Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ ChiGiải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ Chi
Trang 1CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
• Lý do chọn đề tài
Trong thời gian gần đây, tuy tình hình thế giới mà đặc biệt là khu vực Đông Nam
Á có những diễn biến phức tạp nhưng với sự ổn định về chính trị cùng với chínhsách mở cửa ưu đãi của Chính Phủ đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư trongnước và nước ngoài đầu tư vào du lịch, ngành mà được xem là ngành kinh tế mũinhọn, ngành công nghiệp không khói Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển vàđóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự tăng trưởng của một nền kinh tế.Những năm vừa qua, ngành du lịch Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, mang lạinguồn lợi nhuận không nhỏ cho kinh tế đất nước
Với sự phát triển như thế, nhiều công ty du lịch đã ra đời và không ngừng lớnmạnh về số lượng cũng như chất lượng Song song đó, nhiều địa danh, nhiều danhlam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, đã được trùng tu, tôn tạo, nâng cấp để khaithác phục vụ khách tham quan trên khắp mọi vùng miền của đất nước Một trongnhững điểm đến của du lịch Việt Nam, phải kể đến Khu di tích địa đạo Củ Chi,Địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam nhưmột huyền thoại của thế kỷ XX và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới.Địa Đạo Củ Chi ngày nay đã và đang trở thành khu du lịch sinh thái quan trọngcủa Thành phố Hố Chí Minh với lượng khách bình quân khoảng 2.000 -4000khách/ngày bao gồm cả khách nội địa và khách nước ngoài Ngoài tham quan ditích địa đạo, du khách còn tham gia nhiều mô hình dịch vụ ở địa đạo như bắnsúng, hồ bơi, câu cá, ăn uống, mua hàng lưu niệm, chụp hình in trên sản phẩm lưuniệm, khu vui chơi, cắm trại Với nét đặc trưng này sẽ là tiềm năng lớn để khaithác du lịch, tạo nên lợi thế so sánh với các điểm tham quan di tích khác Nhưnglàm sao để khách du lịch ngày càng biết đến khu du lịch tiềm năng này? Làm sao
để thu hút số lượng khách tham quan khu di tích này ngày càng đông? Làm sao để
du khách đến với Địa Đạo Củ Chi không những hai lần mà ba lần và hơn nữa?Nhất là đối với đối tượng là khách nội địa, khi mà trên địa bàn Thành phố có nhiềukhu vui chơi giải trí trong khi Địa Đạo Củ Chi chỉ là một di tích lịch sử Đó khôngnhững là câu hỏi đặt ra cho Ban Giám Đốc và cả tập thể nhân viên làm việc tại địa
Trang 2đạo, mà còn với những người quan tâm, và yêu thích khu di tích lịch sử Địa Đạo
Củ Chi
Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Giải pháp marketing nhằm thu hút khách nội địa tại Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi.”
• Mục tiêu đề tài
Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing tại khu di tích lịch sử Địa
Đạo Củ Chi và đưa ra những giải pháp marketing nhằm thu hút nhiều hơn nữakhách du lịch nội địa đến với Địa Đạo Củ Chi
• Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi (Bến Dược và Bến Đình)
Thời gian: 02/7/2012 đến 31/8/2012
• Phương pháp và quy trình thực hiện
• Phương phu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập qua các báo cáo của Phòng Kế hoạch – Khu di tíchlịch sử Địa Đạo Củ Chi từ năm 2008 đến cuối tháng 6 năm 2012 và thông tin trênbáo, tạp chí, internet
• Phương pháp phân tích
• Phương pháp mô tả
• Phương pháp so sánh
• Phương pháp liệt kê
Với từng mục tiêu cụ thể khác nhau, sử dụng các phương pháp nghiên cứu khácnhau như:
- Nghiên cứu thực trạng kinh doanh du lịch trong những năm gần đây của Địa Đạo
Củ Chi, thu thập những số liệu rồi đưa ra các nhận xét
- Đề ra giải pháp thúc đẩy thu hút lượng khách du lịch
• Ý nghĩa của đề tài
Qua đề tài này sẽ là cơ sở cho Ban Giám Đốc Địa Đạo Củ Chi Chi xác định đượcthực trạng và có phương hướng duy tu, bảo tồn di tích đồng thời hoàn thiện cácgiải pháp marketing nhằm thu hút du khách đến với Địa Đạo Củ Chi
• Bố cục của đề tài
Trang 3Ngoài mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, bài báo cáo được trìnhbày trong 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động Marketing
Chương 3: Thực trạng về hoạt động Marketing nhằm thu hút khách du lịch tại Địa Đạo Củ Chi
Chương 4: Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa đến Địa Đạo Củ Chi Chương 5: Kết luận
Trang 4CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING 2.1 KHÁI QUÁT VỀ MARKETING
2.1.1 Khái niệm Marketing
Marketing là gì là một câu hỏi có rất nhiều câu trả lời nhưng khó có câu trả lời nào
có thể bao quát tất cả các khía cạnh mà marketing đề cập Rất nhiều người nghĩ rằngmarketing chỉ là bán hàng và quảng cáo, nhưng đến đây chúng ta đều hiểu rằng chúng chỉ
là một phần bề nổi của tảng băng trôi và chúng ta sẽ nhận thức rõ điều này khi đi sâu vào
nghiên cứu các nội dung của marketing
Ngày nay, hầu hết các trường phái nghiên cứu về marketing đều thống nhất ở quanđiểm marketing là thỏa mãn nhu cầu khách hàng Thật vậy, nếu trước đây người ta chorằng marketing là làm sao quảng cáo tốt để bán được hàng thì ngày nay điều mà các nhàlàm marketing quan tâm là làm thế nào để hiểu rõ khách hàng, hiểu rõ nhu cầu của họ, từ
đó phát triển những sản phẩm mang lại cho khách hàng những giá trị vượt trội với mứcgiá hợp lý, phân phối và cổ động một cách hiệu quả thì việc bán những sản phẩm đókhông có vấn đề gì khó khăn Do vậy, rõ ràng là bán hàng và quảng cáo chỉ là một phầncủa phối thức marketing rộng lớn, một tập hợp các công cụ phối hợp với nhau nhằm ảnhhưởng thị trường
Chúng ta định nghĩa marketing là “một tiến trình xã hội và quản lý theo đó các cánhân và các nhóm có được cái mà họ mong muốn thông qua việc tạo ra, trao đổi nhữngsản phẩm có giá trị với những người khác”
2.1.2 Các mục tiêu của Marketing
• Tối đa hóa mức độ tiêu dùng: Việc xác lập mục tiêu này của marketing dựa trên mộtgiả định là khi con người càng mua sắm và tiêu dùng nhiều hơn thì họ càng cảm thấyhạnh phúc hơn Những người làm marketing cho rằng marketing tạo điều kiện dễ dàng vàkích thích tiêu dùng tối đa, nhờ đó sẽ thúc đẩy sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm vàđem lại sự thịnh vượng tối đa
• Tối đa hóa sự thỏa mãn của người tiêu dùng: Doanh nghiệp chỉ có thể đạt các mụctiêu kinh doanh của mình dựa trên sự nỗ lực nhằm gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng.Với nguồn lực giới hạn, mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh phải cố gắng sử
Trang 5dụng hợp lí để đáp ứng yêu cầu của các nhóm lợi ích khác nhau và việc gia tăng sự thỏamãn của nhóm người này có thể làm phương hại đến lợi ích của nhóm người khác.
• Tối đa hóa sự lựa chọn của người tiêu dùng: Mục tiêu này được đưa ra nhằm gia tăng
sự đa dạng của sản phẩm và khả năng lựa chọn của người mua với hàm ý rằng người tiêudùng có nhiều khả năng hơn để lựa chọn, do đó họ có thể tìm mua đúng loại hàng nàothỏa mãn được ước muốn của họ, làm cho họ cảm thấy hài lòng nhất
• Tối đa hóa chất lượng cuộc sống: Nhiều người cho rằng, các vấn đề marketing sẽđược giải quyết một cách toàn diện và triệt để hơn nếu người làm marketing đứng trênquan điểm marketing xã hội và hệ thống marketing lấy việc nâng cao chất lượng cuộcsống làm mục tiêu cơ bản cho hoạt động của mình
2.1.3 Tiến trình quản trị Marketing
Quản trị marketing là quá trình tập trung nguồn lực của công ty vào các mục tiêudựa trên những cơ hội của thị trường Nó là “quá trình hoạch định và quản lý khái niệm,định giá, chiêu thị và phân phối sản phẩm để tạo nên các trao đổi với các nhóm mục tiêu
để thỏa mãn khách hàng và đạt được mục đích của tổ chức”
Quá trình marketing theo Philip Kotler được cụ thể hóa thành các bước sau:
Bước 1: Phân tích cơ hội marketing bao gồm việc phân tích môi trường marketing.
Môi trường marketing gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô, môi trường bêntrong và môi trường bên ngoài công ty
• Môi trường vĩ mô bao gồm các môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội, dân số, chínhtrị luật pháp, công nghệ, thiên nhiên
• Môi trường vi mô gồm có người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, các tổ chứcmarketing trung gian như phân phối, quảng cáo, nghiên cứu thị trường
• Môi trường bên trong công ty tạo nên điểm yếu hay điểm mạnh của công ty
Bước 2: Xác định mục tiêu và thiết kế các chiến lược marketing
Chiến lược marketing bao gồm chiến lược chọn thị trường mục tiêu (marketingtargeting) Tạo vị trí sản phẩm trên thị trường mục tiêu, các chiến lược marketing cạnhtranh và phát triển và chiến lược marketing hỗn hợp (marketing mix)
Bước 3: Hoạch định chương trình marketing
Trang 6Chương trình marketing bao gồm các quyết định: Làm cái gì? Khi nào làm? Ai sẽlàm? Và chi phí bao nhiêu? Như vậy chương trình marketing cụ thể hóa các công việc cụthể thực hiện như các quyết định nghiên cứu thị trường, về sản phẩm, giá cả, chiêu thị,phân phối…
Bước 4: Triển khai marketing Mix
Bước 5: Thực hiện chiến lược marketing
Bước 6: Kiểm tra hoạt động marketing
2.2 Vai trò và vị trí của Marketing trong doanh nghiệp
Qua nghiên cứu và phân tích lịch sử phát triển của marketing các nhà kinh tế khẳngđịnh marketing ra đời trước hết chính là để nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt độngthương mại, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết những khó khăn rủi ro mà doanh nghiệp phảiđối mặt cũng như xác định được cơ hội của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp đưa
ra giải pháp kinh doanh có hiệu quả nhất
Marketing còn có chức năng hết sức quan trọng đó là chức năng kết nối mọi hoạtđộng của doanh nghiệp với thị trường Marketing hướng các nhà quản trị vào việc trả lờihai câu hỏi:
• Một là, liệu thị trường có cần hết hay mua hết số sản phẩm doanh nghiệp tạo ra haykhông?
• Hai là, liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán, người tiêu dùng có đủ tiền mua haykhông?
Qua đó marketing đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theothị trường, biết lấy thị trường – nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm chỗ dựavững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh
Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing của Doanh nghiệp
Hoạt động marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chịu tác động của nhiềunhân tố, các nhân tố đó hình thành môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp Môitrường được tiếp cận dưới góc độ Marketing là môi trường marketing
Môi trường marketing là tổng hợp tất cả các yếu tố, những lực lượng bên trong vàbên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động hoặc ra các
Trang 7quyết định của bộ phận marketing trong doanh nghiệp đến khả năng thiết lập hoặc duy trìmối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.
2.3 Định hướng marketing trong kinh doanh du lịch
2.3.1 Định hướng Marketing theo hướng sản xuất và bán hàng
Theo định hướng này, các công ty có tâm lý hướng nội rất mạnh, toàn bộ thế giới của
họ chỉ xoay quanh bên trong bức tường kinh doanh của mình Doanh nghiệp chỉ chútrọng vào các loại hình và số lượng sản phẩm sẽ cung cấp cho khách hàng mà không cầnbiết liệu sản phẩm đó có phù hợp với khách hàng của mình không Các đơn vị cung ứngnhận định khách hàng chủ yếu quan tâm tới những sản phẩm bán với giá hạ, do vậynguyện vọng và nhu cầu của khách hàng tiềm năng bị bỏ qua Trên lý thuyết có thể ápdụng phương pháp này khi cầu vượt cung nhưng trên thực tế nó không áp dụng được vìcách tiếp cận này làm cho doanh nghiệp mù tịt về những thay đổi của thị trường, mà yếu
tố này có tính chất sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp
2.3.2 Marketing theo hướng khách hàng
Phương pháp này nhằm vào mục tiêu hướng ngoại, tức là chú ý đến nhu cầu vànguyện vọng của khách hàng Nó tìm hiểu những đòi hỏi, những điều kiện gì sẽ thoả mãn
du khách và cố gắng đáp ứng nó Theo phương pháp này, nhu cầu của khách hàng đượcđặt lên vị trí hàng đầu và là căn cứ chủ yếu xây dựng chính sách kinh doanh Đặc biệttrong lĩnh vực kinh doanh du lịch, nhu cầu của du khách rất phong phú và đa dạng luônthay đổi theo mùa, theo lứa tuổi, lối sống và khả năng thu nhập Do đó, chính sáchMarketing cũng thay đổi theo nhu cầu trên, dẫn đến hoạt động kinh doanh sẽ đem lại kếtquả cao và dịch vụ sản xuất ra đáp ứng được tối đa nhu cầu khách hàng khi chính sáchMarketing điều tra nghiên cứu đáp ứng được sự mong muốn của du khách Tuy vậy, nócũng còn bộc lộ một số nhược điểm như sau: Nếu chỉ chú ý tới khách hàng mà khôngquan tâm đến các yếu tố khác như tài nguyên thiên nhiên, nền văn hoá của các địaphương, đặc điểm phân bố dân cư,… thì chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại và kéo theo nhữnghậu quả nhiêm trọng về môi trường, văn hoá, phong tục, tập quán,…Và để khắc phụcnhững nhược điểm này thì phương pháp tiếp cận theo hướng xã hội ra đời
2.3.3 Marketing theo hướng xã hội.
Trang 8Đây là phương pháp kết hợp được những ưu điểm của cả hai phương hướng trên.
Nó vừa quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng của khách, vừa quan tâm đến tài nguyênthiên nhiên, nguồn thực phẩm, văn hoá, tập tục dân cư mà lại không quên lợi ích kinh tế.Nói tóm lại đây là một phương hướng Marketing hiện đại có đầy đủ những ưu điểm tuyệtvời nhất và hạn chế được các nhược điểm một cách hiệu quả nhất Nó vừa chú trọng thoảmãn nhu cầu của khách hàng lại vừa chú trọng phát triển, bảo vệ và giữ gìn di sản của đấtnước Tất cả phương hướng trên tạo bước cơ sở cho các doanh nghiệp du lịch thiết lậpnên chính sách Marketing để từ đó tận dụng được tối đa khả năng nội lực của mình, kếthợp với các lợi thế từ bên ngoài sao cho hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt được là caonhất, đồng thời phù hợp và đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng mong muốn
2.4 Các chiến lược marketing tiếp cận với thị trường mục tiêu
mở rộng đổi mới cơ cấu mặt hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường với hiệuquả phù hợp với các giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm Sản phẩm du lịch là cácchương trình du lịch, các dịch vụ lưu trú, ăn uống… Do vậy đặc trưng của sản phẩm dulịch là phải sử dụng thì mới biết Sản phẩm du lịch phải bán cho khách trước khi họ tiêudùng và thấy sản phẩm đó Vì thế khách hàng cần phải được thông tin một cách kỹ lưỡng
về tất cả những gì mà họ sẽ mua, sẽ sử dụng… Do đó cần phải có một kinh nghiệm tíchluỹ Mặt khác, sản phẩm du lịch không lưu trữ được, không sản xuất trước được, do vậyviệc điều hoà cung cầu là rất khó khăn.Khi thực hiện chiến lược sản phẩm du lịch củamình các doanh nghệp cần phải quyết định hàng loạt các vấn đề có liên quan:
Quyết định dịch vụ cơ bản: là những dịch vụ cung cấp những lợi ích cơ bản chokhách hàng Đó chính là động cơ để người mua tìm đến tiêu dùng một loại dịch vụ nàychứ không phải là dịch vụ khác Và căn cứ vào thị trường mục tiêu mà người làm
Trang 9Marketing quyết định dịch vụ cơ bản và lợi ích cơ bản mà khách hàng tìm kiếm Từ đódoanh nghiệp có thể cung cấp các chương trình du lịch: du lịch văn hoá, du lịch lễ hội…
Sự đa dạng hoá của dịch vụ được đánh giá thông qua chiều dài, chiều rộng, chiều sâu vàtính đồng nhất của danh mục sản phẩm Danh mục sản phẩm là tập hợp các nhóm chủngloại sản phẩm dịch vụ mà các đơn vị hàng hoá do mọi người bán cụ thể đem ra chào báncho người mua Chủng loại sản phẩm dịch vụ có liên quan chặt chẽ với nhau do giốngnhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông quacùng một kiểu tổ chức thương mại hay trong khuôn khổ của một dãy giá Bề rộng danhmục sản phẩm dịch vụ là tổng số các nhóm chủng loại hàng hoá do công ty sản xuất Mức
độ phong phú của danh mục sản phẩm dịch vụ (chiều dài) là tổng số những mặt hàng,thành phần của nó Bề sâu của danh mục sản phẩm dịch vụ là tổng số các hàng hoá cụ thểđược chào bán trong từng mặt hàng riêng của nhóm chủng loại Tính đồng nhất của nóphản ánh mức độ gần gũi, hài hoà của hàng hoá thuộc các nhóm chủng loại khác nhau xéttheo góc độ mục đích sử dụng cuối cùng hoặc những yêu cầu về tổ chức sản xuất, cáckênh phân phối hay một tiêu chuẩn nào đó
2.4.2 Chính sách giá
Giá cả mang nhiều tên gọi khác nhau Đằng sau của những tên gọi đó, các hiện tượnggiá cả luôn mang một ý nghĩa chung là: lợi ích kinh tế được xác định bằng tiền Trongcác công cụ Marketing- mix chỉ có biến số giá cả là trực tiếp tạo doanh thu và lợi nhuậnthực tế Còn đối với người mua, giá cả là phải bỏ ra để sở hữu và tiêu dùng hàng hóa Vìvậy những quyết định về giá luôn luôn giữ vai trò quan trọng và phức tạp nhất mà mộtdoanh nghiệp phải đối mặt khi soạn thảo các hoạt động Marketing của mình
Chiến lược giá cả là việc xác định mục tiêu của chiến lược giá, lựa chọn phươngpháp định giá, các chiến lược giá của công ty Trong kinh doanh sản phẩm hàng hoá thìchính sách giá khác với dịch vụ:
Chính sách giá của dịch vụ để làm tăng bằng chứng vật chất để khách hàng cảmnhận được chất lượng dịch vụ mà mình mua để từ đó có thể tôn tạo được hình ảnh củadịch vụ Nếu sản phẩm chất lượng tốt thì giá phải đặt cao để tôn vinh hình ảnh của chúng
ta Nếu giá không đúng thì việc truyền thông sẽ có tác dụng ngược lại Giá ảnh hưởngđến tất cả các phần của kênh phân phối, những người bán, người cung cấp, đối thủ cạnh
Trang 10tranh, khách hàng… tất cả đều chịu tác động của chính sách giá Định giá hợp lý sẽ tạodựng một kênh phân phối hoạt động tốt, định nhãn thương hiệu cho các dịch vụ cũng cóthể cho phép chúng ta thực hiện chính sách giá cao Đối với hàng hoá bình thường thìđịnh giá dựa trên chi phí, còn đối với hàng hoá dịch vụ thì định giá dựa trên giá trị cảmnhận của khách hàng, dựa vào tình hình cạnh tranh còn chi phí chỉ là nền của giá Trongdịch vụ giá bao gồm giá trọn gói toàn phần hoặc giá từng phần
Đối với mỗi doanh nghiệp thì việc định giá cho sản phẩm dịch vụ của mình đềuphải phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp Mục tiêu định giá phải xuất phát từ mụctiêu của doanh nghiệp và chất lượng định vị sản phẩm mà công ty đã lựa chọn Trongđiều kiện thị trường đầy rẫy những bất lợi thì mục tiêu định giá có thể liên quan đến mức
độ lợi nhuận trong tương lai để đảm bảo duy trì sự tồn tại
Lợi nhuận là trong tương lai còn trước mắt là phải tồn tại, bù đắp chi phí thậm chígiá bán nhỏ hơn giá thành
- Mục tiêu định giá có thể là tối đa hoá lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định
- Mục tiêu định giá có thể làm tối đa hoá doanh số: dựa trên nguyên tắc định giá
để tạo ra thị phần, giá thấp hơn thì có thể tạo ra nhiều thị phần hơn để xâm nhập vào thịtrường mới
- Mục tiêu định giá có thể là để khẳng định vị thế của mình giống như là một sựđộc quyền (định giá uy tín)
- Mục tiêu định giá trên cơ sở mong muốn thu hồi đầu tư trong một thời gian nàođấy
2.4.3 Chính sách phân phối
Chính sách phân phối sản phẩm và dịch vụ là phương hướng thể hiện cách mà cácdoanh nghiệp khách sạn, du lịch cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng củamình Nó là hệ thống tổng hợp các biện pháp, thủ thuật nhằm đưa sản phẩm và dịch vụtới tay khách hàng cuối cùng với số lượng hàng hoá hợp lý, mặt hàng phù hợp và đảmbảo yếu tố văn minh phục vụ Chính sách phân phối có vai trò quan trọng trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Mỗi chính sách phân phối hợp lý sẽ làm choquá trình kinh doanh an toàn, hàng hoá sản xuất ra không bị tồn kho, giảm được sự cạnhtranh và làm tăng tốc độ chu chuyển của hàng hoá Đặc biệt đối với kinh doanh du lịch,
Trang 11cung và cầu không gặp nhau do vậy kênh phân phối có vai trò hết sức quan trọng để:nghiên cứu thị trường, xúc tiến khuyếch trương, thương lượng, phân phối vật chất, thiếtlập các mối quan hệ,…
Do đặc điểm của sản phẩm mang tính vô hình là chủ yếu nên nếu không có chínhsách phân phối hợp lý thì sản phẩm có sẵn không thể bán được Các chính sách sản phẩm,chính sách giá có liên quan chặt chẽ với chính sách phân phối Trong quá trình xây dựngchính sách phân phối doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều phương pháp để xây dựng lênchính sách như:
- Căn cứ vào sự tiếp xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng tiêu dùng cuối cùng thìchính sách sản phẩm chia làm 2 loại:
+ Chính sách phân phối trực tiếp
+ Chính sách phân phối gián tiếp
- Căn cứ vào mối quan hệ giao dịch giữa người sản xuất và người mua hàng dẫnđến chính sách phân phối được chia làm hai loại:
+ Chính sách phân phối ngang
Trong kinh doanh du lịch có 2 loại kênh phân phối chính là:
+ Kênh phân phối trực tiếp:
Người sản xuất → Người tiêu dùng
+ Kênh phân phối gián tiếp
Người sản xuất → các trung gian → người tiêu dùng
Ngoài ra các doanh nghiệp còn có thể bán hàng qua catalog, qua thư, điện
thoại, fax, qua mạng internet,…
Trang 122.4.4 Chính sách xúc tiến
Cầu sản phẩm dịch vụ bao giờ cũng mang tính thời vụ và thất thường Thôngthường khi mua sản phẩm dịch vụ nói chung khách hàng rất cần các lời khuyên của cácchuyên gia nhất là của các đại lý du lịch Do vậy xúc tiến không những cho các kênhphân phối mà còn phải xúc tiên cho báo chí, công luận, khách hàng… Xúc tiến không chỉ
có quảng cáo mà phải thông qua các kênh thương mại, kênh xã hội, kênh sản xuất…Nhưng chỉ biết rằng kênh truyền thông kênh con người là rất hiệu quả Cầu về sản phẩm
du lịch rất nhạy bén về giá cả và biến động về tình hình kinh tế Sự trung thành của kháchhàng với các nhãn hiệu không sâu sắc Do vậy mục đích của xúc tiến là để thuyết phục,nhắc nhở khách hàng mua sản phẩm của mình dù sản phẩm cũ hay mới, thậm chí là thayđổi các quan niệm, các hình ảnh… Đồng thời xúc tiến thông báo cho khách hàng cácchương trình du lịch, các sản phẩm dịch vụ mới trong kinh doanh lữ hành – khách sạn vàđặc tính của nó Hoặc có thể thuyết phục khách hàng mua các chương trình du lịch.Trong kinh doanh du lịch thì truyền thông thuyết phục sẽ được quan tâm nhiều nhất vì nó
có thể sửa đổi thái độ, thói quen và củng cố niềm tin của khách hàng cả trước và sau khimua
Xúc tiến hỗn hợp là thực hiện việc xúc tiến bằng cách kết hợp các công cụ xúc tiến
để đạt hiệu quả tốt nhất Các công cụ đó bao gồm: Quảng cáo, xúc tiến bán (khuyến mãi),bán trực tiếp, quan hệ công chúng và truyền thông
Trách nhiệm của người làm quảng cáo là thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, làmcho họ đến và tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ của mình Tuy nhiên, để thu hút phải biết
rõ mục đích quảng cáo là gì Quảng cáo là rất tốn tiền vì vậy phải biết để có biện phápkhắc phục Quảng cáo phải liên quan đến các nhiệm vụ, mục tiêu và đo lường được hiệuquả quảng cáo, hiệu quả không thể tính trong thời gian vài tháng mà phải sau một thờigian nào đó thì nó mới có tác dụng Một chương trình sản xuất, nội dung quảng cáo phảiđược truyền thông nhiều lần mới hy vọng sự phản hồi của thị trường, tuy nhiên mộtquảng cáo lặp đi lặp lại quá nhiều lần thì khách hàng sẽ cảm thấy cũ kỹ, mất giá trị Do
đó phải chọn thời điểm quảng cáo, tần suất quảng cáo như thế nào cho có hiệu quả Lưu ýđến khía cạnh pháp lý của quảng cáo: phải trung thực, không tạo hiểu lầm, đúng với thực
tế, không được dùng khẩu hiệu, nhãn hiệu của người khác để quảng cáo cho sản phẩm
Trang 13mình Nếu dùng hình ảnh của người dễ nhận dạng, tên và những tuyên bố của họ thì phảixin phép họ trước
- Nếu quảng cáo hướng cho sản phẩm: sản phẩm phải chứng tỏ được hấp dẫn sảnphẩm của đối thủ cạnh tranh
- Quảng cáo hướng về khách hàng: ít nói về sản phẩm mà chỉ chú trọng đến nhucầu, thái độ, quyền lợi của khách hàng
- Quảng cáo hướng về chiêu hiệu (định vị) dùng nhiều câu chiêu hiệu, định vị độcđáo để thu hút khách hàng
- Quảng cáo hướng về hình tượng: nhấn mạnh chất lượng của cơ sở như khung cảnhthanh lịch, nơi bản sắc độc đáo
2.4.5 Chính sách con người
Lữ hành và khách sạn là một ngành liên quan đến con người Đó là công việc củacon người (nhân viên) cung cấp dich vụ cho con người (khách hàng) Những người nàylại chia sẻ dịch vụ với những người khác (những khách hàng khác) Sản phẩm du lịchkhách sạn với đặc điểm sản xuất cũng là sản phẩm thuộc loại hình dịch vụ Do vậy thờiđiểm tiêu thụ là sản phẩm sản xuất ra ở đâu thì tiêu thụ ngay tại đó nên yếu tố con người
là không thể tách rời và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành công củasản phẩm, uy tín của sản phẩm, mức độ thoả mãn của sản phẩm đối với khách hàng haynói cách khác nó quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp Với tầm quan trọng như vậychính sách con người hôm nay là một trong những yếu tố luôn được các doanh nghiệpđầu tư và phát triển
Nhân viên tiếp xúc được xã hội công nhận và coi là yếu tố hàng đầu trong sự thànhcông của sản phẩm du lịch Vì vậy Marketing – mix cần giải quyết được hài hoà 2 vấn đề
cơ bản
+ Đào tạo huấn luyện nhân sự
+ Quản lý, điều hành nhân viên
Nhiệm vụ kế theo của chính sách con người là phải giải quyết được vấn đề
+ Với chi phí thấp và hợp lý nhất để công tác đào tạo đạt được hiệu quả cao vànăng suất khách sạn của nhân viên được phát huy tối đa
Trang 14+ Quản lý kiểm soát được chất lượng phục vụ, chất lượng công việc của nhânviên sao cho nó đảm bảo tính ổn định và có chất lượng cao trong lao động Bởi đây là cácyếu tố quyết định lợi nhuận và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh dulịch
Tuy nhiên việc đào tạo phải được diễn ra thường xuyên liên tục phù hợp với sự pháttriển của thị trường và xã hội
2.5 Tìm hiểu chung về các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
2.5.1 Khái niệm
Kinh doanh là các hoạt động nhằm mục đích sinh lời của các chủ thể kinh doanhtrên thị trường Ngoài ra, theo Điều 3 Luật doanh nghiệp thì “ Kinh doanh là việc thựchiện một hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu dùng sản phẩmhoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”
Du lịch: Theo điều 10 Mục 1 Pháp lệnh du lịch thì “Du lịch là một hoạt động củacon người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan,giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quátrình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinhlời (Điều 10 mục 7 Pháp lệnh du lịch)
Doanh nghiệp du lịch là một hệ thống mở có quan hệ chặt chẽ với môi trường kinhdoanh Mỗi doanh nghiệp là một tế bào trong hệ thống phân công lao động xã hội nóichung và ngành du lịch nói riêng Doanh nghiệp du lịch là một đơn vị cung ứng trên thịtrường du lịch, đồng thời là một đơn vị tiêu thụ Công ty lữ hành là một loại hình doanhnghiệp kinh doanh du lịch trọn gói cho khách du lịch Ngoài ra, công ty lữ hành còn cóthể tiến hành các hoạt động trung gian, bán các sản phẩm của các nhà cung cấp du lịchhoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu dulịch của khách từ khâu đầu đến khâu cuối cùng
2.5.2 Tình hình kinh doanh du lịch tại Việt Nam trong những năm gần đây
Năm 2011, tình hình kinh tế - xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giớivẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng và suy thoái Du lịch Việt Nam cũng phải đối mặt vớinhiều khó khăn: tình hình lạm phát trong nước còn cao, thời tiết diễn biến phức tạp, lũ lụt
Trang 15xảy ra liên tiếp tại miền Trung Những yếu tố bất lợi trên đã tác động mạnh đến hoạtđộng kinh doanh Du lịch của Việt Nam.
Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Bộ Văn hóa thể thao du lịch,Tổng cục Du lịch đã tập trung thực hiện nghiêm túc và đồng bộ các giải pháp, nỗ lựcvượt qua khó khăn, huy động hiệu quả các nguồn lực để thực hiện thắng lợi những mụctiêu, nhiệm vụ đặt ra
Năm 2011 ngành Du lịch đã thu hút 6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 30 triệu lượtkhách nội địa, thu nhập từ du lịch đạt 130 ngàn tỉ đồng với tỉ lệ tăng trưởng tương ứng sovới năm 2010 là 19%, 7,14% và 30% Hoạt động du lịch đã trở thành một trong nhữngđiểm sáng về kinh tế trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn thách thức
Năm Du lịch quốc gia 2011 tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ - Phú Yên với chủ
đề “Du lịch biển đảo” diễn ra trong suốt cả năm 2011 với sự liên kết 8 tỉnh duyên hảiNam Trung Bộ đã tạo ra điểm nhấn trong hoạt động du lịch; Phối hợp với các đơn vị của
Bộ hoàn thành xuất sắc việc tuyên truyền, vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quanthiên nhiên mới của thế giới Việc vịnh Hạ Long là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mớicủa thế giới đã mang lại cơ hội to lớn để quảng bá cho ngành Du lịch Việt Nam
Ngành Du lịch tập trung nghiên cứu, xây dựng và trình các đề án lớn cho giai đoạn2011-2020, đặc biệt đã hoàn thiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển Du lịch Việt Namđến năm 2020, tầm nhìn 2030 báo cáo Bộ trưởng trình Chính phủ phê duyệt Việc rà soát,sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch khác(Nghị định 92, Thông tư về khu, điểm du lịch .) cũng đang được triển khai một cáchtích cực
Các hoạt động quảng bá, xúc tiến trong nước và nước ngoài đã triển khai đã manglại hiệu quả tích cực: Các Roadshow, các sự kiện văn hóa và hội chợ du lịch quốc tế tạiĐức, Nga, Ucraina, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á,…cùng với hoạt động quảng bá Du lịch Việt Nam trên một số kênh truyền hình, báo chí củanước ngoài đã góp phần đạt được tỉ lệ tăng trưởng khách du lịch quốc tế gần 20% trongnăm 2011
Các địa phương trong cả nước, nhất là các tỉnh du lịch trọng điểm đã tập trung đầu
tư cơ sở hạ tầng, tháo gỡ các cơ chế, chính sách để thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật
Trang 16chất kỹ thuật phục vụ du lịch, phát triển sản phẩm du lịch mới, kiểm soát và nâng caochất lượng dịch vụ, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực du lịch cũng như các hoạt động xúctiến du lịch Nhiều khu du lịch, resort, khách sạn mới được khởi công hoặc hoàn thànhđưa vào phục vụ du lịch đã góp phần đáng kể vào vào việc tăng cường năng lực, điềukiện cho ngành.
Các doanh nghiệp du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế đã năng động, sáng tạo, có
tư duy và cách làm mới, tranh thủ những thuận lợi, tận dụng mọi thời cơ để thu hút khách
du lịch và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong điều kiện còn nhiều khó khăn ở trongnước, khu vực và thế giới
Tổng cục Du lịch tiếp tục duy trì triển khai các nhiệm vụ thường xuyên liên quanquản lý lữ hành, khách sạn Đến năm 2011, cả nước có 960 doanh nghiệp lữ hành quốc
tế, trong đó chỉ có 15 doanh nghiệp nhà nước, 323 công ty cổ phần, 16 công ty liêndoanh, 603 công ty TNHH và 04 doanh nghiệp tư nhân Về công tác quản lý cơ sở lưu trú
du lịch: Tính đến tháng 12/2011, cả nước có khoảng 12.000 cơ sở lưu trú du lịch với
265 000 buồng (trong đó 48 khách sạn 5 sao với 12.121 buồng; 126 khách sạn 4 sao với15.517 buồng; 273 khách sạn 3 sao với 18.990 buồng) Đầu tư xây dựng các khách sạn,resort có qui mô lớn, chất lượng cao đã trở thành xu hướng chủ đạo trong thu hút đầu tưphát triển cơ sở dịch vụ của ngành du lịch
Hoạt động hợp tác quốc tế tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh cả song phương và đaphương nhằm tranh thủ kinh nghiệm, hợp tác và hỗ trợ quốc tế cho Du lịch Việt Nam Dự
án du lịch với tài trợ của EU trị giá 11 triệu Euro chuẩn bị triển khai sẽ góp phần tăngnguồn lực cho phát triển của Du lịch Việt Nam
Trong tháng 12, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 593.408 lượt, tăng 32% sovới cùng kỳ năm 2010 Tính chung cả năm 2011 ước đạt 6.014.032 lượt, tăng 19,1% sovới năm 2010
Năm 2012, ngành Du lịch Việt Nam tiếp nối đà tăng trưởng năm 2011; Xu hướng
đi du lịch ngày càng trở nên phổ biến, du lịch quốc tế tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt khuvực châu Á - Thái Bình Dương; Vịnh Hạ Long được lọt vào danh sách là một trong 7 kỳquan mới của thế giới là một cơ hội lớn cho ngành du lịch nước ta…
Trang 17Tuy nhiên, một số khó khăn, thách thức trong năm 2012 đòi hỏi toàn ngành phải
nỗ lực vượt qua như: Kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoái, nợ công và lạm phát diễn
ra ở nhiều quốc gia, cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt, sản phẩm du lịchViệt Nam còn nghèo nàn, chất lượng sản phẩm du lịch thấp, môi trường, an ninh du lịchcòn nhiều vấn đề tồn tại…
Trong bối cảnh của năm 2012 nêu trên, ngành du lịch đã đặt các mục tiêu vànhiệm vụ cụ thể: Mục tiêu năm 2012 là đón 6,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế (tăng8,3% so với năm 2011), phục vụ 32 triệu lượt khách nội địa (tăng 6,67% so với năm2011), thu nhập du lịch đạt 150 ngàn tỷ đồng (tăng 15,3% so với năm 2011)
Nhằm thực hiện tốt những mục tiêu trên, ngành Du lịch đưa ra một số giải pháp cơbản sau:
Tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trungương và dịa phương, hoàn thiện, bổ sung và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý dulịch ở các cấp; Rà soát và sửa đổi hệ thống chính sách phát triển du lịch, tăng cường kiểmtra, kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch; Đẩy mạnh công tác hơp tác quốc tế
về du lịch, tranh thủ hơn nữa sự hỗ trợ của quốc tế trong các hoạt động phát triển du lịchcũng như trong việc giải quyết các tồn tại của ngành du lịch nước ta; Đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin trong quản lý du lịch, trong công tác xúc tiến, quảng bá và thống kê
du lịch; Tăng cường các hoạt động giáo dục và bảo vệ môi trường tại các khu, điểm dulịch; nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về bảo vệ môi trường và các hoạtđộng du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội
Khắc phục được những hạn chế, vượt qua được những khó khăn, thách thức, chắcchắn Du lịch Việt Nam sẽ có một năm thành công hơn nữa
Trang 18CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING NHẰM THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH TẠI ĐỊA ĐẠO CỦ CHI 3.1 KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của địa đạo Củ Chi
Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi nằm trên địa bàn ấp Phú Hiệp, xã Phú MỹHưng, huyện Củ Chi, là đơn vị sự nghiệp hành chính có thu được thành lập vào ngày 08tháng 02 năm 1994 theo quyết định số 463/QĐ-UB-NC của Ủy ban nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh Với diện tích trên 200 ha, trực thuộc Bộ tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh,Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hàng năm đón tiếp và phục vụ cho trên 1 triệu lượtkhách đến tham quan địa đạo, viếng Đền Tưởng niệm liệt sỹ Bến Dược, là một trongnhững điểm du lịch lịch sử, văn hóa hấp dẫn với du khách trong nước và nước ngoài
Ngay từ sau ngày giải phóng – Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh – Bộ Tư lệnhThành phố và Huyện ủy – Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi có chủ trương giữ gìn Khu ditích lịch sử Địa đạo Củ Chi (Bến Dược và Bến Đình) để tôn tạo, bảo tồn di sản quý củangười dân Củ Chi trong công cuộc chống Mỹ cứu nước
Trang 19Năm 1978 phục hồi, sửa chữa một số căn hầm và đường địa đạo, đồng thời đã tiếpmột số đoàn khách quốc tế, một số đoàn cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và cựu chiến binh trở
về thăm lại căn cứ cũ – chiến trường xưa Do nhu cầu tham quan tìm hiểu, nghiên cứungày càng tăng của khách, nên đầu năm 1980 Thành ủy và Bộ Chỉ huy Quân sự Thànhphố Hồ Chí Minh chủ trương lập kế hoạch khôi phục tôn tạo, sửa chữa, nâng cấp và quitập hiện vật về khu di tích Địa đạo Bến Đình (căn cứ của huyện ủy Củ Chi) cũng đượcsửa chữa gia cố
Đầu năm 1990, được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho phép liêndoanh với Công ty Du lịch Thành phố để khai thác lượng khách trong ngoài nước đến vớiđịa đạo và bắt đầu được thu phí tham quan với giá vé còn rất thấp (1 USD/người nướcngoài), khách Việt Nam gần như miễn phí Năm 1994, Ủy ban Nhân dân Thành phố HồChí Minh quyết định đổi tên từ “ Xí nghiệp Liên doanh Du lịch 87” thành “Khu di tíchlịch sử địa đạo Củ Chi” chính thức không còn liên doanh với Công ty Du lịch Sài Gòn vàđược hoạch toán độc lập, là “Đơn vị sự nghiệp có thu”
Từ năm 1991 đến nay, Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi bắt đầu phát triển mạnh
mẽ, tăng nhanh về số lượng khách và doanh thu Khu di tích đã đầu tư nâng cấp cơ sở hạtầng và mở rộng quy trình tham quan như nâng cấp các căn hầm, hệ thống đường địa đạođược gia cố, tăng cường các hoạt động dịch vụ kinh doanh như: Mở nhà hàng ăn uống,khu bắn súng thể thao quốc phòng, khu bắn súng sơn, hàng lưu niệm, hồ bơi, hồ môphỏng Biển Đông, khu tái hiện vùng giải phóng… để đưa vào hoạt động, phục vụ kháchtham quan Công trình tôn tạo to lớn nhất ở khu di tích là Đền tưởng niệm liệt sĩ BếnDược với một quần thể kiến trúc mang tính đặc thù dân tộc, hiện đại trang nghiêm, trong
đó tháp 9 tầng cao 39m, uy nghi giữa nền trời
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi
• Chức năng:
Khu DTLS Địa Đạo có chức năng bảo tồn, tôn tạo di tích để nhằm tuyên truyền giáodục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hiểu được quá khứ hào hùng của cha anh vànhận thức rõ trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng cũng như bảo vệ đất nước
• Nhiệm vụ:
Trang 20Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi có nhiệm vụ xây dựng, bảo tồn, phục chế và giữgìn các công trình địa đạo Củ Chi, nhằm phục vụ tốt công tác tuyên truyền giáo dụctruyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ cũng như yêu cầu của các đoàn khách ngoaigiao, du lịch đến tham quan địa đạo.
Được tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa,thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi của khách du lịch tham quan khu địa đạo, góp phầntăng thêm nguồn vốn để đầu tư bảo quản, nâng cấp các công trình thuộc Khu di tích lịchsử
Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản, vật tư, vốn quỹ của đơn vị Bảođảm mọi hoạt động của đơn vị theo đúng chế độ chính sách quy định của Nhà nước
• Quyền hạn:
Tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức công việc sắp xếp lại bộ máy,
sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao
Thực hiện việc quản lý và sử dụng cán bộ, công nhân viên đúng quy định
Tự chủ về nguồn tài chính: căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính củađơn vị, thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ caohoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản khác theo quyđịnh, phần chênh lệch thu lớn hơn chi, đơn vị được phép trích lập các quỹ theo quy định,thủ trưởng đơn vị được quyết định sử dụng các quỹ theo đúng mục đích của từng quỹ
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi
3.1.3.1 Tổ chức bộ máy
Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi có tất cả 11 phòng ban, bộ phận gồm 04 phòng
chuyên môn: phòng Hành chính, phòng Kế toán tài vụ, phòng Kế hoạch kinh doanh,phòng Xây dựng và 07 bộ phận trực thuộc gồm: Đội bảo vệ, bộ phận Nhà hàng, Đội xe ô
tô, bộ phận Đền tưởng niệm liệt sỹ Bến Dược, Đội Công viên cây xanh, bộ phận địa đạoBến Dược - Vùng giải phóng và bộ phận địa đạo Bến Đình dưới sự điều hành của Bangiám đốc gồm có 05 người: 01 Giám đốc và 04 Phó Giám đốc
3.1.1.2 Nhân sự
Trang 21Tổng số cán bộ, công nhân viên của Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi là 380 người,trong đó:
Nam: 248 người Nữ: 132 ngườiTuổi đời: Cao nhất: 55 tuổi, Thấp nhất: 21 tuổiNguồn nhân lực của Khu di tích lịch sử Địa Đạo tăng từ 3% -5%/ năm, cơ cấu laođộng không thay đổi trong các năm qua Lao động nghiệp vụ trực tiếp phục vụ khách( hướng dẫn, thuyết minh, bán hàng, tiếp viên, đầu bếp…) chiếm tỉ trọng khá cao 66,7%,lao động gián tiếp và sản xuất chiếm 19%, còn lại là Ban quản lý chiếm 14,3% Về trình
độ, ở Địa Đạo Củ Chi chỉ có 19,5% số lao động đạt trình độ Đại học và trên Đại học, chủyếu tập trung ở đội ngũ quản lý và các phòng chuyên môn, trình độ trung cấp, cao đẳng,trung cấp chiếm 30% tập trung cho đội ngũ hướng dẫn, thuyết minh Tỉ lệ này là thấp sovới yêu cầu phát triển Lao động chủ yếu được đào tạo tại chỗ hoặc các khóa huấn luyệnnghiệp vụ ngắn hạn còn chiếm tỉ lệ khá cao (trên 50%)
3.1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
a/ Khối quản lý
• Ban Giám Đốc : Gồm có 01 Giám đốc và 04 Phó giám đốc
• Giám Đốc:
- Phụ trách chung, trực tiếp tổ chức, điều hành mọi hoạt động của đơn vị
Là người đại diện pháp lý của Khu Di Tích Lịch Sử Địa Đạo Củ Chi trước pháp luật vàchịu trách nhiệm trước thủ trưởng Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh về mọi hoạt độngtại đơn vị
Trang 22- Phó giám đốc phụ trách trực tiếp về công tác xây dựng cơ bản.
- Phó giám đốc phụ trách trực tiếp về các dự án mở rộng của đơn vị
- Quản lý con dấu, lưu trữ tiếp nhận, cấp phát công văn, thông báo …
- Lập và gia hạn hợp đồng lao động cho cán bộ công nhân viên trong toàndoanh nghiệp
- Kiểm tra việc chấp hành nội qui của đơn vị về ngày, giờ công
- Xử lý các số liệu, lập báo cáo tài chính, tính toán các chỉ tiêu tài chính vàphân tích các hoạt động kinh doanh Đó là nguồn thông tin quan trọng giúp cho lãnh đạodoanh nghiệp có hướng chỉ đạo công tác kinh doanh
- Thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc, tổ chức bộ máy kế toán, thuthập và lưu trữ cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính cho lãnh đạo và các cơ quan chứcnăng khi cần thiết
• Phòng kế hoạch kinh doanh:
- Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong công tác xây dựng cơ bản cũng nhưcông tác quy hoạch phát triển và mở rộng đơn vị
- Triển khai các phương án và quản lý các hoạt động kinh doanh, Tổ chứcquản lý tài sản, hàng hóa, vật tư, công cụ, tham mưu trong việc sử dụng đồng vốn có hiệuquả
Trang 23- Xây dựng kế hoạch tài chính cho đơn vị và xây dựng chỉ tiêu hàng năm chocác bộ phận.
- Xây dựng các chiến lược tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trườngkinh doanh
Chia làm 02 mảng như sau: Mảng phục vụ khách và mảng kinh doanh
• Khối Địa Đạo, Đền Bến Dược, Khu tái hiện Vùng Giải Phóng
- Bộ phận địa đạo: Thực hiện nhiệm vụ đón tiếp, thuyết minh, hướng dẫn du
khách tham quan địa đạo chiến của Củ Chi
- Bộ phận Đền tưởng niệm liệt sỹ Bến Dược: Tổ chức lễ dâng hương cho
mọi du khách khi đến đây viếng Đền
- Bộ phận tái hiện Vùng Giải Phóng Củ Chi: Thực hiện mô hình động tái
hiện lại những quan cảnh làng mạc, con người và cảnh sinh hoạt của những vùng khácnhau trên đất Củ Chi trong thời kỳ chiến tranh như: Vùng giải phóng, vùng tranh chấp,vùng trắng, vùng tạm chiến
• Khối kinh doanh dịch vụ: Nhà hàng, Dịch vụ bán hàng, Xưởng sản xuất:
• Dịch vụ ăn uống: Tổ chức kinh doanh ăn uống cho du khách đến tham
quan, cắm trại, sinh hoạt dã ngoại, họp mặt truyền thống,…
• Dịch vụ bán hàng: Tổ chức kinh doanh dịch vụ bán hàng lưu niệm, giải
khát cho du khách
• Bắn súng đạn phun sơn, bắn sung thể thao quốc phòng: Tổ chức,
hướng dẫn du khách tham gia đánh trận, thử tài bắn súng thật
Trang 24• Xưởng sản xuất: Tổ chức sản xuất theo dây chuyền công nghệ nước tinh
khiết, rượu nếp, nước đá tinh khiết để phục vụ nhu cầu khách tham quan và bán ở phạm
vi trong nước
• Bộ phận bảo vệ: Thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, tài sản tình
mạng cho du khách đến tham quan Tổ chức kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy,phòng chống lũ lụt, bảo vệ rừng
3.2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHU DI TÍCH ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
3.2.1 Cơ cấu các hạng mục tham quan và vui chơi giải trí – nghỉ ngơi ăn uống
3.2.1.1 Đền TNLS Bến Dược
Là công trình lịch sử văn hóa của TP.Hồ ChíMinh chào mừng 20 năm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước.Đền được xây dựng trên khu đất rộng 70.000m2, gồm có cổng tam quan, nhà văn bia,tháp 9 tầng cao khoảng 40m và ngôi điện chính Giai đoạn 1 đã khánh thành từ năm 1995
và đưa vào hoạt động thu hút rất nhiều du khách đến dâng hương, viếng Đền
3.2.1.2 Hệ thống địa đạo chiến đấu
Trang 25Hệ thống địa đạo là một công trình kiến trúc độcđáo, là hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách nhưmạng nhện, có nơi ăn, ở, hội họp và chiến đấu Hệ thống địa đạo thể hiện ý chí kiêncường, trí thông minh, niềm tự hào của người dân Củ Chi, là biểu tượng của chủ nghĩaanh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam Đây chính là điểm tham quan hấp dẫn và thú
vị nhất dành cho khách du lịch
3.2.1.3 Khu tái hiện Vùng Giải Phóng Củ Chi và 3 mô hình đặc trưng thu nhỏ
Khu tham quan rất rộng lớn và sinh động, tái hiện lạicuộc sống, chiến đấu của người dân Củ Chi trước và trong cuộc kháng chiến chống Mỹcứu nước Khu tái hiện Vùng Giải phóng được chia ra thành nhiều vùng như: Vùng giảiphóng, vùng tranh chấp, vùng trắng, vùng bị tạm chiến (ấp chiến lược)
Đặc biệt tại đây, có mô hình sa bàn về trận cànCedarfalls mà quân đội Mỹ đã thực hiện trên vùng tam giác sắt rất ác liệt kéo dài nhiềungày đêm Trận càn được thể hiện trên sa bàn hiện đại bậc nhất Việt Nam, với sự phối
Trang 26hợp âm thanh, ánh sáng cùng sự chuyển động cơ học của các mô hình và cách bố trí khóilửa hài hòa, sống động.
3.2.1.4 Ba mô hình đặc trưng thu nhỏ:
a/ Chùa Một Cột (Hà Nội): Gắn liền với lịch sửcủa thủ đô Hà Nội và từ lâu Chùa Một Cột cũng là biểu tượng của đất nước Thăng Longngàn năm văn vật Chùa Một Cột đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc,nghệ thuật ngày 18/4/1962 Mô hình Chùa Một Cột thu nhỏ tại Khu di tích lịch sử ĐịaĐạo Củ Chi có tỷ lệ bằng 9/10 so với ngôi chùa ở Hà Nội
b/ Ngọ Môn Huế: Nơi đây ngày xưa thường diễn ra các lễlạc quan trọng nhất của Triều Nguyễn như lễ Ban Sóc (Ban lịch mới), Truyền Lô (tuyênđọc tên Tiến sĩ tân khoa …) Mô hình Ngọ Môn Huế thu nhỏ tại Khu di tích lịch sử ĐịaĐạo Củ Chi có tỷ lệ bằng ¼ công trình thật
c/ Bến Nhà Rồng (TP.Hồ Chí Minh): Tòa nhà cóđôi rồng gắn trên nóc, kiểu “lưỡng long chầu nguyệt” nên thường gọi Nhà Rồng Bếncảng Nhà Rồng còn lưu lại cho dân tộc Việt Nam một kỷ niệm thiêng liêng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh vĩ đại Mô hình Bến Nhà Rồng thu nhỏ tại Khu di tích lịch sử Địa Đạo CủChi có tỷ lệ bằng ¼ công trình thật
3.2.1.4 Khu vui chơi giải trí – sinh hoạt dã ngoại – ăn uống
Trang 27Du khách có thể đạp xe chạy tham quan vòng quanh bờ hồ và đến các điểm thamquan trong khu Bến Dược, vừa đạp xe thư giản vừa ngắm cảnh quan thiên nhiên trongkhu vực Biển Đông Hoặc thuê thiên nga, thuyền kayak du ngoạn trên hồ mô phỏng BiểnĐông theo hình chữ S và ngắm được toàn bộ khu vực Biển Đông, các đảo thuộc chủquyền của Việt Nam và 3 mô hình đặc trưng thu nhỏ.
Hồ bơi được xây dựng theo lối kiến trúc riêng biệt gần gũi thiên nhiên, với diệntích mặt nước hồ trẻ em 150 m2, hồ người lớn 500 m2 Hệ thống lọc nước tuần hoàn theocông nghệ mới đảm bảo an toàn vệ sinh Hệ thống công trình phụ hoàn chỉnh và hiện đại(với phòng thay đồ, phòng tắm, phòng vệ sinh)
Du khách muốn tìm cảm giác mạnh và thử tài thiện xạ thì có dịch vụ bắn súng thểthao quốc phòng và dịch vụ bắn súng đạn phun sơn
Nhà hàng được tọa lạc trên bờ sông Sài Gòn với phong cảnh thiên nhiên hữu tình,thoáng mát đem lại cho thực khách một không gian trong lành để thư giãn sau những giờtham quan đầy lý thú Nhà hàng Bến Dược, Bến Đình với những món ăn mang đậmhương vị đồng quê đặc trưng của vùng đất Đông Nam Bộ như: canh chua lá giang, cá kho
tộ, bánh tráng cá con, bánh xèo, bò tơ 7 món… với giá cả bình dân và cung cách phục vụlịch sự, ân cần, chu đáo
Ngoài ra còn có các điểm bán hàng lưu niệm, giải khát ở trong khu vực địa đạo rất
đa dạng và phong phú về chủng loại và chất lượng
3.2.2 Thực trạng tình hình kinh doanh du lịch tại địa đạo Củ Chi
3.2.2.1 Lượng khách tham quan
Khách du lịch được coi là yếu tố trọng tâm của hoạt động du lịch nói chung và của địa đạo Củ Chi nói riêng Lượng khách tham quan đến Địa Đạo qua các năm đều tăng bao gồm cả khách Việt Nam và du khách nước ngoài Điều đó thể hiện được sự hấp dẫn và thu hút của Địa Đạo Củ Chi đối với mọi đối tượng khách – nhất là khách quốc tế.