Các hoạt động kinh tế của người Si La mang nặng tính tự cấp tự túc, hơn nữa quan hệ xã hội của họ cũng tương đối khép kín, nên vì thế mà kinh tế hàng hoá ở đây chưa phát triển được. Họ không có chợ riêng, việc trao đổi buôn bán chủ yếu diễn ra trong nội bộ cộng đồng, thỉnh thoảng mới có sự trao đổi với các bản người dân tộc khác sống lân cận.
Ngày nay, kinh tế thị trường phát triển mạnh đã tác động mạnh đến đời sống người Si La. Ngoài việc sản xuất, hái lượm, săn bắt… để phục vụ cuộc sống hằng ngày, họ đã tích cực chăn nuôi cấy trồng, tìm kiếm các sản vật quý trong rừng để trao đổi. Những mặt hàng hiện nay người Si La thường mang ra trao đổi là các sản phẩm đan lát như hòm mây, chiếu mây, gựi… và nhất là các sản vật quý của rừng như mật ong, sa nhân, huyết linh, tam thất, nấm, mộc nhĩ và cây rễ vàng. Đôi khi họ có mang cả sản phẩm chăn nuôi như trõu, bò đổi lấy những mặt hàng khác nhưng rất hạn chế.
Sau khi bán được sản phẩm của mình, đồng bào thường mua về nhiều mặt hàng cần thiết phục vụ cho đời sống hàng ngày như: quần áo, vải, muối, sách vở, thuốc chữa bệnh, chăn màn, nụng cụ…Đú là những mặt hàng tối cần thiết của đồng bào. Sang năm 2007, với việc hoàn thành đường giao thông từ huyện vào đã khiến cho việc giao lưu buôn bán với bên ngoài được diễn ra nhiều hơn và thuận lợi hơn.
Như đã nêu ở trên, các hoạt động kinh tế chủ đạo của người Si La là nông nghiệp và mang đậm dấu ấn tự túc, tự cấp nhưng chớnh bản thõn thực trạng tự túc tự cấp đó cũng chưa hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ gia đình nếu không muốn nói là tỷ lệ đáp ứng nhu cầu cũn quá thấp.
THỰC TRẠNG TỰ CẤP, TỰ TÚC
Đáp ứng của sản xuất với đời sống
Địa chỉ người trả lời phỏng vấn
Số lượng %
Có 12 30.8
Không 27 69.2
Tổng cộng 39 100
Tỷ lệ hộ có nghề phụ cũng có hạn chế cho thấy sự đơn điệu của cơ cấu kinh tế hộ gia đình dân tộc Si La. Tỉ lệ hộ có nghề phụ chỉ chiếm 2,6% là con số rất nhỏ so với tỉ lệ của các hộ gia đình nông thôn của cả nước là 18,3%.
Nghề phụ của hộ gia đình
Địa chỉ người trả lời phỏng vấn
Số lượng %
Có 1 2.6
Không 38 97.4
Tổng cộng 39 100
Trong phát triển kinh tế gặp một số khó khăn chớnh như
CÁC KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Địa chỉ người trả lời phỏng vấn
Số lượng %
Giao thông đi lại khó khăn
Có 39 100
Tổng cộng 39 100 Hệ thống y tế yếu Có 38 97.4 Không 1 2.6 Tổng cộng 39 100 Chính sách nhà nước chưa phù hợp Có 2 5.1 Không 37 94.9 Tổng cộng 39 100 Thiếu đất canh tác Có 38 97.4 Không 1 2.6 Tổng cộng 39 100 Tệ nạn xã hội Có 38 97.4 Không 1 2.6 Tổng cộng 39 100 Khó khăn khác Có 3 7.7 Không 36 92.3 Tổng cộng 39 100
Như vậy khái quát về thực trạng kinh tế của dân tộc Si La có thể thấy, trình độ sản xuất của dân tộc Si La hiện nay vẫn nắm trong một nền kinh tế khép kín với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Khoảng mười năm trở lại đây cùng với sự thâm nhập của nền kinh tế hàng hoá, hoạt động kinh tế của đồng bào đã có nhiều tiến triển đáng kể. Ngoài những hoạt động kinh tế truyền thống, một số hoạt động kinh tế mới đã xuất hiện và đang mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, để phát triển hơn nữa đời sống kinh tế của người Si La cần phải quan tâm tới những khó khăn đó bằng một loạt các giải pháp về thay đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao một bước trình độ sản xuất nông nghiệp, đầu tư hiệu qủa cho các hướng phát triển ngành nghề dựa vào lợi thế của khu vực…
Chương 3
NHỮNG NẫT CƠ BẢN VỀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI SI LA