1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường phục vụ phát triển bền vững tại Công ty than Quang Hanh - TKV

101 621 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG --- NGUYỄN ĐỨC CHỨC NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG PHỤC

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội, năm 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

-

NGUYỄN ĐỨC CHỨC

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI CÔNG TY THAN QUANG HANH - TKV

Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững

(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN YÊM

Hà Nội, năm 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả

công tác quản lý Môi trường phục vụ phát triển bền vững tại Công ty than Quang Hanh-TKV” do tác giả Nguyễn Đức Chức thực hiện từ tháng 03/2014 – 12/2014

dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Yêm

Trong quá trình thực hiện, đề tài đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự chỉ bảo sát sao của PGS.TS Trần Yêm, PGS.TS Hoàng Văn Thắng để hoàn thành mục tiêu

và nhiệm vụ đề ra Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Yêm đã hướng dẫn rất nhiệt tình trong quá trình thực hiện luận văn

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của Công ty than Quang Hanh, tập thể lớp cao học môi trường K8 tại Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để đề tài được triển khai và hoàn thành đúng thời hạn

Tác giả xin trân trọng cảm ơn những tình cảm và sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp trong Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Quốc Gia Hà Nội

Xin cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ quý báu về tài liệu của Sở Tài nguyên & Môi trường Quảng Ninh, UBND TP Cẩm Phả, Công ty than Quang Hanh, Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam

Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp tích cực của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Cam đoan công trình nghiên cứu là của riêng cá nhân tác giả; các số liệu là trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả khác chƣa đƣợc công bố; các kết quả nghiên cứu của tác giả chƣa từng đƣợc công bố

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết 1

2 Mục tiêu và Nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Phạm vi và Đối tượng nghiên cứu 4

4 Kết quả và Ý nghĩa 4

5 Cấu trúc luận văn 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

1.1 Cơ sở lý luận 6

1.1.1 Khái niệm quản lý môi trường 6

1.1.2 Tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường 6

1.2 Tổng quan khai thác than và vấn đề môi trường liên quan trên thế giới 9

1.3 Tổng quan khai thác than và vấn đề môi trường tại Việt Nam 13

1.4 Tổng quan khai thác than và vấn đề môi trường liên quan tại Quảng Ninh 14

CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Địa điểm nghiên cứu 18

2.2 Thời gian nghiên cứu 18

2.3 Nội dung nghiên cứu 18

2.4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 19

2.4.1 Phương pháp luận 19

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu 20

Trang 6

3.1 Đánh giá hiện trạng môi trường mỏ than Ngã Hai 24

3.1.1 Giới thiệu về mỏ than Ngã Hai 24

3.1.2 Đánh giá hiện trạng môi trường không khí 30

3.1.3 Đánh giá hiện trạng môi trường nước 35

3.1.4 Đánh giá hiện trạng môi trường đất 38

3.1.5 Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học 39

3.1.6 Đánh giá rủi ro, sự cố môi trường 40

3.2 Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường của Công ty than Quang Hanh 42

3.2.1 Đánh giá sự tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường 42

3.2.2 Đánh giá mô hình quản lý môi trường hiện tại 44

3.2.3 Đánh giá các hoạt động bảo vệ môi trường 45

3.3 Dự báo môi trường của mỏ than Ngã Hai đến năm 2020 48

3.3.1 Dự báo về quy mô sản xuất than đến năm 2020 48

3.3.2 Vấn đề môi trường vùng mỏ than Ngã Hai đến năm 2020 50

3.4 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường phục vụ phát triển bền vững của Công ty than Quang Hanh 51

3.4.1 Đề xuất mô hình quản lý môi trường cho Công ty than Quang Hanh 51

3.4.2 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường 54

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85

1 Kết luận 85

2 Kiến nghị 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Tọa độ ranh giới mỏ than Ngã Hai 25

Bảng 3.2 Quy mô sản xuất của Công ty than Quang Hanh 26

Bảng 3.3 Kết quả quan trắc, phân tích chất lượng không khí khu mỏ Ngã Hai 33

Bảng 3.4 Kết quả Quan trắc, phân tích nước mặt khu mỏ Ngã Hai 37

Bảng 3.5 Tổng khối lượng đất đá đổ thải của các mỏ than lộ thiên theo từng khu vực và giai đoạn 70

Bảng 3.6 Khối lượng đất đá khai thác lộ thiên khu mỏ than Ngã Hai 71

Bảng 3.7 Quy mô các bãi thải và phân bổ khối lượng đổ thải khu mỏ Ngã Hai 71

Bảng 3.8 Dự kiến kinh phí cho các đề xuất công tác quản lý môi trường 81

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Dãy núi Madison, Tây Virginia 10

Hình 1.2 Đường phố tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc 11

Hình 1.3 Khai thác than ở Quảng Ninh 15

Hình 3.1 Khu trung tâm mỏ than Ngã Hai 25

Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ khai thác lộ thiên lộ vỉa khu mỏ Ngã Hai 27

Hình 3.3 Công tác sàng tuyển than tại mỏ than Ngã Hai 28

Hình 3.4 Tuyến đường vận tải than của mỏ than Ngã Hai 28

Hình 3.5 Sơ đồ các hoạt động khai thác lộ thiên kèm dòng thải 31

Hình 3.6 Sơ đồ các hoạt động khai thác hầm lò kèm dòng thải 32

Hình 3.7 Mô hình tổ chức quản lý môi trường của Công ty than Quang Hanh 44

Hình 3.8 Đập chắn Bãi thải Ngã Hai – Quang Hanh 47

Hình 3.9 Mô hình đề xuất để QLMT của Công ty than Quang Hanh 53

Hình 3.10 Sàng tuyển than bằng phương pháp huyền phù 57

Hình 3.11 Hệ thống xử lý nước thải tại mỏ than Cọc Sáu 59

Hình 3.12 Sơ đồ công nghệ đề xuất để xử lý nước thải tại các cửa lò 67

mỏ than Ngã Hai 67

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường Biểu hiện rõ nét nhất là việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải; làm ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ

về dòng thải axit mỏ Những hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và xã hội của cộng đồng một cách sâu sắc

Trong các hoạt động khai thác khoáng sản đó thì khai thác than đang gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Trong tất cả các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong khai thác than, yếu tố nào cũng đã tác động, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, nhất là vùng than Quảng Ninh Theo một bản báo cáo về môi trường của TKV trong tháng 6 năm 2009 hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác, chế biến than, khoáng sản đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 1,2 – 5,2 lần (trung bình trong 24 giờ) Các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bụi là Mạo khê, Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả

Nước thải từ các khu vực khai thác than cũng đang làm xấu đi môi trường sống, lao động của những người dân đến tệ hại Tại vùng than Quảng Ninh, theo TKV đánh giá, có khoảng 25 – 30 triệu m3/năm Độ pH của nước thải mỏ luôn dao động từ 3,1 – 6,5 Hàm lượng cặn lơ lửng thường vượt TCCP từ 1,7 – 2,4 lần, có nơi lên tới hơn 8 lần Theo đánh giá của một số đơn vị của TKV, nước thải ở các

mỏ than đang gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sông, suối, vùng ven biển như gây bồi lấp, làm mất nguồn thuỷ sinh, suy giảm chất lượng nước… [19]

Lượng chất thải rắn trong quá trình khai thác than cũng rất lớn Theo con số của TKV đưa ra là khoảng 150 triệu m3/năm Những bãi thải tại Quảng Ninh, nhất

là khu vực gần vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long gây ô nhiễm và là một nguy cơ tác động, ảnh hưởng tới khả năng phát triển du lịch tại các vùng này Tất cả những

Trang 11

hộ dân ở phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả – cũng là một địa danh về du lịch của Quảng Ninh vẫn còn chưa quên sự cố môi trường từ tháng 6/2006 khi bãi Khe Rè của Công ty cổ phần than Cọc 6 bị sụt lở gây rối loạn sinh hoạt, hư hại nhà cửa cho hơn 100 hộ dân sống tại đây [19]

Trong các đơn vị của ngành than đang gây ô nhiễm môi trường có Công ty than Quang Hanh Từ khi thành lập đến nay (năm 2003) Công ty than Quang Hanh

đã không ngừng tăng sản lượng từ 200.000 – 250.000 tấn/năm đến 1 – 2 triệu tấn/năm và khai thác bằng hai hình thức là lộ thiên và hầm lò Quy mô khai thác cũng không ngừng mở rộng và xuống sâu (mức -50), đầu tư lắp đặt nhiều hệ thống như chống giữ lò chợ bằng cột thủy lực, giá thủy lực di động, băng tải vận chuyển than liên tục từ mức -110 lên mặt bằng, hệ thống sàng tuyển than công suất 1 triệu tấn/năm ; số lượng công nhân từ 1.800 (năm 2003) đến 3.700 (năm 2014) Tuy nhiên sự phát triển đó cũng gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, theo các báo cáo môi trường của Công ty và của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh thì trải qua hơn 10 năm hoạt động, Công ty than Quang Hanh đã phát sinh một lượng chất thải rất lớn Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường bao gồm: Đất đá thải hàng năm khoảng hơn 2 triệu m3/năm; nước thải 1,6 triệu m3/năm; rác thải sinh hoạt trung bình 1,8 tấn/ngày; chất thải nguy hại 0,5 tấn/tháng đó là chưa kể đến yếu tố thay đổi địa hình cảnh quan, các sự cố môi trường

Để giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm môi trường đó, Công ty than Quang Hanh đã thực hiện nhiều giải pháp: Xây dựng mô hình quản lý môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường như xây dựng trạm xử lý nước thải hầm lò; quy hoạch bãi đổ thải; cải tạo phục hồi môi trường bãi thải và khu khai thác; kho lưu giữ CTNH; thu gom và hợp đồng xử lý rác thải sinh hoạt; tập huấn và đào tạo kiến thức môi trường cho công nhân Tuy nhiên những giải pháp này vẫn còn nhiều hạn chế:

- Mô hình quản lý môi trường chưa đồng bộ và thống nhất, cán bộ phụ trách môi trường thường là kiêm nhiệm hoặc không có dẫn đến tình trạng các thủ tục pháp lý về môi trường như luật bảo vệ môi trường, nghị định, thông tư chưa được cập nhật và thực hiện

Trang 12

- Khai thác bằng phương pháp thủ công, bán cơ giới, công nghệ lạc hậu và nhất là chạy theo lợi nhuận, ý thức chấp hành luật pháp chưa cao nên Công ty ít quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, để lại nhiều hậu quả xấu đến môi trường

- Hệ thống xử lý nước thải tương đối sơ sài (hố lắng), mương thoát nước chưa được đầu tư cải tạo nên thường xuyên gây ra úng lụt, tắc nghẽn

- Lượng đất đá thải phát sinh rất lớn, tuy nhiên chưa có quy hoạch rõ ràng, việc đổ thải thường bị chồng lấn giữa các đơn vị và quy mô bãi thải chưa đáp ứng được nhu cầu

- Chất thải nguy hại, rác thải sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều khai trường vẫn còn tình trạng xả thải bừa bãi

- Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ chưa được thực hiện đầy đủ, nhiều thông số ô nhiễm chưa được xác định do đó khó theo dõi diễn biến và có biện pháp

xử lý phù hợp

- Một số sự cố môi trường đã xảy ra như sập hầm lò (2006) làm 3 người chết,

bề mặt địa hình thay đổi, an toàn lao động chưa được chú trọng

Nhận thức được những vấn đề nêu trên, Tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu

hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường phục vụ phát triển bền vững tại Công ty than Quang Hanh-TKV” với mong muốn

đưa ra được các giải pháp nhằm cải thiện các vấn đề môi trường và định hướng phát triển bền vững cho Công ty

2 Mục tiêu và Nhiệm vụ nghiên cứu

a) Mục tiêu nghiên cứu

hiện trạng công tác quản lý môi trường tại Công ty than Quang Hanh, một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường gắn liền với sự phát triển bền vững của Công

ty Tác giả chú trọng nghiên cứu hiện trạng môi trường khu mỏ than Ngã Hai, điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu cũng như công tác quản lý môi trường của Công ty than Quang Hanh

Trang 13

b) Nhiệm vụ nghiên cứu

- Điều tra, nghiên cứu các điều kiện tự nhiên; kinh tế - xã hội; hiện trạng chất lượng môi trường; hiện trạng khai thác, sàng tuyển, tiêu thụ than tại khu mỏ than thuộc Công ty than Quang Hanh quản lý Từ các nghiên cứu đó để đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi trường khu vực nghiên cứu

- Định hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường phục vụ cho phát triển bền vững của Công ty

3 Phạm vi và Đối tượng nghiên cứu

b) Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Công tác quản lý môi trường, các yếu tố môi trường như không khí, nước, đất, đa dạng sinh học tại khu mỏ than Ngã Hai của Công ty than Quang Hanh Trong Công tác quản lý môi trường sẽ có các giải pháp

về mô hình quản lý môi trường, chính sách, quy định, các hoạt động bảo vệ môi trường và các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường (ví dụ: cải tiến công nghệ khai thác, sàng tuyển; xây dựng Trạm xử lý nước thải hầm lò; trồng cây trên bãi thải; xây dựng đập chắn chân bãi thải )

4 Kết quả và Ý nghĩa

a) Kết quả

- Đánh giá, nghiên cứu được hiện trạng công tác quản lý môi trường của Công

ty than Quang Hanh thông qua các biện pháp quản lý và giải pháp kỹ thuật từ các tài liệu của Công ty, một số Cơ quan Sở, Ngành và công trình khoa học đã được điều tra, khảo sát của một số tác giả

Trang 14

- Định hướng và đưa ra một số giải pháp để nâng cao công tác quản lý môi trường của Công ty, đồng thời có những kiến nghị để phát triển bền vững công ty than Quang Hanh

- nghĩa khoa học: Phát triển cách tiếp cận liên ngành trong đánh giá tổng

hợp công tác quản lý môi trường với việc sử dụng bền vững tài nguyên than và quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh

- Các nội dung nghiên cứu của đề tài là những đóng góp quan trọng về cả mặt lý luận khoa học và triển khai thực tiễn Những kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch và quản lý tài nguyên, môi trường khu vực Cẩm Phả, Quảng Ninh

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Địa điểm, thời gian, nội dung, phương pháp luận và phương pháp

nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm quản lý môi trường

Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế,

kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia

Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục…Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra

1.1.2 Tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường

Mục tiêu cơ bản của công tác quản lý môi trường là phát triển bền vững, giữ cho được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường Nói cách khác, phát triển kinh tế xã hội tạo ra tiềm lực kinh tế để bảo vệ môi trường, còn bảo

vệ môi trường tạo ra các tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong tương lai Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên của từng quốc gia, mục tiêu quản lý môi trường có thể thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên riêng đối với mỗi quốc gia Một số mục tiêu cụ thể của công tác quản lý môi trường ở Việt Nam hiện nay là:

- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong các hoạt động sống của con người

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách về phát triển kinh tế xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh chấp hành luật bảo vệ môi trường

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương, công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ về môi trường

- Phát triển đất nước theo các nguyên tắc phát triển bền vững được hội nghị Rio – 92 thông qua

Trang 16

- Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường quốc gia, các vùng lãnh thổ riêng biệt

Tiêu chí chung của công tác quản lý môi trường là đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần gìn giữ chung của loài người trên trái đất Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:

1 Hướng tới sự phát triển bền vững: Nguyên tắc này quyết định mục đích của việc quản lý môi trường phải tuân thủ những nguyên tắc của việc xây dựng một xã hội bền vững Nguyên tắc này cần được thể hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp và chính sách nhà nước, ngành và địa phương

2 Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân

cư trong việc quản lý môi trường: Môi trường không có ranh giới không gian, do vậy sự ô nhiễm hay suy thoái thành phần môi trường ở quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ

có ảnh hưởng trực tiếp tới quốc gia khác và các vùng lãnh thổ khác

3 Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp: Các biện pháp và công cụ quản lý môi trường rất đa dạng: luật pháp, chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch, chính sách, khoa học, kinh tế, công nghệ, Mỗi loại biện pháp và công cụ trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể

4 Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải

xử lý hồi phục môi trường nếu xảy ra ô nhiễm: Phòng ngừa là biện pháp ít tốn kém hơn xử lý, nếu để xảy ra ô nhiễm Ngoài ra khi chất ô nhiễm ra môi trường, chúng

có thể xâm nhập vào tất cả các thành phần môi trường và lan truyền theo các chuỗi thức ăn và không gian xung quanh

5 Người gây ô nhiễm phải trả tiền: Đây là nguyên tắc quản lý môi trường do các nước OECD đưa ra Nguyên tắc được dùng làm cơ sở xây dựng các quy định về thuế

Trang 17

Để hiện thực hóa và thực hiện hiệu quả công tác quản lý môi trường, Chính phủ, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, quy định liên quan đến quản lý môi trường, cụ thể:

- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006; Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/62014;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013;

- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo

vệ môi trường;

- Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản

lý chất thải rắn;

- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày

27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

- Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực

Trang 18

hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản;

- Quyết định 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Cải tạo, phục hồi môi trường và Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

- Thông tư 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản

Ngoài ra còn có nhiều nghị định, thông tư, quy chuẩn về môi trường liên quan đến hoạt động quản lý môi trường

1.2 Tổng quan khai thác than và vấn đề môi trường liên quan trên thế giới

Trữ lượng than trên toàn thế giới là trên 10 nghìn tỷ tấn, trong đó trữ lượng có thể khai thác là 3.000 tỷ tấn mà 3/4 là than đá Than tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu, trong đó đến 4/5 thuộc về Trung Quốc (tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc), Hoa Kỳ (chủ yếu ở các bang miền Tây), LB Nga (vùng Ekibát và Xibêri), Ucraina (vùng Đônbat), CHLB Đức, Ấn Độ, Ôxtrâylia (ở hai bang Quinslan và Niu Xaoên),

Ba Lan

Hàng năm có khoảng hơn 4,030 triệu tấn than được khai thác, con số này đã tăng 38% trong vòng 20 năm qua Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi đó châu Âu khai thác với tốc độ giảm dần Các nước khai thác nhiều nhất không tập trung trên một châu lục mà nằm rải rác trên thế giới, 5 nước khai thác lớn nhất hiện nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng

Công nghiệp khai thác than xuất hiện tương đối sớm và được phát triển từ nửa sau thế kỉ XIX Sản lượng than khai thác được rất khác nhau giữa các thời kì, giữa các khu vực và các quốc gia, song nhìn chung, có xu hướng tăng lên về số lượng tuyệt đối Trong vòng 50 năm qua, tốc độ tăng trung bình là 5,4%/năm, còn cao

Trang 19

nhất vào thời kì 1950 - 1980 đạt 7%/năm Từ đầu thập kỉ 90 đến nay, mức tăng giảm xuống chỉ còn 1,5%/năm Mặc dù việc khai thác và sử dụng than có thể gây hậu quả xấu đến môi trường (đất, nước, không khí ), song nhu cầu than không vì thế mà giảm đi [25]

Bên cạnh những lợi ích mà hoạt động khai thác, tiêu thụ than mang lại, thì việc tác động đến môi trường đang gây nhức nhối và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người và các hệ sinh thái trên toàn thế giới

Trước hết hoạt động khai thác than làm thay đổi và phá hủy cảnh quan thiên nhiên nghiêm trọng Việc xây dựng hầm mỏ lộ thiên hay trong lòng đất là nguyên nhân gây ra xói mòn đất đai và cái chết của lớp thực vật trên bề mặt Ở những nơi không có cây cối, sự xói mòn sẽ kéo dài từ 50 – 60 năm sau khi khai mỏ

Hình 1.1 Dãy núi Madison, Tây Virginia

(Nguồn: National Geographic)

Hình ảnh tương phản tại dãy núi Madison, Tây Virginia khi một bên là khu

mỏ Hobet và một bên là phần núi còn sót lại sau khi Hobet xây dựng Ước tính đã

có hơn 20m3

khối núi đã bị “thổi bay” vì mỏ than này

Khai thác than ở các mỏ lộ thiên đặc biệt nguy hiểm cho nguồn nước ở những khu vực lân cận Quá trình sử dụng nước để rửa than sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nặng nề Bụi bẩn và trầm tích trong than chảy ra sông, hồ sẽ hại chết các loài sinh vật dưới nước cũng như đầu độc những người dân sử dụng nước này từ 5 - 25 năm

Trang 20

Ngoài ra, Acid sulfuric hình thành khi khoáng chất chứa sunphit bị oxy hóa trong khai thác than là nguyên nhân chính gây ra mưa axit

Đối với không khí, các nhà máy sản xuất sử dụng than chính là nỗi khiếp sợ kinh hoàng CO2 thải ra từ những ống khói lớn chính là nguyên nhân làm Trái đất nóng lên một cách nhanh chóng Nguy hiểm hơn, sự ô nhiễm này là hung thủ gây ra bệnh hô hấp cũng như cái chết cho hàng triệu người trên thế giới

Mỗi năm ở Trung Quốc, khoảng 1 triệu người tử vong vì ô nhiễm không khí

do khói bụi công nghiệp có liên quan tới sử dụng than đá Tình hình tệ tới mức trong bức ảnh này, Mặt trời hoàn toàn bị che khuất bởi bụi than thải ra từ nhà máy điện Shantou số 2 tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

Hình 1.2 Đường phố tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

(Nguồn: National Geographic)

Khung cảnh Sarajevo ngày 19/01/2011 Khí thải từ các phương tiện giao thông

và bụi than đã tạo nên những đám mây ô nhiễm bao phủ bầu trời thành phố

Không chỉ gây hại tới thiên nhiên mà chính con người chúng ta cũng trở thành nạn nhân của việc khai thác than quá mức Bụi than và các hóa chất độc hại nhiễm vào nguồn nước, đất canh tác, không khí khiến cuộc sống của những người dân xung quanh các mỏ than hết sức nghèo khổ, đói kém

Trang 21

Những người lao động trong những mỏ than cũng chịu số phận tương tự Hàng ngày, họ phải làm việc nhiều giờ đồng hồ trong môi trường độc hại, thiếu ánh sáng, không khí và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn bất ngờ như sập hầm mỏ Tai nạn tại mỏ than Sukhodolskaya-vostochnaya, Ukraine ngày 29/07/2011 làm ít nhất 18 thợ mỏ

đã thiệt mạng và hơn 20 người khác mất tích sau một vụ nổ xảy ra tại đây mà nguyên nhân chính là hàm lượng khí metan tích tụ trong hầm quá lớn [25]

Qua những ví dụ trên ta có thể thấy rằng hoạt động khai thác, vận chuyển, sàng tuyển và tiêu thụ than đang gây ra những tác động môi trường nghiêm trọng Hoạt động khai thác than không những diễn ra tại những nước có trữ lượng lớn như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Ấn Độ, Ốtraylia mà còn ở rất nhiều nước trên thế giới Tác động lớn nhất có thể thấy được là biến đổi địa hình, cảnh quan; ô nhiễm không khí;

ô nhiễm nguồn nước và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao

Hiện nay trên thế giới đang áp dụng nhiều giải pháp tiên tiến và hiện đại trong việc quản lý môi trường trong các mỏ than Tại Đức và một số nước Châu Âu, đang

áp dụng công nghệ đổ thải san cắt tầng và dùng cỏ vectiver để trồng nhằm ổn định

và phủ thảm thực vật bãi thải, cải tạo các bãi thải thành khu nghỉ dưỡng, du lịch Việt Nam đang áp dụng công nghệ này vào bãi thải Chính Bắc – Núi Béo và đã đạt được hiệu quả nhất định Trung Quốc và Nga đang áp dụng công nghệ đầm lầy sinh học để xử lý nước thải mỏ than Việt Nam đang áp dụng thử nghiệm công nghệ này tại khu vực Tràng Khê – Đông Triều Một số mỏ than ở Hàn Quốc và Bắc Mỹ đang

sử dụng các trạm quan trắc tự động tại nguồn thải nhằm giám sát tải lượng bụi và khí thải Mỏ than Núi Béo đang được thử nghiệm xây dựng Trạm quan trắc tự động như trên để giám sát Mô hình tổ chức quản lý môi trường của các mỏ than là chuyên trách và các dữ liệu, số liệu về môi trường rất phong phú và cụ thể Các nước tiên tiến như Đức, Anh, Nhật, Trung Quốc, Mỹ đã xây dựng cho mình một

cơ chế quản lý rất hoàn thiện và chặt chẽ, vì vậy việc quản lý môi trường mỏ than đang được thực hiện rất tốt

Trang 22

1.3 Tổng quan khai thác than và vấn đề môi trường tại Việt Nam

Việt Nam là nước có tiềm năng về than khoáng các loại Than biến chất thấp (lignit - á bitum) ở phần lục địa trong bể than sông Hồng tính đến chiều sâu 1700m

có tài nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn Nếu tính đến độ sâu 3500m thì dự báo tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn

Than biến chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.Tổng tài nguyên và trữ lượng than của Việt Nam tính đến 01/01/2014 là 48 tỷ tấn, trong đó than đá là 48,4 tỷ tấn, than bùn 0,3 tỷ tấn; tài nguyên và trữ lượng than huy động vào quy hoạch khai thác là 7,2 tỉ tấn, trong đó than đá là 7,0 tỷ tấn, than

Tuy nhiên các hoạt động khai thác than ở nước ta cũng đang gây ra những vấn

đề môi trường nghiêm trọng Đơn cử như việc khai thác than, từ năm 2000 đến nay sản lượng ngành than đã không ngừng tăng Song vấn đề bức xúc nhất đối với các

mỏ khai thác than về góc độ bảo vệ môi trường là đất đá thải Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 - 10 m3

đất phủ, thải từ 1 - 3 m3 nước thải mỏ Chỉ tính riêng

Trang 23

năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt nam

đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3

đất đá, khoảng 70 triệu m3 nước thải mỏ, dẫn đến một số vùng của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả

Đất đá thải loại trong khai thác khoáng sản cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về phát thải bụi từ các mỏ, gây suy giảm môi trường không khí do nhiễm bụi ở các khu dân cư ở trong vùng khai thác Trên các mỏ than thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố Sc, Ti, Mn Các khoáng vật sulphua có trong than còn chứa Zn, Cd, HG làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức khỏe con người [23]

Như vậy ta có thể thấy trữ lượng than của nước ta tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh (90%) và có khả năng khai thác nhiều năm nữa Bên cạnh những lợi ích mà khai thác than mang lại thì những ảnh hưởng đến môi trường cũng rất lớn Do đó Công tác quản lý môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến than càng phải được chú trọng và đầu tư thích đáng

1.4 Tổng quan khai thác than và vấn đề môi trường liên quan tại Quảng Ninh

Quảng Ninh tập trung khoảng 67% trữ lượng than toàn quốc, chủ yếu là antraxít, sản lượng than mỡ rất thấp - khoảng 200 ngàn tấn/năm Quảng Ninh có 7

mỏ than hầm lò sản xuất với công suất trên dưới 2 triệu tấn than nguyên khai/năm; chiếm hơn 45% tổng sản lượng khai thác than của TKV Hệ thống khai thác phổ biến nhất là cột dài theo phương – chiều dài lò chợ khi khai thác chống cột thủy lực đơn hoặc giá thủy lực di động là 100 – 150m, sản lượng lò chợ là 100 – 150 ngàn tấn/năm; khi chống gỗ là 60 – 100m, sản lượng 50 – 60 ngàn tấn/năm Ngoài ra hiện đang sử dụng một số hệ thống khai thác như: Chia lớp ngang nghiêng, khai thác dưới dàn mềm đối với các vỉa dốc trên 500, song những công nghệ này chưa hoàn thiện, năng suất thấp Hiện nay, toàn vùng Quảng Ninh có một lò chợ cơ giới hóa toàn bộ, bước đầu cho kết quả tốt, sản lượng đạt 200 ngàn tấn/năm [26]

Trang 24

Hình 1.3 Khai thác than ở Quảng Ninh

Nguồn: Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam)

Quảng Ninh có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn than nguyên khai/năm là: Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Đèo Nai, Núi Béo, cung cấp đến 40% sản lượng cho TKV Số lượng mỏ than lộ thiên vừa là 15 mỏ bao gồm cả các công trường khai thác lộ thiên do các công ty sản xuất hầm lò quản lý với công suất năm từ 100.000 – 700.000 tấn than nguyên khai Ngoài ra, còn có một số điểm lộ vỉa và khai thác nhỏ với sản lượng khai thác hàng năm dưới 100.000 tấn than nguyên khai Tổng sản lượng khai thác lộ thiên trong giai đoạn 1995 – 2004 là 97,52 triệu tấn (chiếm 66,3% sản lượng toàn ngành than) Hầu kết các mỏ lộ thiên khai thông bằng hệ thống hào mở vỉa bám vách vỉa than Thiết bị đào hào là máy xúc thủy lực gàu ngược kết hợp với máy xúc EKG Hầu hết các mỏ lộ thiên đều áp dụng hệ thống khai thác xuống sâu dọc một hoặc hai bờ công tác, đất đá chủ yếu được đổ ra bãi thải ngoài Trong những năm gần đây đã dựa vào hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng ở hầu hết các mỏ lộ thiên để tăng độ dốc bờ công tác lên 2 – 27

độ [26]

Với lợi thế về tài nguyên khoáng sản đó, những năm qua việc khai thác nguồn tài nguyên này đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế chung

Trang 25

của tỉnh Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên khoáng sản với quy mô, sản lượng như thời gian qua đã có những tác động tiêu cực đến môi trường đất đai, nước, không khí

Từ thực tế cho thấy hoạt động khai thác, vận chuyển, tiêu thụ than và khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã ảnh hưởng lớn đến môi trường tại địa phương, đặc biệt là khu vực sản xuất trực tiếp Một số nguồn nước mặt chịu tác động trực tiếp từ các hoạt động khai thác than điển hình như: Hồ Nội Hoàng, suối Lộ Phong, suối Moong Cọc Sáu, sông Mông Dương Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường

từ năm 2006-2010 cho thấy khu vực suối Lộ Phong chịu ảnh hưởng từ các hoạt động khai thác than của các mỏ Hà Tu, Núi Béo phía thượng nguồn, là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xung quanh Các đợt quan trắc gần đây cho thấy độ pH của nước suối thấp từ 5,1 đến 5,2 nằm ngoài giới hạn cho phép

Ngoài ô nhiễm về nước, môi trường không khí tại các khu vực có hoạt động vận tải than có biểu hiện ô nhiễm bụi cao như khu vực sản xuất vật liệu xây dựng tại phường Phương Nam (Uông Bí) hàm lượng bụi cao gấp 1,56 lần giới hạn cho phép; khu vực nhà sàng Công ty Than Mạo Khê hàm lượng bụi cao gấp 1,70 lần giới hạn cho phép, khu vực khai thác than Hà Tu, Núi Béo hàm lượng bụi đo được gấp 1,46 lần giới hạn cho phép

Không chỉ môi trường nước, không khí bị những tác động tiêu cực bởi hoạt động khai thác khoáng sản mà môi trường đất cũng chịu ảnh hưởng Đặc biệt, biến đổi về địa hình và cảnh quan mạnh nhất diễn ra chủ yếu ở những khu vực có khai thác than lộ thiên Một số bãi thải có độ cao trên 200m như: Cọc Sáu, Nam Đèo Nai, Đông Cao Sơn và có sườn dốc tới 35 độ Nhiều moong khai thác lộ thiên tạo nên địa hình âm có độ sâu từ -50m đến -150m dưới mực nước biển trung bình (các

mỏ Cọc Sáu, Hà Tu, Núi Béo ) Bên cạnh đó tình trạng xói mòn, rửa trôi và trượt

lở xảy ra phổ biến trên khai trường khai thác than, trên các tuyến đường vận chuyển, đặc biệt là tại các bãi đổ thải [27]

Như vậy có thể thấy vấn đề môi trường trong ngành than tại tỉnh Quảng Ninh đang gây ra những bức xúc đối với người dân và thách thức các nhà quản lý môi

Trang 26

trường Ô nhiễm môi trường không chỉ cục bộ tại khu vực khai thác mà còn ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến môi trường xung quanh đặc biệt là khu vực vịnh Bái Tử Long nơi có rất nhiều hệ sinh thái đang sinh sống

Mục tiêu của để tài chính là đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất cho công tác quản lý môi trường tại mỏ than Ngã Hai của Công ty than Quang Hanh nói riêng và Quảng Ninh nói chung Nội dung của luận văn sẽ nêu bật những tác động xấu nhất

từ hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ than đến môi trường tự nhiên từ đó đề xuất các giải pháp để xây dựng một môi trường kinh doanh bền vững cho Công ty than Quang Hanh và toàn ngành than

Trang 27

CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP LUẬN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu là khu trung tâm mỏ than Ngã Hai, Đông Bắc Ngã Hai, Tây Bắc Ngã Hai thuộc phường Quang Hanh và xã Dương Huy, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Các khu vực tiến hành điều tra, khảo sát thực địa như sau:

- Khu vực Trung tâm mỏ than Ngã Hai

- Khu vực Đông Bắc Ngã Hai

- Khu vực Tây Bắc Ngã Hai

- Khu vực bãi thải trong A6, A9, B1, B4

- Khu vực mặt bằng cửa lò +17, +27, +20, mặt bằng kho than 148

- Khu vực moong khai thác mỏ than Ngã Hai

- Khu vực sàng tuyển, kho, bãi chứa than

- Đường vận chuyển, cảng than

2.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 03/2014 – 12/2014 (10 tháng) Trong quá trình nghiên cứu, các số liệu được cập nhật sát với thời gian nghiên cứu, nhằm đưa

ra những thông tin gần nhất phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý môi trường của Công ty để phục vụ cho mục đích phát triển bền vững

2.3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:

1 Đánh giá hiện trạng môi trường tại mỏ than Ngã Hai

2 Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại khu mỏ Ngã Hai

3 Dự báo chất lượng môi trường mỏ than Ngã Hai đến năm 2020

4 Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản

lý môi trường phục vụ phát triển bền vững

Trang 28

2.4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp luận

- Phương pháp tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên thiên nhiên

Tiếp cận hệ thống nhấn mạnh vào việc xác định và mô tả mối liên kết giữa các yếu tố cấu tạo nên hệ thống và tương tác giữa chúng Mỗi hệ thống là một tập hợp các thành tố tương tác với nhau, sự thay đổi của một thành tố sẽ dẫn đến thay đổi một thành tố khác, từ đó dẫn đến thay đổi thành tố thứ ba… và do đó có thể làm thay đổi toàn bộ hệ thống Bất cứ mối tương tác nào trong hệ thống cũng vừa có tính nguyên nhân, vừa có tính điều khiển Một cách khái quát, tiếp cận hệ thống là nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận động và toàn diện Cách tiếp cận này là cách xử lý biện chứng nhất với các vấn đề môi trường và phát triển – các hệ thống mềm và nửa mềm Phân tích và tổng hợp hệ thống, mô hình và mô phỏng là các phương pháp, công cụ cụ thể được sử dụng trong tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên thiên nhiên coi tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận của hệ thống tự nhiên Sự tồn tại, vận động và biến đổi của nó chịu sự chi phối của các yếu tố tự nhiên, đồng thời nó cũng chịu sự chi phối mạnh

mẽ của các yếu tố kinh tế xã hội

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hiện trạng công tác quản lý môi trường, các yếu tố môi trường như đất, nước, không khí của khu mỏ than Ngã Hai Các yếu

tố này gắn liền với nguồn tài nguyên than, tài nguyên đất, đa dạng sinh học của khu vực nghiên cứu Tiếp cận này đã lồng ghép và gắn quản lý tài nguyên với công tác quản lý môi trường và coi việc quản lý môi trường là bắt buộc trong việc khai thác,

sử dụng tài nguyên khu mỏ than Ngã Hai

- Phương pháp tiếp cận hệ thống quản lý môi trường

Phương pháp tiếp cận hệ thống quản lý môi trường là phương pháp tạo ra một

hệ thống quản lý để giúp các tổ chức giảm bớt những tác động của mình tới môi trường Hệ thống quản lý môi trường cung cấp một khung chuẩn cho các tổ chức

Trang 29

nhằm chứng minh những cam kết của mình về các vấn đề môi trường Mục đích của tiếp cận này là:

- Giảm bớt các ảnh hưởng có hại tới môi trường

- Cung cấp các bằng chứng về việc cải tiến liên tục trong quản lý môi trường Hiện nay có nhiều đơn vị, tổ chức đã áp dụng Tiêu chuẩn ISO 14001, bởi khi được chứng nhận ISO 14001 họ có thể chứng minh cam kết của mình trong việc giảm lượng rác thải và tái chế các nguyên vật liệu khi cần thiết Công ty than Quang Hanh tuy chưa áp dụng tiêu chuẩn này, tuy nhiên cũng đã có cách tiếp cận một số quy định của nó

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp điều tra khảo sát thực địa (Điều tra các yếu tố Môi trường, điều tra xã hội học)

Đây là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ngay tại thực địa vùng nghiên cứu Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp đánh giá nhanh môi trường thông qua ảnh chụp ngoài thực địa và bảng thu thập số liệu theo mẫu có sẵn Các lĩnh vực khảo sát thu thập số liệu là các điều kiện tự nhiên, các hoạt động kinh tế xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường, công tác quản lý của thành phố Ưu điểm của phương pháp là xác định được mối quan hệ giữa các chủ thể và đối tượng điều tra nhằm hiểu rõ được hoàn cảnh thực tế của đối tượng cần điều tra Phương pháp này còn giúp kiểm tra được các số liệu đã thu thập Những thông tin này sẽ có lợi ích rất nhiều khi đưa ra những khuyến nghị nhằm bảo vệ chất lượng môi trường của địa phương

Tại khu vực nghiên cứu là mỏ than Ngã Hai, Tác giả thực hiện khảo sát về các yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất Đồng thời điều tra các yếu tố

xã hội học như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực như địa hình, cảnh quan, núi, sông, suối, khí hậu, thủy văn, các ngành kinh tế, dân số, lao động, y tế, giáo dục để đánh giá khách quan, trung thực về khu vực nghiên cứu

Trang 30

+ Phương pháp thu thập xử lý số liệu

Số liệu điều tra được chủ yếu thu thập từ những tư liệu, tài liệu, các bài báo,

những bào báo khoa học, các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng (internet, đài phát thanh…) và thông qua các đợt khảo sát thực địa tại địa phương (khảo sát thực tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Cẩm Phả, phòng Tài nguyên môi trường TP Cẩm Phả…)

Qua đó chọn lọc các số liệu quan trọng, phù hợp để đưa vào sử dụng Những

số liệu, tài liệu chủ yếu liên quan đến: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP Cẩm Phả, số liệu hiện trạng môi trường của Sở Tài nguyên và môi trường Từ đó tiến hành xử lý số liệu điều tra tạo ra một kết quả tổng thể và hiện trạng công tác quản lý môi trường của Công ty than Quang Hanh

Tại khu vực nghiên cứu là mỏ than Ngã Hai của Công ty than Quang Hanh, tác giả thu thập số liệu quan trắc môi trường để đánh giá hiện trạng môi trường, số liệu xã hội học như báo cáo kinh tế - xã hội của TP Cẩm Phả, quy hoạch môi trường thành phố, quy hoạch sử dụng đất, bản đồ hành chính, bản đồ quy hoạch thành phố, báo cáo môi trường định kỳ phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường cho Công ty than Quang Hanh

+ Phương pháp kế thừa (Kế thừa những tài liệu, số liệu liên quan đến Môi trường của mỏ than)

Dựa các thông tin thu được từ các phương pháp để lập sơ đồ Swot đánh giá được thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức khai thác than gắn liền với công tác bảo vệ Môi trường Đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả bảo

vệ Môi trường trong khai thác than

Phương pháp này kế thừa những tài liệu, báo cáo trước đây về công tác môi trường của mỏ than Những tài liệu được kế thừa như báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Cẩm Phả; báo cáo ĐTM các dự án khai thác than tại khu mỏ than Ngã Hai; Dự án CTPHMT các dự án thuộc mỏ than Ngã Hai

Trang 31

+ Phương pháp phân tích mẫu

Phương pháp này sử dụng các thiết bị, máy móc để phân tích các mẫu ngoài hiện trường và trong phòng thí nghiệm Mục đích của phương pháp là lấy mẫu để phân tích, đánh giá cho toàn khu vực nghiên cứu Cơ sở lựa chọn các vị trí lấy mẫu

là theo các Quy chuẩn Việt Nam hiện hành, ví dụ lấy mẫu không khí là 1,5m so với mặt đất, vị trí ở cuối hướng gió Mẫu nước thải được lấy tại các moong khai thác, trong hầm lò (trước khi lấy phải khuấy đều và dùng hóa chất để bảo quản) Các mẫu đều phải mang tính đại diện cho khu vực lấy mẫu (ví dụ cuối hướng gió, tại nguồn phát thải và vùng chịu ảnh hưởng ) Đối với khu mỏ than của Công ty than Quang Hanh, tác giả cùng tham gia thực hiện với đơn vị tư vấn là Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường, Công ty CP tin học, công nghệ và môi trường để xác định các điểm lấy mẫu và phương pháp lấy mẫu Một số chỉ tiêu được lấy mẫu tại hiện trường như đo pH, nhiệt độ, DO, TSS, bụi, điều kiện vi khí hậu và một số thông số được phân tích trong phòng thí nghiệm như BOD, COD, kim loại nặng, khí ô nhiễm Thông qua việc quan trắc và phân tích các mẫu, tác giả có cơ sở để đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường tại khu vực nghiên cứu để từ đó có giải pháp để

xử lý, giảm thiểu ô nhiễm

+ Phương pháp dự báo, tính toán tải lượng

Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học (Định lượng) Tuy nhiên dự báo cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai (Định tính) và để dự báo định tính được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo

Dự báo về biến động cung cầu tài nguyên, biến động về chất lượng môi trường hiện nay rất cần thiết Tuy nhiên, trong điều kiện thông tin, số liệu, trang thiết bị và nguồn nhân lực hiện nay, cần tập trung nghiên cứu và áp dụng một số phương pháp/mô hình sau đây

Trang 32

Phương pháp này nhằm đánh giá và dự báo các vấn đề môi trường có thể phát sinh trong vòng 10 hay 20 năm sau Để đánh giá, dự báo được, tác giả đã dựa trên các quy hoạch của ngành than về quy mô, sản lượng, công suất, phương pháp khai thác để đưa ra số liệu dự báo

Trang 33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đánh giá hiện trạng môi trường mỏ than Ngã Hai

3.1.1 Giới thiệu về mỏ than Ngã Hai

a) Vị trí địa lý mỏ than Ngã Hai

Công ty than Quang Hanh – TKV là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng Sản Việt Nam Công ty than Quang Hanh được thành lập theo Quyết định số 617/QĐ-HĐQT ngày 26/04/2003 trên cơ sở tách ra từ Công ty Địa chất và Khai thác khoáng sản (Mỏ than Ngã Hai trước đây do Công ty Địa chất

và khai thác Khoáng sản – Tổng Công ty Than Việt Nam tổ chức quản lý và khai thác)

Công ty than Quang Hanh – TKV với tổng số cán bộ công nhân viên khoảng 3.700 người, có trụ sở tại 302 Trần Phú – Cẩm Phả - Quảng Ninh và có Khai trường khai thác nằm tại khu vực Ngã Hai – xã Dương Huy – thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh Khu mỏ Ngã Hai đã được thăm dò tỉ mỉ và thăm dò khai thác theo

“Báo cáo địa chất kết quả thăm dò tỉ mỉ khu vực Đông Ngã Hai” Quyết định số 518/QĐ-HĐGTKS, ngày 27/06/2003 Từ năm 2003 Công ty than Quang Hanh – TKV đã tăng cường đầu tư và khai thác với sản lượng bình quân hàng năm tăng từ 20% đến 30% khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn/năm, bao gồm than Hầm lò và khai thác than Lộ thiên

Theo Quyết định số 1871/QĐ-HĐQT ngày 08/08/2008 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam Khu vực tài nguyên than giao cho Công ty than Quang Hanh – Vinacomin quản lý, bảo vệ, thăm dò và tổ chức khai thác thuộc xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Ranh giới

mỏ được xác định với diện tích là 17,6 Km2

+ Phía Đông giáp với mỏ Nam Khe Tam

+ Phía Tây giáp với mỏ Tây Bắc Ngã Hai

+ Phía Nam giáp với mỏ Tây Khe Sim

+ Phía Bắc giáp với mỏ Khe Tam

Ranh giới khu mỏ Ngã Hai được giới hạn bởi các điểm có tọa độ như sau:

Trang 34

Bảng 3.1 Tọa độ ranh giới mỏ than Ngã Hai

Nguồn: Công ty than Quang Hanh

Hình 3.1 Khu trung tâm mỏ than Ngã Hai

(Nguồn: Công ty than Quang Hanh)

b) Quy mô sản xuất (Diện tích, số lượng công nhân, công nghệ, sản lượng than…)

Tại khu mỏ than Ngã Hai, Công ty than Quang Hanh đang khai thác than theo

4 dự án đã được phê duyệt (Dự án khai thác lộ thiên, lộ vỉa; Dự án duy trì, mở rộng

mỏ than Ngã Hai; Dự án cải tạo, mở rộng nâng công suất mỏ than Ngã Hai và Dự

án khai thác hầm lò xuống sâu -50 đến LV) Ranh giới khai thác của 4 dự án này hiện không rõ ràng và có nhiều phần trùng lấn với nhau, nhưng đều thuộc ranh giới

mỏ than Ngã Hai Dưới đây là bảng tổng hợp về vị trí, diện tích, công nghệ, sản lượng khai thác của từng Dự án

Trang 35

Bảng 3.2 Quy mô sản xuất của Công ty than Quang Hanh

(km 2 )

Công nghệ khai thác

Sản lượng

1

Khai thác lộ thiên, lộ

vỉa mỏ than Ngã Hai

Khu trung tâm

mỏ than Ngã Hai

Lộ thiên,

Nguồn: Công ty than Quang Hanh – TKV

Hiện nay, Công ty than Quang Hanh đang tiến hành khai thác hầm lò từ mức

-50 ÷ LV (theo dự án khai thác xuống sâu dưới – -50) và một phần lộ thiên (theo dự

án duy trì, mở rộng mỏ than Ngã Hai) với tổng sản lượng 1,3 triệu tấn năm Tuổi thọ mỏ hầm lò từ mức -50 ÷ LV sẽ kết thúc vào năm 2015, vì vậy hiện nay mỏ đang thực hiện đào lò khai thông cho tầng dưới -50 theo dự án Đầu tư khai thác hầm

lò xuống sâu dưới -50 Dự án duy trì, mở rộng và cải tạo, nâng công suất đang thực

hiện khai thác than lộ thiên lộ vỉa tại khu A6 và A9

Tính đến hết tháng 7/2013, Công ty Than Quang Hanh khai thác được 586.242 tấn (đạt 53,27% kế hoạch), đào được 9.529m lò (đạt 54,35% kế hoạch), sản lượng than tiêu thụ là 457.751 tấn (đạt 59% kế hoạch) Trong khi đó, theo kế hoạch năm 2013 Công ty phải khai thác được 1.100.000 tấn than nguyên khai, đào 17.530 mét lò mới, than tiêu thụ phải đạt 924.000 tấn…

Trang 36

Đánh giá về hiện trạng khoáng sàng mỏ than Ngã Hai do Công ty Than Quang Hanh - TKV quản lý và khai thác trên cơ sở các tài liệu địa chất, tại khoáng sàng than Ngã Hai Trữ lượng các vỉa than mỏng rất lớn, tổng trữ lượng địa chất huy động vào dự án khai thác dưới mức -50 là 47,9 triệu tấn, tại tầng khai thác - 50 đến -

175, trữ lượng các vỉa mỏng đến dày trung bình từ 0,7 đến 3,5 mét, thoải đến nghiêng (đến 350) là 15,6 triệu tấn, chiếm 61,6 % trữ lượng của tầng

Công nghệ khai thác than lộ thiên mà Công ty đang áp dụng là công nghệ khai thác lộ thiên thông thường đó là dùng biện pháp khoan, nổ mìn để bóc tách lớp đất

đá phủ của mỏ sau đó tiến hành bốc xúc, vận chuyển và đổ thải đất đá và than bằng các máy xúc thủy lực gầu ngược Than sau khi được vận chuyển đến khai trường sẽ được sàng tuyển, chọn lọc để đưa đi tiêu thụ, có thể mô tả công nghệ khai thác than

lộ thiên qua sơ đồ Hình 3.2: [5,6]

Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ khai thác lộ thiên lộ vỉa khu mỏ Ngã Hai

+ Công tác sàng tuyển: Toàn bộ than nguyên khai sau khi khai thác được vận chuyển về xưởng sàng hiện có trên mặt bằng sân công nghiệp mức +30 để sàng tuyển Than nguyên khai sau khi được sàng tuyển với công suất 130 – 140 tấn/h sẽ được phân loại thành 3 cấp hạt: 0 – 15mm; 15 – 35mm và +50mm (chủ yếu bao gồm than cục và than cám)

Bốc xúc, vận chuyển than nguyên khai

Bốc xúc, vận chuyển, đổ thải đất

Trang 37

Hình 3.3 Công tác sàng tuyển than tại mỏ than Ngã Hai

+ Công tác vận tải tiêu thụ than: Hiện nay Công ty than Quang Hanh đang sử dụng ô tô tự đổ có tải trọng 15 – 20 tấn để vận chuyển than nguyên khai và than sạch đã sàng tuyển ra cảng tiêu thụ với cung độ vận chuyển trung bình là 2km Để vận chuyển than đi tiêu thụ, Công ty sử dụng một số tuyến đường như tuyến đường

ô tô từ quốc lộ 18A vào mỏ Ngã Hai dài 6km; đường ô tô từ mặt bằng khu văn phòng đến cửa lò +27; đường ô tô từ Ngã Hai với đường 86 đi quốc lộ 18A với tổng chiều dài khoảng 13,5km [6]

Hình 3.4 Tuyến đường vận tải than của mỏ than Ngã Hai

Trang 38

+ Công tác thải đất đá: Công tác đổ thải được Công ty rất chú trọng, vì khối lượng đất đá thải hàng năm rất lớn (hàng triệu m3/năm) do đó cần phải có quy hoạch bãi đổ thải và các giải pháp ổn định bãi thải Theo tính toán khối lượng đất đá thải đối với khai thác lộ thiên của Công ty khoảng hơn 11 triệu m3, trong đó hàng năm lượng đất đá thải từ 0,6 – 3 triệu m3 Thành phần đất đá thải chủ yếu là đất, đá từ lớp đất bóc, xít thải [6]

Hiện nay khai thác hầm lò tại Công ty Than Quang Hanh là công nghệ sử dụng lò chợ cơ giới hóa đã nâng cao được năng suất lao động và công suất lò chợ, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao mức độ an toàn cho người lao động, giảm

tỷ lệ tổn thất tài nguyên

Qua phân tích đánh giá và kết quả nghiên cứu các điều kiện địa chất các vỉa than khu Ngã Hai cho thấy việc áp dụng cơ giới hóa khai thác tại Công ty Than Quang Hanh là khả thi, trữ lượng các khu vực có khả năng cơ giới hóa là trên 2 triệu tấn tập trung tại các vỉa 6,7,15,16, trong đó chủ yếu trong phạm vi các vỉa có chiều dày từ 1,4 đến 2,5 mét, phạm vi này trữ lượng chiến khoảng 74,9% tổng trữ lượng đánh giá [9]

Dưới đây là phương pháp khai thác và công nghệ khai thác đối với các dự án hầm lò của Công ty than Quang Hanh

Công tác khai thông và chuẩn bị:

Do điều kiện địa chất và địa hình khu mỏ than Ngã Hai, khó áp dụng được sơ

đồ mở vỉa theo lò bằng hay giếng đứng, vì vậy Công ty than Quang Hanh quyết định lựa chọn mở vỉa theo giếng nghiêng kết hợp với việc cơ giới hóa lò chợ

Công nghệ khai thác:

- Hiện nay, Công ty than Quang Hanh đang triển khai một số công nghệ mới

có ứng dụng cơ giới hoá khai thác than trong lò chợ, khai thác bằng máy khấu với giá chống thuỷ lực của Trung Quốc tại mỏ than Ngã Hai

Đào lò chuẩn bị:

Các thiết bị áp dụng đào lò đã được đầu tư đồng bộ nhằm nâng cao năng suất trong công tác đào lò như combai đào lò than AM-50, AM-45, tại các mỏ hầm lò có

Trang 39

quy mô sản xuất trung bình trở lên thì việc đào các đường lò chuẩn bị được thực hiện như sau:

Đào lò trong đá bằng khoan nổ mìn, xúc bốc bằng máy lên xe goòng với tổ hợp thiết bị gồm: máy khoan khí nén cầm tay có giá đỡ, máy nén khí di động năng suất, máy xúc, búa chèn và máy nổ mìn Trong trường hợp đào sân ga hầm trạm có khối lượng nhiều tại các mỏ lớn thì có sử dụng dàn khoan nhiều cần

Vận tải trong lò:

Đối với các mỏ khai thông bằng giếng nghiêng thì vận tải than qua giếng bằng băng tải và hoàn thiện sơ đồ công nghệ khấu lò chợ dài theo hướng cơ giới hoá đồng bộ, tăng chiều cao khấu hết chiều dày vỉa Phát triển sơ đồ công nghệ chia lớp nghiêng với vách giả nhân tạo bằng các vật liệu mới, khấu than dưới giàn tự hành

có cơ cấu thu hồi than nóc và cơ giới hoá khai thác gương lò chợ ngắn [4]

3.1.2 Đánh giá hiện trạng môi trường không khí

Hiện tại, Công ty đang tiến hành khai thác và sản xuất than theo 4 dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó có 02 dự án khai thác lộ thiên và

02 dự án khai thác hầm lò Tuy nhiên 4 dự án này đều có ranh giới không rõ ràng trong khu mỏ than Ngã Hai Hiện nay Dự án duy trì và mở rộng là dự án mở rộng

và kế thừa của dự án khai thác lộ thiên, lộ vỉa và dự án cải tạo, mở rộng nâng công suất mỏ than Ngã Hai Vì vậy có nhiều hạng mục, công trình của dự án cũ sẽ được tận dụng và sử dụng vào dự án mới, kèm theo đó các công trình bảo vệ môi trường nói chung và không khí nói riêng là tương đối giống nhau giữa các dự án Dưới đây

là sơ đồ khai thác lộ thiên và hầm lò kèm theo dòng thải tương ứng với các công đoạn sản xuất của các dự án

Trang 40

Hình 3.5 Sơ đồ các hoạt động khai thác lộ thiên kèm dòng thải

Khai thác hầm lò tuy không gây ô nhiễm không khí như khai thác lộ thiên nhưng mức độ nguy hiểm thì rất lớn Khí thải trong hầm lò chủ yếu là khí CH4, CO,

SO2 Nguồn phát sinh bụi và khí thải chính trong khai thác hầm lò là khoan, nổ mìn, bốc xúc vận chuyển than Dưới đây là sơ đồ kèm theo dòng thải từ quá trình khai thác lộ thiên của khu mỏ than Ngã Hai – Công ty than Quang Hanh [26]

Vận chuyển, tiêu thụ than sạch

Bốc xúc, vận chuyển than nguyên khai

Bốc xúc, vận chuyển, đổ thải đất

đá

Sàng tuyển, chế biến

MỎ THAN NGÃ HAI

Làm tơi đất đá : Khoan, nổ mìn

Bụi, ồn,khí thải từ các phương tiện

Bãi thải Bụi cuốn

theo gió

Bụi, ồn khí độc hại…

ồn, bụi, khí độc hại… Đất đá trôi lấp

ồn, bụi, khí độc hại…

Ngày đăng: 08/07/2015, 00:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bách khoa toàn thƣ mở (2014), Phát triển bền vững, Wikipedia, http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%E1%BB%81n_v%E1%BB%AFng (ngày 05/07/2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững
Tác giả: Bách khoa toàn thƣ mở
Năm: 2014
3. Công ty CP Tin học, Công nghệ và Môi trường (2007), các dự án “Cải tạo, phục hồi cảnh quan môi trường bãi thải Nam Đèo Nai”, “Cải tạo bãi thải Chính Bắc- Núi Béo”, “Cải tạo bãi thải Nam Lộ Phong - Hà Tu” Sách, tạp chí
Tiêu đề: các dự án “Cải tạo, phục hồi cảnh quan môi trường bãi thải Nam Đèo Nai”, “Cải tạo bãi thải Chính Bắc- Núi Béo”, “Cải tạo bãi thải Nam Lộ Phong - Hà Tu
Tác giả: Công ty CP Tin học, Công nghệ và Môi trường
Năm: 2007
9. Mai Dương, Minh Hải (2014), Than Quang Hanh tổ chức hội thảo cơ giới hóa khai thác than hầm lò, Vinacomin, http://www.vinacomin.vn/vi/news/Tin-tuc-Vinacomin/Than-Quang-Hanh-to-chuc-Hoi-thao-co-gioi-hoa-khai-thac-than-ham-lo-8100.html (28/5/2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Than Quang Hanh tổ chức hội thảo cơ giới hóa khai thác than hầm lò
Tác giả: Mai Dương, Minh Hải
Năm: 2014
10. Lê Diên Dực (2013), Tác động môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản, Tổng cục môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường, http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/nctd42009/Pages/T%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%99ng-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản
Tác giả: Lê Diên Dực
Năm: 2013
11. Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ (2007), Kỹ thuật Môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật Môi trường
Tác giả: Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
Năm: 2007
12. Minh Hải (2012), Công ty than Quang Hanh ký hợp tác đào tạo với KCM Nhật Bản, Vinacomin, http://www.vinacomin.vn/vi/news/Tin-tuc-Vinacomin/Cong-ty-than-Quang-Hanh-ky-hop-tac-dao-dao-voi-KCM-Nhat-Ban-3417.html(22/11/2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty than Quang Hanh ký hợp tác đào tạo với KCM Nhật Bản
Tác giả: Minh Hải
Năm: 2012
13. Hoàng Văn Huệ (2006), Công nghệ môi trường (Xử lý nước – tập 1), Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ môi trường (Xử lý nước – tập 1)
Tác giả: Hoàng Văn Huệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội
Năm: 2006
14. Nguyễn Kiên (2014), một sáng kiến giá trị của ngành than, Petrotimes, http://petrotimes.vn/news/vn/than-khoang-san/mot-sang-kien-gia-tri-cua-nganh-than.html (10/3/2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: một sáng kiến giá trị của ngành than
Tác giả: Nguyễn Kiên
Năm: 2014
15. Đỗ Thị Lâm (2003), Tuyển chọn một số loài cây và kỹ thuật gây trồng để cố định bãi thải tại các mỏ than ở vùng Đông Bắc, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn một số loài cây và kỹ thuật gây trồng để cố định bãi thải tại các mỏ than ở vùng Đông Bắc
Tác giả: Đỗ Thị Lâm
Năm: 2003
16. Trần Miên (2012), Cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải mỏ than trong điều kiện Việt Nam, nangluongVietNam, http://nangluongvietnam.vn/news/vn/khoa-hoc-nang-luong/cong-nghiep-than/cai-tao-phuc-hoi-moi-truong-bai-thai-mo-than-trong-dieu-kien-viet-nam.html (30/5/2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải mỏ than trong điều kiện Việt Nam
Tác giả: Trần Miên
Năm: 2012
17. Thảo My (2012), Xây dựng nhà máy xử lý và tái chế rác thải công nghiệp nguy hại, baocongthuong, http://baocongthuong.com.vn/thi-truong-sang-toi/28012/xay-dung-nha-may-xu-ly-va-tai-che-rac-thai-cong-nghiep-nguy-hai.htm#.U6jwokCYIwp (ngày 25/10/2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nhà máy xử lý và tái chế rác thải công nghiệp nguy hại
Tác giả: Thảo My
Năm: 2012
18. Năng lƣợng Việt Nam (2013), Than Quang Hanh – Đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị tài nguyên than, nangluongVietNam, http://nangluongvietnam.vn/news/vn/than-khoang-san-viet-nam/than-quang-hanh-doi-moi-cong-nghe-nang-cao-gia-tri-tai-nguyen-than.html (18/3/2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Than Quang Hanh – Đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị tài nguyên than
Tác giả: Năng lƣợng Việt Nam
Năm: 2013
19. Mạnh Quân (2009), Khai thác than và ô nhiễm môi trường, Bauxite Việt Nam, http://chuyenluan.net/BauxiteVN/ykien/090621_tkvkhaithacthan.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác than và ô nhiễm môi trường
Tác giả: Mạnh Quân
Năm: 2009
20. Sản xuất sạch hơn tại Việt Nam (2013), Sản xuất sạch hơn trong khai thác mỏ: Giảm ô nhiễm, tiết kiệm tiền, sxsh, http://sxsh.vn/vi- VN/Home/sanxuatsachhon-9/2013/San-xuat-sach-hon-trong-khai-thac-mo-Giam-o-1475.aspx (18/9/2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất sạch hơn trong khai thác mỏ: Giảm ô nhiễm, tiết kiệm tiền
Tác giả: Sản xuất sạch hơn tại Việt Nam
Năm: 2013
23. Nguyễn Thanh Sơn (2012), Những tác động đến môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản, stnmt.thuathienhue,http://stnmt.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=136&newsid=8-0-326 (20/12/2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tác động đến môi trường do hoạt động "khai thác khoáng sản
Tác giả: Nguyễn Thanh Sơn
Năm: 2012
24. Nguyễn Tâm (2014), Khoa học công nghệ góp phần bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ, vietcham, http://www.vietcham- expo.com/index.php/en/news/129-khoa-h-c-cong-ngh-gop-ph-n-b-o-v-moi-tru-ng-trong-khai-thac-m (8-11/5/2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học công nghệ góp phần bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ
Tác giả: Nguyễn Tâm
Năm: 2014
25. Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (2013), Công nghiệp khai thác than trên thế giới, Vinacomin, http://www.vinacomin.vn/vi/news/Tin-the-gioi/Cong-nghiep-khai-thac-than-tren-the-gioi-6115.html (13/9/2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp khai thác than trên thế giới
Tác giả: Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam
Năm: 2013
27. Trang Thu (2012), Bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, baoquangninh, http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/vinacomin/201207/Bao-ve-moi-truong-trong-khai-thac-khoang-san-2172099/ (16/07/2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Tác giả: Trang Thu
Năm: 2012
28. Hiểu Trân (2013), Bảo vệ môi trường: Nhiệm vụ xuyên suốt của Vinacomin, baoquangninh, http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201309/bao-ve-moi-truong-nhiem-vu-xuyen-suot-cua-vinacomin-2206735/ (06/09/2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ môi trường: Nhiệm vụ xuyên suốt của Vinacomin
Tác giả: Hiểu Trân
Năm: 2013
29. Lâm Minh Triết (chủ biên), Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân (2008), Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp
Tác giả: Lâm Minh Triết (chủ biên), Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2008

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w