ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH MARKETING CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI.

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ Chi (Trang 35 - 36)

- Bộ phận tái hiện Vùng Giải Phóng Củ Chi: Thực hiện mô hình động tá

3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH MARKETING CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI.

LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI.

3.4.1.Công tác nghiên cứu thị trường:

Trong các năm qua, Địa Đạo Củ Chi đã tập đầu tư vào công tác nghiên cứu thị trường, đã thành lập 01 tổ marketing chuyên đi khảo sát ở các công ty, trường học, siêu thị... và đã mang lại những hiệu quả khả quan. Việc nắm bắt nhu cầu của khách du lịch giúp phòng kinh doanh có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh cho khu di tích kịp thời trong từng giai đoạn, từng thời điểm.

Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu thị trường tại chỗ, tức là khu di tích cho đặt các sổ góp ý, sổ cảm tưởng, sổ viết lưu niệm ở cuối các tuyến điểm tham quan để du khách có thể góp ý hay trải lòng sau một chuyến tham quan - đây là những ý kiến rất thật và rất quý báu cho Địa Đạo Củ Chi.

Tuy nhiên, việc tập trung nghiên cứu thị trường tập trung ở các công ty, trường học của Địa Đạo củ Chi chỉ nắm bắt được phần nào nhu cầu của khách hàng chứ chưa nắm bắt mọi nhu cầu của khách du lịch, khi mà lượng khách mà các công ty lữ hành đưa đến địa đạo chiếm số lượng không nhỏ. Bên cạnh đó, Địa Đạo Củ Chi chưa tổ chức được hội nghị khách hàng, nhất là đối với các công ty lữ hành đã ký hợp đồng đưa khách đến tham quan. Việc phát phiếu điều tra lấy ý kiến khách hàng cũng chưa được làm thường xuyên.

3.4.2.Công tác xác định thị trường mục tiêu:

Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi đã biết tận dụng được những ưu thế của mình là di tích lịch sử nổi tiếng; sự ủng hộ của toàn ngành lực lượng võ trang, của các ban ngành toàn thành phố để tạo cho mình những thị trường mục tiêu cụ thể, từ đó tạo ra những sản phẩm phù hợp với từng thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Chẳng hạn đối với thị trường khách du lịch truyền thống thì sau khi tham quan di tích, tìm hiểu về truyền đấu tranh cách mạng của quân dân ta, Địa Đạo Củ Chi phải chuẩn bị hội trường, âm thanh, băng ron… để họ họp mặt truyền thống, giao lưu và cuối cùng là liên hoan văn nghệ.

Đối với thị trường khách quốc tế nhìn chung khu di tích đã phân đoạn thị trường mục tiêu rất rõ ràng, cụ thể vào những quốc gia tiềm năng, có lượng đến địa đạo rất lớn và đã có thể phục vụ tập khách này một cách tốt nhất.

Theo thống kê cùa phòng kế hoạch, năm 2011 trong tổng số 927.484 lượt khách Việt Nam đến du lịch tại Địa Đạo Củ Chi thì thị trường khách du lịch tuyền thống, về nguồn của khu di tích chiếm 50%, thị trường khách du lịch của các công ty lữ hành chiếm 30%, khách vãng lai chiếm 20%. Đến 06 tháng đầu năm 2012 thì lượng khách đến từ các công ty lữ hành chiếm 35%, khách vãng lai chiếm 35%, còn lại khách truyền thống chỉ chiếm 40%.

Rõ ràng thị trường khách hàng vãng lai cũng là một thị trường đầy tiềm năng, sẽ cung cấp cho Địa Đạo Củ Chi một lượng khách dồi dào. Thời gian qua, Địa Đạo Củ Chi chưa chú trọng lắm đối với thị trường này, chưa có chế độ đãi ngộ như miễn, giảm vé hoặc tặng quà …

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách nội địa tại khu di tích Địa Đạo Củ Chi (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w