Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
773,5 KB
Nội dung
BÀI DỰ THI CUỘC THI: TÌM HIỂU “ BÁC HỒ VỚI LÀO CAI – LÀO CAI LÀM THEO LỜI BÁC DẠY ” Họ và Tên : Phạm Văn Chính Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Số 4 Xuân Quang Xuân Quang – Bảo Thắng – Lào Cai Câu 1: Bạn hãy cho biết, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bao nhiêu lần gửi thư, khen ngợi nhân dân, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, công nhân và thiếu nhi Lào Cai? Bối cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của những lần gửi thư, khen ngợi đó? Trả lời : Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã 6 lần gửi thư cho cán bộ, nhân dân, chiến sỹ lực lượng vũ trang, thiếu nhi Sapa, công nhân mỏ Apatit, 1 lần khen ngợi đồng bào xã Bản Phố (huyện Bắc Hà). Lần 1 * Hoàn cảnh: Trong Cách mạng tháng Tám 1945, Lào Cai không có khởi nghĩa giành chính quyền. Vì vậy, khi đất nước được độc lập, ở Lào Cai tình hình diễn biến phức tạp, trong khi chưa giành được chính quyền cách mạng cấp tỉnh, nhân dân đã phải đối phó ngay với quân đội Trung Hoa Dân Quốc và bè lũ tay sai phản động của chúng. Thông cảm với những khó khăn, gian khổ của nhân dân Lào Cai, ngày 18/10/1945, Bác đã viết thư gửi đồng bào tỉnh Lào Cai * Nội dung thư: THƯ GỬI ĐỒNG BÀO TỈNH LÀO CAI “ Hỡi đồng bào yêu quý ở Lào Cai! Tôi biết những ngày gần đây, đồng bào nóng ruột lắm! Mà nóng ruột là phải. Nước nhà đã độc lập rồi, lá quốc kỳ màu đỏ sao vàng đã bay phất phới khắp nước Việt Nam. Ấy thế mà đồng bào yêu quý ở biên thuỳ, vì đường sá xa xôi nên không biết rõ tình hình thế, bảo không nóng ruột làm sao được? Tôi biết tấm lòng yêu nước thương nòi của đồng bào lúc này rất sôi nổi. Đấy là một chứng cớ rất tốt đẹp cho vận mệnh nước nhà. Ngày 19 tháng 8 cuộc khởi nghĩa do Mặt trận Việt Minh lãnh đạo đã thành công. Ngày 2 tháng 9 bản Tuyên ngôn Việt Nam Độc Lập đã ban bố. Vua Bảo Đại đã tự nguyện thoái vị, chính thể Dân chủ Cộng hoà đã thành lập. Từ đây đồng bào chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ, phải đấu tranh đến kỳ cùng để mưu tự do hạnh phúc cho dân tộc. Tôi tin rằng đồng bào Lào Cai sẽ nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ. Tất cả nhân dân Lào Cai, không phân biệt trai gái, già trẻ, giàu nghèo, lương giáo, không phân biệt Mán, Mường, Mèo, v.v., 1 cùng nhau hăng hái đứng lên phấn đấu để củng cố nền độc lập của nước nhà và xây dựng nền hạnh phúc tự do cho dân chúng. Tuy rằng trong lúc này chúng ta chưa có dịp gặp mặt nhau, nhưng lòng tôi vẫn luôn luôn nhớ đến đồng bào. Xin đồng bào hãy nhận tấm lòng thân ái của tôi và của Chính phủ”. * Ý nghĩa của thư Bác Hồ gửi cho đồng bào Lào Cai. - Thể hiện tình cảm, sự quan tâm chia sẻ của Bác đối với tỉnh Lào Cai, một địa phương chưa giành được chính quyền, chưa được hưởng nền độc lập sau Cách mạng tháng Tám 1945. - Kêu gọi đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết xây dựng nền độc lập của Tổ quốc và đấu tranh giải phóng quê hương. - Khích lệ tinh thần quyết tâm đấu tranh giải phóng quê hương trong nhân dân các dân tộc Lào Cai. Lần 2 : * Hoàn cảnh Sau khi ra đời nước, Việt Nam dân chủ cộng hoà đứng trước tình thế hiểm nghèo “như ngàn cân treo sợi tóc”phải đối phó với 3 mối đe doạ lớn: Ngoại xâm, nội phản, nạn đói, nạn dốt và nạn tài chính khô kiệt. Giặc ngoài thù trong, khó khăn chồng chất đó đè nặng lên đất nước ta, đặt chính quyền cách mạng trước một tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”, vận mệnh độc lập tự do của dân tộc ta đang đứng trước nguy cơ một mất một còn. Cuối năm 1946, thực dân Pháp lộ rõ âm mưu và hành động xâm lựơc nước ta lần thứ hai, ở cương vị Chủ tịch nước, bộn bề lo lắng trước vận mệnh của đất nước, nhưng Bác vẫn không quên một việc rất nhỏ là khi nhận được thư và cái gậy roi của thiếu nhi Sapa tặng, ngày 19/11/1946, Người đã viết thư cho gửi nhi đồng Sapa với những lời gần gũi yêu thương. * Nội dung: GỬI NHI ĐỒNG XÃ BA * , LÀO CAI “Các cháu yêu quý, Bác đã nhận được thư và hai cái gậy roi. Cảm ơn các cháu. Tuy Bác ở xa, nhưng lòng Bác nhớ đến các cháu luôn luôn. Bác khuyên các cháu giữ gìn kỷ luật, và ra sức học hành. Cháu nào chưa biết chữ quốc ngữ, phải học cho biết. Cháu nào biết rồi, thì gắng giúp anh em chị em học cho biết. Làm sao cho đồng bào ở xã Ba ai cũng biết chữ quốc ngữ, thì Bác sẽ vui lòng và khen các cháu ngoan. Bác thay mặt cho anh chị em nhi đồng Hà Nội, gửi lời thân ái thăm các cháu”. * Ý nghĩa: - Thể hiện sự trân trọng và tình cảm yêu quý các em nhi đồng Lào Cai của Bác Hồ. * Xã Ba : tức huyện Sa Pa ngày nay. 2 - Lời thư ân cần căn dặn các cháu Nhi đồng gắng sức học tập và giúp đõ mọi người cùng học tập. Những lời trong thư của Bác có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. - Xây dựng tình đoàn kết giữa nhi đồng Hà Nội với nhi đồng Sapa; thể hiện niềm mong mỏi nâng cao trình độ dân trí của Người đối với đồng bào các dân tộc Lào Cai… Lần 3 * Hoàn cảnh: Năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta liên tiếp giành được thắng lợi lớn về mọi mặt, làm thất bại âm mưu “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp. Chiến thắng của quân và dân ta trong các chiến dịch năm 1950, có phần đóng góp không nhỏ của quân và dân Lào Cai. Dõi theo bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp của cả nước nói chung và của các địa phương nói riêng, Bác đã kịp thời, hỏi thăm, động viên chiến sỹ, nhân dân trên các mặt trận, trên các vùng miền. Ngày 01/5/1950, được tin ở mặt trận Phố Lu và Nghĩa Đô, các chiến sỹ của ta chiến đấu rất anh dũng, nhưng có nhiều đồng chí bị thương, Người đã viết thư động viên anh em thương binh và khen ngợi các thầy thuốc đã chăm sóc các bệnh binh chu đáo: * Nội dung THƯ GỬI ANH EM THƯƠNG BINH MẶT TRẬN LÊ HỒNG PHONG Anh em thương binh, Tôi được báo cáo rằng trong trận Phố Lu và Nghĩa Đô, toàn thể chiến sĩ tỏ ra rất anh dũng. Riêng các anh bị thương, do sự chǎm nom của các thầy thuốc và các khán hộ, một số lớn anh em thương binh đã lành mạnh, trở về bộ đội. Còn các chú đang cần ở lại y viện tôi gửi lời thân ái an ủi các chú và chúc các chú mau trở lại mạnh khoẻ để đi đánh giặc lập công thêm. Tôi cũng cảm ơn các thầy thuốc và anh em khán hộ đã chǎm nom các thương binh rất chu đáo. Thế là đáng khen. Chào thân ái và quyết thắng! Ngày 01 tháng 5 nǎm 1950 HỒ CHÍ MINH * Ý nghĩa: - Thể hiện sự quan tâm đặc biệt, kịp thời của Bác đối với các chiến chĩ lực lượng vũ trang và các thầy thuốc chăm sóc bệnh binh trên mặt trận biên giới Lào Cai. - Tình cảm gần gũi, ân cần của Người đã kịp thời động viên khích lệ các chiến sĩ lực lượng vũ trang và các thầy thuốc chăm sóc bệnh binh trên mặt trận biên giới Lào Cai lập thêm nhiều chiến công, góp phần giải phóng quê hương… Lần 4, 5 * Hoàn cảnh: Tháng 9 năm 1950, phối hợp với bộ đội chủ lực của ta trong chiến dịch Biên giới, (Chiến dịch Lê Hồng Phong II), quân dân Lào Cai đã chiến đấu kiên cường lần lượt giải phóng các địa phương trong tỉnh. Ngày 01 tháng 11 năm 1950 thị xã Lào Cai sạch 3 bóng quân thù, Chiến dịch Lê Hồng Phong II kết thúc thắng lợi, Lào Cai hoàn toàn giải phóng, mở ra một bước ngoặt trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Lào Cai, đồng thời phá tan âm mưu lập “Tỉnh Nùng”,“Tỉnh Thái” tự trị và ý đồ phong toả biên giới của thực dân Pháp, mở ra một bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc. Nhằm động viên kịp thời và căn dặn nhân dân các dân tộc Lào Cai bảo vệ và giữ vững thành quả cách mạng, phát huy thắng lợi đã đạt được xây dựng quê hương sau ngày giải phóng, ngày 27/11/1950, Bác Hồ đã gửi hai bức thư cho Lào Cai. * Nội dung: THƯ GỬI ĐỒNG BÀO LÀO CAI Đồng bào thân mến, Đã mấy năm, đồng bào sống cực khổ dưới gót sắt giặc Pháp dã man, chịu đủ sự áp bức tàn nhẫn. Nhờ nhân dân ta hăng hái, bộ đội ta dũng cảm, Chính phủ ta kiên quyết mà nay đồng bào ta đã được giải phóng, trở lại sống trong lòng yêu dấu của Tổ quốc. Tôi thay mặt Chính phủ gửi lời thân ái an ủi toàn thể đồng bào. Được giải phóng rồi, đồng bào ta phải làm gì? 1. Phải thực hành đại đoàn kết, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong mọi việc. 2. Phải thi đua tăng gia sản xuất cho mọi người được no ấm. 3. Phải ra sức giúp đỡ Chính phủ, ủng hộ bộ đội, để góp phần vào công việc trường kỳ kháng chiến, để chuyển mạnh sang tổng phản công, để đưa kháng chiến đến hoàn toàn thắng lợi. Tôi chắc rằng đồng bào tỉnh ta sẽ thi đua làm tròn nhiệm vụ vẻ vang ấy. Chào thân ái và quyết thắng HỒ CHÍ MINH THƯ GỬI CHIẾN SĨ VÀ CÁN BỘ LÀO CAI Gửi chiến sĩ và cán bộ Lào Cai, Các chú đã đánh bật giặc ra khỏi Lào Cai. Bác vui lòng thay mặt Chính phủ khen ngợi các chú. Sau đây là những việc cần phải làm ngay: - Xét kỹ và báo cáo những đơn vị và cá nhân có công trạng đặc biệt để Chính phủ khen thưởng. - Kiểm thảo và tổng kết kinh nghiệm để sửa chữa khuyết điểm và phát triển ưu điểm. - Canh phòng cẩn thận, tuyệt đối không được vì thắng mà kiêu, không được chủ quan. - Giúp địa phương chỉnh đốn hành chính cho có ngǎn nắp. - Bộ đội phải giúp đồng bào tǎng gia sản xuất. - Thực hành chính sách toàn dân đại đoàn kết. Chào thân ái và quyết thắng HỒ CHÍ MINH * Ý nghĩa: 4 - Khen ngợi, khích lệ kịp thời chiến thắng của chiến sĩ và nhân dân các dân tộc Lào Cai qua đó khích lệ tinh thần yêu nước, phát huy truyền thống đòan kết lao động cần cù, sáng tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước giàu mạnh. - Có tác dụng huy động nhân dân dân các dân tộc Lào Cai đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam đánh thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước. - Nhắc nhở lực lượng vũ trang không ngừng đề cao cảnh giác, xây dựng khối đoàn kết quân dân, xây dựng quân đội vững mạnh, bảo vệ thành quả cách mạng… Lần 6 *Hoàn cảnh Thực hiện lời hứa với Bác trong dịp Bác đến thăm mỏ, công nhân mỏ Apatit Lào Cai đã phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 1958. Được tin này, Bác Hồ đã kịp thời viết thư khen ngợi, động viện công nhân và cán bộ mỏ Apatit. * Nội dung THƯ GỬI CÔNG NHÂN VÀ CÁN BỘ MỎ APATÍT LÀO CAI Thân ái gửi công nhân và cán bộ mỏ Apatít Lào Cai, Bác vui lòng khen các cô, các chú đã làm đúng lời hứa, đã thi đua hoàn thành vượt mức kế hoạch 10%. Mong các cô, các chú tiếp tục cố gắng hơn nữa để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch nǎm nay. Bác hỏi thǎm các đồng chí chuyên gia. Chúc các cô các chú đoàn kết chặt chẽ và tiến bộ nhiều. Tháng 01 nǎm 1959 BÁC HỒ * Ý nghĩa - Lời thư thể hiện niềm vui mừng của Bác trước thành tích mà công nhân mỏ Apatit đạt được. Niềm vui của Bác đã khích lệ, động viên kịp thời đối với công nhân mỏ Apatit cũng như nhân dân miền Bắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm nhiệm vụ hậu phương đối với với tiền tuyến miền Nam. - Thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế của Bác cũng như niềm mong mỏi của Người đối với công nhân mỏ Apatit về việc xây dựng tình đoàn kết, tiến bộ trên mọi lĩnh vực, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong hoàn cảnh khó khăn, góp sức xây dựng quê hương, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Ngoài 6 lần gửi thư Bác Hồ còn viết báo khen ngợi đồng bào Mông tỉnh Lào Cai có phong trào học tiếng Mông tốt. * Hoàn cảnh Phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí luôn là sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối năm 1962, được tin tỉnh Lào Cai có phong trào học tiếng Mông, xã Bản Phố ( Bắc Hà) là xã điển hình của tỉnh, Bác đã viết một bài báo với tựa đề: “Một thắng lợi mới”, ký tên T.L đăng trên báo Nhân dân, số 3149, ngày 18/11/1962, khen ngợi phong trào học tiếng Mông của xã Bản Phố, Người coi đó là 5 một trong những điển hình của thắng lợi mới về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta và là thắng lợi đầu tiên của đồng bào Mèo về mặt văn hoá: “Về đời sống văn hoá thì tiến bộ càng nhanh. Ví dụ: Trước kia đồng bào Mèo không có chữ viết của dân tộc mình. Ngoài một vài cụ già biết chút ít chữ Hán, còn 99% người Mèo đều mù chữ”. * Nội dung Từ năm 1959, với sự săn sóc của Đảng và Chính phủ ta, đồng bào Mèo đã có chữ viết của dân tộc mình. ở tỉnh Lào Cai có hơn 70 xã người Mèo. Năm 1959, sau khi mới có chữ Mèo, chỉ có một người biết đọc, biết viết. Hiện nay, có hơn 300 cán bộ và thầy giáo dạy chữ Mèo và hơn 5.900 người Mèo học các lớp. Đó là một thắng lợi mới về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta và thắng lợi đầu tiên của đồng bào Mèo về mặt văn hoá. Có thắng lợi đó là do Tỉnh uỷ Lào Cai lãnh đạo thiết thực, do đồng bào Mèo cố gắng học hành và đồng bào xã Bản Phố * đã tiến bộ khá nhất. Mong rằng đồng bào các xã miền ngược thi đua với Bản Phố trong công việc xoá nạn mù chữ, đồng bào Bản Phố thì nên thi đua học bổ túc văn hoá để nâng cao hơn nữa trình độ hiểu biết của mình. Muốn đẩy mạnh phong trào học chữ,cách tốt nhất là: Người đã biết chữ thì thi đua dạy người chưa biết. Người chưa biết chữ thì thi đua học cho biết. Cán bộ tỉnh và huyện thì thi đua giúp đỡ các xã gây thành một phong trào học chữ, kết hợp chặt chẽ với phong trào thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Làm được như vậy, thì đời sống vật chất và đời sống văn hoá của đồng bào miền ngược sẽ đều tiến bộ nhanh. Cần nhắc một điều nữa: Nếu không biết tiếng địa phương thì như nửa câm, nửa điếc khó gần gũi quần chúng. Cho nên, cán bộ miền xuôi công tác ở miền ngược cần phải học tiếng địa phương. Cuối cùng, báo Nhân dân gửi lời thân ái khen ngợi đồng bào xã Bản Phố đã có vinh dự là xã người Mèo đầu tiên xoá xong nạn mù chữ và chúc đồng bào tiến bộ không ngừng”. T.L. *Ý nghĩa: - Khẳng định tính đúng đắn của chính sách dân tộc của Đảng và Chính phủ, đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo, sự nỗ lực của đồng bào Mông về mặt văn hoá - Động viên, khen ngợi kịp thời đồng bào Mông ở Bản Phố huyện Bắc Hà, qua đó thúc đẩy phong trào thi đua học tiếng Mông cán bộ miền xuôi công tác ở miền núi; thể hiện mong muốn của Người đối với đồng bào các dân tộc trong việc học tập nâng cao trình độ dân trí…. Câu 2: Bạn hãy cho biết, trong 24 năm ở cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ đã tặng bao nhiêu huy hiệu của Người, ký lệnh tặng thưởng bao nhiêu Huân chương kháng chiến chống Pháp, Huân chương lao động, Bằng khen của Chủ tịch nước cho cán bộ, nhân dân Lào Cai? Thời gian và ý nghĩa của những việc làm đó ? * xã Bản Phố thuộc huyện Bắc Hà 6 Trả lời : Sự quan tâm của Bác Hồ đối với tỉnh Lào Cai không chỉ biểu hiện qua những bức thư Người gửi cho nhân dân, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, công nhân và nhi đồng mà còn còn được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực khác. Trong 24 năm giữ cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ đã tặng 70 Huy hiệu của Người, ký lệnh tặng thưởng 346 Huân chương kháng chiến chống Pháp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Lào Cai, ký lệnh tăng thưởng 3 Huân chương lao động xã Thanh Bình (Mường Khương), xã Bản Phố (Bắc Hà), huyện Sa Pa và 7 lần tạng bằng khen của Chủ tịch nước cho 7 xã thuộc các huyện Bát Xát, Mường Khương và Bảo Thắng. Cụ thể như sau: Năm 1954, Bác tặng huy hiệu của Người cho 14 người tiêu biểu ở các huyện của tỉnh Lào Cai có thành tích tiễu phỉ, gọi phỉ ra hàng, bảo vệ xóm làng Năm 1955: Ngày 01/01: Bác gặp gỡ đoàn cán bộ đại diện cho nhân dân các dân tộc Lào Cai về Hà Nội dự lễ đón mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch về Thủ đô do đồng chí Hoàng Trường Minh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch ủy ban hành chính tỉnh dẫn đầu; tặng huy hiệu của Người cho năm người ở các huyện có thành tích lãnh đạo công tác vận động quần chúng, sản xuất giỏi. Năm 1956, Bác tặng huy hiệu của Người cho bốn người có thành tích vận động quần chúng và sản xuất giỏi. Năm 1958, Bác tặng 11 huy hiệu của Người cho cán bộ, nhân dân có thành tích trong công tác, sản xuất giỏi. Năm 1959, Bác tặng bốn huy hiệu của Người cho những người có thành tích sản xuất giỏi, trong đó có bà Sùng Seo Pla, dân tộc H’Mông ở xã Tả Ngải Chồ, huyện Mường Khương (đại biểu Quốc hội khóa III). Năm 1960, Bác tặng ba huy hiệu của Người cho những người có thành tích trong sản xuất và gọi phỉ ra hàng. Năm 1961, Bác ký lệnh tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp cho 276 cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc Lào Cai, trong đó: - Hạng nhất có hai đồng chí: Đồng chí Hoàng Khải Luận (Hoàng Trường Minh), Bí thư kiêm Chủ tịch ủy ban hành chính tỉnh; Đồng chí Hoàng Văn Quy (Hoàng Quy), Phó Bí thư kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh. - Hạng nhì có 14 đồng chí. - Hạng ba có 260 đồng chí. Năm 1962, Bác ký lệnh tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Ba cho 37 đồng chí và Huân chương Lao động hạng ba cho xã Thanh Bình (Mường Khương), xã Bản Phố (Bắc Hà). - Bác tặng hai huy hiệu của Người cho những người có thành tích sản xuất giỏi và tặng Bằng khen của Chủ tịch nước cho bảy xã Sín Hồ Sán, Cốc Lầu (Bắc Hà), Trung Chải (Sa Pa), Sàng Ma Sáo, Quang Kim (Bát Xát), Phú Nhuận (Bảo Thắng), Thanh Bình (Mường Khương) và đồng chí Lù Sử Mìn, Bí thư chi bộ Phàn Dào Mìn, trưởng công an xã Thanh Bình (Mường Khương) có thành tích trong phong trào bảo vệ trị an. 7 Năm 1963, Bác ký lệnh tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng ba cho 13 đồng chí. - Bác gửi tặng một bức ảnh của Người và 17 huy hiệu cho xã Lao Chải (Sa Pa) để làm giải thưởng cho những xã viên có thành tích trong sản xuất và gửi tặng huy hiệu của Người cho hai cụ: Lù A Páo, Thào Thị Dinh, dân tộc H’Mông ở xã Lao Chải thọ hơn 100 tuổi. - Bác tặng huy hiệu của Người cho 12 cán bộ, nhân dân trong tỉnh có thành tích sản xuất giỏi, bảo vệ làng xóm. Năm 1964 - Bác ký lệnh tặng thưởng Huân Chương kháng chiến chống Pháp hạng ba cho bảy đồng chí. - Bác tặng sáu huy hiệu của Người cho những người có thành tích sản xuất, cứu người bị nạn… Năm 1965, Bác gặp gỡ và chụp ảnh với Đoàn đại biểu Lào Cai về dự Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác xây dựng Đảng bốn tốt tại Hà Nội. - Bác ký lệnh tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng ba cho bảy đồng chí và Huân chương Lao động hạng ba cho cán bộ, nhân dân huyện Sa Pa, có thành tích xóa nạn mù chữ. - Bác tặng bốn huy hiệu của Người cho những người có thành tích thật thà nhặt được của rơi mang trả lại người mất và sản xuất giỏi. Năm 1966, Bác ký lệnh tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng ba cho bốn đồng chí. Năm 1968, Bác tặng ba huy hiệu của Người cho những người có thành tích vận động thanh niên lên đường nhập ngũ, sản xuất giỏi. Năm 1969, Bác ký lệnh tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng ba cho hai đồng chí. *Ý nghĩa: Vịêc Bác Hồ tặng huy hiệu của Người, ký lệnh tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp, Huân chương lao động, Bằng khen của Chủ tịch nước cho cán bộ và nhân dân Lào Cai là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao và kịp thời đối với nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai… Câu 3: Bạn hãy cho biết, tỉnh Lào Cai vinh dự được đón Bác Hồ lên thăm vào thời gian nào? Bối cảnh lịch sử của lần Người lên thăm Lào Cai ? Trong bài nói chuyện với đồng bào các dân tộc và cán bộ, bộ đội, công nhân tỉnh Lào Cai, Bác Hồ căn dặn bốn điều: “Đoàn kết chặt chẽ, tăng gia sản xuất, trật tự an ninh, thuần phong mỹ tục”. Bạn hãy cho biết nội dung và ý nghĩa của những lời căn dặn của Bác ? Trả lời : * Hoàn cảnh Đến năm 1958, nhân dân Lào Cai cùng nhân dân cả nước tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh đạt được kết quả quan trọng. Ngoài ra, trong cuộc đấu tranh tiễu phỉ, quân và dân tỉnh Lào Cai cũng giành được nhiều thắng lợi. Với những thắng lợi đạt được trong cuộc đấu tranh tiễu phỉ, bảo vệ thành quả cách 8 mạng và những thành tích trong khôi phục phát triển kinh tế, văn hóa giáo dục, Lào Cai đã vinh dự được đón Bác Hồ lên thăm ngày 23/9/1958. Trong bài nói chuyện với đồng bào các dân tộc và cán bộ, bộ đội, công nhân tỉnh Lào Cai, ngày 24/9/1958, Bác Hồ căn dặn bốn điều: “Đoàn kết chặt chẽ, tăng gia sản xuất, trật tự an ninh, thuần phong mỹ tục”. * Nội dung điều căn dặn của Bác Hồ: Đoàn kết chặt chẽ Tỉnh ta có 20 dân tộc anh em. Ngày xưa, bọn thực dân và phong kiến tìm mọi cách để chia rẽ và gây xung đột giữa các dân tộc để chúng nó dễ áp bức bót lột. Ngày nay, dưới chế độ dân chủ cộng hoà của chúng ta, các dân tộc bất kỳ to hay là nhỏ đều bình đẳng, đều là người chủ nước nhà Việt Nam. Tất cả các dân tộc đều phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em ruột thịt. Đặc biệt là đối với các dân tộc rất ít người như đồng bào Lô Lô thì các đồng bào đông người hơn cần phải tìm cách giúp đỡ họ về mọi mặt. Tăng gia sản xuất Về mặt chính trị, đồng bào đã hoàn toàn bình đẳng và tự do không bị áp bức nữa. Đó là một thắng lợi to của nhân dân ta. Nay chúng ta phải cố gắng làm thế nào cho đồng bào no cơm, ấm áo hơn nữa. Muốn như vậy thì phải tăng gia sản xuất. Tỉnh ta có hơn 17.000 mẫu ruộng và 89.000 người. Tính đổ đồng mỗi người được độ hai sào. Như thế là ruộng ít. Muốn đủ lương thực thì phải ra sức trồng lúa và ngô khoai. Muốn người đông, sức đủ để tăng gia thì phải tổ chức tổ đổi công cho tốt rồi tiến dần lên hợp tác xã. Các cán bộ cần phải hướng dẫn đồng bào, đặc biệt là đồng bào rẻo cao định canh, bảo vệ rừng, dùng phân bón, làm ruộng bậc thang, cải tiến kỹ thuật cày cấy. Trật tư an ninh Trật tự an ninh tốt thì dân an cư, lạc nghiệp. Để giữ gìn trật tự trị an, phải tổ chức nhân dân, dựa vào lực lượng nhân dân mà ngăn ngừa những kẻ trái phép. Đối với những người lầm đường làm phỉ, cán bộ và đồng bào phải thuyết phục họ, khuyên họ trở về làm ăn lương thiện, làm cho họ hiểu rằng chính sách của Chính phủ là khoan hồng đối với những người biết cải tà quy chính mà chỉ nghiêm khắc đối với những kẻ ngoan cố, không chịu sửa đổi. Thuần phong mỹ tục Vì hoàn cảnh lạc hậu mà có những nơi và những dân tộc theo mê tín, còn giữ những phong tục tập quán không tốt, có hại cho vệ sinh, hại cho sản xuất, thậm chí hại đến sự sống và phát triển của cả dân tộc ấy. Cán bộ và đồng bào phải chịu khó giải thích cho họ hiểu rõ, để họ tự giác tự nguyện học những tập quán tốt, bỏ những phong tục xấu để tiến bộ dần. Nhưng tuyệt đối không được dùng cách áp bức, mệnh lệnh. Để thực hiện tốt những việc kể trên, chúng ta cần phải làm đúng những điểm sau đây: 1. Phải ra sức bồi dưỡng, giáo dục và cất nhắc cán bộ dân tộc và địa phương. Dù lúc đầu những cán bộ ấy trình độ còn thấp, kinh nghiệm còn ít, công tác chưa quen, cán bộ lãnh đạo phải chịu khó dìu dắt họ, giúp đỡ họ, lâu ngày chắc chắn 9 họ sẽ tiến bộ. Muốn công tác tốt trong các dân tộc, trong các địa phương, nhất định cần phải có cán bộ của các dân tộc và địa phương ấy. Cán bộ các dân tộc phải cố gắng học tập để tiến bộ, đoàn kết chặt chẽ với cán bộ miền xuôi, tránh tư tưởng dân tộc hẹp hòi. Có một số cán bộ thắc mắc về tiền đồ.Tiền đồ của cán bộ cũng như tiến bộ của mọi người, nó nằm trong tiền đồ của toàn dân tộc. 2. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ: Quân đội, mặt trận và chính quyền phải đoàn kết nhất trí, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi việc. 3. Phải củng cố chi bộ đảng và chi đoàn thanh niên. Trong việc đoàn kết dân tộc, việc tăng gia sản xuất và mọi việc ích nước, lợi dân, đảng viên và đoàn viên cùng cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng phải xung phong làm gương mẫu để lôi cuốn nhân dân làm theo. Hiện nay, đảng viên còn ít (cứ 113 người dân mới có một đảng viên). Cần phải phát triển Đảng, nhưng phải chọn lọc hết sức cẩn thận. Phát triển chừng nào phải giáo dục và củng cố chừng ấy. Chớ phát triển bừa bãi. 4. Để lãnh đạo thiết thực và rút kinh nghiệm: Cán bộ tỉnh và huyện cần thường xuyên đi xuống xã và nắm một xã làm nơi chỉ đạo riêng, rồi trao đổi kinh nghiệm cho nhau. Cán bộ phải cần, kiệm, liêm, chính, phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân, luôn luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phải làm đúng chính sách của Đảng và Chính phủ, đi đúng đường lối quần chúng. 5. Phát triển tiến lên xã hội chủ nghĩa là hạnh phúc no ấm, tự do Miền Bắc đang tiến lên xã hội chủ nghĩa. Liên Xô, Ba Lan tiến lên xã hội chủ nghĩa được ấm no, được tự do thì ta tiến lên xã hội chủ nghĩa cũng no ấm, tự do Xã hội chủ nghĩa ai cũng phải lao động. Lao động nhiều hưởng nhiều, lao động ít hưởng ít, không lao động thì không hưởng. Người tàn tật, già yếu, cháu bé không có sức lao động thì xã hội, Nhà nước giúp đỡ họ. Có đồng bào công thương lo tiến lên xã hội chủ nghĩa thì mất hết. Chính sách của Đảng, Chính phủ là cải tạo công thương nghiệp theo con đường tư bản Nhà nước để tiến lên xã hội chủ nghĩa. Không phải Chính phủ ra lệnh tịch thu mà hướng dẫn, giúp đỡ họ tiến lên dần Đảng và Chính phủ rất mong đồng bào, bộ đội và cán bộ tỉnh ta cố gắng thi đua làm cho tỉnh nhà ngày thêm phồn thịnh và sung sướng để góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà”. * Ý nghĩa - Chuyến thăm Lào Cai của Bác đã thể hiện tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác đối với nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. - Trong hoàn cảnh của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, sự quan tâm của Bác, đặc biệt là những lời huấn thị của Bác tại buổi nói chuyện đã động viên và chỉ đạo kịp thời và giáo dục lâu dài đối với nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai, là động 10 . các dân tộc tỉnh Lào Cai Câu 3: Bạn hãy cho biết, tỉnh Lào Cai vinh dự được đón Bác Hồ lên thăm vào thời gian nào? Bối cảnh lịch sử của lần Người lên thăm Lào Cai ? Trong bài nói chuyện với. BÀI DỰ THI CUỘC THI: TÌM HIỂU “ BÁC HỒ VỚI LÀO CAI – LÀO CAI LÀM THEO LỜI BÁC DẠY ” Họ và Tên : Phạm Văn Chính Chức vụ: Giáo viên Đơn. giáo dục, Lào Cai đã vinh dự được đón Bác Hồ lên thăm ngày 23/9/1958. Trong bài nói chuyện với đồng bào các dân tộc và cán bộ, bộ đội, công nhân tỉnh Lào Cai, ngày 24/9/1958, Bác Hồ căn dặn