1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường ở thành phố long xuyên đến năm 2020

35 371 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 738,17 KB

Nội dung

Với sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Long Xuyên gây ra ô nhiễm môi trường không khí cục bộ một số khu vực đô thị, khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; ô nhiễm môi trườ

Trang 1

MỞ ĐẦU

Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc đến Nam, với diện tích khoảng

330.000km2, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ, địa

hình đa dạng và tiềm năng kinh tế biển to lớn Tuy vậy, với dân số trên 80 triệu

người, Việt Nam đang đứng trước những thách thức về tài nguyên thiên nhiên và

môi trường, các hệ sinh thái đang suy thoái ở mức độ nghiêm trọng Tình hình

gia tăng dân số, thâm canh nông nghiệp, nhất là quá trình đô thị hóa trong tiến

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đang ảnh hưởng lớn đến tài nguyên môi

trường

Tình trạng ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của

con người gây ra ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ, sự phát

triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và

tương lai Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,

HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh

nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội

Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên

phát triển kinh tế nên chưa chú trọng đến việc bảo vệ môi trường Tình trạng

tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ

biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn

ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ

yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy, các khu công nghiệp, hoạt động làng

nghề và sinh hoạt của con người Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô

nhiễm đất,ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí

Tình trạng ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí,

tiếng ồn trong những năm gần đây trở nên nghiêm trọng, dân số ở các đô thị tăng

nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh

chóng Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực

tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lý nào ngoài việc vận

chuyển đến bãi chôn lấp Mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng

Trang 2

nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc

hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc

Thành phố Long Xuyên là một thành phố thuộc tỉnh An Giang, đồng thời

cũng là một trong số trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật

của vùng đồng bằng sông Cửu Long Trong những năm gần đây, nền kinh tế của

thành phố Long Xuyên có những bước phát triển hết sức quan trọng, k m theo

đó là các sức ép lên môi trường cũng ngày một gia tăng

Với sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Long Xuyên gây ra ô nhiễm

môi trường không khí cục bộ một số khu vực đô thị, khu sản xuất công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp; ô nhiễm môi trường nước mặt làm giảm chất lượng nguồn

nước cấp sinh hoạt và chất lượng môi trường nước nuôi trồng thủy sản Ngoài

ra, rác thải cũng là vấn đề đáng quan tâm vì đều chưa có phương pháp xử lý

thích hợp Các bãi chôn lấp chất thải rắn không được thiết kế, xây dựng, vận

hành đúng kỹ thuật

Theo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường thành phố Long Xuyên trong

những năm qua của phòng Tài nguyên - Môi trường thành phố Long Xuyên cho

thấy: Diễn biến chất lượng nước mặt trên sông Hậu khu vực thành phố Long

Xuyên đang có dấu hiệu ô nhiễm về chất hữu cơ và mật độ vi sinh, hầu hết các

thông số quan trắc đều có giá trị cao hơn so với các giá trị theo QCVN 08:2008

(cột A2), nhất là mật độ vi sinh Môi trường không khí xung quanh khu vực

thành phố Long Xuyên đang chịu ảnh hưởng bởi tiếng ồn và bụi lơ lửng, trong

đó độ ồn có giá trị cao hơn so với TCVN 5949:1998 và nồng độ bụi vượt nhẹ so

với QCVN 05:2009

Từ thực tế trên, đồng thời được sự phân công của Ban Giám hiệu trường

Chính chính trị Tôn Đức Thắng, tôi tiến hành thực hiện tiểu luận : “Giải pháp

nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường ở thành phố long xuyên đến

năm 2020 ”

Trang 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA

THÀNH PHỐ LONG XUYÊN

1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1.1.Vị trí địa lý

Thành phố Long Xuyên đã được công nhận là đô thị loại II (Theo Quyết

định số 474/QĐ-TTg ngày 14 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng) Thành phố

Long Xuyên nằm bên bờ sông Hậu về phía Đông Nam của tỉnh An Giang, có toạ

độ địa lý trong khoảng từ 10018’39” đến 10026’33” vĩ độ Bắc và từ 105021’38”

đến 105029’48” kinh độ Đông Ranh giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Tây Bắc giáp huyện Châu Thành

- Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Chợ Mới

- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Thoại Sơn

- Phía Nam giáp Thành phố Cần Thơ

Diện tích tự nhiên của toàn thành phố 11.534,39 ha (số liệu kiểm kê năm

2011) chiếm 3,26% diện tích của tỉnh Về đơn vị hành chính, thành phố Long

Xuyên gồm 11 phường là: Mỹ Long, Mỹ Bình, Mỹ Xuyên, Bình Đức, Bình

Khánh, Mỹ Phước, Mỹ Qúy, Mỹ Thới, Mỹ Hòa, Mỹ Thạnh, Đông Xuyên và 2

xã là Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Khánh

Hình 1.1 Bản đồ hành chánh thành phố Long Xuyên

Trang 4

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Long Xuyên nói riêng và tỉnh An Giang nói chung nằm trong khu vực nhiệt

đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm Trong năm, có một mùa mưa và một mùa khô,

nền nhiệt tương đối cao và ổn định, lượng mưa nhiều và phân bổ theo mùa

a Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình trong năm 2011 trên phạm vi thành phố Long Xuyên

cao và tương đối ổn định là 27,50C Nhiệt độ trung bình vào khoảng 27,9 0

C, nhiệt độ cao nhất là 37,2 0C xuất hiện trong tháng 03 và thấp nhất là 21,10

C trong tháng 01

b Mưa

Chế độ mưa tại Long Xuyên bị phân hoá thành 2 mùa rõ rệt, sự thay đổi

lượng mưa giữa các tháng trong năm tương đối phức tạp nhưng mức độ biến

động không lớn Lượng mưa trung bình trong năm 2011 đo được tại thành phố

Long Xuyên khoảng 138,5 mm/năm

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 do ảnh hưởng của gió mùa Tây

Nam và lượng mưa tập trung vào các tháng từ tháng 7 đến tháng 11, tổng lượng

mưa trung bình trong các tháng mùa mưa chiếm khoảng trên 81% tổng lượng

mưa trung bình cả năm

Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau, lượng mưa trung

bình của 5 tháng mùa khô đạt không quá 500mm/năm

c Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí

Tổng lượng bốc hơi hàng năm lớn vào khoảng từ 1.200–1.300 mm, lượng

bốc hơi cao xảy ra trong tháng 03 lên đến 148,8 mm và thấp nhất vào tháng 10

là 82,9mm Độ ẩm trung bình vào khoảng 83% trong đó độ ẩm cao nhất vào

tháng 07 và thấp nhất vào tháng 04

đ Nắng

Số giờ nắng của tỉnh An Giang và thành phố Long Xuyên nói chung

tương đối cao và đều trong các tháng Tổng số giờ nắng trung bình năm 2011 là

2.300giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất là trong tháng 2 lên đến 249,8 giờ, thấp

nhất là tháng 10 có số giờ nắng 133,7 giờ

đ Gió

Chế độ gió của thành phố Long Xuyên khá thuần với 2 chế độ gió mùa rõ

rệt Từ tháng 5 đến tháng 11 có gió mùa Tây Nam, Nam - Tây Nam mang theo

hơi nước từ biển Đông về tạo mưa; từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là gió mùa

Đông Bắc, Bắc - Đông Bắc có đặc điểm lạnh và khô; tốc độ gió trung bình trong

năm tương đối mạnh, đạt khoảng 3m/giây

Địa bàn Long Xuyên không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, các hiện

tượng lốc xoáy hay thỉnh thoảng xảy ra trong mùa mưa nhưng tần suất thấp nên

Trang 5

Tóm lại, với nền nhiệt cao và đều trong năm, nhiều nắng, mưa theo mùa

và không có bão, điều kiện khí hậu của Long Xuyên khá thuận lợi cho việc phát

triển các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp lẫn phi nông nghiệp

1.2 CÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1.2.1 Tài nguyên đất

Địa bàn thành phố Long Xuyên có 3 loại đất chính, thuộc 2 nhóm đất lớn

là nhóm đất phù sa với diện tích 8.357,65 ha, chiếm 72,46% tổng diện tích tự

nhiên và nhóm đất phù sa bồi, phát triển khá ven sông với diện tích 1.284,39 ha,

chiếm 11,14% tổng diện tích tự nhiên

Tiềm năng đất đai của Long Xuyên chủ yếu để sản xuất nông nghiệp như

trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; ngoài ra còn

phục vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoạt động thương mại,

xây dựng phúc lợi xã hội và yêu cầu đô thị hóa

* Đất đô thị

Đất đô thị của thành phố Long Xuyên tập trung chủ yếu ở 11 phường của

thành phố với tổng diện tích 901,49 ha, chiếm 7,81% diện tích tự nhiên Hiện

trạng đất ở đô thị chia theo các phường như sau: Mỹ Bình 47,43 ha, Mỹ Long

48,85 ha, Đông Xuyên 39,56 ha, Mỹ Xuyên 36,35 ha, Bình Đức 68,36 ha, Bình

Khánh 112,62 ha, Mỹ Phước 122,98 ha, Mỹ Quý 46,79 ha, Mỹ Thới 50,61 ha,

Mỹ Thạnh 124,24ha và Mỹ Hòa 203,7 ha Bình quân có khoảng 115 m2/người

nằm trong giới hạn về định mức đất phát triển đô thị (định mức 100 - 120

m2/người)

* Đất ở nông thôn

Đất ở nông thôn của thành phố có tổng diện tích 152,48ha, chiếm 1,32%

tổng diện tích tự nhiên của toàn thành phố Trong đó, đất ở nông thôn xã Mỹ

Khánh là 39,94ha và đất ở nông thôn xã Mỹ Hòa Hưng là 112,54ha Bình quân

có khoảng 94,21 m2/người, nằm trong giới hạn về định mức đất cho việc xây

dựng phát triển dân cư nông thôn (định mức 91 - 117 m2/người)

* Đất chưa sử dụng

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2011, thành phố Long Xuyên còn 18 ha

diện tích đất bằng chưa sử dụng (chủ yếu là đất bãi bồi và đất ngập thủy), chiếm

0,16% diện tích đất tự nhiên Diện tích đất này chủ yếu tập trung ở phường Mỹ

Phước 11 ha và ở phường Mỹ Long là 7 ha

1.2.2 Tài nguyên nước

* Nước mưa

Theo số liệu niên giám thống kê của thành phố, vào khoảng từ tháng 5

đến tháng 11, lượng mưa trên địa bàn thành phố Long Xuyên khá dồi dào, chiếm

90% lượng mưa cả năm với tổng lượng mưa trung bình năm đạt 80,5 mm Tuy

nhiên nguồn nước mưa hiện nay chưa hẳn là đã sạch, bởi trên thực tế trong

Trang 6

không gian luôn chứa đầy bụi bặm và vi khuẩn do hoạt động, sản xuất của con

người, khi mưa rơi xuống sẽ mang theo lượng lớn bụi bặm và vi khuẩn gây hại

Vì thế trong quá trình sử dụng nước mưa thì nhất định phải trải qua công đoạn

lắng lọc và sau đó nấu chín hoặc xử lý vi sinh thì mới có thể sử dụng được

* Nước mặt

Nguồn nước mặt của thành phố Long Xuyên được cung cấp chủ yếu từ hệ

thống sông Hậu chảy qua địa phận Long Xuyên với chiều dài khoảng 15km

Lưu lượng nước của sông Hậu trung bình khoảng 13.800m3/s nên khả năng dẫn

nước vào các kênh, rạch là khá lớn, đủ sức cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất

kể cả trong những tháng mùa khô Nguồn nước mặt hiện nay được xem là nguồn

nước chủ lực phục vụ tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng của thành phố Ngoài

việc sử dụng nguồn nước mặt cho sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực sản xuất

khác, nguồn nước mặt còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho các hộ

dân, cho các nhà máy chế biển thủy sản, nuôi trồng thuỷ sản lồng b , đăng

quầng,… Mặc dù lượng nước mặt là rất dồi dào nhưng trước quá trình đô thị

hóa, công nghiệp hóa,… đã làm cho nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố

Long Xuyên nói riêng và của tỉnh An Giang nói chung, đang đứng trước những

nguy cơ ô nhiễm, đặc biệt là tại các khu đô thị tập trung đông dân cư, các nhà

máy chế biến thủy sản và các khu vực nuôi trồng thủy sản

Nhìn chung, lưu lượng và trữ lượng nước mặt trên địa bàn thành phố

Long Xuyên hầu hết là nước ngọt và khá dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi để

thành phố phát triển nông nghiệp và các ngành thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp

Nhưng bên cạnh việc khai thác và sử dụng nguồn nước mặt thì thành phố cũng

cần có những chính sách quản lý nguồn nước chặt chẽ hơn nhằm hướng đến một

môi trường trong sạch, bền vững

* Nước ngầm

Theo nhận định và nghiên cứu của nhiều chuyên gia thì nước ngầm của

Long Xuyên có trữ lượng rất lớn, đứng thứ hai về nguồn nước sử dụng chỉ sau

nguồn nước mặt Qua kết quả khảo sát của Cục quản lý tài nguyên nước, An

Giang là một trong những tỉnh có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào nhưng

cũng là tỉnh đứng hàng đầu của đồng bằng sông Cửu Long về mức độ nhiễm

Asen trong nước ngầm Nhiều khảo sát mới đây cho thấy, nước ngầm tại thành

phố Long Xuyên ngày càng suy giảm chất lượng, một số khu vực bị nhiễm

khuẩn Coliform, E.coli Thực trạng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến

sức khỏe người dân khi sử dụng Vì thế trong quá trình quản lý và sử dụng, địa

phương cần có những biện pháp khắc phục để nguồn tài nguyên nước ngầm của

thành phố ngày càng phát huy hiệu quả hơn ( đặc biệt là các nhà máy cung cấp

nước sạch), nhằm gánh bớt được phần nào về nhu cầu sử dụng nguồn nước mặt

nhưng đang có nguy cơ bị ô nhiễm như hiện nay trên địa bàn thành phố

Trữ lượng nước ngầm trên địa bàn thành phố Long Xuyên khá dồi dào, có

thể khai thác cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp Với chiều sâu khai

Trang 7

1.3 THỰC TRẠNG CẢNH QUAN, MÔI TRƯỜNG

Thành phố Long Xuyên có cảnh quan khá đặc biệt Rạch Long Xuyên

chia đôi thành phố bằng những chiếc cầu bê tông bắc qua Khu hành chánh nằm

bên kia cầu Hoàng Diệu là nơi tập trung các trụ sở quan trọng của tỉnh như: trụ

sở hành chánh tỉnh, kho bạc, bưu điện, trường học, bệnh viện và nhiều trụ sở

khác tạo thành một vùng yên tĩnh, ít ồn ào náo nhiệt Bên này cầu Hoàng Diệu

(về phía Đông – Nam của thành phố) là nơi tập trung khu thương mại, chợ búa,

phố xá, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, bến đò, bến xe,… tạo nên một khu vực

náo nhiệt, người và phương tiện lưu thông tấp nập ngược xuôi Đường phố Long

Xuyên khá khang trang với những dãy phố chạy dài cùng một lối kiến trúc

tương đối đồng nhất, tạo cho thành phố có một cảnh quan tương đối đẹp

Trong những năm qua, với quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân thành phố

nhằm tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển

hạ tầng và thực hiện tốt an sinh xã hội… đưa thành phố phát triển nhanh, mạnh

theo hướng văn minh, hiện đại Trên cơ sở đó, thành phố chịu không ít những sức

ép từ việc phát triển kinh tế - xã hội, mặc dù hiện tại chưa có dấu hiệu ô nhiễm

nghiêm trọng, nhưng với những gì đang diễn ra thành phố Long Xuyên đang

đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn về sự ô nhiễm môi trường Cụ thể là sự tập

trung, gia tăng dân số sẽ làm cho lượng rác thải và nước thải ngày càng nhiều

hơn; tốc độ đô thị hoá cao, phương tiện lưu thông ngày càng nhiều trong khi

người dân chưa ý thức được việc bảo vệ môi trường; quá trình phát triển và mở

rộng các khu công nghiệp, đặc biệt là các nhà máy chế biến thủy sản, rau quả,…

không tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường; việc nuôi trồng thủy

sản lồng, b trên sông (xã Mỹ Hòa Hưng) và ao, hầm (các phường, xã ven đô)

không quản lý được lượng thức ăn dư thừa và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật; một

lượng nước không nhỏ sau những cơn mưa lớn kéo theo cặn bả, rác thải chứa

nhiều tạp chất, vi khuẩn gây hại chảy vào sông, kênh, rạch, Các tiến trình trên

sẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái và là nguy cơ làm

cho môi trường thành phố bị ô nghiễm nghiêm trọng nếu trong tương lai địa

phương không có biện pháp khắc phục

1.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ

CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG

1.4.1 Những thuận lợi, lợi thế

Được công nhận là đô thị loại II nên trong tương lai, cơ sở hạ tầng và các

công trình công cộng phục vụ an sinh xã hội của thành phố sẽ được lãnh đạo địa

phương quan tâm chỉnh tu, đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện hơn trên tất cả các

lĩnh vực và phương diện

Có vị trí nằm bên bờ hữu ngạn sông Hậu và có trục quốc lộ 91 đi ngang

Đây là tuyến giao thông huyết mạch nằm trong trục hành lang quốc tế, quốc gia

và của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên rất thuận lợi cho thành phố trong

việc đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội

Trang 8

Có tài nguyên đất, nước và khoáng sản thuộc loại khá trong các thành phố

thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long Tất cả các nguồn tài nguyên này đều

có thể khai thác và phục vụ tốt cho lĩnh vực nông nghiệp lẫn phi nông nghiệp,

trong điều kiện lãnh đạo địa phương có chính sách và biện pháp khai thác hợp

lý, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sinh thái của thành phố

Khí hậu tương đối hài hòa, ít khi xảy ra những biến động lớn Đây là điều

kiện thuận lợi để người dân yên tâm lao động sản xuất và phát triển

1.4.2 Những khó khăn, hạn chế

Đất đai của thành phố tương đối hạn hẹp, quỹ đất không còn nhiều trong

khi dân số luôn có chiều hướng tăng cao trong những năm gần đây Do đó việc

dành quỹ đất để đầu tư, xây dựng lộ trình phát triển kinh tế - xã hội cho thành

phố trong tương lai là một bài toán nan giải, rất cần sự hợp tác, đóng góp của

các ngành, các cấp và đặc biệt là của quần chúng nhân dân

Địa hình của thành phố tương đối thấp, nền địa chất yếu, bên cạnh đó lại

bị chia cắt bởi nhiều kênh, rạch nên thường gặp khó khăn trong việc đầu tư xây

dựng các dự án, phát triển không gian đô thị

Cơ sở hạ tầng của thành phố ở một số nơi chưa được hoàn thiện đặc biệt

là hệ thống giao thông bộ Hệ thống cống thoát nước còn đó những ngỗn ngang,

chưa có biện pháp khắc phục triệt để, khi gặp những cơn mưa lớn các tuyến

đường thường xuyên bị ngập ứ, có nơi nước ngập sâu khoảng từ 0,4m – 0,5m

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí luôn đứng trước

những nguy cơ tiềm ẩn cao Đáng lo ngại nhất là môi trường nước sông, hàng

ngày phải tiếp nhận hàng ngàn tấn nước thải từ các nhà máy chế biến nông thủy

sản, mà chất lượng nước thải của một số nhà máy khi kiểm tra vẫn chưa đạt tiêu

chuẩn về nước thải công nghiệp

Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn chưa triệt để, những

khu vực vùng ven, nhánh đường nhỏ rác thải chưa được thu gom, trang thiết bị

thu gom thô sơ, rác thải được tập trung về bãi rác lộ thiên phường Bình Đức gây

ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Trang 9

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN

2.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

2.1.1 Hiện trạng môi trường khu vực nông thôn (xã Mỹ Khánh và xã Mỹ

Hoà Hưng)

Do điều kiện tự nhiên về địa hình, thuỷ văn đã tạo nên tập quán sống từ

xưa của cư dân nông thôn trên địa bàn thành phố là sống ven theo nguồn nước

mặt, kênh rạch; xây dựng chuồng gia súc, cầu vệ sinh trên ao cá, trên sông hoặc

thải trực tiếp ra sông rạch; Các bãi rác, nghĩa trang riêng lẻ đôi khi bị ngập hoàn

toàn trong những năm triều cường cao Do đó, vấn đề thiếu nước sinh hoạt ở

nông thôn là vấn đề nổi rõ nhất, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch còn thấp; ô nhiễm

môi trường đất sản xuất nông nghiệp có chiều hướng gia tăng do không kiểm

soát việc sử dụng phân bón và thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh Ngoài ra, việc

phát triển các làng nghề với công nghệ lạc hậu đang làm ô nhiễm môi trường

nặng nề, đe doạ cho sức khoẻ nhân dân trong các vùng có làng nghề Đặc biệt

qua kết quả điều tra (thực hiện theo Chỉ thị số 07/2010/CT0UB ngày 21/6/2010

của UBND tỉnh An Giang), trên địa bàn thành phố hiện có 2.259 hộ cất nhà trên

sông, kênh, rạch, trong đó ở khu vực nông thôn xã Mỹ Khánh có 204 nhà và xã

Mỹ Hòa Hưng có 41 nhà trên sông, kênh, rạch, đang gây ô nhiễm khá nghiêm

trọng đối với môi trường nước mặt và ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực

*Tình hình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn

Ngoài nhà máy nước Bình Đức có công suất 34.000 m3/ngày đêm, nhà

máy nước Long Xuyên có công suất 9.000 m3/ngày đêm, khu vực nông thôn còn

có 4 trạm cấp nước (3 trạm cấp nước mặt và 1 trạm cấp nước ngầm) (theo Quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Long Xuyên đến năm 2020)

Tuy nhiên việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của người dân

nông thôn còn bị hạn chế, hiện tại tỷ lệ hộ dân tại vùng nông thôn có nước sạch

sử dụng rất ít, đa phần sử dụng nước kênh, rạch qua xử lý bằng ph n chua Theo

thống kê tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn Bộ y tế (Đề án nông

thôn mới TPLX giai đoạn 2010-2020), xã Mỹ Hòa Hưng có 2.132 hộ, chiếm tỷ

lệ 42,37% so với hộ toàn xã (chưa đạt); Xã Mỹ Khánh có tổng số hộ được sử

Trang 10

dụng nước sạch 1.353 hộ chiếm tỷ lệ 49%, trong đó có 909 hộ sử dụng nước

máy đạt tỷ lệ 33%

Việc quản lý và thu gom chất thải rắn tại các vùng nông thôn không

được thực hiện tốt Hầu như người dân phải tự xử lý chất thải rắn, chỉ một số

hộ dân sống dọc theo các trục đường chính thì được nhân viên ban công trình

đô thị thu gom và tất cả lượng rác này được vận chuyển về bãi rác Bình Đức

Người dân tại vùng nông thôn thường tập trung rác thải thành những hố rác

hay những bãi rác nhỏ cặp bờ sông, kênh rạch, tại những vị trí này thường phát

sinh ra các tác nhân gây bệnh cho người dân

Và song song đó, kết quả điều tra thực hiện “Kế hoạch thu gom, xử lý

chất thải sinh hoạt tại xã Mỹ Hòa Hưng và xã Mỹ Khánh” do phòng Tài nguyên

- Môi trường, Ban công trình đô thị phối hợp cùng UBND 2 xã trên địa bàn

thành phố Long Xuyên cũng cho ta thấy rõ: “Hiện 2 xã Mỹ Hòa Hưng và Mỹ

Khánh chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải, nên rất khó cho việc tập trung

rác Bên cạnh đó nhà cất trên kênh, rạch còn khá phổ biến; thói quen giữ gìn vệ

sinh môi trường của người dân trong sinh hoạt và trong sản xuất nói chung còn

rất hạn chế Xã phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về môi trường, như vấn đề

xử lý rác thải, nước thải… Hiện tại rác thải chưa được xử lý hợp lý, phần lớn

người dân tự xử lý bằng cách đốt, chôn lấp hoặc vứt rác trên các tuyến sông,

kênh, rạch … Ở hai xã chưa có hệ thống thu gom nước thải, nước thải sau khi

sử dụng được đổ ra các mương, rạch hoặc chảy tràn, tự thấm… Điều này tác

động không nhỏ đến cảnh quan môi trường, đây là vấn đề cần phải kịp thời giải

quyết, nhằm góp phần tạo môi trường xanh, sạch hơn, hạn chế ô nhiễm môi

trường, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng trên địa bàn nông thôn.”

Theo kết quả điều tra trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tình hình xây

dựng nhà tiêu hợp vệ sinh tại các hộ gia đình nông thôn đạt tỷ lệ 57,29% (có có

4.177 hộ), riêng với các cơ sở công cộng như trường học, trạm y tế và các trụ sở

UBND thì hầu hết đều có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, chiếm tỷ lệ 100% (Đề

án nông thôn mới TPLX giai đoạn 2010-2020)

2.1.2 Hiện trạng môi trường tại các khu thương mại, chợ

Trên địa bàn thành phố Long Xuyên có 16.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ

các loại, trong đó thương mại chiếm 55% số cơ sở, khách sạn – nhà hàng chiếm

Trang 11

23%, dịch vụ chiếm 12% Đa phần các cơ sở kinh doanh thương mại thuộc loại

hình cá thể, chiếm trên 95% và có quy mô nhỏ

Mạng lưới chợ, cửa hàng và siêu thị: Đến nay TPLX có gần 20 chợ các

loại, phân bố tương đối đều ở các phường, xã trên địa bàn (trừ phường Đông

Xuyên không có chợ) Bên cạnh đó, còn có hệ thống mạng lưới siêu thị, trung

tâm thương mại chuyên doanh hay kinh doanh tổng hợp như: Metro Cash &

Carry Long Xuyên, siêu thị Vinatex chuyên doanh hàng may mặc, siêu thị

Cường Thắng chuyên doanh hàng nội thất, siêu thị Minh Phát chuyên doanh

nông ngư cơ và siêu thị AA, trung tâm thương mại Long Xuyên kinh doanh tổng

hợp,…(theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Long Xuyên

đến năm 2020)

Nhìn chung môi trường ở các khu vực chợ, khu dân cư tập trung đông

ngày càng ô nhiễm trầm trọng theo tiến độ đô thị hoá, thể hiện qua thực trạng xả

thải: nước thải sinh hoạt không qua xử lý, chất thải sinh hoạt chưa được thu gom

triệt để và chưa có giải pháp xử lý phù hợp

Bên cạnh đó, việc thoát nước ở các khu đô thị, khu vực chợ đang là vấn

đề lo ngại Có thể thấy sau mỗi trận mưa lớn thì ở những con đường gần khu vực

chợ đều ngập nước, có khi ở một mức nước rất cao, nhất là con đường Võ Thị

Sáu (gần chợ Mỹ Xuyên) gây rất nhiều khó khăn cho phương tiện giao thông

qua lại Qua đó cho thấy so với quy mô đô thị trong điều kiện phát triển nhà ở

tự phát và nhanh chóng như hiện nay thì năng lực của hệ thống thoát nước chưa

đáp ứng được nhu cầu thực tế

2.1.3 Hiện trạng môi trường các cụm, tuyến khu dân cư

Ô nhiễm môi trường nước đang diễn ra nghiêm trọng tại các cụm tuyến

khu dân cư, nguyên nhân là do nước thải sinh hoạt của người dân cứ vô tư thải

ra môi trường ngoài mà không qua xử lý, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng bởi nước

thải chưa được xử lý triệt để từ hoạt động của các cơ sở sản xuất, nhà máy chen

lẫn trong khu dân cư

Tình hình thu gom rác tại các tuyến dân cư chưa được thực hiện một cách

triệt để, vẫn còn một số cụm, tuyến dân cư không được thu gom rác nguyên

nhân do xe thu gom không đến được hay các cụm, tuyến dân cư này không hợp

đồng với ban CTĐT tổ chức thu gom Các cụm tuyến dân cư này tự thu gom và

xử lý như đào hố chôn lấp, thải ra đồng hay xuống sông, kênh, rạch

Trang 12

Các nhà dân trong cụm, tuyến dân cư được xây dựng hầm tự hoại, nước

thải sinh hoạt như tắm, giặt, nấu nướng được thoát ra ngoài qua hệ thống thoát

nước của cụm, tuyến dân cư rồi thải thẳng ra sông, kênh, mương, không qua hệ

thống xử lý Bên cạnh đó, vẫn còn một số hộ chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh và số

hộ cất nhà trên sông, kênh rạch mà chưa có nhà vệ sinh vẫn còn rãi rác ở các

phường, xã trên địa bàn thành phố Long Xuyên

Bảng thống kê số hộ dân có nhà vệ sinh trên địa bàn Long Xuyên

TT Tên đơn vị Tổng số hộ Nhà trên sông rạch

Tổng số (hộ)

Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh

Tổng

số (nhà)

Số nhà trên sông rạch có nhà vệ sinh

(Nguồn: Báo cáo Kết quả kiểm tra thực hiện chỉ thị 07/2010/CT-UB)

Từ thực tế trên để chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý thành phố

đã triển khai thực hiện Quyết định số 13/2008/QĐ-UB ngày 09/4/2008 của

UBND tỉnh về quy chế BVMT khu vực công cộng và khu dân cư trên địa bàn

tỉnh và thực hiện chỉ thị số 07/2010/CT-UB ngày 21/6/2010 của UBND tỉnh An

Trang 13

Giang về việc thực hiện các biện pháp tháo dỡ cầu tiêu không hợp vệ sinh, nhà ở

vi phạm hành lang sông, kênh, rạch

2.1.4 Hiện trạng môi trường tại các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Trên địa bàn thành phố có cụm chế biến thủy sản Mỹ Quý (quy mô 19 ha)

đã đưa vào hoạt động và 2 khu, cụm CN tập trung khác đang chuẩn bị xây dựng

là cụm tiểu thủ công nghiệp Tây Huề (quy mô 55 ha) và khu CN Vàm Cống

(quy mô 198,83) (theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố

Long Xuyên đến năm 2020)

Ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp đã và đang xảy ra ở mức rõ

rệt Do phần lớn các cơ sở công nghiệp có vị trí liền kề khu dân cư nhưng chưa có

biện pháp kiểm soát ô nhiễm tốt nên việc phát thải chất thải còn vượt mức cho

phép theo TCVN, QCVN Do vậy các cơ sở sản xuất công nghiệp cần quan tâm

hơn trong việc đầu tư và cải tiến hệ thống xử lý nước thải, nhất là các cơ sở chế

biến đông lạnh thuỷ sản (lượng nước thải trong quá trình làm sạch tôm, cá rất

bẩn), tránh gây ô nhiễm một số đoạn sông, ảnh hưởng đời sống người dân

2.1.5 Hiện trạng môi trường tại các bệnh viện và phòng khám Y tế

* Đối với các phòng khám đa khoa:

Đã thực hiện tương đối đầy đủ về các thủ tục hành chính về môi trường,

riêng đối với việc đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại các phòng khám thực

hiện chưa cao (03/07 phòng khám) qua kiểm tra Đoàn đã nhắc nhở và yêu cầu

các chủ phòng khám liên hệ sở Tài nguyên và Môi trường đăng ký chủ nguồn

chất thải nguy hại theo quy định Việc quản lý, xử lý rác thải y tế chưa được triệt

để, do không có lò đốt rác y tế đủ tiêu chuẩn theo quy định (lò đốt rác của bệnh

viện đa khoa tỉnh đang quá tải)

Việc xử lý nước thải y tế, tuy có hệ thống xử lý nước thải nhưng đa số các

phòng khám không được thực hiện báo cáo giám sát định kỳ nên không đánh giá được

sự hiệu quả của hệ thống xử lý cũng như chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống

Đối với các trạm y tế:

Đa số các trạm y tế không lập thủ tục môi trường theo quy định, cũng như

đăng ký chủ nguồn chất thải y tế với cơ quan chức năng theo quy định

Đối với việc xử lý rác thải y tế, hiện các trạm đang lưu giữ tại chỗ vì

không có nơi để hợp đồng xử lý do bệnh viện Đa khoa tỉnh bị quá tải và không

Trang 14

còn nơi có lò đốt đạt tiêu chuẩn để hợp đồng xử lý Qua đó, đoàn kiểm tra đã

yêu cầu các trạm y tế lưu giữ rác y tế theo đúng quy định tại Quyết định số

43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế

Nước thải Y tế từ hoạt động khám chữa bệnh của các trạm Y tế chủ yếu

hòa chung với nước thải sinh hoạt, chưa tách riêng để xử lý hoặc cho tự thấm ra

môi trường Tuy nhiên, theo kế hoạch số 178/KH-TTYT ngày 09/10/2009 của

Trung tâm y tế thành phố về việc xử lý chất thải y tế giai đoạn 2010 – 2015 và

định hướng đến năm 2020, Hiện các phường Mỹ Bình, Mỹ Xuyên, Đông Xuyên,

Mỹ Long đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải phấn đấu đến năm 2015 xây

dựng xong cho các trạm còn lại

Đa số các trạm có phân loại rác y tế nhưng sử dụng bao nylon chưa đúng

quy định còn sử dụng bao nylon thông thường

2.1.6 Hiện trạng môi trường tại các khu du lịch

Các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Long Xuyên như công viên Mỹ

Thới, Khu lưu niệm Bác Tôn, vườn sinh thái Mỹ Hòa Hưng, nhà bảo tàng An

Giang, chùa Ông Bắc và di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Mỹ Phước, thu hút

đông đảo khách tham quan, du lịch mỗi năm

Môi trường không khí chung tại các khu, điểm du lịch, tham quan khá tốt

do đặc thù cảnh quan chung quanh có nhiều cây xanh Tuy nhiên, các giải pháp

về xử lý chất thải chưa đồng bộ nên vẫn còn gây ô nhiễm cục bộ

2.2 THỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

2.2.1 Hiện trạng thu gom:

Nhằm tạo cảnh quan môi trường đô thị, xanh - sạch - đẹp, xây dựng thành

phố Long Xuyên trở thành thành phố văn minh, mỹ quan và nhằm phục vụ tốt

công tác vệ sinh môi trường đô thị, thành phố đã không ngừng đầu tư các trang

thiết bị phục vụ cho công tác trên Rác thải trên địa bàn thành phố rất đa dạng

với nhiều loại, gồm có rác thải bệnh viện, rác thải sinh hoạt, rác thải của bộ phận

công nghiệp chế biến Đối với từng loại rác thải thành phố có hướng xử lý riêng:

- Rác sinh hoạt:

Công tác thu gom và quản lý rác sinh hoạt hiện nay trên các Phường nội ô

địa bàn TP Long Xuyên là khá tốt, rác được thu gom trên 88% Tại các bãi

Trang 15

xe rời khỏi bãi Tuy nhiên phần tỷ lệ rác không được thu gom khoảng 12% chủ

yếu tập trung vào các Phường ngoại ô và các hộ dân sống ven kênh, rạch hoặc

những nhà nổi, b cá,…hoặc là các hẻm nhỏ trong nội ô Thành Phố Hầu hết

người dân sống tại các khu vực này có cuộc sống rất khó khăn, đường vào các

khu vực này lầy lội và rất nhỏ nên các xe thu gom rác không vào đến nơi do đó

còn tồn tại một số khu vực chưa thu gom rác và người dân cũng không có tiền

để trả cho khoảng phí thu gom rác hàng tháng vì vậy mà rác bị vứt xuống các

kênh rạch gây nên tình trạng nước tù đọng, gây mất vệ sinh môi trường một cách

trầm trọng Mặc dù hiện nay Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị tỉnh An

Giang thường xuyên tổ chức nạo vét rác ở các kênh rạch nhưng vẫn không cải

thiện được tình hình trên

- Rác công nghiệp:

Trên địa bàn TP Long Xuyên ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu là

may, sản xuất và chế biến thực phẩm,… Với mức độ phát triển như hiện nay, tải

lượng chất ô nhiễm do CTR từ các cơ sở sản xuất công nghiệp là rất đáng kể

Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề quản lý CTR công

nghiệp trên địa bàn Thành Phố CTR công nghiệp thải ra được thu gom chung

với chất thải rắn sinh hoạt mà trong CTR công nghiệp luôn có các thành phần

độc hại, mặc dù khối lượng nhỏ nhưng nếu thải bỏ chung với rác sinh hoạt như

hiện nay sẽ gây nguy hiểm đến sức khoẻ người dân mà đặc biệt là ảnh hưởng

trực tiếp đến các công nhân vệ sinh làm việc trong công tác thu gom và vận

chuyển rác

- Rác y tế:

Ngành Y tế tỉnh đã được trang bị 1 lò đốt chất thải rắn y tế đặt tại bệnh

viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang để thực hiện việc xử lý rác y tế nguy hại

cho các cơ sở y tế trên địa bàn (nhưng hiện lò đốt đang trong tình trạng quá tải)

Nhìn chung vấn đề quản lý CTR y tế trên địa bàn TP Long Xuyên là tương đối

tốt Rác tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh An Giang có đơn vị đảm nhận thu gom rác

sinh hoạt, riêng rác bệnh phẩm thì được xử lý bằng phương pháp đốt tại lò đốt

Tuy nhiên vấn đề rác y tế của các phòng mạch, phòng khám tư nhân hiện nay

vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, rác chưa được thu gom triệt để Đây là một vấn

đề hết sức nghiêm trọng vì rác y tế là loại rác có khả năng lây nhiễm cao, kim

Trang 16

tiêm và ống thuốc là tác nhân trực tiếp gây nguy hiểm cho người làm vệ sinh,

thu gom rác

Hình 2.1 Sơ đồ thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố

2.2.2 Vị trí khu xử lý rác thải

Bãi rác Bình Đức tọa lạc tại Khóm Bình Đức 5 - Phường Bình Đức, cách

trung tâm Thành Phố Long Xuyên 9km về hướng Tây Bắc của Thành Phố, cách

quốc lộ 91 khoảng 700m Vị trí bãi rác cách nhà dân gần nhất khoảng 500m

Diện tích khu xử lý

- Diện tích bãi rác cũ: 2,2 ha hoạt động từ năm 1983 – 2000 đóng cửa

- Diện tích của bãi rác mới: 3,5 ha hoạt động từ năm 2000 đến nay

2.2.3 Biện pháp xử lý chất thải rắn đang được áp dụng hiện nay

Hiện nay bãi rác Bình Đức là bãi chứa rác lộ thiên, chưa có hệ thống hay

công trình xử lý chất thải nào cho hợp vệ sinh, biện pháp xử lý duy nhất chỉ có

đốt vào mùa khô và phun chế phẩm EM và thuốc diệt Ruồi định kỳ Khả năng

đáp ứng của bãi chôn lấp chất thải rắn hiện tại là quá tải

Nguồn phát sinh rác (hộ gia đình, chợ, nhà hàng,…)

Ban CTĐT Long Xuyên

Xe ép (2,5; 4; 5; 6; 7; 8,5

tấn)

Ghe

Xe kéo tay

Xe ba gác

Trang 17

2.2.4 Các nguồn ô nhiễm chính tại bãi rác

Qua quá trình khảo sát tại bãi rác và các khu vực xung quanh bãi rác, vấn

đề gây ô nhiễm môi trường mà người dân trong khu vực và vùng lân cận dễ

nhận thấy chủ yếu là các nguồn sau đây:

* Khí thải: Sinh ra do quá trình

- Phân hủy rác tạo mùi rất khó chịu

- Đốt rác (Do hiện trạng bãi rác đã quá tải nên phải sử dụng phương pháp

đốt rác để giảm thể tích bãi nhằm kéo dài tuổi thọ của bãi trong khi chờ đợi quy

hoạch xây dựng ô rác mới hoặc nhà máy xử lý rác)

* Nước thải:

- Sinh ra từ rác tại bãi rác và trong các xe chở rác

- Nước mưa rơi thẳng xuống bãi rác trở thành nước rác

* Chất thải rắn:

- Các vật liệu nhẹ như bọc nylon, lá cây, giấy bị gió thổi bay ra các

đường xung quanh và xuống ruộng làm mất vẽ mỹ quan

- Một số người nhặt phế liệu bươi móc làm rác rơi vãi trên đường gây mất

vệ sinh

2.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY

2.3.1 Lĩnh vực đất đai:

- Tập trung hoàn thành Quy hoạch sử dụng đất thành phố Long Xuyên thời

kỳ 2011- 2020 và triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

- Thực hiện Chỉ Thị 09/2007/CT-TTg, ngày 06/4/2007, của Thủ tướng

Chính Phủ về tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án, các

quy định pháp luật đất đai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát

triển sản xuất nông nghệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch

vụ đến năm 2020 xã Mỹ Khánh và Mỹ Hòa Hưng theo Chương trình mục tiêu

quốc gia xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng: 28/04/2015, 10:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ Tướng Chính phủ về việc chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Khác
2. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Khác
3. Quyết định số 104/2000/QĐ – TTg ngày 25 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 Khác
4. Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 28/8/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020 Khác
5. Quyết định số 1456/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
6. Chương trình Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường thành phố Long Xuyên giai đoạn 2011-2015 Khác
7. Chỉ thị 29-CT/TW của ban Bí thư khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w