MỤC LỤCLời cảm ơn iDanh mục chữ viết tắt vDanh mục các bảng viDanh mục các hình viiPhần 1. Mở đầu 11.1. Tính cấp thiết của đề tài 11.2. Mục tiêu nghiên cứu 21.2.1. Mục tiêu tổng quát 21.2.2. Mục tiêu cụ thể 2Phần 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 32.1. Cơ sở lý luận 32.1.1. Nông thôn mới 32.1.1.3. Đặc điểm của nông thôn mới 42.1.1.4. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới 42.1.2. Quy hoạch xây dựng ntm 52.2. Cơ sở thực tiễn 92.2.1. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc 92.2.2. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại tỉnh lào cai 13Phần 3. Địa điểm và phương pháp nghiên cứu 143.1. Địa điểm nghiên cứu 143.2. Thời gian nghiên cứu 153.3. Nội dung nghiên cứu 153.4. Phương pháp nghiên cứu 153.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 153.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp 153.4.3. Phương pháp xử lý, tổng hợp thông tin, số liệu 163Phần 4. Kết quả nghiên cứu 174.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của điểm nghiên cứu 174.1.1. Điều kiện tự nhiên 174.1.2. Các nguồn tài nguyên 204.2. Điều kiện kinh tế xã hội 234.2.1. Hiện trạng kinh tế 234.2.2. Văn hoá – xã hội 244.2.3. Khả năng thu hút vốn đầu tư 244.3. Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng ntm tại xã vạn hoà 254.3.1. Quy hoạch sử dụng đất 264.3.2. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp và dịch vụ 324.3.3. Quy hoạch phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả tại địaphương 354.3.4. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, môi trường 364.3.5. Quy hoạch các khu dân cư và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theohướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp 484.4. Những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng nông thôn mới 494.4.1. Thuận lợi 494.4.2. Khó khăn 504.5. Một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch, xâydựng ntm 514.5.1. Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới 514.5.2. Giải pháp về huy động vốn 514.5.4. Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn 524.5.5. Giải pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ 534.5.7. Giải pháp xử lý chất thải, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sinh thái 534.5.8. Giải pháp nâng cao thu nhập của cộng đồng dân cư 54Phần 5. Kết luận và kiến nghị 554Tài liệu tham khảo 56
Trang 1Qua đây, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Th.SBùi Thị Cúc đã hướng dẫn nhiệt tình, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệmquý báu và đã giành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong quá trình thực hiệnkhóa luận Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ UBND xã Vạn Hoà, Thànhphố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai đã hỗ trợ giúp đỡ tôi trong quá trình xin số liệu thựctập của xã Vạn Hoà, Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai và các thầy cô giáo đãnhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài khóa luận.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, song do bước đầu làm quen với côngtác nghiên cứu khoa học và giải quyết những vấn đề có liên quan đến thực tiếnsản xuất, do trình độ bản thân và thời gian có hạn nên không tránh khỏi nhữngthiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và bạn bèđồng nghiệp để khóa luận được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
i
Trang 2MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vii
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
Phần 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.1.1 Nông thôn mới 3
2.1.1.3 Đặc điểm của nông thôn mới 4
2.1.1.4 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới 4
2.1.2 Quy hoạch xây dựng ntm 5
2.2 Cơ sở thực tiễn 9
2.2.1 Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc 9
2.2.2 Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại tỉnh lào cai 13
Phần 3 Địa điểm và phương pháp nghiên cứu 14
3.1 Địa điểm nghiên cứu 14
3.2 Thời gian nghiên cứu 15
3.3 Nội dung nghiên cứu 15
3.4 Phương pháp nghiên cứu 15
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 15
3.4.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp 15
3.4.3 Phương pháp xử lý, tổng hợp thông tin, số liệu 16
Trang 3Phần 4 Kết quả nghiên cứu 17
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của điểm nghiên cứu 17
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 17
4.1.2 Các nguồn tài nguyên 20
4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23
4.2.1 Hiện trạng kinh tế 23
4.2.2 Văn hoá – xã hội 24
4.2.3 Khả năng thu hút vốn đầu tư 24
4.3 Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng ntm tại xã vạn hoà 25
4.3.1 Quy hoạch sử dụng đất 26
4.3.2 Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ 32
4.3.3 Quy hoạch phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả tại địa phương 35
4.3.4 Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường 36
4.3.5 Quy hoạch các khu dân cư và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp 48
4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng nông thôn mới 49
4.4.1 Thuận lợi 49
4.4.2 Khó khăn 50
4.5 Một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch, xây dựng ntm 51
4.5.1 Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới 51
4.5.2 Giải pháp về huy động vốn 51
4.5.4 Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn 52
4.5.5 Giải pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ 53
4.5.7 Giải pháp xử lý chất thải, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sinh thái .53
4.5.8 Giải pháp nâng cao thu nhập của cộng đồng dân cư 54
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 55
iii
Trang 4Tài liệu tham khảo 56
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
DANH MỤC CÁC BẢN
v
Trang 6Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Vạn Hòa năm 2010 20Bảng 4.2: Tóm tắt nội dung quy hoạch 25Bảng 4.3 : Cơ cấu sử dụng đất trước sau quy hoạch theo giai đoạn 2011 – 2015
xã Vạn Hoà – Thành phố Lào Cai – Tỉnh Lào Cai 26Bảng 4.4: Kết quả quy hoạch sản xuất nông nghiệp 32Bảng 4.5: Kết quả quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật 36Bảng 4.6: Kết quả quy hoạch xây dựng hạ tầng xã hội, môi trường…… …40
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Vị trí địa lý xã Vạn Hoà, thành phố Lào Cai 17Hình 4.2: Cơ cấu lao động nông thôn xã Vạn Hoà 34
vii
Trang 8PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàndân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xãhội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp Xây dựng nông thôn mới giúpcho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhauxây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh
Từ khi triển khai xây dựng Chương trình NTM, diện mạo xã Vạn Hoà,thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai đã có những thay đổi tích cực về kinh tế - xãhội như: Kinh tế của xã đã có những bước phát triển mạnh mẽ, kinh tế nôngnghiệp chuyển dịch đúng hướng, đã hình thành các vùng sản xuất, chăn nuôitập trung theo hướng hàng hoá, chất lượng và hiệu quả; các hình thức tổ chứcsản xuất tiếp tục đổi mới; đường vào các khu dân cư được đổ bê tông giúpngười dân đi lại thuận lợi; trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được xây khangtrang, sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đời sống vật chất và tinh thầncủa người dân ngày càng được cải thiện; hệ thống chính trị được củng cố vàtăng cường, dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh quốc phòng được giữ vững
Để xây dựng được NTM thì cần phải có quy hoạch Quy hoạch làbước đầu tiên phải làm khi thực hiện xây dựng NTM
Xây dựng NTM phải bám sát vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội địa phương, của thành phố, đồng thời khai thác hiệu quả tiềm năng
về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, gắn xây dựng với bảo tồn và phát huytruyền thống, bản sắc văn hoá tốt đẹp của nhân dân các dân tộc trên địa bàn
Quy hoạch nông thôn mới đã đề ra những nội dung: quy hoạch theocác ngành các lĩnh vực; quy hoạch sử dụng đất phát triển sản xuất nôngnghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; quy hoạchphát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường; quy hoạch các khu dân cư vàchỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bảnsắc văn hoá tốt đẹp
Để đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng NTM làm cơ sở để
đề suất điều chỉnh hoặc bổ sung quy hoạch cho xã Vạn Hoà, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch
Trang 9xây dựng nông thôn mới xã Vạn Hoà, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 –2016 ”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch xây dựng nông thônmới từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quyhoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Vạn Hoà, thành phố Lào Cai, tỉnh LàoCai
1.3.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Kết quả thực hiện phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới
1.3.2 Giới hạn về không gian và thời gian điểm nghiên cứu
- Về không gian: tại xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
- Về thời gian: năm 2011-2016
Trang 10PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Nông thôn mới
2.1.1.1 Khái niệm nông thôn mới
Nông thôn mới là một vùng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộihiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nôngnghiệp với phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đô thị Xãhội nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí được nâng cao,môi trường sinh thái được bảo vệ, dân chủ cơ sở được phát huy, hệ thống
chính trị được tăng cường, vững mạnh Nói một cách tổng quan, nông thôn
mới là một vùng có những đặc điểm sau:
- Làng xã văn minh sạch đẹp, kết cấu hạ tầng hài hoà, hợp lý
- Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thươngmại - dịch vụ bền vững và phát triển theo hướng kinh tế hàng hoá
- Đời sống vật chất tinh thần của nông dân nông thôn ngày càng được nâng cao
- Bản sắc văn hoá dân tộc được gìn giữ, tôn vinh và phát triển
- Xã hội nông thôn ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo
- Dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh - quốc phòng vững mạnh
(Nguồn: cổng điện tử nông nghiệp mới BếnTre, Thanh Trúc (2013) Xây dựng nông thôn mới - những điều cần biết)
2.1.1.2 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới
Kể từ khi thực hiện chủ trương đổi mới chính sách phát triển nôngnghiệp nông thôn của Đảng và nhà nước, nước ta đã từng bước đạt đượcnhững thành tựu đáng kể Không chỉ coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu màcòn chú trọng tới các chương trình lương thực thực phẩm, hàng hóa tiêu dùngxuất nhập khẩu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, xây dựngđời sống văn hóa khu dân cư
Trong thời kỳ đổi mới đó đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớnnhưng bên cạnh đó vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, mâu thuẫn và thách thức
Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn lạc hâu, không đáp ứng được nhucầu đổi mới Nhiều hạng mục công trình xuống cấp, tỷ lệ giao thông cứng hóa
Trang 11thấp, giao thông nội đồng ít được quan tâm và đầu tư, hệ thống thủy lợi cầnđược nâng cấp, điện lưới chưa an toàn, cơ sở vật chất về y tế, văn hóa còn hạnchế
Bên cạnh đó thu nhập của người dân còn thấp, số doanh nghiệp đầu tưvào nông nghiệp, nông thôn còn ít, sự liên kết giữa người sản xuất và cácthành phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ Kinh tế hộ giađình, trang trại, hợp tác xã còn yếu kém
Mặt khác Nông thôn còn phát triển thiếu quy hoạch, còn mang tính tựphát, kiến trúc, cảnh quan làng quê bị pha tạp, lộn xộn và các nét văn hóatruyền thống bị mai một
Hệ thống chính trị là yếu tố quan trọng trong phát triển nông nghiệpnông thôn vẫn còn thấp kém, chưa phát huy hết năng lực lãnh đạo
Chính vì vậy sự cần thiết nhất là phải thực hiện một chương trình đổimới toàn diện nhằm thay đổi bộ mặt của nông thôn và đưa nước ta hướng tớimục tiêu năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp
(Nguồn: cổng điện tử nông nghiệp mới BếnTre, Thanh Trúc (2013)
Xây dựng nông thôn mới - những điều cần biết)
2.1.1.3 Đặc điểm của nông thôn mới
- Có kết cấu hạ tầng –xã hội hiện đại
- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệpvới phát triển công nghiệp, dịch vụ, trong đó công nghiệp, dịch vụ chiếm
tỷ trọng lớn
- Xã hội ổn định, đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng cao, thunhập tăng, tỷ lệ hộ nghèo thấp
- Vừa mang tính hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc
- Dân trí được nâng cao, trình độ lao động ngày càng tiến bộ
- Môi trường sinh thái được bảo vệ
- Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăngcường
(Nguồn: cổng điện tử nông nghiệp mới BếnTre, Thanh Trúc (2013) Xây dựng nông thôn mới - những điều cần biết)
2.1.1.4 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Trang 12- Các nội dung, hoạt động của chương trình nông thôn mới phải hướngtới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mớiban hành tại quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng chínhphủ và quyết định 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng chính phủ vềviệc sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính,Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chínhsách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụthể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định
và tổ chức thực hiện
- Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chươngtrình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địabàn nông thôn
- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kếhoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảmbảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được các cấp cóthẩm quyền xây dựng
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, tăng cườngphân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,
dự án của chương trình xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò làm chủ củangười dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kếhoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá
- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị vàtoàn xã hội, cấp ủy Đảng chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quátrình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận tổquốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân pháthuy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới
(Nguồn: theo quyết định 491/QĐ-TTg và quyết định 342/QĐ-TTg)
2.1.2 Quy hoạch xây dựng NTM
2.1.2.1 Khái niệm quy hoạch xây dựng NTM
Quy hoạch xây dựng NTM là bố trí, sắp xếp địa điểm, diện tích chưa sửdụng các khu chức năng trên địa bàn xã; khu phát triển dân cư (bao gồm cảchỉnh trang các khu dân cư hiện có và bố trí khu mới); hạ tầng phát triển; kinh
Trang 13tế, xã hội, các khu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ theotiêu chuẩn NTM.
2.1.2.2 Sự cần thiết phải lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Sau hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạocủa Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được nhữngthành tựu khá toàn diện; nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá caotheo xu hướng sản xuất hang hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả,đảm bảo vững chắc an ninh lương thực; kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theohướng tang công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại và cácngành nghề khác, các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được đổi mới; hạtầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật đang được đầu tư cơ bản; đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân được cải thiện; xoá đói giảm nghèo đạt được kết quả tolớn Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố, tăng cường; dân chủ cơ sơđược phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; vị thếchính trị của giai cấp nông thôn ngày càng được nâng cao; cấu trúc khônggian của nhiều vùng quê đang dần được thay đổi theo hướng phát triển bềnvững, văn minh và hiện đại
Mặc dù vậy bên cạnh những thành tựu đã đạt được, do chưa có quyhoạch cụ thể nên sự phát triển vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần quan tâm đếncác ngành các lĩnh vực như: kinh tế phát triển khá nhưng cơ cấu còn mất cânđối giữa nông – lâm nghiệp với công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thươngmại – dịch vụ; giá trị và sức mạnh cạnh tranh hàng hoá trên thị trường đặc biệt
là thị trường ngoài vùng còn chưa ổn định; cơ cấu lao động trong nông nghiệpchuyển dịch còn chậm, các loại hình tổ chức sản xuất quy mô còn nhỏ chưađáp ứng nhu cầu về chế biến bảo quản nâng cao chất lượng và tiêu thụ sảnphẩm nhất là trong thời kỳ hội nhập hiện nay; lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
cơ sở tuy đã được xây dựng nhưng vẫn còn manh mún, thiếu đồng bộ; khảnăng thích ứng về biến đổi khí hậu còn hạn chế, các vấn đề suy giảm của môitrường sống có nguy cơ gia tăng
Để giải quyết có hiệu quả và bền vững những khó khăn, thách thức nêutrên và xây dựng được hệ thống chỉ tiêu định hướng, mục tiêu và quy hoạchchiến lược tổng thể phù hợp với tình hình thực tế, nhằm phát triển đồng bộ, bềnvững nông nghiệp, nông dân và nông thôn; đẩy mạnh quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá ở địa phương; khai thác có hiệu quả, bền vững nhừng tiềm
Trang 14năng, lợi thế, giải phóng nội lực, khai thác tốt nguồn ngoại lực, thu hút đầu tưphát triển kinh tế - xã hội; kết hợp với tăng cường hệ thống chính trị cơ sở, giữvững trật tự, an toàn xã hội; khong ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thầncho người dân; đồng thời xây dựng được cấu trúc không gian của một vùng quêmiền núi, dân tộc với sự phát triển cân bằng giữa các ngành, các lĩnh vực mộtcách hiện đại, văn minh; vì vậy công việc lập đồ án quyn hoạch xây dựng nôngthôn mới theo chủ trương, chính sách cảu Đảng và Nhà nước là một yêu cầu vôcùng cấp thiết.
2.1.3 Cơ sở pháp lý
- Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Sửa đổi một số tiêu trí của bộ tiêu chí quốc gia về NTM;
- Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủV/v Bổ sung cơ chế đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
- Quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 14/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ
Về việc xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới;
- Thông tư số 41/2013/TT-BNN&PTNT ngày 4/10/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu trí quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ Tài chính-Bộ Kế hoạch và Đầu tư-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 BanChấp hành Trung ương Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ Banhành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghịlần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn;
Trang 15- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chínhphủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 2/2/2010 của Thủ tướng Chính phủV/v Phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giaiđoạn 2010 - 2020;
- Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg ngày 31/3/2008 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đếnnăm 2020;
- Thông tư số 07/TT-BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn V/v Hướng dẫn Quy hoạch phát triển sản xuất nôngnghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 05/8/2010 của Bộ Xây dựng Quyđịnh việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xãnông thôn mới;
- Thông tư số 54/2009/TT-BNN&PTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nôngnghiệp & PTNT về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nôngthôn mới;
- Quyết định số: 2617/QĐ-UBND, ngỳa 24/8/2009, của UBND tỉnh LàoCai về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phố Lào Cai đếnnăm 2020;
- Quyết định số: 3563/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2010 củaUBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định công tác lập, thẩm định, phê duyệt vàquản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
- Kế hoạch số: 25/KH-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2010, của Uỷ bannhân dân tỉnh Lào Cai về phê duyệt kế hoạch triển khai Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nôngthôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- Căn cứ văn bản số: 752/BCĐ-SNN ngày 29 tháng 6 năm 2010 củaBan chỉ đạo nông thôn mới tỉnh Lào Cai về việc hướng dẫn đề cương và xâydựng đề án tổng thế xây dựng nông thôn mới;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT, ngày 13/4/2011 của liênBộ: NN- KHĐT-TC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày
Trang 1604/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêuquốc gia về xây dựng nông thôn mới;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Lào Cai, lần thứ XXI, nhiệm kỳ
2010 - 2015;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Vạn Hoà lần thứ XI nhiệm kỳ 2010 - 2015;
- Căn cứ vào kết quả điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội trên địa bàn
án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới
Qua thực tế triển khai, việc đòi hỏi hợp nhất 3 loại hình quy hoạch(quyhoạch xây dựng, quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất) trong 1 đồ ánquy hoạch xây dựng xã nông thôn mới nhằm đảm bảo tính thống nhất, hiệuquả trong việc lập và quản lý quy hoạch trên địa bàn xã là hết sức cần thiết.Ngày 28/10/2011 Bộ Xây dựng ban hành Thông tư liên tịch số13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT quy định việc lập, thẩm định,phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới nhằm đáp ứng yêu cầu này
Bộ Xây dựng cũng đã kịp thời đưa ra các quy định cụ thể về quy chuẩn,tiêu chuẩn phục vụ công tác lập quy hoạch cũng như xây dựng nông thônmới, ngày 10/9/2009 Bộ đã ban hành Thông tư số 31/2009/TT-BXD về tiêuchuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn (cho các vùng miền) và Thông tư số32/2009/TT/BXD về quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia quy hoạch xây dựng nôngthôn mới
Trang 17Theo tổng kết từ các báo cáo của các địa phương, cho đến nay tỷ lệ số
xã trên toàn quốc được phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đãđược nâng lên 98,2% Nhìn chung chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng
xã nông thôn mới còn chưa tốt, nhưng đã đáp ứng được yêu cầu là cơ sở choviệc xây dựng các Đề án xây dựng nông thôn mới xã trong giai đoạn trướcmắt Phục vụ tốt cho công tác xây dựng nông thôn mới theo Chương trìnhmục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020
Hầu hết các đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đều được lậptheo Thông tư số 09 và có bổ xung một số nội dung về quy hoạch sản xuất,quy hoạch sử dụng đất được quy định trong Thông tư liên tịch số 13 Các đồ
án chưa thể hiện rõ các yêu cầu quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo tinhthần Nghị quyết 26 NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và thiếutính liên kết vùng trong các mặt tổ chức sản xuất hàng hóa lớn, xây dựng hạtầng khung, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị, công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn cấp huyện, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấulao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tiết kiệm trong đầu tư cơ sở hạtầng và nâng cao điều kiện sống người dân nông thôn gần với điều kiện sốngngười dân đô thị Nhìn chung các đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thônmới mới đáp ứng được yêu cầu trước mắt, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầuphát triển lâu dài trên địa bàn xã
Việc các đồ án quy hoạch đạt chất lượng chưa tốt xuất phát từ nhiềunguyên nhân như trong công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới còn rất ítkinh nghiệm và chưa có sự đồng nhất về quan niệm trong thực tế triển khaiđối với các tổ chức tư vấn và cả xã hội Lực lượng tư vấn làm quy hoạch xâydựng nông thôn mới không nhiều Cả nước hiện có 16 viện quy hoạch xâydựng thuộc Trung ương và thành phố, có 47 trung tâm quy hoạch xây dựngtrực thuộc Sở Xây dựng các địa phương và khoảng hơn 200 công ty tư vấn,nhưng thực tế đánh giá chỉ có khoảng 10%-15% tham gia công tác lập quyhoạch xây dựng nông thôn Cuối cùng là hầu như không có tổ chức tư vấn nào
có đủ năng lực một cách đồng bộ cả 3 lĩnh vực chuyên môn nói trên để thựchiện chủ động trong việc lập quy hoạch Trên đây là các nguyên nhân chủ yếuảnh hưởng đến chất lượng trong công tác lập quy hoạch xây dựng nông thônmới Ngoài ra sự hạn chế về kinh phí lập quy hoạch, phối kết hợp giữa cácngành, các cấp, về số lượng và năng lực cán bộ có chuyên môn thực hiện
Trang 18công tác thẩm định đồ án cũng ảnh hưởng đến chất lượng các đồ án quyhoạch xây dựng nông thôn mới.
Về sự ảnh hưởng đến chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng nôngthôn mới, một khía cạnh cần đề cập thêm đó là tính liên kết vùng trong các đồ
án quy hoạch Sự thiếu hụt liên kết vùng trong các đồ án quy hoạch xây dựngnông thôn mới cũng là một nguyên nhân làm ảnh hưởng chất lượng các đồ ánquy hoạch xây dựng nông thôn mới, cụ thể nó được thể hiện ở các khía cạnhchủ yếu sau: Chưa thể hiện rõ tính đồng bộ trong phát triển hệ thống dân cưnông thôn: Trung tâm nông thôn như thị trấn, thị tứ, các điểm dân cư tậptrung; Chưa thể hiện rõ tính đồng bộ trong phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng:Khớp nối cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầu mối đối với hạ tầng kỹ thuật trên địa bàncấp xã; Chưa thể hiện rõ tính đồng bộ trong phát triển các khu sản xuất (côngnghiệp và tiểu thủ công nghiệp) và hệ thống cơ sở hạ tầng đầu mối phục vụsản xuất; Chưa hoạch định rõ hệ thống sản xuất nông nghiệp mang tính quymô
Đây là sự thiếu hụt tính liên kết vùng trong các đồ án quy hoạch xâydựng xã nông thôn mới riêng biệt mà chưa có hoạch định của các đồ án cấptrên Để đảm bảo tính liên kết vùng trong các đồ án quy hoạch xây dựng xãnông thôn mới cần thiết phải có các hoạch định mang tính đa ngành cho địabàn vùng huyện hoặc liên huyện
Thực trạng công tác quản lý xây dựng nông thôn mới theo quy hoạchCông tác quản lý xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch trên địa bàn
cả nước còn rất ít kinh nghiệm so với quản lý xây dựng theo quy hoạch ở khuvực đô thị Hiện nay trong khu vực nông thôn việc quản lý xây dựng theo quyhoạch chỉ diễn ra đối với khu vực xây dựng có dự án (chủ yếu đối với xâydựng công trình công cộng xã) Các công cụ giúp cho quản lý xây dựng nôngthôn mới theo quy hoạch như công bố quy hoạch, cắm mốc quy hoạch, quyđịnh quản lý xây dựng theo quy hoạch được thực hiện rất hạn chế Sau khi các
đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới được phê duyệt chỉ có công bốquy hoạch được thực hiện ở tất cả các xã
Về quy định quản lý xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch được quyđịnh trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quy hoạchxây dựng nông thôn như Nghị định số 08, Thông tư số 09, Thông tư liên tịch
số 13 Mặt khác để hướng dẫn cụ thể, thông qua quy hoạch các xã thí điểm
Trang 19cho 6 vùng (Trung du và miền núi phía bắc, Đồng bằng sông Hồng, miềnTrung, Tây Nguyên, Đông nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long) các giảipháp định hướng về quy hoạch, kiến trúc cụ thể theo các đặc trưng của từngvùng, miền và khung quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch đã đượcnghiên cứu đề xuất.
Các sản phẩm trên đã được BXD ban hành trong toàn quốc như là mộtcông cụ định hướng, hướng dẫn cụ thể về công tác lập quy hoạch xây dựngnông thôn mới phù hợp với bản sắc riêng của từng vùng miền, cũng như cơ sởcho việc lập quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch Các giải pháp baogồm các giải pháp về định hướng sản xuất; tổ chức hệ thống trung tâm vàthôn, xóm; tổ chức các loại hình nhà ở, công trình công cộng, cảnh quanđường làng ngõ xóm; tổ chức các công trình phục vụ sản xuất; tổ chức mạnglưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật Thực tế, cho đến nay tỷ lệ các xã được phê duyệtquy hoạch xây dựng xã nông thôn mới xây dựng quy định quản lý này chưanhiều Hiện các tỉnh đang tích cực hướng dẫn các xã xây dựng quy định quản
lý xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí của quy hoạch xây dựng nông thônmới Công việc này cần đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới nhằm nâng caocông tác quản lý xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch trên địa bàn các xã
Về mặt tiêu chuẩn cho công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mớicũng được nghiên cứu theo các vùng miền và đã được ban hành Hiện nay BộXây dựng đang thực hiện nghiên cứu thiết kế điển hình về nhà ở, chợ, đườnggiao thông nông thôn,… Các thiết kế này được ban hành cũng là giải pháp hỗtrợ cho công tác xây dựng nông thôn mới phù hợp với bản sắc từng vùngmiền
Về việc cắm mốc quy hoạch được thực hiện còn ít do vấn đề kinh phí
và bản đồ nền cho việc lập quy hoạch chưa đủ điều kiện để thiết kế đưa mốcquy hoạch ra ngoài thực địa Mặc dầu vậy một số tỉnh trong vùng đang chủđộng thực hiện công việc này theo điều kiện thực tế của tỉnh
Xét góc độ 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thônmới thì tiêu chí quy hoạch được đứng đầu tiên, nó cho thấy tầm quan trọngcủa công tác quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới Thực hiện tốt tiêu chíquy hoạch là tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt các tiêu chí khác trong Bộtiêu chí quốc gia, đặc biệt là các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng Mặc dầuvậy để quản lý tốt xây dựng theo quy hoạch, trong việc thực hiện các tiêu chí
Trang 20khác cần được kết hợp tốt giữa trước mắt và lâu dài, trong từng giai đoạn xâydựng, phù hợp với thực tế từng địa phương Thí dụ về giao thông cần phảiquản lý lộ giới theo quy hoạch cho phát triển lâu dài, nhưng xây dựng tronggiai đoạn trước mắt phải phù hợp với thực tế nhu cầu Về xây dựng nghĩatrang cần xây dựng nghĩa trang tập trung, các nghĩa trang hiện có không phùhợp với phát triển lâu dài cần đóng cửa, chỉnh trang cho đảm bảo môi trường,cảnh quan, có lộ trình xây dựng phát triển nghĩa trang phù hợp với phong tụctập quán từng khu vực địa phương cụ thể…
Quản lý xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch cần dựa trên việc xâydựng Quy định quản lý xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí quy hoạch xâydựng xã nông thôn mới và cập nhật thay đổi theo các hoạch định của quyhoạch xây dựng vùng huyện có liên quan đến xã đó
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Anh Thư (2016) Tình hình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên phạm vi toàn quốc)
2.2.2 Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lào Cai
Qua 4 năm thực hiện, tỉnh Lào Cai đã huy động nguồn lực, lồng ghépcác nguồn vốn cho Chương trình Xây dựng NTM với tổng kinh phí 7.947.164triệu đồng, đạt 91,69% so với kế hoạch 144/144 xã đã được phê duyệt quyhoạch Toàn tỉnh đã làm được 1.921/2.263km đường các loại, xây dựng được24.397 nhà tiêu hợp vệ sinh; nâng cấp, xây mới gần 30.000 chuồng, trại chănnuôi; vận động nhân dân ủng hộ 2.000.000 ngày công, hiến 14.000 ha đất,huy động từ cộng đồng được gần 50 tỷ đồng
Đến nay, toàn tỉnh đã có 9 xã đạt chuẩn NTM, trong đó, có 3 xã đượccông nhận năm 2013 và 6 xã đã hoàn thành hồ sơ, đủ điều kiện công nhận xãNTM năm 2014 Bình quân số tiêu chí hoàn thành/xã của toàn tỉnh là 7.43tiêu chí, tăng 1 tiêu chí/xã so với năm 2013 Đối với 18 xã đăng ký hoànthành NTM trong năm 2015, hiện có 3 xã đạt từ 15 -18 tiêu chí, 13 xã đạt từ
10 - 14 tiêu chí, 2 xã đạt từ 8 - 9 tiêu chí
- Theo Đề án Xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh phấn đấuhoàn thành 36/144 xã, bằng 25% tổng số xã thực hiện NTM, tăng 5% so vớimục tiêu của Trung ương đề ra Tuy nhiên, đến hết năm 2014, tỉnh mới có9/36 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM, đạt 25% mục tiêu Đề án Dự kiến hết
Trang 21năm 2015, tỉnh phấn đấu hoàn thành thêm 18 xã NTM, nâng số xã đạt chuẩnNTM lên 27/36 xã, đạt 75% mục tiêu Đề án của tỉnh và đạt 18,75% so vớimục tiêu của Chính phủ.
+ Nguyên nhân dẫn đến việc xây dựng NTM không đạt được lộ trình
mà tỉnh đề ra:
- Xuất phát điểm thực hiện đề án ở mức thấp, hạ tầng kinh tế nông thôncòn nhiều hạn chế và thấp so với chỉ tiêu xây dựng NTM Khu vực nông thôntỉnh Lào Cai chủ yếu là miền núi, vùng cao, địa hình phức tạp, cư dân sốngphân tán, suất đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội cao
Nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện, nguồn phân bổ củaTrung ương thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM rất thấp(vốn trái phiếu Chính phủ mỗi năm chỉ có 116 tỷ đồng/144 xã, vốn sự nghiệpchỉ có 7 - 8 tỷ đồng) cho nên việc thực hiện các tiêu chí thuộc nhóm hạ tầngkinh tế - xã hội như: Đường giao thông, trạm y tế, nhà văn hóa, trường học…rất khó khăn, trong khi đó xã đạt tiêu chí NTM bắt buộc phải đạt chuẩn cáctiêu chí này
Việc thể chế hóa các cơ chế, chính sách, hướng dẫn của Trung ươngcòn chậm làm cho địa phương lúng túng trong quá trình thực hiện Một sốtiêu chí: Hệ thống chính trị; nhà ở; cơ sở vật chất văn hóa; thu nhập áp dụngđối với vùng miền núi, biên giới khó khăn như Lào Cai còn chưa phù hợp
Thu nhập của người dân còn thấp nên việc huy động nguồn vốn để thựchiện Đề án còn nhiều khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu…
Nhìn chung, chương trình xây dựng NTM ở Lào Cai đã được các cấp,ngành trong tỉnh quan tâm chỉ đạo nguồn lực được đầu tư đồng bộ và tậptrung cho các lĩnh vực, nhất là xã phấn đấu về đích và các tiêu trí có thể hoànthành sớm, lồng ghép các chương trình, dự án và huy động sự đóng góp củangười dân và nhân dân ủng hộ tích cực
(Nguồn: Báo Nông thôn mới Lào Cai, Hồng Chinh (2015) Kết quả xây dựng nông thôn mới thành phố Lào Cai năm 2015)
PHẦN 3 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại tại xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai,tỉnh Lào Cai
Trang 223.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Về thời gian tiến hành đề tài: từ 20/02/2017 đến 15/5/2017
Về thời gian số liệu được thu thập: năm 2011-2016
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Phân tích điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của điểm nghiên cứutrước khi quy hoạch xây dựng NTM
- Phân tích kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại điểm nghiên cứu giai đoạn 2011-2016
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng, lợi thế thách thức, đánh giá nhữngthuận lợi khó khăn trong công tác quy hoạch xây dựng NTM tại điểm nghiêncứu
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quyhoạch xây dựng nông thôn mới tại điểm nghiên cứu
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu, tài liệu và các thông tin sẵn có đã được công bố trongcác bài báo cáo thuyết minh của các cơ quan tổ chức phục vụ cho việc nghiêncứu đề tài Các tài liệu kế thừa gồm:
- Điều kiện tự nhiên : vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn
và đặc điểm nguồn gốc tài nguyên đất, tài nguyên nước trên địa bàn xã VạnHoà
- Tài liệu kinh tế xã hội : tài liệu về dân số, lao động, thành phần dântộc, tài liệu về kiến trúc, cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội
- Tài liệu về kế hoạch xây dựng nông thôn mới của xã đã được phêduyệt
- Báo cáo kết quả thực hiện chương trình Xây dựng NTM xã Vạn Hoà
- Quy hoạch xây dựng NTM xã Vạn Hoà, thành phố Lào Cai, tỉnh LàoCai(giai đoạn 2010 – 2020 định hướng đến năm 2030)
3.4.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp
- Thu thập thông tin sơ cấp : Kiểm tra, thu thập tài liệu kế thừa có chọnlọc các số liệu sẵn có đồng thời để bổ sung các thông tin chưa đầy đủ hoặccác thông tin chưa được cập nhật, thông tin số liệu chưa được công bố chính
Trang 23thức trong từng nông hộ, đặc biệt là vấn đề thực hiện quy hoạch xây dựngnông thôn mới Thông tin số liệu sơ cấp được thu thập từ các nguồn chủ yếusau:
+ Phỏng vấn cán bộ địa chính xã Vạn Hoà
+ Phỏng vấn các hộ nông dân trong và ngoài xã Vạn Hoà
+ Phỏng vấn các cá nhân tiêu biểu tham gia đóng góp trong quá trìnhthực hiện quy hoạch nông thôn mới
+ Thảo luận nhóm về những thuận, khó khăn trong quá trình thực hiệnquy hoạch xây dựng NTM
3.4.3 Phương pháp xử lý, tổng hợp thông tin, số liệu
Các thông tin số liệu sơ cấp, thứ cấp đều được sử dụng các phương pháp :
+ Xử lý thông tin : Tiến hành xử lý số liệu đã thu thập được bằng phầnmềm Excel;
+ Phân tích thông tin : Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến ảnhhưởng đến công tác xây dựng NTM;
+ Phương pháp thống kê so sánh : Có sự so sánh giữa các năm thựchiện và các địa bàn lân cận đã thực hiện chương trình
Trang 24PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Hình 4.1 Vị trí địa lý xã Vạn Hoà, thành phố Lào Cai
Vạn Hoà là xã vùng thấp nằm ở phía Đông - Nam thành phố Lào Cai,trung tâm xã cách trung tâm thành phố Lào Cai 5 km Tổng diện tích tự nhiên2032ha
+ Phía Đông giáp xã Thái Niên - huyện Bảo Thắng;
+ Phía Tây giáp sông Hồng;
+ Phía Nam giáp sông Hồng;
+ Phía Bắc giáp phường Phố Mới;
4.1.1.2 Địa hình
Xã Vạn Hoà có đặc điểm địa hình đồi núi với độ cao trung bình so vớimực nước biển khoảng 200m
Trang 25- Phía Tây Nam có địa hình khá bằng phẳng, đồi núi thấp, giáp sôngHồng, đất đai phì nhiêu mầu mỡ, phù hợp cho phát triển cây nông nghiệpngắn ngày, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm vàphát triển vùng rau chuyên canh sản xuất theo hướng an toàn Tuy nhiên,hàng năm dải đất ven sông Hồng chịu ảnh hưởng nhiều của mưa lũ, trungbình hàng năm gây sạt lở từ 6 - 8m, đặc biệt là khu vực ven đường liên xã,khu vực giáp trường trung học cơ sở, đối với khu vực này cần có biện pháp kèchống sạt lở để đảm bảo an toàn cho các công trình xung quanh và giữ đấtnông nghiệp.
- Phía Đông Bắc có địa hình đồi núi cao phù hợp cho phát triển lâmnghiệp, trồng cây ăn quả…
- Độ dốc dưới 30, chiếm 4,21% diện tích tự nhiên
- Độ dốc từ 30 – < 70, chiếm 2,75% diện tích tự nhiên
- Độ dốc từ 70 – <150, chiếm 8,09% diện tích tự nhiên
- Độ dốc từ 150 – <250, chiếm 67,98% diện tích tự nhiên
- Độ dốc trên 250, chiếm 16,96% diện tích tự nhiên
4.1.1.3 Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mang đặc điểm chung củakhí hậu toàn vùng, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đếntháng 4 năm sau
Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23,40C, nhiệt độ trung bình tháng caonhất là 31,80C (tháng 6, tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 16,20C(tháng 10 và tháng 01)
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1400mm – 1600mm nhưng phân
bố không đều giữa các vùng, các thời điểm trong năm, mưa chủ yếu tập trung
từ tháng 5 đến tháng 8 với tổng lượng mưa khoảng 80%, những tháng còn lạichiếm khoảng 20% tổng lượng mưa, đặc biệt các tháng 11 và 12 lượng mưarất thấp
Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1833 giờ (trung bình 5,1 giờ/ngày) số giờ nắngcao nhất là tháng 7 với 263 giờ, ít nhất là tháng 3 thường số giờ nắng dao động từ 70 – 90giờ
Hướng gió: Mùa nóng thịnh hành là gió Đông Nam từ tháng 3 đếntháng 9, mùa khô thịnh hành là gió Đông Bắc từ tháng 10 đến háng 2 nămsau
Trang 26Độ ẩm không khí trung bình là 83%, độ ẩm thấp nhất là 77% vào tháng
12, độ ẩm cao nhất là 88% vào tháng 3 và tháng 4
4.1.1.4 Thuỷ văn
Trên địa bàn xã, ngoài sông Hồng còn có hệ thống khe lạch, ao hồ đượcphân bố khá đồng đều trên địa bàn, diện tích rừng phòng hộ, đầu nguồn đượcbảo vệ tốt nên nguồn nước mặt, nước ngầm khá dồi dào, đây là điều kiệnthuận lợi cho việc cung cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt
4.1.1.5 Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra về thổ nhưỡng của Trung tâm khoa học tự nhiên
và công nghệ Quốc gia thuộc Viện Địa lý, trên địa bàn xã có các nhóm đấtsau:
- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, thành phần cơ giới thịt trung bình,lẫn đá màu sắc không đồng nhất, kết cấu tốt, không chua độ phì khá
- Đất đỏ vàng trên đá Macma axít, thành phần cơ giới nặng, ít chua, kếtcấu viên xốp, đá mẹ đang trong quá trình phong hoá mạnh, độ dày canh tác từ20cm – 80cm, màu xám đen, vàng xám hoặc vàng đỏ
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất, đất có màu vàng hoặc màu vàng đỏ,thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, ít chua do ảnh hưởng của đá vôi
- Đất nâu vàng trên trầm tích và phù sa cổ, là loại đất được hình thành nhờquá trình tích luỹ trầm tích neo-gen, tầng đất khá dày, có hàm lượng dinh dưỡngcao, tơi xốp tuy nhiên có lẫn cuội sỏi, phân bố dọc sông Hồng, ở các đồi thấpliền dải
- Đất phù sa sông, suối, phân bố dọc theo sông Hồng, hệ thống suối, được hìnhthành qua quá trình lắng đọng, bồi tụ lâu đời, loại đất này có độ phì khá, ít chua, tầngdày trung bình, thành phần cơ giới trung bình
- Đất thung lũng dốc tụ, đây là loại đất thứ sinh được hình thành và pháttriển trong quá trình rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở chân sườn hoặc khe dốc,
cố độ phì phụ thuộc vào các loại đất lân cận, tầng đất dày, thành phần cơ giớitrung bình
- Đất phù sa không được bồi tụ, có màu nâu tím, thành phần cơ gới nhẹ đếntrung bình, có kết cấu viên, đất trung tính hoặc kiềm yếu, hàm lượng dinh dưỡng cao,tầng đất dày
Trang 274.1.2 Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1 Tài nguyên đất
Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2010 được trình bày tại bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1 : Hiện trạng sử dụng đất xã Vạn Hòa năm 2010
G hi ch ú
Trang 282.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 0,31 0,02
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 9,02 0,44
2.5 Đất suối và mặt nước chuyên dung SMN 100,29 4,94
2.6 Đất phi nông nghiệp khác
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 124,5 6,12
3.3 Núi đá không có rừng cây
(Nguồn: UBND xã Vạn Hoà)Qua bảng 4.1 cho ta thấy:
Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 2032.00 ha, trong đó:
a Đất nông nghiệp
Năm 2010 là 1607,08 ha, chiếm 79,09% tổng diện tích đất đai toàn xã.
* Đất sản xuất nông nghiệp là 118,65 ha, chiếm 5,84% tổng diện tích tựnhiên
- Đất trồng cây hàng năm 29,15 ha, chiếm 1,43% tổng diện tích tựnhiên
+ Đất trồng lúa 29,15 ha, chiếm 1,43% tổng diện tích tự nhiên
+ Đất chuyên trồng lúa 29,15 ha
Trang 29- Đất trồng cây lâu năm là 89,50 ha, chiếm 4,4% tổng diện tích tựnhiên
* Đất lâm nghiệp là 1483,35 ha, chiếm 73% diện tích tự nhiên
Trong đó: Đất rừng sản xuất là 395,75 ha, chiếm 19,48% gồm: Đấtrừng tự nhiên sản xuất là 47,5 ha Đất rừng trồng sản xuất là 348,25 ha
- Đất rừng phòng hộ là 1087,60 ha, chiếm 53,52% gồm: Đất rừng tự nhiênphòng hộ là 1087,60 ha
* Đất nuôi trồng thuỷ sản là 4,58 ha, chiếm 0,23% tổng diện tích tựnhiên
b Đất phi nông nghiệp
Năm 2010 là 295,02 ha, chiếm 14,52% diện tích tự nhiên Trong đó:
Đất ở là 22,89 ha, chiếm 1,13% Đất chuyên dùng là 162,51 ha, chiếm 8%.Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là 0,15 ha, chiếm 0,01% Đất Quốcphòng, an ninh 26,22 ha, chiếm 1,29%
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 68,67 ha, chiếm 3,38%tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã, trong đó: Đất cho hoạt động khai tháckhoáng sản là 13,75ha, đất khu công nghiệp là 42,39ha, Đất sản xuất vật liệuxây dựng là 1,04 ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh 11,49
- Đất có mục đích công cộng là 67,47 ha, chiếm 3,32% diện tích tựnhiên Trong đó: Đất giao thông là 5,65 ha Đất thuỷ lợi là 13 ha Đất côngtrình bưu chính, viễn thông là 0,2 ha Đất cơ sở văn hoá là 0,68 ha Đất cơ sở
y tế là 0,05 ha Đất cơ sở giáo dục & đào tạo là 2,16 ha
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng là 0,31 ha, chiếm 0,02% tổng diện tích tựnhiên
- Đất nghĩa trang nghĩa địa là 9,02 ha, chiếm 0,44% tổng diện tích tựnhiên
- Đất sông suối & mặt nước chuyên dùng 100,29ha, chiếm 4,94% diệntích tự nhiên
c Đất chưa sử dụng
Năm 2010 là 129,9 ha, chiếm 6,39% tổng diện tích tự nhiên.
Đất đai của xã Vạn Hoà khá phong phú, đa dạng về chủng loại, độ pHtrung bình từ 4 - 6%, thuộc loại đất trung tính nên thích hợp cho việc pháttriển nhiều loại cây trồng có năng suất và giá trị kinh tế cao
4.1.2.2 Tài nguyên nước
Trang 30- Nguồn nước mặt: Khá dồi dào do có 03 hồ Cửa khu, Cửa Nam thônGiang Đông, Cánh đông, hồ Tràn Kíp thôn Cánh Chín và hệ thống khe lạch,
ao hồ phân bố trên địa bàn
- Nguồn nước ngầm: Do ở vùng thấp, diện tích rừng còn tương đối, nguồnnước ngầm gần như lộ thiên rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng;
4.1.2.4 Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra của Viện Địa chất khoáng sản cho thấy xã VạnHoà nằm trong dải quặng Caolin Penpát (với trữ lượng hàng chục vạn tấn)
Trang 314.1.2.5 Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn xã năm 2010 trên địa bàn xã có 3194 người, cộng đồngdân cư gồm dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có phong tục tập quánriêng trong lễ hội truyền thống đã tạo ra các hoạt động văn hoá phong phú, đadạng giàu bản sắc văn hoá dân tộc, ngày nay những giá trị văn hoá đó cần duytrì, tôn vinh và phát triển
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiện 1% Tỷ lệ dân số trong tuổi lao động năm 2010
là 63.36% Dân số thuộc loại trẻ, là lợi thế cho quá trình phát triển nhưng đồngthời là áp lực cho các cấp chính quyền trong vấn đề giải quyết việc làm, ổn địnhdân cư
4.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
4.2.1 Hiện trạng kinh tế
Trong giai đoạn 2005 - 2010 Kinh tế của xã tiếp tục đà tăng trưởng,chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàngnăm đạt 12%, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 12 triệu đồng gấp2,5 lần so với năm 2005 Giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích nông nghiệpđạt 60 triệu đồng/ha/năm Tỷ lệ che phủ rừng đạt 58% Thu ngân sách Nhànước trên địa bàn năm 2010 đạt 1.189 triệu đồng, tăng 73% so với số thu năm2005
- Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp của xã giai đoạn 2005 - 2010 tăngtrung bình 16%/năm, riêng ngành chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng đạt 9%/năm.Thu nhập trung bình khu vực nông thôn tăng từ 8 triệu đồng/người năm 2005 lênđạt 12 triệu đồng năm 2010 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành theo hướngtích cực
- Trong nông nghiệp tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ngàycàng tăng cao và chiếm ưu thế Đặc biệt năng suất sử dụng đất nông nghiệptăng với tốc độ cao, giá trị sản xuất trên đất canh tác nông nghiệp năm 2010ước đạt 60triệu đồng/1 ha/năm, tăng 25 triệu đồng so với năm 2005
- Thu, chi ngân sách: Thực hiện tốt việc quản lý và điều hành ngânsách theo quy định, áp dụng nhiều biện pháp để hỗ trợ việc mở rộng nguồnthu và kiểm soát chống thất thu trên địa bàn, thu ngân sách trên địa bàn xãnăm 2010 đạt trên 1 tỷ đồng, tăng 3,5 lần so với năm 2005
Trang 324.2.2 Văn hoá – xã hội
- Lĩnh vực Văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực Tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên giảm Đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi Tỷ lệ huyđộng trẻ từ 0 - 5 tuổi tới trường đạt 100% Tích cực thực hiện đa dạng các hình thứcđào tạo nghề và giải quyết việc làm, trong 5 năm (2005-2010) đã giải quyết việclàm cho hơn 3.000 người Số lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề 10,5% vàbồi dưỡng nghề đạt 40% Năm 2010 có trên 85% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn giađình văn hoá; không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn 20% theo tiêu mới
- Thực hiện tốt công tác quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn có hiệu quả tội phạm và các tệ nạn xã hội,đặc biệt là đấu tranh, triệt phá, kiềm chế tệ nạn ma tuý, mại dâm trên địa bàn
- Các vấn đề xã hội được chú trọng và quan tâm giải quyết: công tác ansinh xã hội được thực hiện thường xuyên, thu hút sự quan tâm và tích cực thamgia của các tổ chức kinh tế và toàn thể nhân dân trong việc giúp đỡ các gia đìnhchính sách, người có công, người nghèo; Công tác đào tạo nghề, chuyển đổi việclàm cho người lao động được đặc biệt quan tâm; Hoàn thành phổ cập giáo dụctiểu học đúng độ tuổi năm 2008, tỷ lệ huy đông trẻ từ 6 – 14 tuổi đến trường đạt
100%.; Mức sống dân cư nông thôn được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân
đầu người tăng gấp 2 lần so với năm 2005
4.2.3 Khả năng thu hút vốn đầu tư
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tiềm năng của các nguồn tàinguyên thiên nhiên, đặc biệt là những chính sách phát triển nông thôn miền núiđang được triển khai trên địa bàn xã, sẽ là những động lực cơ bản thu hút vốn đầutư; ngoài những nguồn vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước, khả năng thu hút các
tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu
tư vào các hạng mục phát triển có khả năng thu hồi vốn như: Điện năng, phát triểnsản xuất nông nghiệp, sản xuất chế biến, tiểu thủ công nghiệp và khai thác khoángsản là rất lớn, trong những năm gần đây nhiều nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế đãđầu tư vào xã đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, điều này cho thấy trong tương lai,nhất là khi triển khai xây dựng Nông thôn mới xã Vạn Hoà sẽ là điểm thu hút vốnđầu tư đáng kể cho sự phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội trên địa bàn