Việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về dân tộc Si La ở Bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (1973 – 2008) (Trang 83)

Phương tiện nghe nhìn phổ biến nhất của các hộ gia đình dân tộc Si La là rađio, tuy vậy thì tần suất nghe đài của người dân cũng chưa thật sự

cao, số người thỉnh thoảng nghe chiếm 59,5%, trong khi đó đối tượng nghe thường xuyên chỉ chiếm 28,6%.

TẦN SUẤT NGHE ĐÀI

Tần suất nghe đài Địa chỉ người trả lời phỏng vấn

Số lượng %

Thường xuyên 6 15,4%

Thỉnh thoảng 30 76,9%

Không bao giờ 3 7,7%

Tổng cộng 39 100%

Đối với việc xem ti vi, do các hộ có ti vi khỏ ớt nờn kết quả điều tra về tần suất xem ti vi cho thấy tỉ lệ người thường xuyên xem ti vi chỉ ở mức 7,9%, và có đến 31% số người chưa bao giờ xem ti vi. Ngoài nguyên nhân kinh tế gia đình chưa đủ điều kiện mua sắm ti vi thì một phần lớn người dân không hiểu tiếng phổ thông chính vì vậy không theo dõi được chương trình.

TẦN SUẤT XEM TI VI

Tần suất xem ti vi Địa chỉ người trả lời phỏng vấn

Số lượng %

Thường xuyên

Thỉnh thoảng 8 20,5

Không bao giờ 31 79,5

Tổng cộng 39 100

Cùng với việc xem ti vi, tần suất đọc báo của người dân cũng thấp, chứng tỏ báo chí chưa được quan tâm đến ở cộng đồng dân tộc Si La. Một phần không nhỏ người dân mù chữ (54%), cán bộ lại ít đến bản là yếu tố cản trở lớn tới tần suất đọc báo. Ý kiến của các hộ được hỏi về tần suất đọc báo trả lời “cú” chỉ chiếm 17,5%. Không có báo để đọc, không có điều kiện mua báo hay nội dung báo chí không phù hợp là câu trả lời thường xuyên khi được hỏi “Anh (chị) có hay đọc bỏo khụng?”

Ý kiến của hộ gia đình về việc đọc báo

Địa chỉ người trả lời phỏng vấn

Số lượng %

Có 2 5,1

Không 37 94,9

Tổng cộng 39 100

Như vậy, cũng như các dân tộc khác thì văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc Si La tương đối phong phú. Những nét văn hóa ấy đã tạo nên đặc trưng góp phần làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc Si La. Đồng thời cũng đóng góp vào nền văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, thực tế cũng chứng minh rằng trong điều kiện giao lưu kinh tế - xã hội như hiện nay, việc tiếp tục gìn giữ được những giá trị văn hoỏ đú lại là điều không dễ. Cuộc sống hiện đại với các mối quan hệ ngày càng được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực đang từng ngày từng giờ làm suy yếu nền tảng văn hoá truyền thống của dân tộc này - cả ở bình diện văn hoá vật chất và văn hoá phi vất chất. Bởi một điều thực tế đặt ra rằng: nếu không tiến kịp với cuộc sống hiện đại thì họ sẽ càng ngày càng lạc hậu nhưng ngược lại nếu tiếp thu một cách tích cực các yếu tố bên ngoài thỡ nú lại là một trong những nguyên nhân làm mất dần bản sắc văn hoá. Chình vì vậy một điều đặt ra là phải tìm ra giải pháp để có thể phát triển, nhưng đồng thời vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc theo đúng Cương lĩnh chính trị của Đảng được ra từ Đại hội toàn quốc lần thứ VII (6/1991) là “Xõy dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

C. KẾT LUẬN

Với đề tài “Bước đầu tìm hiểu về dân tộc Si La ở bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên giai đoạn từ 1973 - 2008”. Tác giả rút ra một số kết luận sau:

1. Về kinh tế: Trước 1973 người Si La dựa vào phương thức canh tác nương du canh, việc chuyển cư diễn ra thường xuyên. Do đó, cuộc sống không ổn định hiện tượng thiếu đói diễn ra hàng năm. Sau 1973, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và các dân tộc anh em, người Si La đã định canh và từng bước làm ruộng nước. Nhờ vậy, đời sống kinh tế của họ đó cú những bước tiến bộ vượt bậc so với lịch sử trì trệ của mình.

2. Về xã hội: Cùng với những biến đổi của nền kinh tế, hiệu quả của nền kinh tế mang lại cũng làm đời sống xã hội của đồng bào được nâng cao hơn so với giai đoạn trước năm 1973. Đời sống vật chất được nâng cao một bước với việc sử dụng một số thiết bị hiện đại trong sinh hoạt gia đình như: xe máy, ti vi, radio... ở một số hộ gia đình. Đời sống tinh thần của người dân cũng được quan tâm với việc phát triển giáo dục, y tế...

Trong quan hệ xã hội, gia đình có nhiều thay đổi: người dân đã giao lưu rộng rãi hơn với các dân tộc khác. Trong gia đình vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn. Ngoài ra đã loại bỏ được một số hủ tục, tiếp thu được lối sống mới. Với điều đó chứng tỏ trình độ nhận thức được nâng cao hơn.

3. Về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá của dõn tộc: Mặc dù dân số ít, nhưng người Si La cư trú khá tập trung thành từng thôn bản riêng nên họ vẫn giữ được nhiều đặc điểm văn hoá của dân tộc mình, trong khi vẫn mở rộng giao lưu với các dân tộc sống lân cận. Có thể nói đây là một đặc điểm nổi bật của người Si La. Họ vẫn giữ được tiếng nói riêng, các đặc trưng văn hoá vật chất, tinh thần cũng như xã hội riêng, không bị hoà tan trộn lẫn với bất cứ dân tộc nào. Nếu coi bản sắc văn hoá là “căn cước” của mỗi dân tộc, thì tấm “thẻ căn cước” đó của người Si La hầu như vẫn còn nguyên vẹn.

4. Hạn chế: Đời sống của người Si La đó cú bước phát triển đáng kể, tuy nhiên nếu so với các dân tộc khác xung quanh thì lại có một khoảng cách khá xa. Người Si La nằm ở khu vực khó khăn nhất của tỉnh, cách biệt với xung quanh lại không có đường ụtụ, không có điều kiện giao lưu với bên ngoài. Các cơ sở hạ tầng khác hầu như chưa có gì. Kết hợp với tập quán sản xuất lạc hậu nên đời sống của người Si La hết sức khó khăn, tỷ lệ đúi nghốo cao. Người Si La có tính tự ty dân tộc nặng nề, trình độ dân trí, nhận thức của người Si La kém hơn so với các dân tộc khác.

5. Kiến nghị: Người dân Si La ở bản Nậm Sin có mong muốn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho phát triển sản xuất và đời sống, con cái được học hành, ốm đau bệnh tật được chữa chạy kịp thời… Để nhân dân yên tâm định cư lâu dài trên mảnh đất họ đang sống. Cần tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường giao thông, đường điện, thuỷ lợi, trạm xá, hỗ trợ phát triển, tăng cường cán bộ khuyến lõm giỳp đồng bào áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, hỗ trợ cho việc khôi phục các lễ hội truyền thống và duy trì các hoạt động văn hoá thường xuyên.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về dân tộc Si La ở Bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (1973 – 2008) (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w