điềucấm Thầy cúng phụ Tam nguyên cầm chiếc thước lệnh lanh khắc chữ Trungnguyên hướng dẫn các động tác chuẩn bị khi nhảy xuống đất

Buổi tối, Thầy Tam nguyên đọc sách 'Thanh Trúc' dâng tổ tiên ăn và nộphương trà Các thầy cúng phụ cùng các đồ đệ múa các điệu 'tì vặn pù' (múa dùngđạo cụ là tấm vải có tua), múa lệnh (đạo cụ là thước lệnh)

Lễ tam nguyên thụ giới: Vào gà gáy lần thứ nhất ngày thứ ba, mọi ngườichuẩn bị tổ chức lễ 'Tam nguyên thụ giới' Đứa trẻ làm lập tịch Tam nguyênđược các thầy phụ Tam nguyên đưa vào lán thờ mặc áo đỏ Tam nguyên, đeotranh 'Hạ nguyên', quần trắng Thầy phụ Tam nguyên nối một dây vải ở bụngthầy với đứa trẻ lập tịch Đó là biểu tượng của sợi dây rốn Các thầy cúng cầmdao, đao, lệnh bai đi vòng quanh người lập tịch Vừa đi, các thầy vừa cầm vũ khíchém đâm xung quanh Sâu đó các thầy cúng cầm nến đi vòng quanh người lậptịch Hết vòng các thầy chụm tay vào trán, vào bụng, vào chân người lập tịchniệm thần chú

Trang 23

Vào khoảng gà gáy canh hai, các thầy cúng dấn người lập tịch đi vòngquanh lán ba lần và đi ra nơi đặt bàn địa Đội hình gồm có:

Đi đầu là thầy phụ Tam nguyên mặc áo đỏ cầm hai kiếm vừa đi vừa múakiếm mở đường Đi thứ hai là thầy phụ Tam thanh mặc áo đen đeo mặt nạ Tamthanh vừa đi vừa múa lệnh bài lanh Người đi thứ ba đeo mặt nạ 'Sán cô' vừa đivừa múa các động tác mang tính chất phồn thực, tung đất đá… biểu tượng củaông Sán cô- người khổng lồ có công tạo ra vũ trụ, muôn loài Đi thứ tư là haiông thầy phụ cầm tấm vải có tua 'vạn pù'- vừa đi vừa múa theo các động tác biểutượng phản ánh quá rình sản xuất Đi thứ năm là một thầy phụ Tam nguyêntrong phục Tam nguyên, trán treo mặt nạ Tam nguyên, đầu đội mũ có đuôi nốidây rốn với người lập tịch Thầy phụ hướng dẫn người lập tịch đi theo nhưngthầy phụ phải đi giật lùi, mặt đối mặt với người lập tịch

Theo sau liền kề với đứa trẻ lập tịch là ông thầy chính Tam nguyên mặc

áo đỏ, đọc sách khuyên răn người lập tịch những việc cần làm và không nênlàm Bên cạnh ông ta là thầy chính Tam thanh tay cầm kiếm phép niệm thầnchú Hai người khiêng võng lưới và dàn nhạc cùng mọi người đi theo ra đài lậptịch (bàn địa)

Đến đài lập tịch cả đoàn người đi quanh dài ba lần theo chiều từ trái sangphải ở hướng đông đài lập tịch đặt một bàn hương treo tranh Tam nguyên , ởhướng tây cũng đặt một bàn hương treo tranh Tam thanh Thầy phụ Tam nguyênmang nước lên rửa đài lập tịch Thầy chính Tam nguyên đứng phía trước đài(hướng đông), thầy cúng Tam thanh đứng phía sau đài (phía tây) Thầy phụ Tamnguyên dẫn người lập tịch bước lên ngồi hai bên bậc thang thứ ba Khắp 12 bậcthang đều thắp nến và hương Một thầy phụ Tam nguyên leo lên thang hỏi đàidựng ở đây làm gì? Một thầy khác trả lời: đài dựng làm lễ lập tịch Thầy phụ leotiếp lên mặt đài, một tay cầm đao gỗ, một tay cầm tấm vải có tua 'van pù'múatheo điệu 'khỏi kiềm' Điệu múa diễn tả các động tác chém đao, hất 'vạn pù' theonăm hướng Các điệu múa này nhằm quét sạch tà ma, cái xấu khỏi đài cúng Kếtthúc điệu múa, ông thầy phụ Tam nguyên vỗ vào cột và nhảy xuống đất (kiêngkhông xuống đường cầu thang) Thầy phụ Tam thanh tay cầm kiếm phép bướclên dài, lấy kiếm vạch mặt đài và niệm thần chú Xong nghi lễ, ông ta tụt cộtxuống Hồi trống nổi lên dồn dập, thầy phụ Tam nguyên cùng người lập tịchtừng bước lên hết bậc thang Hai người đi song song, dùng tua vải xua hai bêndọn đường Lên đến mặt đài, thầy phụ dẫn đường đỡ người lập tịch lên mặt bàn.Riêng ông ta đứng ở bậc thang cuối cùng, sau đó ông ta lấy các sợi dây vảitrắng, đen kẹp vào ba khe ngón taygiữa của người lập tịch, mỗi khe ba cặp Ông

ta làm động tác tượng trưng cắt dây rốn nối bụng thầy trò và thả xuống khethang Ông thầy phụ dẫn đường còn căn dặn người lập tịch nhớ kỹ các hànhđộng cần làm khi rơi xuống võng Ông thầy tụt xuống đất theo đường cột Chỉcòn đứa trẻ lập tịch ngồi trên mặt đài, cầu thang bị tháo hết Đứa trẻ ngồi quaylưng về hướng đông (hướng sẽ rơi xuống), mắt nhìn về hướng tây nơi ông thầy

sẽ chỉ huy cuộc nhảy xuống lưới võng Toàn bộ số người dự lễ phải tuyệt đối giữ

im lẵng để người lập tịch tập trung sự chú ý theo dõi thực hành các động tác của

Trang 24

thầy hướng dẫn Ông thầy ngồi cách đài 5m, tay cầm kiếm phép hô và ám hiệubằng tay cho người lập tịch Ông nhổm người hô, khom người hô, đứng thẳng

hô Ông làm động tác dang tay phải sang tay trái, dang tay trái sang tay phải, giơthẳng tay lên đầu Mỗi lần dang tay ông đều hô Người lập tịch trên đài nhìn vàlàm theo từng động tác của ông ta Sau mỗi lần dang tay phải hoặc tay trái,người lập tịch lại một lần thả một cặp vải trắng đen ở kẽ tay xuống đất Cứ nhưvậy sau 6 lần thì số vải kẹp tay được thả hết

Theo sự hướng dẫn của thầy, người lập tịch đứng thẳng và ngồi xuốngtheo kiểu ngồi bó gối, xoay dần ra mép bàn đài phía đông Trong lúc đó, ở dướiđất mọi người vội vàng trải lưới võng cho căng ra Mỗi người cầm một góc lướithật căng 12 chiếc chăn bông được xếp sao cho khi đứa trẻ rơi xưống thì tất cảcác đầu chăn phải chụm lại phủ kín, bao bọc toàn bộ người lập tịch Năm ôngthầy cúng cầm từng nhúm gạo (biểu tượng quân lính âm binh) ném trên võngnhằm bảo vệ người lập tịch

Khi người lập tịch Tam nguyên nhích lùi dần đến mép phía đông của mặtđài ông Tam thanh hô được rồi, ông thầy cúng Tam nguyên hô ngã, đứa trẻ lậptịch buông mình rơi xuống lưới võng theo đằng lưng xuống trước Khi xuống tớinơi, người lập tịch được bao bọc bởi 12 cái chăn Nhưng anh ta không đượcđộng đậy mà phải giữ nguyên tư thế ngồi khom tay bó gối Thầy chính vôi cởi

áo Tam nguyên phủ lên người đứa trẻ Các thầy cúng khác lần lượt phủ áo lênngười đứa trẻ Chỉ đến khi các thầy cúng xông vào lấy tay đập vào người, gối,đứa trẻ dường như choang tỉnh, bỏ tay và duỗi thẳng chân ra Tư thế ngồi bó gốilúc rơi xuống là tư thế bắt buộc- không làm được như vậy sẽ là điều xấu, đứa trẻtrở thành đứa trẻ hư, không tuân theo quy định của cộng đồng, thậm chí sẽ phảnlại cộng đồng Các thầy cúng niệm chú cho người lập tịch Thầy Tam nguyêncùng các thầy lần lượt đem dấu đóng vào tay, trán, ngực người lập tịch Các thầycúng cũng lần lượt vào bóc trứng và cơm cho người lập tịch Người nhà đemđến một chiếc ống nứa dốc tiền vào người, vào lòng người lập tịch, xé vải làmhai đoạn giao cho người lập tịch Người cúng chính là Tam nguyên đọc sách 'Anquang', sách '' Nhặn quang răn dạy người lập tịch'

Đoàn người quay về lán Trước khi rời đài, đoàn người phải đi ba vòng vàmúa, vừa múa các thầy cúng vừa chặt các dây lưới võng ra nhiều mảnh và vứtnăm phương Nghi lễ ở đài lập tịnh kết thúc, mọi người trở về lán Đội hình trở

về lán tương tự như khi đi, các thầy cúng cũng múa những động tác tương tự.Khi về tới lán, thầy Tam nguyên phụ hướng dẫn đứa trẻ lập tịch tiếp tục và múavạn pù rất nhiều kiểu Các điệu múa này phản ánh các động tác trừ tà, làm đấtgieo trồng, thu hoạch lúa nương Thầy chính Tam nguyên đọc sách 'an quang',người lập tịch đọc theo, sách kể quá trình lập tịch Thầy phụ Tam nguyên đọcsách 'yang đệm'- sách cấp bằng sắc Thầy phụ còn đóng dấu vào sách 'yang đệm'

và trao cho đứa trẻ Đứa trẻ ở giữa, năm thầy cúng vây quanh lần lượt cấp bằngcho đứa trẻ lập tịch, làm phép nạp đăng cho đứa trẻ

Trang 25

Buổi chiều các thầy cúng làm lễ tạ ơn tổ tiên và các tổ sư về giúp lập tịch,đốt các loại tranh cắt giấy, bùa chú trang trí ở lán thờ, dựng lại tranh bắc cầu, saiquân lính vận chuyển lễ vật về thế giới bên kia Lễ lập tịch kết thúc.

Lễ lập tịch của người Dao Họ là một hình thức tàn dư của lễ thành đinhnhư sự thử thách về thể xác và tinh thần, sống cách biệt với phụ nữ và cách biệtvới mọi người… Lẽ lập tịch của người Dao Họ còn in đậm và chịu ảnh hưởngkhá sâu sắc của đạo giáo, gắn ý nghĩa thành đinh- đánh dấu tuổi trưởng thànhvới sự phong sắc, chứng nhận khả năng làm thầy cúng

http://egov.laocai.gov.vn/home/vn.

LỄ TẾT CỔ TRUYỀN MỒNG MỘT THÁNG BẢY CỦA NGƯỜI NÙNG

Sau tết nguyên đán cổ truyền, đồng bào Nùng Mường Khương còn có một

lễ tết nữa đó là tết mồng một tháng bảy âm lịch

Hàng năm, cứ đến hạ tuần tháng sáu (âm lịch), bà con người Nùng lại nônức phấn khởi chuẩn bị chào đón lễ tết mồng một tháng bảy (tiếng Nùng gọi làchinw chinhw chetx) Khắp các gia đình, làng bản từ già đến trẻ bàn tán xônxao, náo nức chuẩn bị cỗ tết

Đến giáp tết, ngày 30 tháng 6 âm lịch, mọi người trong gia đình ai cũngtấp nập đua nhau làm các công việc của mình Mặc dù mỗi nhà có sự chuẩn bịtết khác nhau nhưng cứ đến cuối chiều chập tối hầu như nhà nào cũng phảinhuộm xong đũa đỏ- công việc chuẩn bị chính thức đầu tiên cho lễ tết

Đũa đỏ được nhuộm bằng lá xôi đũa (tếng Nùng gọi là chămj thuj) Loại

là xôi này chỉ dùng để nhuộm đũa đỏ và xôi đỏ Kỹ thuật nhuộm đũa đỏ và xôi

đỏ rất đơn giản: cho lá xôi một lượng vừa phải với số lượng đũa và nước đun.Bởi vậy, nhiều người phải nhờ những người có kinh nghiệm nhuộm giúp

Công việc cuối cùng trong ngày chuẩn bị tết là cả nhà ai nấy đều tắm giặt,thay quần áo sạch sẽ: nhà nào phải làm cỗ cúng trời thì chuẩn bị mâm cỗ cúng.Mâm cỗ cúng trời được đặt ở trên sàn góc sân để đảm bảo sạch sẽ Do đó lànhững nhà phải cúng trời làm một cái sàn góc sân nhà để cúng vào dịp tết tháng

7, sau đó dùng phơi thóc, ngô, ngồi khâu vá Song có điều kỵ là người mangthai không được làm, phải nhờ người khác làm giúp Mâm cúng trời tiếng Nùnggọi là 'Pai chan- cungj phax' Một cái bàn đặt quay hướng mặt trời mọc và mộtcây cầu trời bằng vầu cao hơn đầu người được căng một tấm vải đen và vâyxung quanh mâm cỗ; mâm được lót bằng lá chuối, đặt năm cái bát, năm cái chénlàm bằng dóng cây sậy, một bát nước phép; năm lư hương bằng thân chuối; cóhàng giấy ngựa treo năm con màu đỏ (có dòng họ ba con); chén rượu giữa cũngđội đáy một chén khác gọi là ta chanj như cúng rừng; một bát nước lá sôi nhuộmđũa đỏ; một lọ giã ớt bằng vầu, có cả chày nhuộm đỏ Bên cạnh mâm có bầy cả

bã lá xôi nhuộm đũa Vật cúng chỉ có một con gà sống gáy to, đẹp, lông đỏ; nămbát xôi màu tím và một miếng thịt lợn nhỏ

Trang 26

Gần như thành quy luật tự nhiên, tết tháng 7 năm nào cũng vậy, ngày 30tháng 6 hoặc chí ít cũng là buổi chiều trời thường tuôn mưa tầm tã Đồng bàogọi đó là pfănw sra chan- tức mưa dội sàn.

Sáng mồng một tháng bảy là lễ tết chính của đồng bào sau đó là vui chơi

ăn uống linh đình, hội hè tấp lập Khi mới gà gáy canh ba, các gia đình làm sàncúng trời đã thức dậy nhóm bếp thổi xôi, mổ gà trước khi trời sáng Thầy cúngmặc áo dài vải đen, đầu đội khăn xếp, chân di giày long trọng khấn lạy bốnphương tám hướng trời đất, núi rừng, cây chuối làm lễ tạ ơn đã phù hộ độ trì chongười Nùng chiến thắng giặc ngoại xâm, bảo tồn nòi giống dân tộc mà ngườiNùng không bao giờ quên Nội dung bài cúng có đoạn:

Hỡi ông thần trời thánh đất Hỡi ông thần trái đất Hỡi mặt trời trên cao

Và rừng chuối nơi thấp Hôm nay ngày một tháng bảy

Ăn tết thứ người Nùng1

Nô tỳ này họ Vương cháu gia.

Con đời cháu thế hệ đời chắt người Nùng

Nô tỳ này mang miếng thịt lợn nhỏ, con gà sống gáy to lên kính

Đem đĩa xôi tím, ngụm rượu ngọt về mời Mời đến thần trời thánh đất dự cỗ Mời đến thần trái đất, mặt trời trên cao ngồi mâm Cúng tổ tiên tộc Nùng chơi vui bữa cỗ

Cùng thế hệcháu, hệ chắt người Nùng ăn tết tháng bảy

Ăn cỗ xong xin phù hộ độ trì người Nùng Ban phước tộc Nùng thịnh trị bình an 2

Sau một bài cúng, thầy cúng mổ gà nộp lễ.Con gà được làm lông tại chỗ.Con gà không luộc chín mà bày thịt sống, cả lông rác gà cũng được bày nguyêntại chỗ trên lá chuối đặt cạnh mâm và cúng cùng một lúc với mâm cỗ Gà đượccúng cùng xôi màu tím, thịt lợn, Một điều đáng chú ý là phải làm thật nhanh đểcúng và thu dọn trước khi trời sáng Sau khi ba hồi thờ cúng với ba hồi nhang tắtmới hoá vàng thu về nhà, Sau khi thu về nhà, bã lá xôi và lông gà vẫn để nguyêntrên sàn qua ba ngày mới được dọn Đồng thời sàn cúng câm bang sau ba ngàymới được sử dụng làm sân phơi hoặc chơi bời

Sau khi bày sàn thờ cúng xong lại tiếp tục mổ gà thờ cúng gia tiên Gà thờcúng gia tiên không nhất thiết là gà sống gáy mà gà mái cũng được Mâm cỗ thờcúng gia tiên chỉ có gà và các thức ăn phụ khác nhưng nhất thiết phải làm báttiết canh gà Thịt gà không bày cả con mà đem chặt từng miếng xếp gọn trongđĩa Số lượng món ăn không quy định nhưng phải có bảy món trở lên Bài cúng

có nội dung chủ yếu là kính mời gia tiên xuống dự tết cổ truyền mồng một thángbảy cùng vơí thần trời thánh đất cầu các ông bà tổ tiên tiếp tục phù hộ độ trìcho con cháu trong gia đình có cuộc sống an khang thịnh vượng

Cùng lúc với các ông làm lễ cúng gia tiên thì các bà, các chị làm xôi bảymầu, đó là mầu đỏ tươi, mầu đỏ thẫm, mầu vàng, mầu xanh lá gừng, màu nâu,

Trang 27

màu xanh nước biển, màu tím Xôi làm từ gạo nếp được nhuộm mầu từ các loạihoa, lá bằng các cách khác nhau đem bỏ vào chõ đồ lên, dùng để thiết bà conbạn bè.

Ngày tết, gia đình nào cũng đặc biệt chú ý đến 'còng gà' cho trẻ em; khôngchỉ trẻ em trong nhà mà cả con cháu anh em, khách khứa cũng phải biếu mỗiđứa cái còng Còng gà cho cháu ttrong ngày tết phải to gấp đôi mọi khi, do đógia đình nào cũng phải mua nhiều gà

Khách khứa, bạn bè thân hữu đến dự lễ tết cũng rất hồ hởi, trưng diệnquần áo mới, tay xách vai mang túi quà tặng Đến bữa cỗ, ai cũng mặc quần áomới, chân đi dép Mâm cỗ thường là tám món là thịt gà luộc, thịt lợn kho tầu,thịt lợn quay, đậu phụ bọc thịt lợn rán, miến xào, đậu phụ sống, bát tiết canh gà

và bát canh xương hầm không phân biệt mâm người lớn, trẻ em Khi ăn thôngthường là phải phát còng gà cho trẻ em trước sau đó chủ nhà gắp bát tiết gà khai

cỗ Sau một hồi chúc tụng say sưa, cả khách lẫn chủ đều thi nhau cất tiếng hátđối đáp chức mừng bữa cỗ, trong đó có câu

Đối đáp không xứng bạn thân.

Đãi không cân bạn hữu Bốn góc uốn sừng bò1 Trên cỗ toàn bát không.

Khách đáp lại rằng:

Hỡi bạn thông thân hữu

Cỗ say không biết chúc Bốn góc uốn sừng trâu Trên cỗ bày tám bát.

Sau bữa cỗ có gia đình tổ chức chơi các trò chơi truyền thống

Lễ tết tháng bảy được thu xếp vui chơi ăn uống trong ba ngày: song quangày mùng một, sang ngày mùng hai là các khách thân bạn hữu xin phép ra về

vì chơi hết tết sẽ không đẹp Giữa gia đình và khách lưu luyến chai tay Gia đìnhnào cũng gói xôi bảy mầu cùng với còng gà làm quà cho gia đình thân khách, rồilại mời hẹn gặp nhau trong dịp lễ tết năm tới rất nồng nhiệt

Về lịch sử tết mồng một tháng bảy không còn ai biết cụ thể Các tư liệuthành văn cũng chưa ai nghi chép cụ thể mà chỉ truyền lại trong ký ức nhân dân.Theo truyền thuyết dân gian tuy chưa đầy đủ nhưng có thể khái quát rằng lễ tếtmồng một tháng bảy gắn liền với một trang sử hào hùng của dân tộc Nùng:

Vào tháng năm, một năm đời Hán bọn giặc Hán phương bắc muốn mởrộng khu vực cai quản đã đưa quân đánh chiếm vùng người Mường MườmgKhương Nhiều người đã bị chúng vây bắt giết hại một cách đẫm máu Nhân dân

đã tổ chức chống lại quyết liệt để giữ mảnh đất mà người Nùng đã khai thiên lậpđịa Mặc dù quân giặc mạnh hơn gấp bội nhưng người Nùng cũng đã giao tranhcầm cự giữ vững vùng đất hàng tháng trời Song do thế mỏng, lực ít, lại bị độngtrước âm mưu của giặc, để tránh những thiệt hại không cần thiết, lực lượng của

Trang 28

người Nùng tạm thời bí mật rút lui an toàn vào các khu rừng chuối rậm rạp vensông Chảy để bảo toàn và xây dựng lực lượng chờ thời cơ đánh giặc

Người Nùng đã nghĩ ra mưu kế chặt cây chuối lừa giặc Vì cây chuối mọcnhanh chỉ vài ngày đã cao bằng đầu người nên khi giặc Hán kiếm soát truy lùngthấy cây chuối bị chặt lụi đã lại cao thành rừng chúng tưởng người Nùng đã bỏ

đi Trong khi giặc Hán chủ quan, đồng bào Nùng đã bí mật xây dựng lực lượng.Vào một ngày cuối tháng sáu âm lịch trời mưa tầm tã, lợi dụng lúc trời mưa,nghĩa quân đồng bào Nùng đã bằng mọi thứ vũ khí trong tay bí mật vào nơi giặcchiếm đóng giết giặc làm chúng không kịp trở tay Chỉ trong nửa đêm nghĩaquân đã chiếm lại quê hường lúc trời còn chưa sáng

Tràn ngập hân hoan thắng giặc, người Nùng đã bàn bạc quyết định tổchức ăn mừng ba ngày, từ sáng mồng một đến hết ngày mồng ba tháng bảy

Người Nùng cho rằng nhờ rừng chuối xanh thẳm che chở, nhờ ông trờimưa to gió bão tạo thời cơ cho họ thắng giặc nên từ đó rừng chuối trở thành thầnphù hộ- bảo mệnh, người Nùng phải làm lễ cúng tạ ơn rừng chuối, ông trời ngaytrước sàn nhà Lễ cúng phải tổ chức cúng sớm trước khi trời sáng để tuyên bốchiến thắng của mình với ông tổ tiên

Người Nùng còn cho rằng làm xôi bảy mầu là tượng trưng cho chặngđường lịch sử tháng bảy đầy ý nghĩa trong năm

Trải qua năm tháng lịch sử với biết bao thế hệ con cháu, nhiều tập tụctrong lễ tết đã mai một không còn duy trì được Song riêng bản thân lễ tết hầunhư vẫn duy trì tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác Đặc biệt đôi đũa đỏ và xôibảy mầu vẫn còn duy trì gắn liền với mỗi người Nùng và chỉ tết tháng bảy mớilàm mà thôi

http://egov.laocai.gov.vn/home/vn/

LỄ TẾT ĐÔNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN XÃ Ý TÝ HUYỆN BÁT XÁT

Bước vào một mùa đông giá rét cũng là lúc người Hà Nhì đen ở Ý Tý tổchức đón Tết đông định kỳ vào tháng 11 âm lịch hàng năm Mục đích chính củatết này là tổng kết quá trình lao động trong năm đồng thời dâng các lễ vật cúng

tổ tiên để cầu mong năm mới “người yên vật thịnh”

Tết đông được diễn ra trong 3 ngày:Tỵ, Ngọ và Mùi Đây là lễ tết to nhất

và quan trọng nhất đối với cộng đồng người Hà Nhì đen Được tổ chức theo hộgia đìnổctng phạm vi cả tộc người Ý Tý

1 Ngày lễ thứ nhất

Trang 29

Ngay từ sáng sớm ngày Tỵ, bà chủ gia đình chuẩn bị gạo nếp trắng và nếpcẩm đồ xôi 2 mầu, giã bánh dày Ở giữa làng người Hà Nhì đen có một cối giãbánh chung và lựa chọn ra một bà già có phẩm hạnh, gia đình yên ấm hạnh phúc

mở hội giã bánh đầu tiên, sau đó lần lượt đến các gia đình khác Đặc biệt, khigiã bánh không gia đình nào được ăn trước chỉ duy nhất có dòng họ Chu khi giãbánh phải cho trẻ con ăn trước vì sự tích dòng họ Chu cho rằng: Ngày xưa tếtđông người Hà Nhì đen tổ chức giã bánh dâng cúng tổ tiên, đứa con nhỏ họ Chukhóc đòi ăn bánh Người mẹ thương con đành phá lệ, từ đó đến nay khi giãbánh dày con nhỏ đều được ăn trước Đối với dòng họ Lý (Ly) phải đến sángsớm ngày hôm sau gia đình mới đồ xôi giã bánh dày Bởi vì trước kia người dânrất đói khổ, ngày tết sắp đến nhưng vẫn chưa kiếm được gạo về giã bánh, mãingày hôm sau ông chủ mới kiếm được gạo nếp về giã bánh dày, do đó bị chậmmột ngày so với các họ khác

Ngày tết, theo phong tục gia đình nào cũng mổ lợn to nhất Lợn phải làlợn đực có màu lông đen Trước khi mổ chủ nhà làm lý thông báo cho tổ tiênbiết, lợn được khiêng vào trong nhà để trên sàn gỗ gian chính Người Hà Nhìđen quan niệm, con cháu khi làm cúng phải đưa lễ vật vào trong nhà thì tổ tiênmới nhìn thấy sang năm mới phù hộ tốt cho gia đình con cháu Trước khi chọctiết phải lấy nước sạch làm lý tẩy uế dội ở chỗ đầu, cổ và phía đuôi Lấy một condao nhọn xiên mũi dao qua giữa tàu lá chuối để chọc cho tiết khỏi phun ra ngoài.Ông chủ cắt để riêng, phần thịt làm lý cúng tổ tiên gồm nửa miếng tim, nửa gan,một miếng thịt nạc

Ngày lễ đầu tiên chủ các gia đình làm lý cúng tổ tiên 3 lần vào buổi sáng,trưa, chiều trước bữa ăn cơm Buổi sáng, ông chủ mặc quần áo mới đầu cuốnkhăn đen và dọn sạch bàn thờ để dâng lễ vật thờ cúng Bàn thờ bằng gỗ được đặt

ở góc phải gian giữa, gần bếp nấu ăn của gia đình

Chủ nhà lấy ống rượu rót vào một chiếc bát sứ nhỏ, sau đó rửa sạch tay đểchuyển các lễ vật lên nóc tủ Trước tiên phải đưa đèn dầu lên trước, sau đó là 4gồm: bát rượu và nước gừng ở phía trong, bát thịt và bát cơm có đặt bánh dàytrên phía bên ngoài, đặt đôi đũa trong mâm Khi ông chủ hành lễ, tất cả con cháu

họ hàng có trong nhà phải đội mũ hoặc cuốn khăn đen, không được đi giầy dép,quàng khăn màu trắng vào quỳ trước bàn thờ hoặc quỳ tại nền sàn gỗ Chủ cúngthực hiện hai động tác cúng như sau:

- Động tác 1: Quỳ hai gối, 2 tay chống xuống đất dập đầu lạy 3 lạy có ý nghĩamời tổ tiên, bố mẹ, ông bà về nhà ăn tết cùng gia đình con cháu

- Động tác 2: Đứng thẳng người lên, hai lòng bàn tay chắp vào nhau tạo thànhhình lòng thuyền mời 3 lần từ phía dưới lên có ý nghĩa mời tổ tiên về rửa mặt,chân tay rồi ngồi vào mâm ăn uống Cầu mong sự phù hộ tốt cho gia đình concháu luôn mạnh khoẻ, làm ăn phát triển, chăn nuôi được nhiều trâu, ngựa, lợn,gà… trồng trọt được nhiều lúa, ngô, khoai, đậu

Chủ nhà lạy tổ tiên xong tất cả các anh em trong gia đình cũng phải lạytương tự Sau đó ông chủ chuyển mâm lễ vật xuống nơi đôi thớt thờ đã để sẵn,rồi đưa cho bà vợ bát đựng muối để vợ làm lý vẩy muối vào chỗ tảng đá thần

Trang 30

gần bếp Tiếp theo, bà lấy một ít bánh cho vào đầu trên tảng đá với ý nghĩa chothần bếp ăn và hai miếng đặt hai bên cửa bếp lò để thần phù không cho hoả hoạn

Khi chủ nhà cúng mời tổ tiên ăn uống xong phải rót rượu mời người nhiểutuổi nhất trong gia đình ăn uống trước, sau đó mới chia cho vợ, các con trai gái,anh em họ hàng vào lạy tổ tiên tất cả đều được chia lộc Khi chia thức ăn ngườinhận phải xoè hai lòng bàn tay nhận có ý nghĩa cảm ơn

Các con cháu trong gia đình, chuẩn bị một chai rượu, một bát thịt, mộtcặp bánh dày đem đến kính cẩn dâng mời người già nhiều tuổi nhất trong dòng

họ ăn uống trước Khi đến phải thực hiện nghi thức chung dập đầu cúi 3 lạy,xong đem rượu đổ vào chiếc bát mời mọi người có mặt tại gia đình, mời theothứ tự từ già đến trẻ rồi đến mời thức ăn Mời xong người cháu trai đó đưa bátthịt và một cặp bánh dày cho bà chủ nhà với ý nghĩa mang tài lộc đến cho giađình, gia đình nhận hưởng tài lộc cũng chia phần lại cho người kia để sang nămmới làm ăn gì cũng tốt, gặp được nhiều may mắn

Trong ngày tết, thường chế biến các món sau: Tiết canh lợn, lòng xào, thịtlợn luộc, lòng luộc, gừng xào lòng già, rau cải luộc, canh đậu đỗ đỏ uống rượunếp ủ hoặc rượu gạo Trong ngày tết này, chủ các gia đình thường xuyên đếnmừng vui chia sẻ cùng các gia đình trong bản để chia ngọt sẻ bùi, chúc năm mớisức khoẻ và hạnh phúc

2 Ngày lễ thứ 2

Gia đình tiếp tục chuẩn bị lễ vật dâng cúng hai bữa mời tổ tiên Lễ vậtdâng cúng trong ngày này khác, không có bát rượu mà chỉ có bát nước gừng, bátthịt bát cơm, bát bánh Trước khi cúng ông chủ vẫn phải chuẩn bị rửa bát đũanhư ngày hôm đầu, cũng thái thịt trong thớt rồi bày lên trên nóc tủ có đặt chiếcđèn dầu đã thắp và thực hiện các thao tác tương tự rồi cùng xum học ăn uống vui

vẻ Trước kia, ngày cúng thứ 2 còn là dịp cho các gia đình có con gái hoặc cháugái được làm lý xiên lỗ tai đeo đồ trang sức

3 Ngày lễ thứ 3

Ngày thứ 3 là ngày lễ tổng kết, gia đình làm cơm cúng mời tổ tiên ănuống rồi tiến đưa tổ tiên về nơi ở cũ Lễ vật buổi cúng cuối cùng cũng giống nhưbuổi lễ hôm đầu tiên

Ngày này chủ nhà cùng với vợ dậy sớm giúp nhau làm đồ lễ Khi đãchuẩn bị xong, chủ nhà thay quần áo mới, đầu quấn khăn đen, bà vợ cũng ănmặc trang phục truyền thống dân tộc đóng vai trò phụ giúp cho chồng Bà chủ

bê đưa cho chồng một chậu nước sạch đầu nguồn để rửa các đồ lễ trong giỏtrước khi cúng Đầu tiên, ông rửa đôi thớt thờ, rồi đến 5 chiếc bát, đũa, dao thái.Trước đó ông thắp đèn dầu để phía trên đầu mép chiếu đã trải, sau đó thái thịtthành miếng nhỏ chia vào bát, đổ ống rượu ngâm vào một chiếc bát, rồi chuyển

lễ vật lên trên nóc tủ Khi cúng ông cũng thực hiện hai động tác như 2 ngàytrước nhưng nhanh mạnh và dứt khoát; sau đó đứng lên chắp hai tay thành lòngthuyền đưa từ dưới lên 3 lần với ý nghĩa mời tổ tiên bố mẹ vào mâm ăn uống

Trong khi chủ nhà cúng các thành viên khác trong gia đình phải có thái độtrang nghiêm không cười nói đùa cợt, nếu có khách là người dân tộc khác thìkhông được nói vì sợ tổ tiên nổi giận trừng phạt do không phải là người Hà Nhì

Trang 31

Tất cả các thành viên con cháu trong nhà đều phải lạy tạ cảm ơn tổ tiên Cúngxong chuyển lễ vật xuống và chia rượu, thức ăn cho người già nhiều tuổi nhất,rồi theo thứ tự từ vợ, các con trai con gái, người nhận hai tay đón lấy cho vàomiệng luôn và cảm ơn chủ nhà Sau đó bày dọn cơm ăn uống vui vẻ chúc nhaulời chúc tốt đẹp nhất và tiễn ông bà trở về thế giới trường tiên.

Theo http://www.laocai.gov.vn

LỄ TẾT NHẢY CỦA DÂN TỘC DAO ĐỎ TẢ PHÌN

Người Dao ở Lào Cai có mặt hầu hết ở tất cả 10 huyện, thị xã, nhưng tậptrung đông nhất tại một số huyện như Bảo Thắng, Sa Pa, Văn Bàn, Bảo Yên

Dân tộc Dao là một dân tộc còn lưu giữ được khá nhiều vốn văn hóa dângian truyền thống, bao gồm kho sách cổ, tranh thờ Song ở dân tộc Dao đặc biệtcòn bảo tồn nhiều nghi lễ, lễ hội truyền thống: lễ cấp sắc, lễ lập tịch, lễ tếtnhảy

Trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ đề cập và giới thiệu về nghi lễ"giàngchảu đao", có nghĩa là lễ tết nhảy Từ"giàng chảu đao"dịch theo nguyên nghĩalà"bước nhảy dài", song nghi lễ này tổ chức vào dịp tết nên mọi người gọi là lễtết nhảy

Hằng năm, dân tộc Dao đỏ ở Sa Pa đều tổ chức lễ tết nhảy, nghi lễ nàythường chỉ diễn ra trong hai ngày, đó là ngày mồng 1 hoặc mồng 2 tháng giêng,hãn hữu lắm mới có dòng họ tổ chức cá biệt vào ngày mồng 3 tháng giêng.Khoảng cuối giờ Thìn, đầu giờ Tỵ ngày mồng 1 hoặc mồng 2 tết, ba dòng họ lớn

ở xã Tả Phìn (Lý, Bàn và Triệu) tấp nập tổ chức tết nhảy tại nhà ông trưởng họ

Mục đích chính của nghi lễ này là cúng và cầu khấn tổ tiên phù hộ sangnăm mới mọi người trong gia tộc, dòng họ được mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa,cho mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm phát triển không bị dịch bệnh Lễ tếtnhảy của dân tộc Dao đỏ ở Sa Pa năm nào cũng tổ chức với hình thức và qui mônhư nhau

Đây là nghi lễ của một dòng họ tổ chức để cúng tổ tiên dòng họ mình, tất

cả mọi công việc được tiến hành tại nhà ông trưởng họ, nơi có để bàn thờ tổ tiêncủa cả họ Nếu vì lý do nào đó mà không tổ chức được ở nhà ông trưởng họ thìmọi người trong dòng họ sẽ họp bàn và chọn trong dòng họ một người có uy tín

và hiểu biết để đứng ra lo công việc này

Trong việc tổ chức lễ tết nhảy, nếu dòng họ nào làm thì phải tổ chức nghi

lễ trong ba năm liên tục, và ở trong một bản khi có một dòng họ tổ chức lễ tếtnhảy thì các họ khác đều không được làm, dòng họ nào có nhu cầu tổ chức nghi

lễ này phải đợi sau ba năm mới được làm

Một tốp nam thanh niên “sài cỏ” theo sự hướng dẫn của thầy cả “cháipeng pi” tổ chức nhảy 14 điệu diễn mở đường, bắc cầu đưa đón tổ tiên, thần linh

về dự tết Để chào bố mẹ, tổ tiên đã khuất, điệu nhảy chỉ được thực hiện bằng

Trang 32

một chân, đầu cúi, ngón tay trỏ giơ cao Để mời tiên nương, tiểu nữ giáng trần,điệu nhảy được diễn tả bằng múa cò"pẹ họ", mô phỏng cảnh chim cò sải cánhbay xa, rồi dáo dác tìm chỗ đậu lại Điệu nhảy mời thần linh"ăn"tết được diễn tảbằng nhịp bước khoan thai và uy lực của loài hổ Các điệu múa mang tính hìnhtượng cao diễn tả cảnh các thiên thần tổ tiên về hạ giới dự tết với con cháu

Kết thúc các điệu nhảy mở đường, đón chào tổ tiên, thần linh, cả dòng họlàm lễ rước tượng tổ tiên Tượng tổ tiên cũng là những tác phẩm nghệ thuật điêukhắc độc đáo của người Dao Tượng được chạm khắc đẹp với trang phục thời cổxưa, dài 20-25 cm, đường kính thân 5cm, bàn tay phải của các tượng đều cầmthẻ bài Ngày thường tượng được bọc kín bằng vải trắng Ngày tết được concháu rước xuống làm lễ tắm gội, thay khăn choàng mới Nước tắm là thứ nướcthơm chế từ vỏ loại cây"sum mụ"

Sau lễ tắm gội cho tượng, con cháu lại tổ chức các điệu nhảy, dâng gà.Thầy cả và ba thanh niên tay cầm gà trống đỏ, vàng nhảy theo nhiều động tácdâng gà, có động tác rước gà trên đầu, có động tác"vác"gà qua hai vai, có độngtác vừa múa vừa vặt đầu gà Kết thúc là điệu múa cờ

Tết nhảy diễn ra suốt từ cuối giờ Thìn đến giờ Dậu và tổng hợp các loạihình nghệ thuật dân gian, nghệ thuật nhảy múa, nghệ thuật âm nhạc và nghệthuật ngôn từ, kể về công lao tổ tiên đến nghệ thuật tạo hình với các loại tranhthờ, tranh cắt giấy, điêu khắc tượng gỗ

Để tìm hiểu về những nét đẹp văn hoá trong các điệu xoè truyền thống và

lễ hội xuống đồng của đồng bào dân tộc Tày, trong những ngày đầu xuân chúngtôi tới thăm gia đình ông Vàng Văn Xương thôn Na Hối Tày xã Na Hối

Là người con sinh ra và lớn lên ngay chính mảnh đất quê hương, cùng vớiniềm say mê những làn điệu xoè truyền thống Ông đã có nhiều cống hiến choviệc lưu giữ, bảo tồn và phát triển các điệu xoè quê hương Trong nhiều năm quavới cương vị chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã, ông có điều kiện để tìm hiểu về nétđẹp văn hoá truyền thống trong các làn điệu xoè của dân tộc mình Dẫn chúngtôi tới thăm các bản làng của xã, ông cho biết: Sự ra đời của lễ hội Lồng Tồng

và các điệu xoè không biết ra đời từ bao giờ: Chỉ biết rằng, tương truyền từ ngày

Trang 33

xưa ở xã Tà Chải và Na Hối bây giờ có rất nhiều người sinh sống và làm nghềnông Thế rồi vào năm nọ, cây lúa lớn lên cứ lép trắng bông, còn ngô thì khôngđược thu hoạch Không ít người đã bỏ đất này đi nơi khác, còn người Tày vẫnkhông muốn rời xa làng bản thân yêu của mình Họ đã cùng nhau góp một mâmcơm để cúng thần linh, cầu được qua thiên tai, dịch bệnh, để mùa màng được bộithu Chẳng biết có phải lời cầu xin của dân làng linh ứng tới các vị thần haykhông, mà mùa sau lúa ngô đầy nhà, quả sai trĩu cành Người dân mở hội ănmừng, khi tiếng chim, tiếng trống và tiếng kèn Pí Lè vang lên rộn rã trong khôngkhí tưng bừng, náo nhiệt, thì không ai bảo ai cùng nắm tay nhau thành vòngtròn, nhảy múa, và họ bật lên câu hát:

Xoè xoè Cây lúa thành bông Xoè xoè Cây ngô thành bắp Xoè xoè Trai gái thành đôi

Và lễ hội lồng tồng cùng các làn điệu xoè của người Tày ra đời từ đó Cho đến bây giờ, Lễ hội lồng tồng là lễ hội lớn nhất của đồng bào Tày ở

Tà Chải và Na Hối Ðây là lễ hội cúng thần nông của đồng bào Trong ngày hội,phần lễ tương đối đơn giản Giữa bãi rộng, người ta dựng một cây nêu bằng câybương to, có gắn một vòng tròn dán giấy đỏ (biểu tượng mặt trời) Dưới châncây nêu là những mâm lễ của làng và của các gia đình thành kính dâng lên cúngthần, báo cáo thành quả trong một năm lao động sản xuất, cảm ơn thần nông đãphù hộ, mời thần về dự hội với con cháu cầu mong cho mưa thuận, gió hòa,mùa màng tốt tươi Về mặt hình thức, các mâm lễ không bắt buộc phải có sơhào hải vị, nhưng bắt buộc mỗi thôn phải có mâm lễ riêng của thôn mình Mỗimâm lễ cúng thường có xôi ngũ sắc, bỏng ngô, một con lợn con hoặc một thủlợn tuỳ vào lòng thành và điều kiện của thôn để dâng lên cúng thần Điều đặcbiệt trong ngày lễ, thầy cúng phải là người có uy tín trong bản, biết bài cúng vàgia đình trong năm trước phải làm ăn phát đạt, không có điều tiếng Sau lễ cầukhấn, ông chủ lễ hội gióng lên hồi chiêng bắt đầu phần hội Lễ hội Lồng tồngđược tổ chức hằng năm đều tạo nên những mục đích, ý nghĩa thiết thực đối vớivùng đồng bào dân tộc Tày trên địa bàn huyện

Sau phần lễ, các hoạt động của phần Hội được diễn ra sôi nổi, đầu tiên làtrò chơi ném còn thu hút đông đảo mọi người tham gia Quả còn được làm bằngvải, buộc nơ, trang trí, thêu rất đẹp Ai cũng có quyền được ném còn, ai némtrúng được thưởng quà lưu niệm Sau đó diễn ra cuộc thi ném còn giữa các đội ởcác thôn bản Ở trò chơi này, theo quan niệm của đồng bào dân tộc Tày, quả cònkhi được ném qua vòng sẽ đem lại may mắn cả năm cho người dân trong xã.Bên cạnh trò chơi ném còn, lễ hội còn diễn ra các trò chơi như dân gian như đuquay, đẩy gậy giữa các đội của các thôn Tiếp đó là hội diễn văn nghệ, các đoànvăn nghệ của các thôn mang đến lễ hội những tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất vàđược chuẩn bị rất công phu Các điệu múa Tày, múa xuống đồng, múa địu, múagieo hạt, múa thu hoạch, múa lên nương thể hiện những nét uyển chuyển,quyến rũ Ngày nay, bên cạnh các tiết mục văn nghệ dân gian, các đội còn hátnhững bài hát ca ngợi Ðảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước đổi mới, đặc biệt lànhững bài hát giao duyên thể hiện tình yêu lứa đôi Trong lễ hội, trai gái gặp

Trang 34

nhau làm quen, tìm hiểu, thử tài nhau qua các hoạt động văn hóa - văn nghệ, sau

đó tỏ tình, hẹn hò trong các buổi chợ phiên

Một hoạt động không thể thiếu trong ngày hội Xuống đồng là tất cả mọingười, không phân biệt tuổi tác, nam nữ đều hoà mình vào những điệu xoètruyền thống trong tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng kèn pí lè rộn rã Người TàyBắc Hà quan niệm rằng: Không xoè cây lúa không thành bông / Không xoècây ngô không ra bắp / Không xoè trai gái không thành đôi Trong phút thănghoa của vũ điệu truyền thống, cái rụt rè, ngượng ngập thường ngày biến mất,mọi người ào vào vòng xoè tìm bạn Tay trong tay, mắt trong mắt, từ một vòngxoè rồi phá ra thành hai, ba vòng, hết điệu cấy lúa, gặt lúa, thổi cơm sang điệuhái mận, hái đào, tìm bạn, giã bạn Kết thúc lễ hội vào buổi hoàng hôn là hộiđại xòe, sau khi đốt một đống lửa to, tất cả mọi người tay nắm chặt tay hòamình vào điệu xòe

Khác với các điệu múa khác, xoè Bắc Hà là một loại hình dân vũ phảnánh phong tục,tập quán sinh hoạt, lao động sản xuất của đồng bào Tày nới đây

Để cổ vũ tinh thần cho bà con nhân dân có khí thế bắt tay vào vụ mới luôn dồidào sức khoẻ, gặp nhiều may mắn và thu hoạch mùa màng thắng lợi Mở màncho bài xoè là điệu xoè Chính Tiếp đến là điệu đập lúa, ý nói những đồng lúavàng óng ả, hạt mẩy như ong, chỉ chờ những bàn tay khoẻ mạnh của chàng traitài cùng những cô gái đảm đang thu hoạch Vì thế, vòng xoè phải dồn dập, náonhiệt như thúc dục mọi người đi gặt lúa, gánh thóc về nhà, nhịp điệu vòng xoèkhẩn trương hơn Tiếp theo là điệu xoè “đón xuân”của các chàng trai cô gái,vòng xoè lúc này rộng ra và nhịp điệu gấp gáp hơn Từng đôi, từng đôi, dắt taynhau đi trong nhịp xoè rộn rã tiếng chiêng và kèn pí lè Mắt trong mắt, tay trongtay, họ không muốn rời nhau Đó chính là điệu xoè mò cá - vòng xoè này cứ đềuđều xoay tròn khi chụm vào, khi tan ra, như lời thủ thỉ của chàng trai, còn cô gáidẫu biết là nhận lời nhưng vẫn ra vẻ thẹn thùng, e ngại với điệu nguẩy lưng Lúcvòng xoè được nới rộng ra, người con gái ý nhị đập tay vào lưng người con trai mình mến, như nhắn gửi, anh đừng quên đường vào mùa xoè năm sau nhé Hiệnnay, Xoè không chỉ rừng lại ở năm điệu xoè gốc mà nó còn phát triển phongphú, đa dạng hơn như điệu xoè cờ (cầm cờ), diễn tả hình ảnh nhân dân đónmừng bộ đội về làng trong niềm vui giải phóng, rồi các loại xoè trong ngày lễhội khác như xoè nón, xoè khăn, xoè quạt

Lễ hội lồng tồng của đồng bào Tày được tổ chức đều đặn vào ngày rằmhằng năm đã tạo ra sân chơi vui vẻ, lành mạnh, ý nghĩa vào dịp Tết, quảng bávăn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giúp mọi người hướng

về cội nguồn dân tộc Lễ hội đã trở thành điểm nhấn văn hóa hấp dẫn khách dulịch tới tham quan, tìm hiểu nét đẹp văn hóa của lễ hội vùng cao Bên cạnh đó,các điệu xoè còn thể hiện sự gắn kết cộng đồng, thể hiện bản sắc dân tộc độcđáo Vì vậy, Xoè Bắc Hà là một trong những di sản văn hoá đang được nhiềungười quan tâm tìm hiểu Khách quốc tế đến với Bắc Hà rất thích được tham gia,thưởng thức và tìm hiểu về nguồn gốc của vũ điệu này

Trang 35

Cùng với việc thực hiện đề án phát triển du lịch đoạn 2005 - 2010 XoèBắc Hà được huyện xác định là một trong những mục tiêu cần bảo tồn và pháttriển để thu hút du khách đến với Bắc Hà Bên cạnh đó, nét đẹp trong các lànđiệu xoè truyền thống đã trở thành nét văn hóa tiêu biểu, đặc trưng được lựachọn biểu diễn trong các hoạt động lớn của huyện Với mục tiêu phát triển dulịch theo hướng khai thác các lợi thế, trong đó chú trọng vào phát huy bản sắcvăn hoá các dân tộc Thời gian qua cấp uỷ, chính quyền và các cơ quan chuyênmôn của huyện đã và đang có những biện pháp tích cực trong việc gìn giữ, pháttriển lễ hội và các điệu xoè truyền thống Có thể khẳng định, với những hoạtđộng phong phú, hấp dẫn, lòng mến khách của đồng bào các dân Tày cùng vớinhững nét đẹp trong lễ hội Lồng tồng, nét đẹp trong điệu xoè truyền thống đãgóp phần đẩy mạnh phát triển du lịch, thu hút du khách và các nhà đầu tư đếnvới Bắc Hà

Theo egov.laocai.gov.vn

NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN

Thiếu nữ trong mùa xuân Ảnh: Hải Sâm

Mỗi mùa xuân về, đồng bào các dân tộc chuẩn bị để đón tết đầm ấm.Ngay từ ngày 23 tháng Chạp, mọi nhà đều chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để tiễnông Táo về trời báo cáo một năm làm ăn phát đạt và dọn dẹp nhà cửa đón nămmới đến

Khác một số dân tộc, người Dao Tuyển không thờ ông Táo nên không khíngày Tết chỉ thực sự bắt đầu từ ngày 28 tháng Chạp 28 tết, đồng bào giết lợn đểchuẩn bị thực phẩm phục vụ 3 ngày tết Ngày 29, cả gia đình tất bật mỗi ngườimột công việc chuẩn bị gói bánh chưng Sáng 30, mọi thành viên trong gia đìnhdậy rất sớm để dọn bàn thờ và dâng lên tổ tiên những bánh chưng gù thơm ngonnhất

Theo phong tục, ngày Tết người Dao Tuyển chỉ cúng tổ tiên bằng bánh chưngđen được làm rất cầu kỳ: lấy cây lúc lắc phơi khô, đốt thành than rồi cho vào cốigiã mịn và lấy bột than đó ngâm gạo Sau khi cúng xong, đồng bào dọn sạch bànthờ và lót bằng lá chuối, buổi chiều thì chuẩn bị làm bánh mật để cúng vào sángmùng một Tối 30, mọi người trong gia đình đều tắm sạch và thay quần áo mới

để mùng một đi vui xuân (quan niệm rằng mọi người phải trong sạch để đónnăm mới) Việc thắp hương vào đêm tất niên thì người phụ nữ không được phépdâng hương cúng tổ tiên Nếu trong gia đình không có đàn ông, phải nhờ anh

em, họ hàng Và trên bàn thờ vào đêm 30, ngày mùng một, rằm tháng giêng baogiờ cũng sáng ánh đèn dầu (ngọn lửa tượng trưng cho sự ấm cúng, sung túc vàbình an) Theo quan niệm của người Dao Tuyển thì tất cả sự sống là để nuôi conngười nên ngày mùng một họ ăn chay và không sát sinh

Không khí ngày Tết của đồng bào dân tộc Dao Tuyển chỉ thực sự sôiđộng bắt đầu từ mùng một Sau khi cúng tổ tiên, tất cả đồng bào tập trung tạinhà già làng ăn mừng năm mới và đi chơi xuân Nhưng có lẽ điều vui nhất và

Trang 36

hấp dẫn nhất trong dịp tết là những buổi hát giao duyên giữa trai gái các làng vớinhau (hát qua làng) Đây cũng là cơ hội cho những người yêu nhau nhưng khônglấy được nhau có cơ hội ôn lại những kỷ niệm

Từ mùng hai đến mùng mười, trai gái người Dao Tuyển say sưa vớinhững điệu hát giao duyên mang đậm nét văn hoá của dân tộc Gần đến tết, cáclàng đều gửi phong hàm cho nhau để cử người hát hay ra đón và hát đáp lại(phong hàm gồm có 3 viên thuốc lào kèm 3 cặp đồng xu để xin già làng, trưởngbản, người cúng làng cho trai gái hát giao duyên) Những lời ca được nối tiếpnhau Những cuộc hát giao duyên có thể kéo dài thâu đêm suốt sáng, cũng có thể

từ ngày này sang ngày khác, khi hát họ như hoà mình vào từng làn điệu để cảmnhận sự da diết, đắm say ngọt ngào, đậm sắc văn hoá dân tộc

- 10 năm, cuộc sống của người Mông ở Si Ma Cai khó khăn lắm, quanh năm ăncơm trộn ngô, sắn hoặc mèn mén Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùngnhiều chính sách hỗ trợ như Chương trình 135 và 134, Dự án giảm nghèo , đờisống đồng bào đã đổi thay Xã Sín Chéng có 7 thôn thì 100% thôn có đường cấpphối, nhiều gia đình đã có ti vi, xe máy

Trên đường đến chợ Cán Cấu, trong sương mù dày đặc, chúng tôi vẫn thấy hoaban, hoa mận nở trắng khoảng rừng ông Đỗ Minh Lương, Phó chủ tịch UBNDhuyện Si Ma Cai cho biết: “Mặc dù đời sống còn khó khăn, nhưng mỗi khi Tếtđến Xuân về, bà con vẫn tấp nập ngoài chợ Ngoài những món đặc sản như lợncắp nách, thắng cố, thịt gà đen ngày Tết của người Mông ở Si Ma Cai khôngthể thiếu bánh dày” Chị Giàng Thị Mai hồ hởi đưa chúng tôi nếm thử chiếcbánh được gói trong lá chuối tây vẫn còn nguyên màu xanh non và nói về cáchlàm bánh: “Nguyên liệu chính làm bánh dày là gạo nếp nương, đãi sạch rồi đồ từ

2 – 3 giờ cho dẻo Sau đó mang ra máng gỗ dùng chày giã nhuyễn Giã xong, đổ

ra mẹt đã láng lòng trắng trứng gà để chống dính Sau khi khấn ma nhà và Giàng(Trời), có thể tha hồ thưởng thức bánh” Khi ăn, người Mông thường dùng daoxắt thành từng miếng rồi rán trong chảo mỡ nên rất thơm ngon

Người Mông ăn Tết theo lịch của riêng mình (lịch chia làm 12 tháng,không có tháng nhuận) Tết thường diễn ra trong 5 ngày (từ mùng 1 – 5/1) Ngày

Trang 37

30/12, bà con mổ gà, lợn cúng giao thừa, đặc biệt, nhà nào cũng phải có vài baxâu thịt treo trong nhà để đãi khách Mùng 1, đồng bào chỉ cúng thịt gà và ăncác món chế biến từ thịt gà Bàn thờ tổ tiên của người Mông thường đặt ở chínhgiữa nhà cùng tờ giấy trang trí các hình thù biểu hiện cho sức khỏe dán lêntường Mỗi lần thắp hương, ngoài con gà luộc, hai chiếc bánh dày, hoa quả,người Mông còn để cuốc, xẻng, cày, bừa, rìu bên cạnh bàn thờ để cầu mongnăm mới mùa màng thắng lợi Họ quan niệm, dụng cụ lao động cũng giống nhưcon người, cũng cần nghỉ ngơi thì mới có đủ sức khỏe làm việc

Ngày Tết, một trong những hoạt động hấp dẫn nhất của người Mông ở Si

Ma Cai đó là lễ hội Gầu tào Hội thường được tổ chức trên một bãi đất rộng,bằng phẳng Từ sáng sớm, những cô gái Mông váy đỏ, váy xanh sặc sỡ, da trắnghồng, mắt đen láy đã tung tăng đến hội xem ném còn, đu tiên, múa giáo, múasinh tiền, thổi khèn, bắn nỏ, đẩy gậy, hát giao duyên Các trò chơi thường kéodài đến hết tháng Giêng

Là một trong những cô gái Mông có giọng hát hay và lảnh lót nhất bảnnên năm nào chị Mai cũng là nhân vật chính trong tiết mục hát giao duyên Hátgiao duyên thường gồm 2 tốp nam nữ, mỗi tốp đứng ở một đầu sân, cách nhaukhoảng 40 - 50m Từng tốp cử ra người hát hay nhất để đối đáp với bạn, nhữngngười bên cạnh hò reo, cổ vũ Nét độc đáo trong hát giao duyên của người Mông

là mỗi người cầm một ống tre (chảng sung thản chồ), nối với sợi dây dài bằngkhoảng cách giữa hai đầu sân, mỗi bên cầm một đầu rồi hát âm điệu lời hátvọng vào ống tre nên người ở bên kia dù cách mấy trăm mét vẫn nghe rõ từnglời từng ý

Tết của người Mông cũng là dịp để các đôi trai gái tìm hiểu lẫn nhauthông qua trò ném quả vải Chàng trai ném quả vải về hướng cô gái mình thích,nếu cô gái đó bắt quả vải đồng nghĩa với việc ưng thuận cô gái cũng có thể làmngược lại Nhiều đôi trai gái trong bản nhờ đó đã nên vợ, nên chồng

Đặc biệt, đồng bào ở đây rất mến khách, họ quan niệm rằng, ngày Tết có

ai đến chơi thì cả năm sẽ gặp may mắn nên đón tiếp rất chu đáo Khi ra về, họcòn tặng 2 chiếc bánh dày làm quà

http://www.kinhtenongthon.com.vn

TIẾNG KHÈN HUYỀN DIỆU ĐÊM SAPA

Sapa một thiên đường nhỏ; hoang sơ, e ấp nhưng cũng vô cùng rực rỡgiữa đại ngàn vùng Tây Bắc của tổ quốc Việt Nam Chinh phục du khách khôngchỉ bởi vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, mà Sapa còn là sự lôi cuốn bởi nhữngsắc màu văn hóa của các tộc người anh em : H’Mông, Dao,Tày, Thái, Xá Phó…đang cùng sinh sống ở đây

Trang 38

Đặc biệt đến với Sapa ngày cuối tuần du khách sẽ được thưởng thức vàkhám phá những giai điệu đặc sắc của tiếng khèn tìm bạn, đã được các chàngtrai người H’Mông tấu lên trên phố đêm Sapa.

Nằm lặng lẽ ẩn mình trong những lớp mây mù giăng phủ, Sapa khiếnngười ta nhớ khi đã một lần đến và cũng khiến người ta mong muốn được đếnnếu chưa có dịp để ghé thăm “Sapa đêm thứ 7 vui lắm, nhớ đừng bỏ lỡ”, đã córất nhiều người đến Sapa để rồi đinh ninh nhắn lại cho người bạn của mình có ýđịnh lên Sapa như vậy

Và đã có biết bao du khách một lần đến với Sapa, một lần không bỏ lỡđêm cuối tuần để rồi khi tạm biệt Sapa nhưng vẫn cứ luyến nhớ mãi đêm Sapacuối tuần ấy Đó là những đêm huyền diệu của tiếng khèn — đêm thổn thức củatiếng lòng, đêm của những khát khao mang vị ngọt ngào của tình yêu — tìnhbạn; chất chứa trong đó là những cảm xúc tha thiết, bồi hồi mà rạo rực củanhững chàng trai cô gái người H’Mông trong những vũ điệu xoay tròn quấn quýtbên nhau

Người H’Mông quan niệm rằng: đã là con trai người H’Mông thì dù còntrẻ hay đã già thì trên người lúc nào cũng phải có cây khèn Qua cây khèn, tiếngkhèn, cách chàng trai đó thổi khèn mà cho thấy được sức mạnh về thể chất cũngnhư thể hiện được rằng người con trai đó có đời sống văn hoá tinh thần mạnh

mẽ đến nhường nào

Còn nếu con trai người H'Mông không biết thổi khèn, không biết múakhèn và không có võ thuật thì có nghĩa con trai người H'Mông đó tầm thường dovậy ngươi mông đi đâu rất tự hào về việc múa khèn và thổi khèn của mình

Trải qua thời gian, cuộc sống nay đã có nhiều đổi thay, nhưng tình yêu và

sự gắn bó của người con trai H'Mông với cây khèn vẫn vậy; Tiếng khèn tìm bạncủa các chàng trai H'Mông hôm nay đã không chỉ khiến các cô gái H'Mông nghequa phải đỏ mặt, phải say đắm để rồi không thể kìm lòng đã tự nguyện xòe ô đểxoay theo vòng múa; mà những giai âm ấy còn đánh thức tiếng lòng của biết bao

du khách từng đến với sapa

Tình yêu của người H’Mông là vậy, bắt nguồn từ tiếng khèn thật giản dịnhưng cũng vô cùng lãng mạn Tạo nên nét văn hóa trữ tình độc đáo trên nhữngvùng đất nơi rẻo cao, tạo nên những đêm Sapa huyền diệu, những đêm cuối tuầnkhó quên trong lòng du khách đến với Sapa

http://www3.tuoitre.com.vn

TỤC ĂN TẾT CỦA NGƯỜI PHÙ LÁ Ở TÀ CHẢI

Khi hoa mận nở trắng các sườn núi cao nguyên Bắc Hà báo hiệu một mùaxuân đã về khắp các bản làng Người Phù Lá tạm gác lại phía sau mọi lo toan đểchuẩn bị đón mừng năm mới

Tiếng kèn, tiếng nhạc nổi lên cùng với lời ca tiếng hát hòa nhập cùngthiên nhiên báo hiệu mùa xuân về, hội tết lại đến, núi rừng như cùng đón xuân

Trang 39

mới với đồng bào Người Phù Lá Lào Cai cư trú chủ yếu ở huyện Bắc Hà,Mường Khương, Bảo Thắng và Bảo Yên Dân số khoảng 2540 người, sốngthành từng làng, mỗi làng có vài chục nóc nhà Đồng bào còn lưu giữ đượcnhiều nét sinh hoạt văn hoá truyền thống, đặc biệt tục ăn tết mừng năm mới Đểchuẩn bị cho tết này, nhất là trong tháng chạp đồng bào phải làm biết bao côngviệc: Lên rừng kéo củi về chất thành đống to trước sân nhà hoặc cất ở đầu hồinhà, rồi tu sửa, dọn dẹp sạch nhà cửa; lấy rau lợn về dự trữ, đi rừng tìm lá dong

về gói bánh chưng; xuống suối bắt cá hoa “Khóc dì” về sấy khô, chuẩn bị ngô,gạo để nấu rượu phục vụ cho ngày tết Trước tết, đàn ông Phù Lá giỏi nghề,làm yên ngựa mang đến chợ bày bán, các phiên chợ tết người mua, người bántấp nập hơn ngày thường, chủ yếu là người Mông, người Dao và người Phù Lá,giá một chiếc 40-50 nghìn, số tiền bán được từ yên ngựa dùng để mua sắm thức

ăn, quần áo, quà cho bố mẹ và các con Phụ nữ đi chợ mua sắm quần áo, dày dépcho con, hương và tiền giấy vàng, muối, dầu và các thứ hàng hóa cần thiết khácphục vụ cho ngày tết Trẻ em nam không quên làm quay, làm nỏ để ngày tết mởhội thi bắn Thanh niên cả làng tập trung làm cột đu quay để nam nữ thanh niênvui chơi giao duyên đầu xuân mới Tất cả lương thực thực phẩm mua sắm đượctính đủ phục vụ cho ngày tết, họ ăn tết từ ngày mồng một đến hết ngày 15 thánggiêng, sau đó bắt đầu bước vào lao động sản xuất trong mùa vụ mới Bà chủ nhàchuẩn bị gạo nếp ngon để làm bánh chưng “Khuân pang pá” và bánh dày “Củ mipá” Ngày tết, gia đình nào cũng mổ lợn tiếp đón anh em về ăn tết Như mộtthông điệp đã định, ngày 30 tết mỗi gia đình thường vào rừng lấy một ngọn trúc

về để quét dọn trong nhà và khu vực đặt bàn thờ tổ tiên, với mong muốn quétsạch mọi cái xấu của năm cũ để đón một năm mới an lành, hạnh phúc, mùamàng bội thu Trong ngày tết, theo quan niệm của đồng bào Phù Lá, tất cả mọingười từ già đến trẻ đều đun nước lá để tắm rửa gột sạch những cái cũ, cáikhông may mắn của năm cũ để cầu “những điều tốt lành” trong năm mới vớibao nhiêu khát vọng mong muốn cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc Chiều 30 tết,gia chủ bày một mâm lễ đặt ở dưới chỗ bàn thờ gồm 3 chiếc bánh chưng, 3 chiếcbánh dày, thủ lợn, rượu, thịt gà, hương, giấy tiền vàng, hoa quả, và bát đũa Khicúng, chủ nhà châm lửa thắp đèn dầu đặt trên mâm khấn mời tổ tiên, ông bà vềnhà ăn tết cùng gia đình con cháu và cầu mong tổ tiên che chở, phù hộ con cháumạnh khỏe, làm ăn phát triển Đêm giao thừa, cả nhà, cả làng thức giấc bên bếplửa chờ giây phút thiêng liêng đang xích lại gần của một năm mới Khi tiếng gàgáy báo hiệu thời khắc giao thừa đã đến, tiếng súng nổ dền khắp cả một vùng.Ngày mồng một tết Tất cả mọi người đều diện những bộ trang phục mới và đẹpnhất đồng thời kiêng nói tục chửi bậy, kiêng cãi cọ nhau và đặc biệt là kiêng xinlửa, kiêng thổi lửa Người Phù Lá cho rằng nếu cho xin lửa sẽ mất hết cái maymắn, cái lộc của gia đình, nếu thổi lửa cháy to năm đó sẽ hạn hán cây lúa sẽ bịgió bão thổi bay hết gốc (mất mùa) Từ 5 giờ sáng các chủ gia đình đem ốngbương (thuỳ) đi lấy nước ở trong khe suối Khi đi cầm theo đuốc lửa và 3 quehương với ý nghĩa cầu cho nguồn nước lúc nào cũng đầy, không bị cạn, bị thiếu,chủ nhà chỉ lấy một ống hoặc một thùng nước đem về để rửa bát đũa (không chodính mỡ) Gia chủ rót nước mới vào chén dâng cúng tổ tiên trên bàn thờ “Sành

Trang 40

khàng lâu chư cúng” cầu mong sự che chở và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.Cũng trong buổi sớm mồng một tết, chủ các gia đình chẻ đóm đốt một bó lửa đivòng quanh nhà một vòng có ý nghĩa: dẫn đường đón các cụ tổ tiên về, đồngthời đốt lửa còn để xua đuổi các loại ma xấu trong những ngày tết Người Phù

Lá làm mâm cỗ thờ tổ tiên và thần đất ở dưới gầm bàn thờ Sau khi dâng lễ vậtmời tổ tiên về ăn tết, tiếp theo mời thần thổ công (thổ đất) bảo về cho gia đìnhtốt hơn Sau khi các chủ gia đình làm lễ cúng tổ tiên, lúc bấy giờ các con, anh

em mới đi chúc tết bố mẹ, ông bà và người thân, hàng xóm Năm mới họ chúcnhau những lời chúc tốt đẹp nhất Trẻ con được người lớn mừng tuổi bằng đồngtiền hào (ngày nay bằng tiền giấy) Con cái chúc tết cha mẹ bằng cách lạy chúc

bố mẹ sống lâu trăm tuổi Bố mẹ chúc lại con cháu sức khoẻ, làm ăn phát đạt.Trong ngày mồng một tộc người Phù Lá kiêng ăn thức ăn có dính mỡ, kiêng ănthịt gà vì sợ tổ tiên trách mà trừng phạt làm cho con cháu ốm đau Gia chủ chỉrót ba chén nước cùng với các lễ vật bày từ hôm 30 tết, thắp hương suốt ba ngàytết để đón tổ tiên về nhà ăn tết, mừng cho con cháu… Đến ngày mồng hai vàmồng 3 tết: Các gia đình vẫn thắp hương cúng tổ tiên, chủ các gia đình đi thăm

và chúc tết người thân và anh em trong bản Các món ăn ngày tết không cầu kỳcũng khá phong phú, đa dạng và độc đáo gồm các món luộc, canh xương, ápchảo, nướng, rang và xào (thịt lợn, gà, cá…) và bánh chưng, bánh dày …NgườiPhù Lá ăn tết chính trong 3 ngày từ mồng 1 đến mồng 3 Ngày mồng 3 gia chủlàm lý đưa các cụ tổ tiên về nơi ở của ma Gia chủ làm một mâm cơm gồm: 1con gà trống luộc; 3 chén rượu; 3 bát cơm; 3 đôi đũa; 1 chai rượu; 1 đèn dầu; 3

bó hương; 3 bó tiền giấy bản; 3 chiếc bánh chưng; 3 chiếc bánh dày (được ránnóng lại) Đại ý bài cúng như sau: “Bây giờ tết đã hết rồi, mời các cụ ăn bữacơm uống chén rượu, ăn xong thì phù hộ cho gia đình con cháu một năm mớilàm ăn phát triển, trồng lúa, ngô tươi tốt, vật nuôi không bị dịch bệnh ăn xongthì mời các cụ tổ tiên về nơi ở của mình…” Chủ nhà cúng xong thì đem đốt tiềnvàng gửi cho tổ tiên và cầu mong tổ tiên phù hộ cho gia đình con, cháu làmđược nhiều tiền của hơn năm cũ Ngày tết, người dân trong bản được nghỉ ngơi,

tổ chức các trò chơi vui vẻ mang giá trị nhân văn Nam nữ thanh niên tổ chứchát giao duyên “Sẳng cố”, trẻ em nhỏ hơn tổ chức chơi đánh quay “Tù hí”, hộiđánh đu “Tả súng”, hội đá cầu “Choả chí mù chớ”… Không khí ngày tết, thậtvui vẻ, tục chúc tết cha mẹ người thân và anh em trong bản luôn được giữ gìntrọn vẹn, đến chúc nhau uống vài ba chén rượu lấy lộc đầu xuân cho may mắn Người Phù Lá vui chơi đến hết ngày 16 tháng giêng mới bắt tay vào mùa vụmới; những đôi nam nữ gặp nhau tại hội chơi mong muốn đến cuối năm có tinvui, nhiều đôi bạn trẻ nên duyên chồng vợ Xuân đến, tết về thực sự là ngày hộilớn để đồng bào Phù Lá gắn kết tình cảm cộng đồng, làng xóm mang đậm ýnghĩa nhân văn sâu sắc

http://portal.laocai.gov.vn

Ngày đăng: 29/04/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w