1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN-VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÝ VÀO THỰC TẾ CUỘC SỐNG

13 9,1K 86

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 120 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014 Đề tài: VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÝ VÀO THỰC TẾ CUỘC SỐNG. A.MỞ ĐẦU: I. Đặt vấn đề: 1. Thực trạng: - Qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, chấm bài kiểm tra, tôi nhận thấy một trong những điểm yếu của việc giảng dạy vật lý hiện nay ở trường THCS là tách rời lý thuyết với thực tế cuộc sống. Học sinh không có thói quen vận dụng kiến thức vật lý để giải quyết những gì gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. Đối với đa số học sinh hiện nay, quá trình học tập vật lý chỉ diễn ra trên lớp học. Sau khi rời khỏi lớp học và nhà trường, thì quá trình học tập “ biến mất ”. Đặc biệt, sau những lần thi cử, kiến thức lưu lại trong tâm trí học sinh không nhiều. 2. Ý nghĩa và tác dụng: - Có thói quen vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày. - Kích thích hứng thú cho học sinh. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài “ Vận dụng kiến thức vật lí vào thực tế cuộc sống ” trong phạm vi môn Vật lý từ lớp 6 đến lớp 9. II.Phương pháp tiến hành: 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài: 1.1.Cơ sở lí luận: Năm học 2013- 2014 là “ Năm học tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục ”, tiếp tục thực hiện “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo ” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. NGƯỜI THỰC HIỆN :ĐINH VĂN LÝ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014 Để nâng cao chất lượng giáo dục thì phải đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, kích thích tính tự học, tự nghiên cứu của học sinh, phải biết kết hợp lý thuyết với thực hành, không tách rời kiến thức trong nhà trường với thực tế cuộc sống. Theo Gớt tơ, triết gia Đức nói “ Lý thuyết là màu xám, thực tiễn cây đời mãi mãi xanh tươi ”.Thật vậy, nói cho cùng, kiến thức giảng dạy ở nhà trường nếu không được lồng ghép, tích hợp, liên hệ cụ thể bằng thực tế phong phú, sống động của đời sống muôn màu muôn vẻ, không vận dụng vào cuộc sống thì sẽ chỉ là lý thuyết, là vấn đề sách vở mà thôi. Hơn nữa, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra cho ngành giáo dục nước ta những yêu cầu bức bách và những nhiệm vụ hết sức to lớn. Sản phẩm của giáo dục ngày nay phải là những con người năng động, có tri thức tiên tiến, những con người không chỉ biết học cách bắt chước, mà phải biết tạo ra những giá trị mới để giải quyết những vấn đề nhiều mặt trong đời sống xã hội và kinh tế của địa phương mình. Để trò sáng tạo thì người thầy phải biết sáng tạo trước, phải hướng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc cho học sinh tập dượt giải quyết một số vấn đề vật lý trong thực tế cuộc sống. 1.2.Thực tiễn: Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lý gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế cuộc sống con người, những hiện tượng vật lý trong cuộc sống luôn đặt ra cho ta câu hỏi cần giải thích. Khi đã giải thích được ta sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khác có liên quan đến kiến thức vật lý đó. Đặc điểm ở lứa tuổi các em học sinh cấp THCS là luôn luôn thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình. Vậy để tiết học không khô khan, tránh học lý thuyết suông thì giáo viên cần đưa kiến thức vật lý của bài học vào cuộc sống sẽ giúp các em thấy được niềm vui, thấy được lợi ích thiết thực của việc học môn vật lý, nó không còn xa lạ với các em nữa, làm cho các em muốn học, yêu thích học môn vật lý hơn, mà một khi các em đã thích học thì chắc chắn các em sẽ tự học, tự tìm tòi, tự khám phá, có hứng thú NGƯỜI THỰC HIỆN :ĐINH VĂN LÝ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014 trong học tập có nghĩa là ta đã kích thích được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Hơn nữa, trong sách giáo khoa, bài tập định tính và câu hỏi liên hệ thực tế rất ít, không đa dạng, phong phú và không thật sự gần gũi với thực tế đời sống hàng ngày của các em. Từ thực tế đó tôi tập trung tìm hiểu và viết sáng kiến kinh nghiệm này với đề tài “ Vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế cuộc sống ” nhằm phần nào khắc phục bớt những hạn chế nêu trên. 2. Biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp: a. Biện pháp tiến hành: * Đối với giáo viên: Nghiên cứu kĩ chương trình vật lý cấp THCS để ứng dụng các kiến thức vật lý vào thực tế cuộc sống. Nghiên cứu thực trạng giảng dạy của giáo viên, tình hình học tập của học sinh, thực tế của nhà trường để xây dựng đề tài. * Đối với học sinh: Tạo động cơ, thái độ học tập của các em tốt hơn. b. Thời gian tạo ra giải pháp: - Thời gian bắt đầu nghiên cứu từ năm học 2010 – 2011 đến nay. - Địa điểm: Giảng dạy bộ môn Vật lý tại Trường THCS Hoài Hương- Hoài Nhơn – Bình Định. B.NỘI DUNG I. Mục tiêu: - Dạy học là một nghệ thuật, nó không chỉ đơn thuần là việc cung cấp kiến thức cho học sinh, truyền cho các em những gì mình biết mà nó còn là cả một quá trình nghiên cứu, sáng tạo để có được những con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất giúp học sinh tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện và nâng cao khả năng vận dụng tri thức vào cuộc sống. - Vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế cuộc sống sẽ giúp cho người học môn vật lý trở nên nhẹ nhàng hơn, kích thích được tư duy, hứng thú của học sinh, giúp học sinh có thói NGƯỜI THỰC HIỆN :ĐINH VĂN LÝ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014 quen biết vận dụng tri thức đã học không chỉ với môn vật lý mà còn các môn học khác, là cầu nối giữa lý thuyết sách vở với thực tế, giữa nhà trường và xã hội. II. Mô tả nội dung giải pháp mới: 1.Thuyết minh tính mới: Học sinh vẫn còn thói quen học vẹt, xem quá trình học tập là một quá trình ghi nhớ, học thuộc bài. Từ đó, học sinh không rèn luyện được ý thức và thói quen vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày. Cho nên đề tài này giúp các em hiểu được kiến thức đã học, nếu các em vận dụng tốt sẽ có hiệu quả trong cuộc sống. Để vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế cuộc sống, theo tôi cần phải: * Đưa bài tập định tính và câu hỏi có nội dung thực tế vào tiết dạy vật lý: Ví dụ 1: Bài 1 – Đo độ dài ( Vật lí 6 ) Giáo viên thông báo: trong đời sống, ngoài các đơn vị đo độ dài như đã học người ta còn dùng các đơn vị khác như mm là li, cm là phân, dm là tấc. 1 in ( inch) = 2,54 cm ( chiều dài một lóng ngón tay ) ? Màn hình của ti vi 17 in có ý nghĩa gì? Trả lời: Màn hình ti vi 17 in có nghĩa là đường chéo của màn hình dài 17 in = 17x2,54 cm = 43,18 cm. Ví dụ 2: Bài 15 – Đòn bẩy ( Vật lý 6 ) Em hãy nêu một số ứng dụng của đòn bẩy trong đời sống thực tế và nêu tác dụng của nó trong từng ứng dụng ? Trả lời: Một số ứng dụng của đòn bẩy trong đời sống thực tế là: - Dùng búa để nhổ đinh. - Kéo cắt giấy hay cắt kim loại. - Tay chèo ở thuyền. - Xà beng để di chuyển vật nặng. - Bập bênh. - Cân đòn hay cân Rôbecvan. - Cần cẩu… NGƯỜI THỰC HIỆN :ĐINH VĂN LÝ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014 * Các tác dụng của từng đòn bẩy trên là: - Các dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy có tác dụng cho ta lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi: dùng búa để nhổ đinh, kéo cắt kim loại, xà beng để di chuyển vật nặng. - Các dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy có tác dụng cho ta lợi về đường đi nhưng lại thiệt về lực: dùng kéo cắt giấy, tay chèo thuyền. - Bập bênh, cân đòn hay cân Rôbecvan hoạt động dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy không phải để lợi về lực hay lợi về đường đi mà có tác dụng tạo ra sự cân bằng. Ví dụ 3: Bài 16 – Ròng rọc ( Vật lý 6 ) Hãy nêu một số ứng dụng của ròng rọc trong đời sống thực tế? Trả lời : Một số ứng dụng của ròng rọc trong đời sống thực tế : - Cần cẩu hàng hóa trong các cảng. - Dùng để nâng các vật nặng lên cao ( đưa vôi, gạch, lên cao để xây nhà cao tầng ) - Dùng ở giếng để kéo nước từ dưới sâu lên. - Dùng để kéo các tấm rèm ở cửa. - Dùng ở đầu cần câu. - Dùng ở đầu trụ cờ để kéo cờ lên. Ví dụ 4: Bài 18 – Sự nở vì nhiệt của chất rắn ( Vật lý 6 ) Khi đi khám răng, bác sĩ thường hay khuyên chúng ta không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Tại sao ? Trả lời: Vì nếu chúng ta ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh thì răng của ta sẽ bị nở ra hay co lại vì nhiệt nhiều dẫn đến hỏng men răng. Ví dụ 5: Bài 21- Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt ( Vật Lý 6 ) a) Em hãy giải thích tại sao một số ngôi nhà sau khi xây dựng một thời gian thì hay bị nứt trần nhà hoặc tường ? Trả lời : Một số ngôi nhà sau khi xây dựng một thời gian thì trần hay tường bị nứt, có thể do hai lí do: NGƯỜI THỰC HIỆN :ĐINH VĂN LÝ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014 - Khi xây dựng, việc gia cố móng không tốt, nhà bị lún nhưng không đều nên dẫn đến nứt. - Khi xây tường hay đổ trần nhà, người thợ trộn bê tông không đúng tỉ lệ, nên khi trời nóng hay lạnh sự dãn nở vì nhiệt của bê tông và sắt, thép không đều nên gây ra nứt. b) Em hãy tìm hiểu các nguyên tắc sử dụng bình ga trong gia đình và trao đổi với bạn bè cùng nhau phòng tránh nguy hiểm? Trả lời: Không để bình ga gần lửa, ở nơi có nhiệt độ cao, không để ánh nắng Mặt trời chiếu trực tiếp vào bình ga. Ví dụ 6 : Bài 26, 27 – Sự bay hơi và sự ngưng tụ ( Vật lý 6 ) a) Về mùa hè, trời nóng chúng ta thường ăn chè đá. Mặc dù ly chè không bị nứt nhưng khi ta cầm nó thì bị ướt? Hãy giải thích hiện tượng đó? Trả lời: Về mùa hè trời nóng, không khí cũng nóng, nhưng trong không khí có hơi nước, hơi nước trong lớp không khí được tiếp xúc với ly chè gặp lạnh nên ngưng tụ thành nước. Nước đó đã làm cho tay ta bị ướt khi cầm ly chè. b) Không có tủ lạnh và cũng không có đá, làm thế nào có được một ly nước chanh mát để uống vào mùa hè? Trả lời: Ta làm như sau: - Ta pha nước chanh rồi đổ vào một chai bằng kim loại có đậy nắp hay tốt nhất là đổ vào một bi đông bằng sắt. - Treo chai ( bi đông ) đó vào một chỗ càng nhiều gió càng tốt. - Lấy một khăn ướt phủ lên chai ( bi đông ) - Luôn tưới nước lên chai khi khăn khô. Sau một thời gian, nước chanh trong bi đông đã được làm lạnh. Vì gió càng nhiều tốc độ bay hơi càng nhanh, khi bay hơi nhiệt độ của khăn giảm. Vì chai ( bi đông ) bằng sắt nên dẫn nhiệt tốt, nên nhiệt trong nước chanh sẽ truyền cho khăn làm cho nước chanh lạnh dần. c) Em hãy nêu một vài ứng dụng về sự bay hơi và ngưng tụ trong thực tế đời sống? NGƯỜI THỰC HIỆN :ĐINH VĂN LÝ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG 6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014 Trả lời: Một vài ứng dụng về sự bay hơi và ngưng tụ trong thực tế đời sống: - Khi trồng cây người ta cắt bớt lá để giảm sự bay hơi của nước. - Người ta thường làm muối vào mùa nắng. - Nấu rượu: để tách rượu, người ta đun cho rượu hóa hơi,sau đó làm lạnh cho ngưng tụ thành rượu. - Chế tạo các lò sấy để làm cho sản phẩm chóng khô. - Muốn quần áo mau khô thì phải trải rộng ra và phơi ở những chỗ nhiều nắng và gió. - Khi pha sơn ta nên pha bằng xăng hay dầu mà không pha nên pha bằng nước. Vì pha xăng hay dầu thì sơn chóng khô hơn. d) Một nhóm người đi vào sa mạc, không có nước uống. Họ đã phải làm thế nào để khỏi bị chết khát? Trả lời: Ta biết, ở sa mạc vào ban đêm rất lạnh, trong không khí tuy ít nhưng vẫn có hơi nước, nên người ta có thể tạo ra nước bằng cách: - Đắp cát lên tạo thành mặt phẳng nghiêng, phía dưới khoét một lỗ sâu. - Trải tấm ni lông lên mặt phẳng nghiêng và đặt một cái ca vào lỗ sâu. - Vào ban đêm hơi nước ở lớp không khí tiếp xúc với tấm ni lông gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành nước chảy dọc theo mặt phẳng nghiêng xuống ca. Như vậy ta có được một ít nước để chống khát. * Vật lý 7: Ví dụ 1: Bài 8 – Gương cầu lõm Để quan sát các phần bị che khuất của răng, các nha sĩ thường dùng một dụng cụ hình tròn bằng kim loại. Theo em, đó là một gương phẳng, gương cầu lồi hay gương cầu lõm? Trả lời: Đó là gương cầu lõm, dùng để tạo ảnh ảo lớn hơn vật nhằm quan sát chi tiết nhỏ trong răng. Từ ví dụ này giáo viên có thể liên hệ thực tế thêm cho học sinh như sau: NGƯỜI THỰC HIỆN :ĐINH VĂN LÝ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG 7 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014 Mặt trong của chiếc thìa có thể xem như là gương cầu lõm. Em hãy tìm một chiếc thìa bằng inox, sạch nhẵn bóng, nếu có hình cầu càng tốt. Đứng trước gương phẳng, em hãy dùng thìa để quan sát những phần răng mà bình thường không thể quan sát được. Đó cũng là một phương pháp để tự kiểm tra răng, phát hiện những khuyết tật nhỏ để chữa trị kịp thời. Ví dụ 2 : Bài 12 – Độ to của âm. Dân gian có câu “ Thùng rỗng kêu to ”. Điều này có đúng về mặt kiến thức vật lý không ? Hãy cho biết ý kiến của em. Trả lời: Trong dân gian câu nói “ Thùng rỗng kêu to ” thường dùng để châm biếm những người làm việc không ra gì, nhưng nói thành tích thì giỏi. Tuy nhiên, câu nói trên về mặt kiến thức vật lý lại rất đúng. Khi gõ vào chiếc thùng rỗng bên trong ( chẳng hạn chiếc thùng làm bằng tôn không đựng gì bên trong ), phần thùng bị gõ có khả năng dao động mạnh tạo ra âm to. Trong khi đó những chiếc thùng đặc ( chẳng hạn thùng tôn đó nhưng chứa đầy gạo ), khi gõ vào nó chẳng thể dao động mạnh nên phát ra âm nhỏ, không vang xa. * Vật lý 8: Ví dụ 1: Bài 5 – Sự cân bằng lực – Quán tính Em hãy giải thích tại sao: a) Khi nhổ cỏ dại không nên bứt đột ngột? b) Con chó đang đuổi một con thỏ. Khi chó sắp bắt thỏ, con thỏ thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác. Tại sao thỏ rẽ như vậy thì chó khó bắt được thỏ? c) Khi xuống dốc, muốn giảm tốc độ nên bóp thắng trước hay thắng sau? Giải thích. Trả lời: a) Nếu bứt đột ngột, do quán tính, phần rễ có xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên khiến cây cỏ dễ bị đứt ngang. b) Khi thỏ đột ngột rẽ ngang, do quán tính, chó tiếp tục lao về phía trước khiến chó bắt hụt thỏ. NGƯỜI THỰC HIỆN :ĐINH VĂN LÝ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG 8 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014 c) Khi xuống dốc nên bóp thắng sau, bánh sau dừng lại đột ngột còn bánh trước vẫn chuyển động theo quán tính. Xuống dốc bánh trước có vị trí thấp hơn bánh sau nên có thể kéo lê bánh sau trượt thêm một đoạn nữa chứ không làm lật nhào xe được. Ví dụ 2: Bài 6 – Lực ma sát Một số người khi đếm tiền thường có thói quen chấm tay vào lưỡi để làm ướt ngón tay. - Tại sao người ấy phải làm như vậy? - Việc làm này có mất vệ sinh không? Khắc phục bằng cách nào? Trả lời: - Làm tăng lực ma sát giữa tay và tờ bạc để dễ đếm hơn. - Làm như thế rất nguy hiểm vì giấy tiền chứa nhiều vi trùng do luân chuyển từ người này sang người kia. Để khắc phục, đặt một đĩa nước nhỏ bên cạnh và nhúng đầu ngón tay vào đĩa nước khi đếm. Ví dụ 3: Bài 23- Đối lưu – Bức xạ nhiệt a) Ngồi gần lò than, lò sưởi, bóng đèn điện em cảm thấy nóng. Vậy sự truyền nhiệt đã xảy ra theo con đường nào? b) Vào những ngày trời nắng, nếu sờ vào yên xe, em thấy yên xe nóng hơn các bộ phận khác. Tại sao? Trả lời: a) Trong ngọn lửa than, lò sưởi, bóng đèn điện có một loại bức xạ nhiệt không nhìn thấy ( tia hồng ngoại ). Chính bức xạ này truyền tải nhiệt năng đến ta. b) Màu đen hấp thụ bức xạ nhiệt nhiều hơn màu khác, nên nóng hơn bộ phận khác. * Vật lý 9. Ví dụ 1: Bài 2- Điện trở của dây dẫn- Định luật Ôm. Tại sao khi có sấm sét, các tia chớp thường có dạng ngoằn ngoèo? Trả lời: Lớp không khí không đồng chất, vì vậy điện trở không khí tại mọi điểm là khác nhau. Khi có sấm sét, dòng điện phóng từ đám mây này đến đám mây kia hoặc từ đám mây xuống mặt đất. Chúng sẽ chọn con đường nào dễ đi nhất, tức là con đường có điện trở thấp nhất. NGƯỜI THỰC HIỆN :ĐINH VĂN LÝ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG 9 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014 Ví dụ 2: Bài 21- Nam châm vĩnh cửu Nhờ đâu mà cánh cửa tủ lạnh không có khóa, then cài, mà đóng vẫn chặt. Trả lời: Người ta đặt một nam châm ngầm trong thành bên của tủ và một miếng sắt ngầm trong cánh cửa, gần mép cửa, nam châm hút miếng sắt làm cho cánh cửa tủ ép chặt vào thành tủ. Ví dụ 3: Bài 40- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Khi đi bơi hoặc xuống hồ ao, sông ngòi, bể bơi cần chú ý điều gì? Trả lời: Chú ý khi bơi: Những người không biết bơi và đang tập bơi thường hay quên định luật khúc xạ ánh sáng nên có thể gặp hậu quả đáng tiếc, đôi khi còn xảy ra nguy hiểm, bởi tất cả các vật chìm trong nước dâng lên cao hơn vị trí thực của chúng. Đáy hồ ao, sông ngòi, bể bơi, các vật chìm dưới đáy bể chứa nước hình như được nâng lên do đó làm cho độ sâu của nước giảm đi khoảng 1/3 độ sâu thực của nó. Sự nhầm lẫn về độ sâu của nước có thể nguy hiểm cho tất cả mọi người, đặc biệt cho những người thấp nhỏ hay trẻ em. Ví dụ 4: Bài 56 – Các tác dụng của ánh sáng trắng, Vật lý 9. Tại sao người ta khuyên không tưới cây lúc trời đang nắng? Trả lời: Khi tưới cây, mỗi giọt nước đọng trên lá cây có tác dụng như một thấu kính hội tụ. Ánh sáng mặt trời có tác dụng nhiệt, nhiệt này tập trung tại tiêu điểm của thấu kính làm cho lá cây bị nóng lên và bị héo. 2.Khả năng áp dụng: - Trong tiết học, giáo viên phải biết lồng ghép, đưa bài tập định tính và câu hỏi có nội dung thực tế vào sao cho phù hợp với nội dung kiến thức của từng bài, từng nhóm kiến thức. Các bài tập phải có tính thực tế cao. Trong phần củng cố, vận dụng kiến thức, việc sử dụng các bài tập định tính và câu hỏi có nội dung thực tế là biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Giáo viên có thể đưa vào để củng cố từng phần hoặc củng cố cả bài. Các dạng bài tập và câu hỏi nên đa dạng, phong phú, có thể là giải thích hiện tượng vật lý trong cuộc sống, đưa ra các bài tập có liên quan đến cuộc sống yêu cầu học sinh giải NGƯỜI THỰC HIỆN :ĐINH VĂN LÝ TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG 10 [...]... Trong giảng dạy hiện nay, ngoài việc truyền thụ các kiến thức cơ bản thì việc rèn luyện một số kĩ năng cho học sinh cũng được coi trọng và đưa vào tất cả các môn học Trong thực tế có rất nhiều cách để hướng dẫn học sinh “ Biết ” và “ Hiểu ”vấn đề, đối tượng Đối với bộ môn Vật lý thực nghiệm thì cách tốt nhất để hiểu được bàn chất, cấu tạo và nguyên lý vận hành của đối tượng là phải làm “ Làm ” tức là...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014 quyết, bài tập có tính giáo dục tư tưởng, đạo đức của học sinh, kể một số câu chuyện liên quan đến kiến thức đã học hoặc nêu ra một số ứng dụng 3.Lợi ích kinh tế - xã hội: * Kết quả học tập bộ môn vật lý từ năm học 2011- 2012 đến năm 2012 – 2013 so với kết quả năm học 2010 – 2011 như... ………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ………………… NGƯỜI THỰC HIỆN :ĐINH VĂN LÝ 12 TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGƯỜI THỰC HIỆN :ĐINH VĂN LÝ NĂM HỌC 2013-2014 13 TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG ... viết đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, rất mong sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn Người thực hiện Đinh Văn Lý * Cam kết: Đề tài trên là kết quả tìm tòi nghiên cứu trong quá trình giảng dạy của chính bản thân, không sao chép bất cứ nguồn sáng kiến nào khác Nếu sai tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm * ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC:... trách nhiệm * ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… NGƯỜI THỰC HIỆN :ĐINH VĂN LÝ 11 TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014 …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… . cận và chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện và nâng cao khả năng vận dụng tri thức vào cuộc sống. - Vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế cuộc sống sẽ giúp cho người học môn vật lý trở nên nhẹ nhàng. tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc cho học sinh tập dượt giải quyết một số vấn đề vật lý trong thực tế cuộc sống. 1.2 .Thực tiễn: Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lý gắn kết. sống. Để vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế cuộc sống, theo tôi cần phải: * Đưa bài tập định tính và câu hỏi có nội dung thực tế vào tiết dạy vật lý: Ví dụ 1: Bài 1 – Đo độ dài ( Vật lí 6 ) Giáo

Ngày đăng: 29/04/2015, 08:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w