3.1.3.1. Quan hệ hôn nhân
Cũng như các dân tộc thuộc nhúm ngụn ngữ Tạng - Miến người Si La có quan hệ hôn nhân một vợ một chồng, chung thuỷ bền vững cùng có trách
nhiệm vun vén cho mái ấm gia đình và nuôi dạy con cái. Gia đình là đơn vị nhỏ nhất của tổ chức xã hội, tuân thủ những điều quy định của dân tộc.
Quan hệ hôn nhân và gia đình của người Si La dựa trên cơ sở phụ quyền. Điều đó thể hiện rõ qua các tục hỏi vợ, cưới vợ, lại mặt và việc đổi họ của vợ sang của chồng trong hôn nhân, quyền quyết định của gia chủ, quyền thừa kế của con trai trong quan hệ gia đình, quyền xử lý khuyên răn của trưởng họ trong quan hệ dòng tộc. Tính chất phụ quyền và phụ hệ còn nổi trội lên là việc đặt tên cho con cái theo dòng họ cha. Con cái trưởng thành hay lụi bại người ta đều khen, chê dòng giống của người cha.
Quan hệ hôn nhân của người Si La ít bị ảnh hưởng tôn giáo như của các dân tộc khỏc vỡ trong đời sống tinh thần của đồng bào không chịu ảnh hưởng lớn của một tôn giáo nào. Đến tuổi trưởng thành họ có quyền tự do yêu đương theo đúng nghĩa và quan hệ với nhau theo phong tục riêng. Đó là mối quan hệ tự nguyện, bình đẳng và hoà thuận. Đõy là cơ sở của quan hệ gia đình thuỷ chung một chồng một vợ của người Si La.
Đại đa số các dân tộc ít người khỏc có hiện tượng anh em ruột lấy vợ của nhau khi một trong hai người đã chết và chồng lấy em vợ khi vợ chết không xảy ra trong xã hội người Si La. Trong khi có nhiều dân tộc thiểu số ở miền núi Tây Bắc và Đông Bắc lại cho phép. Đó là quan hệ hôn nhân mang tính chất tàn dư của chế độ quần hôn. Việc kết hôn với người khác dân tộc là điều cấm kỵ. Nếu cùng một họ thì đến đời thứ 7 có thể kết hôn với nhau.
Do trình độ ngày càng cao, quan hệ giao lưu rộng rãi. Hiện nay, một số người đã phá bỏ hàng rào giới hạn về tục hôn nhân. Người Si La vốn duy trì quan hệ hôn nhân đồng tộc, không có hoặc rất hãn hữu trường hợp trai hay gái Si La kết hôn với trai hay gái dân tộc khác. Ngày nay bản Nậm Sin đã xuất hiện hơn 10 hộ là hôn nhân giữa người Si La với người Hà Nhì và người Cống. Việc kết hôn ngoại tộc trong cộng đồng người Si La được quy định, nếu là dõu thỡ họ buộc phải theo tập tục nhà chồng. Trước đõy con trai Si La ở rể thì phải
đổi theo họ vợ nhưng nay việc đổi hay không lại do chính họ quyết định. Vì thế tôn ti trật tự dòng họ bị đảo lộn: dòng họ pha tạp, quan hệ họ hàng lỏng lẻo. Không chỉ riêng người Si La mà hầu hết các dân tộc đều có xu hướng này.
Ví dụ: Có gia đình người Kháng, con trai lấy vợ người Thái. Người Kháng vốn rất kiêng kỵ mắc màn ngủ trong nhà vì chỉ khi có người chết trong nhà người ta mới mắc màn. Nhưng vì con dâu người Thái lại quen mắc màn vì thế chiếc màn của người Thái được mắc ngay trong nhà người Kháng cả ngày lẫn đêm, phá tan tập tục rất khắt khe của người Kháng.
Những đôi trai gái Si La - Thái, Si La - Cống đã nên vợ nên chồng cùng hoà dòng máu, con cái mang họ cha. Về dân tộc có thể theo cha hoặc mẹ đều được. Một số hủ tục gia phong lạc hậu dần dần bị xoá bỏ như những tục kiêng ngồi ghế, kiêng đi dép vào nhà của người con trai. Việc giao lưu gia đình, giao lưu kinh tế, văn hoỏ đó ngày một tạo đà cho sự phát triển đi lên của dân tộc Si La.
Về vấn đề kinh tế trong hôn nhân cũng được khẳng định vai trò của người đàn ông. Ngay từ khi tách thành gia đỡnh riờng, người chồng có thể quyết định tài sản, quản lý tư liệu sản xuất,và phân công lao động trong gia đình. Còn phụ nữ có trách nhiệm hưởng ứng và cùng chồng làm ăn. Trách nhiệm nặng nề nhất của người phụ nữ là nội trợ và chăm lo con cái.
Như vậy, quan hệ hôn nhân của người Si La dựa trên cơ sở phụ quyền với nhiều quy định và tục lệ khắt khe. Qua đó cũng phần nào thể hiện đặc trưng văn hoá, xã hội của người Si La.
3.1.3.2. Quan hệ gia đình
Hình thức gia đình của người Si La là gia đình nhỏ, một vợ một chồng, bình quân mỗi gia đình là 4 – 5 người. So với các dân tộc cựng nhúm ngôn ngữ thì gia đình Si La có quy mô vừa phải. Trong gia đình người Si La thường có hai thế hệ (bố, mẹ - con cái), một số gia đình con trai út có bố mẹ còn sống thì tồn tại ba thế hệ (ông, bà – cha, mẹ - con cái).
PHÂN NHÓM HỘ GIA ĐèNH
Phân nhóm hộ gia đình theo số nhân khẩu
Số lượng %
Số hộ có số nhân khẩu 4 người 24 61,5%
Số hộ có số nhân khẩu 5 – 6 người 7 17,9% Số hộ có số nhân khẩu từ 7 – 8 người 6 15,4% Số hộ có số nhân khẩu từ 9 người trở nên 2 5,1%
Tổng cộng 39 100%
Như vậy có thể thấy, gia đình có hai thế hệ là cơ bản chiếm 61,5%. Cũn số gia đình đa thế hệ không nhiều. Nguyên nhõn là do, trước đõy người Si La theo nội tộc hôn chỉ lấy cùng dân tộc không lấy dân tộc khác. Trong khi đó, số dõn Si La lại ít chớnh vì vậy không thể tránh khỏi việc kết hôn cận huyết. Đó chớnh là một trong những nguyên nhõn dẫn đến tình trạng suy thoái nòi giống, trẻ sơ sinh bị tử vong nhiều.
Gia đình Si La thể hiện tính chất phụ quyền rõ rệt điều này được thể hiện: người chủ gia đình (chồng, cha) có quyền quyết định mọi việc lớn của gia đình, người con trai cả có thể thay thế mặt bố khi thiếu vắng hoặc khi cần thiết. Người phụ nữ (dù là mẹ hay là vợ) cũng chỉ là người đứng sau, được quyền góp ý vào một số việc của gia đình. Vai trò của phụ nữ đối với đời sống kinh tế cũng như gia đình không thể phủ nhận, nhưng về mặt xã hội, địa vị của họ dường như chưa được thừa nhận trên danh nghĩa. Trong các bữa ăn hàng ngày, phụ nữ chỉ ngồi ăn cơm với chồng khi không có mặt bố chồng. Trường hợp nhà cú khỏch là nam giới họ cũng ngồi ăn cơm với con gái ở dưới bếp. Trong những buổi sinh hoạt cộng đồng như lễ cúng bản, tang ma, cưới xin, vị trí của người phụ nữ rất mờ nhạt. Bữa cơm cúng bản đầu năm là dịp lễ hội rất quan trọng đối với người Si La, nhưng phụ nữ tuyệt đối vắng bóng. Việc tổ chức ăn uống trong tang ma hay cưới xin cũng vậy, nam giới dường như là những người độc hành và độc diễn.
Một mặt người ta cho rằng phụ nữ không đủ sức gánh vác công việc này, nhưng mặt khác, họ còn quan niệm những món ăn dõng cỳng là những món ăn thiêng. Vì vậy, phụ nữ vốn không sạch sẽ nên không được đụng đến.
Đây là những quy tắc ứng xử xã hội mang tính bắt buộc, được quy định bởi tập quán từ nhiều đời và còn duy trì đến ngày nay.
Ngày nay phụ nữ Si La đã thay đổi nếp sống nhiều. Họ được nam giới tôn trọng hơn và được bảo đảm ở một số lĩnh vực. Thứ hai về quan hệ kinh tế trong tất cả các hình thức gia đình 1,2,3 thế hệ thì quyền quyết định là người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình. Họ có quyền quản lý, phân chia tư liệu sản xuất, phân chia sản phẩm lao động khi cần thiết.
Tính chất phụ quyền còn thể hiện ỏ chỗ, người Si La không có tục ở rể, sau ngày cưới người phụ nữ về ở hẳn nhà chồng. Trong trường hợp cha mẹ vợ không có con trai, có thể đón một người con rể về ở cùng, hoặc (cha mẹ vợ) đến sống chung với một trong số những người con rể của mình.
Ngoài ra nú cũn được thể hiện qua cách cha mẹ phân chia tài sản cho các con. Khi đi lấy chồng người phụ nữ chỉ được mang theo váy – áo, đồ trang sức của mình, một vài cõn thúc, một con lợn nhỏ và một đôi gà để làm giống. Toàn bộ phần tài sản còn lại đều được giao cho con trai.
Việc chia của cải cho các con trai diễn ra tuần tự khi mỗi người lấy vợ và ra ở riêng. Người con trai út được ở lại với cha mẹ đẻ, và có trách nhiệm trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ lúc về già. Sau khi cha mẹ chết, phần tài sản còn lại mà họ dành dụm được trong suốt cuộc đời, được đem chia cho tất cả các con trai, riêng người con út được nhiều hơn.Trường hợp không có con trai, phải sống cùng con gái và con rể, thì khi mất đi, cha mẹ mới để của thừa kế lại cho con gái và con rể. Ngược lại, chàng rể cũng phải có trách nhiệm thờ cúng cha mẹ vợ như một người con trai thực thụ.
Cơ sở của mối quan hệ gia đình của người Si La là tính phụ quyền. Các biểu hiện của chế độ phụ quyền đã được nói ở trên, trong đó cú cỏi tích cực và cả cái tiêu cực. Trải qua quá trình giao lưu học hỏi lẫn nhau giữa các dân tộc, nhất là từ khi có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình văn hoá mới, mọi gia đình Si La đó cú bước tiến bộ rõ rệt vợ chồng vốn đã hoà thuận chung thuỷ càng hoà thuận chung thuỷ hơn, quyền bình
đẳng vốn đó cú (so với một số dân tộc khác) càng được mở rộng hơn, như phụ nữ có quyền học hành, có quyền giao lưu với xã hội, được tham gia giải quyết những công việc gia đình, vợ chồng cùng gánh vác việc chung… Một số hủ tục lạc hậu như các tục kiêng kị không cần thiết đã được xoá bỏ như tục đi chân đất, cấm ngồi ghế…của nam giới khi vào nhà anh vợ. Tục ở rể, tục thách cưới quá cao…trong hôn nhân đã giảm bớt. Đời sống vật chất, tinh thần đã được nâng cao thêm một bước, thể hiện qua việc mua sắm đồ dùng như máy thuỷ điện nhỏ, đồng hồ, quần ỏo… đến sinh hoạt ăn uống của mỗi gia đình.
Bên cạnh những đổi mới tiến bộ đó, trong nhiều gia đình người Si La còn duy trì, thậm chí phát triển một số yếu tố lạc hậu do quan niệm chưa đúng đắn.
Trong quá trình lao động sáng tạo, bên cạnh một số tiến bộ kĩ thuật và kinh nghiệm tích luỹ hay học hỏi được thì một số lề thói cũ như các loại lễ thức nông nghiệp (lễ phát nương, lễ gieo, lễ cầu mựa…) vẫn được duy trì và có quy mô lớn hơn. Người Si La cho rằng ngày nay đời sống khấm khá, một phần do chính sách của Đảng, Nhà nước nhưng một phần là do trời đất phù hộ, vì thế việc cúng bái để tạ ơn, cầu khẩn là cần thiết.
Ngược lại, cùng với những hủ tục được bà con dỡ bỏ thì một số yếu tố văn hoá cổ truyền phù hợp với đạo đức xã hội mới cùng bị loại bỏ. Đó là nề nếp gia phong, tôn ti thứ bậc. Những trật tự trong gia đình dần dần bị đảo lộn và du nhập lối sống mới, vừa xa lạ vừa không phù hợp với lối sống của người Si La. Người ta thường nói, cái hay cái tốt thì khó học nhưng cái xấu cái dở chưa học đã thấm vào. Do vậy nhiều người thuộc lớp ông bà, cha mẹ ngày nay đang day dứt trước thực trạng thay đổi của con cháu mình.