1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2013 – 2016

71 240 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 2,25 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 3 2.1.1. Khái quát về đất đai và đăng ký quyền sử dụng đất 3 2.1.2. Khái quát về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5 2.1.3. Quy định chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 8 2.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC CẤP GIẤY NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 12 2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 13 2.3.1. Tình hình công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam 13 2.3.2. Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 14 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 16 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 16 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 16 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 17 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 17 3.5.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích 17 5 3.5.3. Phương pháp so sánh 17 3.5.4. Phương pháp chuyên gia 18 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẨM PHẢ 19 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 19 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 24 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 27 4.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ 27 4.2.1. Công tác quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Cẩm Phả 27 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Cẩm Phả 32 4.2.3. Biến động diện tích đất của thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2014 – 2016 35 4.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA THÀNH PHỐ CẨM PHẢ GIAI ĐOẠN 2013 – 2016. 37 4.3.1. Trình tự thủ tục các bước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Cẩm Phả 37 4.3.2. Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2013 – 2016 40 4.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ 52 4.4.1. Đánh giá chung 52 4.4.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất địa bàn thành phố Cẩm Phả 53 4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố Cẩm Phả 56 4.5.1. Giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai 56 4.5.2. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính 56 4.5.3. Giải pháp đối với người dân 57 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 5.1. KẾT LUẬN 58 5.2. KIẾN NGHỊ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2013 – 2016

Trang 2

Hà Nội – 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để đánh giá quá trình học tập, rèn luyện cũng như hoàn thành chương trìnhđào tạo khóa học 2013 – 2017 tại trường Đại học Lâm nghiệp Được sự nhất trícủa nhà trường, Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn trường Đại học

Lâm nghiệp em đã tiến hành thực hiện đề tài“Đánh giá công tác cấp Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 – 2016”.

Để hoàn thành khóa luận ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhậnđược sự giúp đỡ, quan tâm nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong trường Đại họcLâm nghiệp cùng toàn thể cán bộ nơi thực tập và sự cổ vũ động viên của giađình, bạn bè Qua đây, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cácthầy, cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp cùng các cán bộ công nhân viên tạiVăn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố CẩmPhả, tỉnh Quảng Ninh, gia đình, bạn bè và đặc biệt là thầy giáo ThS Hồ VănHóa, người trực tiếp hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt những kiếnthức, kinh nghiệm quý báu và đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốtbài khóa luận này

Trong thời gian thực hiện đề tài mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng dolần đầu làm quen với công tác nghiên cứu, thời gian và năng lực bản thân cònhạn chế nên khóa luận không tránh khỏi thiếu sót nhất định Vì vậy, em rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy, cô giáo và cácbạn để bài khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hằng

i

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH vi

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 3

2.1.1 Khái quát về đất đai và đăng ký quyền sử dụng đất 3

2.1.2 Khái quát về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5

2.1.3 Quy định chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 8

2.2 CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC CẤP GIẤY NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 12

2.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 13

2.3.1 Tình hình công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam13 2.3.2 Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 14

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 16

3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 16

3.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 16

3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 17

3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.5.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 17

3.5.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích 17

Trang 5

3.5.3 Phương pháp so sánh 17

3.5.4 Phương pháp chuyên gia 18

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19

4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẨM PHẢ 19

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 19

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 24

4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 27

4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ 27

4.2.1 Công tác quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Cẩm Phả 27

4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất thành phố Cẩm Phả 32

4.2.3 Biến động diện tích đất của thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2014 – 2016 35

4.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA THÀNH PHỐ CẨM PHẢ GIAI ĐOẠN 2013 – 2016 37

4.3.1 Trình tự thủ tục các bước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Cẩm Phả 37

4.3.2 Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2013 – 2016 40

4.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ 52

4.4.1 Đánh giá chung 52

4.4.2 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất địa bàn thành phố Cẩm Phả 53

4.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố Cẩm Phả 56

4.5.1 Giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai 56

4.5.2 Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính 56

4.5.3 Giải pháp đối với người dân 57

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

5.1 KẾT LUẬN 58

5.2 KIẾN NGHỊ 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

iii

Trang 6

11 TT-BTNMT Thông tư – Bộ Tài nguyên Môi trường

14 VPĐKQSDĐ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố Cẩm Phả (tính đến ngày 31/12/2016) 33Bảng 4.2 Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng 35Bảng 4.3 Trình tự thủ tục các bước cấp GCNQSDĐ tại thành phố Cẩm Phả 38Bảng 4.4 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo loại đất trên địa bàn thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2013 – 2016 40Bảng 4.5 Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo loại đất qua từng năm trên địa bàn thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2013 – 2016 42Bảng 4.6 Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các xã, phường trên địa bàn thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2013 – 2016 44Bảng 4.7 Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các xã, phường trên địa bàn thành phố Cẩm Phả qua từng năm giai đoạn 2013 – 2016.47Bảng 4.8 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng trên địa bàn thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2013 – 2016 49Bảng 4.9 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng trên địa bàn thành phố Cẩm Phả qua từng năm giai đoạn 2013 – 2016 50

v

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu 4.1 Cơ cấu sử dụng đất thành phố Cẩm Phả năm 2016 32

Biểu 4.2 Cơ cấu kết quả cấp GCNQSDĐ theo loại đất trên địa bàn 41

Biểu 4.3 Biến động kết quả cấp GCNQSDĐ theo loại đất trên địa bàn thành phố Cẩm Phả qua các năm giai đoạn 2013 – 2016 43

Biểu 4.4 Tỷ lệ cấp GCNQSDĐ theo đơn vị hành chính trên địa bàn 45

Biểu 4.5 Tỷ lệ cấp GCNQSDĐ theo đối tượng trên địa bàn 49

Biểu 4.6 Kết quả cấp GCNQSDĐ theo đối tượng trên địa bàn 51

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Trang 1 và trang 4 mẫu giấy chứng nhận do Bộ TN&MT phát hành 7Hình 2.2 Trang 2 và trang 3 mẫu giấy chứng nhận do Bộ TN&MT phát hành 7Hình 4.1 Bản đồ hành chính thành phố Cẩm Phả 20

vii

Trang 10

PHẦN 1.MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ưu đãiban tặng cho con người, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các

sự vật khác trên trái đất Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quantrọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sởkinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng Đất đai tham gia vào mọi hoạtđộng của đời sống kinh tế xã hội, là nguồn vốn và nguồn lực quan trọng của đấtnước

Tuy nhiên, đất đai lại có hạn về số lượng, diện tích và cố định về vị trítrong khi nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăngdo dân số tăng,kinh tế phát triểnđặc biệt là quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang diễn ra mạnh

mẽ Chính những điều này làm cho việc phân bổ đất đai vào các mục đích khácnhau ngày càng trở lên khó khăn, các quan hệ đất đai liên tục thay đổi với tốc độchóng mặt và ngày càng phức tạp, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có chế độ quản lýđất đai thích hợp, tiết kiệm và có hiệu quả

Để khắc phục tình trạng nêu trên thì công tác cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất có vai trò hết sức quan trọng, đây là một thủ tục hành chính bắt buộc

do cơ quan nhà nước thực hiện với người sử dụng đất nhằm thiết lập mối quan

hệ giữa nhà nước và người sử dụng đất, là cơ sở để nhà nước quản lý chặt chẽtoàn bộ quỹ đất trong phạm vi cả nước và đảm bảo quyền và lợi ích hợp phápcủa người sử dụng đất

Hiện nay, vấn đề về đất đai là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm và việcgiải quyết vấn đề này còn nhiều nan giải Thành phố Cẩm Phả trực thuộc tỉnhQuảng Ninh, là một địa phương có nhiều thành tích trong công tác quản lý đấtđai, nhưng bên cạnh đó công tác cấp giấy chứng nhận vẫn còn có những hạnchế, khó khăn

Từ thực tiễn cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề,

tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2013 – 2016”.

Trang 11

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạithành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phụcnhững hạn chế, đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ, góp phần nâng cao hiệu quảQuản lý nhà nước về đất đai tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Về không gian: Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

- Về thời gian:Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2013 – 2016.

- Về nội dung: Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất

2

Trang 12

PHẦN 2.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

2.1.1 Khái quát về đất đai và đăng ký quyền sử dụng đất

2.1.1.1 Khái niệm về đất đai

Theo Đôcutraiep người Nga thì: “Đất là vật thể tự nhiên được hình thành

do tác động tổng hợp của 5 yếu tố: sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình và thờigian, đối với trồng trọt thì có thêm yếu tố con người”

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trìnhlịch sử phát triển kinh tế,xã hội, đất đai là điều kiện lao động Đất đai đóng vaitrò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Nếu không cóđất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sựtồn tại của loài người Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giácủa con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất.Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định Làthước đo sự giàu có của một quốc gia Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộcsống, bảo hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ vànhư là nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng

2.1.1.2 Vai trò của đất đai

Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng

là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinhvật khác trên trái đất

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người con người và đất đai càngngày càng gắn liền với chặt chẽ với nhau Đất đai trở thành nguồn của cải vô tậncủa con người, không có đất đai thì không có bất kì một ngành sản xuất nào,không có một quá trình lao động nào diễn ra và cũng không thể có sự tồn tại của

xã hội loài người Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xãhội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt Tuy nhiên đối với từng ngành cụ thểtrong nền kinh tế quốc dân, đất đai cũng có những vị trí vai trò khác nhau

Luật đất đai năm 1993 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có

ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc

Trang 13

biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân

bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”

Có thể khẳng định rằng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như

đã nêu trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị Tài sản quý giá ấy phải bảo

vệ bằng cả xương máu và vốn đất đai mà quốc gia có được thể hiện sức mạnhcủa quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia Đấtđai còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trườngnhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về mặt tài chính, có thể chuyển nhượngqua các thế hệ

2.1.1.3 Đăng ký quyền sử dụng đất

Ở Việt Nam, theo Điều 18, Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nướcthống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sửdụng đất đúng mục đích và có hiệu quả Nhà nước giao đất cho các tổ chức và

cá nhân sử dụng ổn định lâu dài” Cụ thể hóa quy định này, Điều 5 Luật Đất đai

2003 quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sởhữu”

Trên thực tế, quyền sử dụng đất là quyền của các tổ chức, hộ gia đình, cánhân, được nhà nước giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất để sửdụng vào các mục đích theo quy định của pháp luật

Việc đăng ký quyền sử dụng đất nhằm xác lập quyền sử dụng có liên quanchặt chẽ và đóng vai trò là nhân tố chi phối, đôi khi có ý nghĩa quyết định đốivới việc khai thác, quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai

Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ cung cấp cácthông tin về đất đai, thể hiện chi tiết tới từng thửa đất, đây là đơn vị nhỏ nhấtchứa đựng các thông tin về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội và pháp lý theoyêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai

Qua đó, Nhà nước có thể quản lý đất đai trên toàn lãnh thổ, kiểm soát đượccác cuộc mua bán giao dịch trên thị trường và thu được nguồn tài chính lớn, đảmbảo đất đai được sử dụng đầy đủ, tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả nhất Hơn nữa,

4

Trang 14

nó là căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch đất đai là tiền đề trong việc phát triểnkinh tế- xã hội.

2.1.2 Khái quát về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2.1.2.1 Khái niệm về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo Khoản 16 Điều 3 Luật Đất Đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp

lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khácgắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho việc quản lý, sửdụng đất hợp lý, hiệu quả, tạo điều kiện thuân lợi cho người sử dụng đất thựchiện các quyền, nghĩa vụ của mình vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội trênđịa bàn, góp phần hạn chế tranh chấp, khiếu nại về đất đai

2.1.2.2 Quy định về mẫu Giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫuthống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nềnhoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) vàTrang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồmcác nội dung theo quy định như sau:

- Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ;mục "I Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất" và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất", trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựngkhác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm kýGiấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứngnhận;

Trang 15

- Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất" và mục "IV Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứngnhận";

- Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV Những thayđổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấychứng nhận; mã vạch;

- Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ "Trang bổsung Giấy chứng nhận"; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận; số vào

sổ cấp Giấy chứng nhận và mục "IV Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận" như trang 4 của Giấy chứng nhận;

6

Trang 16

Hình 2.1 Trang 1 và trang 4 mẫu giấy chứng nhận do Bộ

TN&MT phát hành

Hình 2.2 Trang 2 và trang 3 mẫu giấy chứng nhận do

BộTN&MT phát hành

Trang 18

2.1.2.3 Vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác định quyền sử dụng đất đai hợppháp của người sử dụng đất,là cơ sở pháp lý để nhà nước công nhận và bảo hộquyền sử dụng đất Công tác cấp GCNQSDĐ giúp Nhà nước nắm chắc đượctình hình đất đai, biết rõ các thông tin chính xác về số lượng và chất lượng,phục vụ cho việc theo dõi và quản lý đất đai của Nhà nước…

- GCNQSDĐ là căn cứ để Nhà nước thu các khoản thuế, phí, lệ phí đúngđối tượng, tăng nguồn ngân sách cho Nhà nước

- GCNQSDĐ không những ràng buộc người sử dụng đất phải nộp nghĩa vụtài chính mà còn giúp họ được đền bù thiệt hại về đất khi bị thu hồi

- GCNQSDĐ là cơ sở để Nhà nước giải quyết các vấn đề thường xảy ratrong quá trình sử dụng đất như: tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hay xử

lý các vi phạm về đất đai

- Thông qua GCNQSDĐ, Nhà nước có thể quản lý đất đai trên toàn lãnhthổ, kiểm soát được các hoạt động trao đổi, mua bán đất đai, làm minh bạch hơnthị trường bất động sản

- GCNQSDĐ là căn cứ xác lập quan hệ về đất đai, là tiền đề để phát triểnkinh tế xã hội, giúp cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, yên tâm đầu tưtrên mảnh đất của mình

2.1.3 Quy định chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2.1.3.1 Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nguyên tắc khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định chi tiết tại Điều 98 Luật Đất đai

2013 như sau:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất Trường hợp người sử dụng đấtđang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà

có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó

- Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữuchung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng

Trang 19

đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên củanhững người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sảnkhác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp cácchủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và traocho người đại diện.

- Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đượcnhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của phápluật

Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền vớiđất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn,được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng nămthì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp

- Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tênchồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên mộtngười

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi

họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên

vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu

- Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với sốliệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 hoặc Giấychứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so vớiranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranhchấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

10

Trang 20

diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế Người sử dụng đất khôngphải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giớithửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạcthực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diệntích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tạiĐiều 99 của Luật Đất đai 2013.

2.1.3.2 Các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo điều 99 Luật đất đai 2013 quy định, Nhà nước cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất chonhững trường hợp sau đây:

- Người đang sử dụng đất có điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dựngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại cácđiều sau:

+ Điều 100 Luật Đất đai 2013: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộngđồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất;

+ Điều 101 Luật Đất đai 2013: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình cá nhânđang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất;

+ Điều 102 Luật Đất đai 2013: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáođang sử dụng đất của Luật này;

- Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệulực thi hành;

- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặngcho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhậnquyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thuhồi nợ;

Trang 21

- Người sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai;theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơquan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đấtđai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

-Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

-Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất,khu công nghệ cao, khu kinh tế;

- Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

- Người được nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở, ngườimua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặcthành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức đang sử dụng đất chia tách, hợpnhất quyền sử dụng đất hiện có;

- Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất đã mất

2.1.3.3 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo Điều 105 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thựchiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môitrường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất

- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắnliền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

- Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứngnhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

12

Trang 22

mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền vớiđất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà

ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên

và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ

2.2 CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC CẤP GIẤY NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Với mục tiêu quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất, Nhà nước đã ban hànhnhiều văn bản pháp luật nhằm quản lý toàn diện tới từng thửa đất, từng chủ sửdụng đất, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCN được đặc biệt chútrọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai

Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản mang tính chiến lược trong việc sửdụng đất đai nhằm đem lại hiệu quả kinh tế Các quy định của pháp luật đất đaicũng có nhiều đổi mới và liên tục được hoàn thiện Cụ thể như:

- Luật đất đai 2013: luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn

và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thốngnhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụcủa người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ban hành ngày 15/5/2014 của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ban hành ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quyđịnh về giá đất

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ban hành ngày 15/5/2014 của Chính phủquy định về thu tiền sử dụng đất

- Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

- Nghị định 47/2014/NĐ-CP  quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất (Có hiệu lực từ 01/07/2014)

- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôitrường về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất

- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ban hành ngày 19/05/2014 của Bộ

Trang 23

Tàinguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.

- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính. 

- Thông tư 29/2014/TT-BTNMT về Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT về Quy định quy định về hồ sơ giao đất,cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất

- Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về xây dựng, quản lý, khai thác

hệ thống thông tin đất đai

- Thông tư 36/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết phương pháp định giá đất;xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất

- Thông tư 76/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 45 về thu tiền sử dụng đất

2.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

2.3.1 Tình hình công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 20/7/2015,

cả nước đã cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lầnđầu với 41.757.000giấy, tổng diện tích 22.963.000 ha, đạt 94,9% diện tích đấtđang sử dụng cần cấp Giấy chứng nhận đối với các loại đất, trong đó 5 loại đấtchính của cả nước đã cấp được 40,7 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trườnghợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận

Để tăng cường quản lý đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai bền vững

và bảo đảm tăng tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận đối với những địa phương có loạiđất cấp Giấy chứng nhận đạt thấp, trong hai năm 2014 - 2015, ưu tiên tập trungcác nguồn lực để thực hiện và hoàn thành cơ bản việc cấp đổi Giấy chứng nhận

ở những nơi đã có bản đồ địa chính, đồng thời hoàn thành xây dựng cơ sở dữliệu đất đai cho mỗi tỉnh ít nhất một đơn vị cấp huyện để làm mẫu nhằm rút kinhnghiệm để triển khai diện rộng trong những năm tới Phó Thủ tướng chỉ đạo cácđịa phương rà soát tình hình sử dụng đất, xác định ranh giới, mốc giới và đo đạclập bản đồ địa chính, giao đất, cấp Giấy chứng nhận cho các công ty nông, lâm

14

Trang 24

nghiệp để quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất của các công ty và xử lý dứt điểmcác tồn tại, vi phạm đất nông, lâm trường Các địa phương còn loại đất chưahoàn thành (dưới 85%) tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao tỷ lệ cấpGiấy chứng nhận trong năm 2014.

Bộ TN&MTchủ trì hướng dẫn để các tổ chức trong nướcđủ năng lực thamgia thực hiện hình thức xã hội hóa việc xây dựng cơ sở dữ liệuđất đai tại các địaphương Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cácBộ Xây dựng vàTài chính thành lập đoàn kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận tạicác dự án pháttriển nhà ở, nhất là ở các thành phố lớn nhằm tiếp tục tháo gỡ khókhăn, vướngmắc để đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận đối với các dự ánphát triển nhàở

2.3.2 Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Đầu năm 2013, Quảng Ninh là một trong 22 tỉnh có tỷ lệ cấp GCN thấpnhất cả nước Trước tình hình đó, ngày 16/01/2013, Ban thường vụ Tỉnh ủy đãhọp bàn và thống nhất ban hành Chỉ thị số 15-CT/TU về tăng cường công táclãnh đạo công tác cấp GCN Sau hơn hai năm thực hiện Chỉ thị, công tác này cóchuyển biến rõ rệt, trong đó nhiều địa phương đạt kết quả cao như Cẩm Phả,Đầm Hà, Hải Hà, Bạc Liêu, Hạ Long, Đông Triều

Ngay sau khi Chỉ thị 15 được ban hành, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ

sở đã tích cực vào cuộc UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo, thường xuyên kiểmđiểm tiến độ, kịp thời giải quyết những vướng mắc, đồng thời phê bình, nhắcnhở các địa phương có tỷ lệ cấp giấy đạt thấp để đẩy nhanh tiến độ

Ngoài ra, tỉnh đã tập trung tháo gỡ nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách,

do vậy đã giải quyết được nhiều hồ sơ tồn đọng trong nhiều năm qua Các ngànhcủa tỉnh tích cực hướng dẫn các nội dung liên quan đến chuyên ngành Hầu hếtcác nội dung vướng mắc đều có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn ngay trong một tuần

kể từ khi nhận được đề nghị của địa phương Cùng với đó, các địa phương đãtập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực cho công tác cấp giấy, ưutiên kinh phí phục vụ công tác đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính, tăng cường cán

bộ của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xuống cấp xã để xét duyệt hồ sơcấp GCNQSDĐ Nhờ vậy, đến hết năm 2015, toàn tỉnh cơ bản hoàn thành công

Trang 25

tác cấp giấy chứng nhận lần đầu(đạt trên 85% diện tích cần cấp), và đạt trên95% diện tích đủ điều kiện cấp.Tính đến ngày 31/10/2016, diện tích đã cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở Nông thôn là 3391.5 ha, đạt 99,49%diện tích đủ điều kiện cấp; đất ở Đô thị 4061.22 ha, đạt trên 99.39% diện tích đủđiều kiện cấp; đất Sản xuất Nông nghiệp 50289.32 ha, đạt 94,7% diện tích đủđiều kiện cấp; đất Lâm nghiệp 129.309,74 ha, đạt 91.44% diện tích đủ điền kiệncấp giấy chứng nhận.

Hiện nay các trường hợp chưa cấp giấy còn lại chủ yếu do người dân chưa

có nhu cầu hoặc các thửa đất đang thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất,những trường hợp có khó khăn vướng mắc như nguồn gốc đất đai phức tạp, ranhgiới thửa đất không rõ ràng… Công tác đăng ký biến động đất đai đã đượcUBND tỉnh Quảng Ninh chú trọng và tạo điều kiện cần thiết nhưtăng cường đầu

tư kinh phí cho công tác quản lý đất đai, trước hết là công tác đo đạc lập, chỉnh

lý bản đồ địa chính, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai nhằm tăngcường quản lý đất đai một cách công khai, minh bạch, tiến tới xây dựng một hệthống quản lý đất đai hiện đại; trước mắt ưu tiên cho các xã, huyện còn nhiềukhó khăn, các xã đã dồn điền, đổi thửa cần cấp đổi GCN Đã thành lập Trungtâm hành chính công tại các địa phương để phục vụ tốt nhu cầu của tổ chức,doanh nghiệp và nhân dân đến đăng ký,giải quyết những vướng mắc Tăngcường rà soát, thống kê chi tiết các trường hợp tồn đọng, đẩy mạnh kiểm tra, chỉđạo giải quyết dứt điểm, tháo gỡ kịp thời khó khăn trong quá trình thực hiện ởđịa phương Cùng với đó, thực hiện tốt việc quản lý biến động đất đai ở các cấpnhằm hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng người sử dụng đất tự ý làm biếnđộng đất đai mà không làm thủ tục theo quy định

Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thấy tỉnh Quảng Ninh

đã đạt được những thành tích đáng kể trong công tác cấp giấy chứng nhận tuynhiên kết quả vẫn còn chưa cao so với các tỉnh lân cận nhưng với tinh thần làmviệc hăng say, không mệt mỏi của đội ngủ cán bộ tỉnh sẽ từng bước khắc phụcnhững khó khăn, thiếu sót để từng bước đạt kết quả cao trong những năm tới.Tỉnh tập trung vào một số mục tiêu như: đẩy nhanh việc lập Hồ sơ địachính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị và nông thôn, quy hoạch

sử dụng đất cấp huyện, xã, phường, huyện; quản lý việc cấp, gia hạn và thu hồigiấy chứng nhận; kiện toàn bộ máy và cán bộ quản lý Nhà nước, dịch vụ công

16

Trang 26

cộng về đất đai.

PHẦN 3.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Địa điểm nghiên cứu của đề tài là thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh là một địa phương phát triển mạnh

mẽ về mặt kinh tế và xã hội Quá trình phát triển này đã làm thay đổi các nhucầu của con người, trong đó có nhu cầu sử dụng đất đai Người dân xem đất đainhư là tài sản quý giá để làm nơi cư trú và dùng đất đai để thực hiện các giaodịch như: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp…

Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai chặt chẽ, thống nhất, phùhợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất thì công tác cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất là một trong những yêu cầu không thể thiếu Song hiện naycông tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố trongthời gian qua vẫn gặp phải những khó khăn nhất định trong việc đẩy nhanh tiến

độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Thời gian nghiên cứu:

+ Từ ngày 13/2 đến ngày 13/3: Lập đề cương và thu thập số liệu

+ Từ ngày 13/3 đến ngày 13/5: Xử lý số liệu và viết báo cáo

+ Từ ngày 13/5 đến ngày 20/5: Hoàn thiện và nộp báo cáo

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2013 đến năm 2016

3.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là kết quả thực trạng công tác cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm thiếtlập mối quan hệ giữa nhà nước và người sử dụng đất, là cơ sở để nhà nước quản

lý đất chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi cả nước và đảm bảo quyền và lợiích hợp pháp của người sử dụng đất

Trang 27

3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Cẩm Phả, tỉnhQuảng Ninh

- Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnhQuảng Ninh

- Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bànthành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 – 2016

- Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bànthành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 – 2016

- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh QuảngNinh

3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu về tình hình quản

lý sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố; Số liệu về điềukiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Cẩm Phả

- Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất: Thu thập các văn bản pháp luật

có liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ; Báo cáo kết quả thống kê đất đai cácnăm trong giai đoạn 2013 – 2016 của thành phố Cẩm Phả; Kết quả thực hiệncông tác cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2013 – 2016

3.5.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích

- Số liệu, tài liệu thu thập được tiến hành thành lập các bảng, biểu đồ để dễdàng nhận xét được kết quả cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2013 – 2016 cũng như sosánh giữa các năm, các xã phường với nhau

- Phân tích được kết quả đạt được là cao hay thấp, từ đó tìm ra nguyên nhâncũng như đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ tại thành phốCẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

3.5.3 Phương pháp so sánh

- Thống kê các số liệu, tài liệu cũng như các văn bản pháp luật đất đai do

18

Trang 28

các cấp ban hành, các báo cáo tổng kết về kết quả thực hiện công tác cấpGCNQSSDĐ tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2016,báo cáo quy hoạch sử dụng đất của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

- So sánh giữa lí luận và thực tiễn của công tác cấp GCNQSDĐ tại thànhphố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

3.5.4 Phương pháp chuyên gia

- Tham gia học tập kinh nghiệm, tham khảo ý kiến của các cán bộVPĐKQSDĐ và Phòng TNMT thành phố Cẩm Phả trong việc đánh giá kết quảthực hiện công tác cấp GCNQSDĐ

- Tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo

Trang 29

PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẨM PHẢ

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Cẩm Phả là một thành phố công nghiệp than nằm dọc quốc lộ18A, cách thủ đô Hà Nội khoảng 200 km về phía Đông Bắc, cách TP Hạ Long

30 km, có tọa độ địa lý: vĩ độ Bắc 20053’57’’ đến 21013’25’’, kinh độ Đông

107010’00’’ đến 107024’50’’, có diện tích tự nhiên 34.322,72 ha Ranh giới hànhchính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên

- Phía Đông giáp huyện Vân Đồn

- Phía Nam là vịnh Bái Tử Long

- Phía Tây giáp thành phố Hạ Long và huyện Hoành Bồ

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Cẩm Phả)

Hình 4.1 Bản đồ hành chính thành phố Cẩm Phả

20

Trang 30

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình Cẩm Phả tương đối đa dạng và phức tạp bao gồm vùng đồi núi vàđồng bằng ven biển và được chia thành 5 dạng địa hình như sau:

- Địa hình núi: Phân bố ở hầu hết các phường, xã, gồm các dạng: núi thấp

và trung bình, khu vực núi đất dốc trên 250, khu vực núi thấp dốc dưới 250

- Địa hình vùng đồi: Phân bố ở phía Tây đường quốc lộ 18A, địa hình

thường có dạng đồi gò, bát úp với độ cao trung bình từ 20 – 100 m

- Địa hình thung lũng: Dọc theo các sông suối nhỏ nằm tiếp giáp với chân

núi, hàng năm thường xuyên được bồi lắng phù sa vào mùa mưa đã tạo nênnhững dải đất bằng phẳng, màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

- Địa hình đồng bằng ven biển: Là vùng đất thấp tiếp giáp với vùng đồi gò

thường xuyên được bồi đắp bởi 2 sông Voi Bé và sông Voi Lớn tạo nên dảiđồng bằng nhỏ hẹp xen kẽ với vùng gò đồi

- Địa hình núi đá vôi (Castơ): Địa hình này phân bố ở các phường Cẩm

Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Đông, Cẩm Thạch và phường Quang Hanh

4.1.1.3 Khí hậu

Khí hậu thành phốCẩm Phả có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnhhưởng trực tiếp của khí hậu biển Theo số liệu của trạm dự báo khí tượng thủyvăn Quảng Ninh thì khí hậu thành phố được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từtháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

- Nhiệt độ bình quân cả năm 23,00C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng caonhất là 36,60C (tháng 6), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 5,50C (tháng 1).Nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độtrung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau), tổng tích ôn đạt trên8.5000C

-Lượng mưa bình quân hàng năm 2.144,5 mm nhưng phân bố không đồngđều Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lượng mưa chiếmkhoảng 86% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9.Các tháng 11 đến tháng 4 lượng mưa ít, chiếm 14% lượng mưa cả năm, lượngmưa phân bố không đều trong năm

- Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.500 - 1.700 h/năm, nắng tập

Trang 31

trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và tháng 3.

- Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 84%, cao nhất là tháng 3,4đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 đạt 78% Độ ẩm không khí còn phụthuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hóa theo mùa

- Gió: Thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông bắc và gió Đông nam

4.1.1.4 Thủy văn, thủy triều

a Thủy văn:

-Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Cẩm Phả phụ thuộc chủ yếu vào chế

độ thủy văn của sông Diễn Vọng, sông Mông Dương, sông Đồng Mỏ , cácsông, suối thường ngắn và dốc

- Ngoài các con sông chính, chảy qua thành phố Cẩm Phả và địa phận các

xã ven biển có sông Voi Lớn, sông Voi Bé, sông Thác Thầy, sông Voi Lớn vàsông Voi Bé chảy qua địa phận xã Cộng Hòa thường xuyên gây ảnh hưởng đếnchế độ triều

- Nhìn chung, sông suối chảy trên địa phận thành phố Cẩm Phả có diện tíchlưu vực nhỏ, độ dài sông ngắn, lưu lượng nước không nhiều và phân bố khôngđều trong năm Các sông này về mùa mưa thường gây ngập úng cho các vùngthấp trũng, gây xói mòn, rửa trôi

b Thủy triều:

Cẩm Phả là thành phố ven biển, phía Nam giáp Bái Tử Long có nhiều núi

đá tạo thành bức bình phong chắn sóng, hạn chế tốc độ gió khi có bão Thủytriều thuộc chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông (biên độ triều 2-3m),cao nhất là 4,3 m và thấp nhất là 0,26 m, cao độ mực triều trung bình 2,5 - 3,0m

4.1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên

a Tài nguyên đất

Tài nguyên đất của Thành phố Cẩm Phả chia thành 8 nhóm đất như sau:

-Đất phù sa: Chủ yếu ở vùng trũng, thấp, được bồi đắp bởi phù sa của sông

và phù sa biển có diện tích 459 ha, chiếm 1,34% diện tích tự nhiên, phân bố ởcác xã, phường: Quang Hanh, Cẩm Thạch, Mông Dương, Dương Huy, CộngHòa

22

Trang 32

- Đất glây: Diện tích 30,1ha, chiếm 0,09% diện tích tự nhiên, phân bố ở các

xã Cộng Hòa và Quang Hanh.Đất glây được hình thành từ các vật liệu khônggắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tínhphù sa Đặc tính glây mạnh ở độ sâu 0 - 50 cm, nhóm đất này có đặc tính glâychua

- Đất vàng đỏ: Diện tích 26.405,64 ha, chiếm 78,65% diện tích tự nhiên,

phân bố ở hầu khắp các phường xã Đất vàng đỏ được hình thành trên các loại

đá mẹ khác nhau như phiến sét, phiến thạch, sa thạch Hình thái phẫu diện đấtthường có màu vàng đỏ hoặc vàng nhạt, tầng đất hình thành dày hay mỏngthường chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất

- Đất tác nhân: Đất tác nhân là loại đất đã bị biến đổi sâu sắc hoặc bị chôn

vùi do tác động của con người, sự di chuyển hoặc xáo trộn lớp đất mặt, đào vàđắp, đã làm thay đổi đặc điểm của đất so với ban đầu hiện có của nó

- Đất Cát: Diện tích 724,21 ha, chiếm 2,16% diện tích tự nhiên, phân bố ở

các xã, phường: Cẩm Sơn, Cẩm Trung, Cẩm Bình, Cẩm Thành, Cẩm Thịnh,Cẩm Phú, Cẩm Đông, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Hải, Mông Dương, CộngHòa Đất được hình thành ven biển, ven các con sông chính do sự bồi đắp, baogồm:

- Đất mặn: Diện tích 1.554,9 ha chiếm 4,62% diện tích tự nhiên, phân bố ở

phường Mông Dương, xã Cẩm Hải, xã Cộng Hòa Nhóm đất này hình thành ởgần các cửa sông nơi có địa hình thấp < 1m trên nền mẫu chất của sự kết hợpphù sa sông và phù sa biển, phù sa biển trầm tích ở bên dưới còn phù sa sôngphủ lên trên

- Đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 175,6 ha, chiếm 0,52% diện tích tự

nhiên Phân bố ở phường Mông Dương.Đất mùn vàng đỏ nằm ở độ cao 700

-900 m Địa hình cao, dốc, hiểm trở nên xói mòn mạnh Đất mặt thường có màuxám đen, tầng dưới có màu xám vàng Đất có phản ứng chua, giàu hữu cơ ở tầngđất mặt, lân nghèo đến trung bình, kali tổng số trung bình Lượng các cationkiềm trao đổi thấp, có độ dốc trên 250 nên khoanh nuôi bảo vệ rừng

- Đất có tầng sét loang lổ: Diện tích 236,5 ha, chiếm 0,7% diện tích tự

nhiên, phân bố ở các xã, phường: Dương Huy, Cẩm Phú, Cẩm Sơn Nhóm đấtnày hình thành trên các loại mẫu chất phù sa cổ, phù sa cũ hoặc trên các nền đá

Trang 33

mẹ khác nhau Hình thái phẫu diện thường xuất hiện tầng tích sét loang lổ, đôikhi xuất hiện kết von với các mức độ khác nhau.

b Tài nguyên nước

- Nước mặt: Tài nguyên nước mặt bao gồm các sông chính như hệ thốngsông Diễn Vọng, sông Mông Dương, sông Voi Lớn, Sông Voi Bé và còn có 28

hồ đập lớn nhỏ nằm rải rác trong thành phố

- Nước ngầm: Tài nguyên nước ngầm trên địa bàn Thành phố có trữ lượnglớn, phía bắc vùng đồi núi có chất lượng tốt, nhân dân sử dụng nước bằng cáchđào và khoan giếng để lấy nước sinh hoạt

d Tài nguyên biển

Cẩm Phả là thành phố ven biển, có trên 70 km bờ biển chạy dọc theo vịnhBái Tử Long từ phường Quang Hanh đến cầu Ba Chẽ Tiềm năng kinh tế biểnkhá đa dạng, nhất là các cảng và dịch vụ cảng biển, du lịch biển – ven biển vàthủy sản, cùng với các dãy núi đá, hang động có cảnh quan kỳ thú là điểm dulịch phục vụ nhu cầu khách trong nước và quốc tế Đặc biệt có đường bờ biểnkéo dài tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án xây dựng khu đô thị mớilàm nguồn cung cho thị trường bất động sản

đ Tài nguyên khoáng sản

- Than đá: Tài nguyên khoáng sản lớn nhất nhất ở Cẩm Phả là than đá và

phân bố ở vùng núi phía Đông Bắc và Tây Bắc thành phố Tổng tiềm năng ướctính trên 1 tỷ tấn, trữ lượng có thể khai thác thuận lợi 240 triệu tấn (theo số liệungành than), qua thăm dò than khai thác hầm lò đạt độ sâu -300 m, sản lượngthan khai thác trên địa bàn thành phố chiếm 50 - 55% sản lượng than toàn quốc,chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở than ra cảng nước sâu, thuận tiện choxuất khẩu

24

Trang 34

- Đá Vôi: Phân bố chủ yếu trên địa bàn phường Quang Hanh và các dãy núi

đá vôi ngoài vịnh, có trữ lượng lớn để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy ximăng và sản xuất vật liệu xây dựng, theo báo cáo kết quả thăm dò, và đánh giátài liệu tổng hợp địa chất, khoáng sản thành phố Cẩm Phả có 02 mỏ:

+ Mỏ đá Chồng: trữ lượng 5,515 triệu tấn cấp (C1+C2);

+ Mỏ Quang Hanh: trữ lượng 633,93 triệu tấn cấp (C1+C2)

- Đất Sét: Là nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất gạch ngói được tập trung

nhiều ở trên địa bàn phường Quang Hanh và xã Cộng Hòa

e Tài nguyên du lịch

Nằm cạnh vùng di sản vịnh Hạ Long và Bái Tử Long kết hợp với suốikhoáng nóng Quang Hanh, hang Vũng Đục, đền Cửa Ông, đảo Rều cùng với cácbãi biển, khu du lịch Bến Do đã tạo thành tua du lịch hấp dẫn nhằm thu hútlượng du khách lớn đến thăm quan, vãn cảnh và du lịch văn hóa

f Tài nguyên nhân văn

Hiện tại trên địa bàn thành phố có nhiều dân tộc anh em đang định cư vàsinh sống chủ yếu có dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Sán Dìu, Cộng đồng cácdân tộc trong thành phố với những truyền thống, bản sắc riêng đã hình thànhmột nền văn hoá phong phú, có nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc

Cẩm Phả luôn là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước

và truyền thống cách mạng Nhân dân trong thành phố có tinh thần đoàn kết yêuquê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn gian khổ để từngbước đi lên Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sựphát triển kinh tế xã hội, trong xu thế hội nhập cả nước, khu vực và quốc tế, làthuận lợi để Đảng bộ và chính quyền các cấp lãnh đạo nhân dân vững bước tiếnlên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng thành phố Cẩm Phảgiàu, đẹp, văn minh

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhânkhách quan song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, UBND thành phố Cẩm Phảcùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế năm

Trang 35

2016 của thành phố đã dần phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)đạt trên 10%.

Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và trong từng ngành đã góp phần quantrọng trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố, cải thiệnđời sống nhân dân và giữ vững chính trị, quốc phòng an ninh Thu nhập bìnhquân đầu người năm 2016 đạt 2.350 USD/người/năm (khoảng 51,7 triệuđồng/năm).Trong những năm tới cần đầu tư, đẩy mạnh sự phát triển của cácngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, du lịch, mở rahướng mới trong khai thác dịch vụ du lịch, tăng nhanh tỷ trọng của các ngànhnày trong cơ cấu kinh tế, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp

4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a Khu vực kinh tế nông nghiệp

Năm 2016 tổng giá trị sản xuất các ngành nông - lâm - thuỷ sản đạt 596,2

tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ

- Ngành nông nghiệp:

+ Trồng trọt:năm 2016 toàn thành phố gieo trồng được 882,4 ha, đạt 99,7%

kế hoạch tỉnh giao, tăng 7% so với cùng kỳ

+ Chăn nuôi:Tổng số lượng gia súc đạt 41.038 con, đạt 186,2% KH tỉnhgiao (trong đó số lượng trâu, bò là 3.077 con, đạt 121% kế hoạch tỉnh giao); giacầm đạt 148.400 con, đạt 119,1% kế hoạch tỉnh giao

- Ngành lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng trồng tập trung năm 2016 ước đạt

1.425 ha, đạt 77% so với KH tỉnh giao, bằng 97,3% so với cùng kỳ; tổng số câyphân tán các loại trồng được 135.211 cây Sản lượng gỗ khai thác ước đạt85.151 m3, bằng 90,4% so với cùng kỳ

- Ngành thủy sản: Tổng sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2016 ước đạt

3.871,2 tấn, tăng 10,9% so với cùng kỳ, trong đó: đánh bắt đạt 3.523 tấn, tăng11,2% so với cùng kỳ; nuôi trồng đạt 348,2 tấn, tăng 7,9% so với cùng kỳ Tổngdiện tích nuôi trồng thủy sản là 244 ha, đạt 87,14% kế hoạch tỉnh giao, tăng 14%

so với cùng kỳ

26

Ngày đăng: 17/05/2018, 09:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Nguyễn Bá Long (2007), Bài giảng “Quản lý hành chính nhà nước về đất đai”, Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng “Quản lý hành chính nhà nước về đấtđai
Tác giả: Nguyễn Bá Long
Năm: 2007
5. Nguyễn Bá Long (2007), Bài giảng “Đăng ký và thống kê đất đai”, Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng “Đăng ký và thống kê đất đai
Tác giả: Nguyễn Bá Long
Năm: 2007
10. Trang thông tin điện tử Thành phố Cẩm Phả: “http://www.quangninh.gov.vn/vi-VN/huyenthi/txcampha/Trang/default.aspx” Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://www.quangninh.gov.vn/vi-VN/huyenthi/txcampha/Trang/default.aspx
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014-TT/BTNMT ngày19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Khác
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 24/2014/TT-BTNMT banhành ngày 19/5/2014của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính Khác
3. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP ban hành ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai Khác
7. Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Quảng Ninh (2016), Báo cáo đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách pháp luật đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường năm 2016 Khác
8. UBND thành phố Cẩm Phả (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố năm 2016; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 Khác
9.VPĐKQSDĐ thành phố Cẩm Phả (2016),Báo cáokết quả thống kê đất đai năm 2016 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w