Khai thác các nguồn lợi tự nhiên

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về dân tộc Si La ở Bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (1973 – 2008) (Trang 31)

Sống trong môi trường tự nhiên hoàn toàn là núi rừng, sông suối, nơi tồn tại của nhiều chủng loại động thực vật hoang dã, ít người đặt chân đến. Đó là một nguồn tài sản tự nhiên cho dõn tộc Si La. Cũng như các dân tộc

khác ở tỉnh Điện Biên người Si La rất thông thạo trong việc thu hái, đào bới, săn bắn và đánh bắt cá. Trước cách mạng tháng 8, đời sống thiếu thốn bấp bênh do tình trạng du canh du cư gõy lờn thỡ kinh tế tự nhiên là nguồn sinh sống hết sức quan trọng, thậm chí cú lỳc quyết định đối với người Si La. Từ ngày định canh định cư tới nay tuy sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định, đời sống vật chất chủ yếu dựa vào sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi, nhưng người Si La vẫn chưa thoát khỏi hình thái kinh tế nguyên thuỷ này, đặc biệt là vào dịp giáp hạt (tháng 3, 4 âm lịch) do đó khai thác các nguồn lợi tự nhiên vẫn là một hình thái kinh tế quan trọng trong đời sống vật chất của người Si La.

2.2.3.1. Hái lượm

Đây là hình thức cơ bản của kinh tế tự nhiên dựa vào sản vật sẵn có trong tự nhiên, con người chỉ cần phát hiện thu hái đem về ăn, đối tượng hái lượm bao gồm các loại thực phẩm như:

- Về rau rừng có:

+ Rau dớn: Thuộc loại dương xỉ, mọc thành bụi men theo khe suối, bờ ruộng. Cõy rau dớn mọc quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất vào mùa mưa. Bà con thường luộc hoặc xào làm thức ăn.

+ Rau bát: là loại cõy dõy leo mọc ở khe suối có vị ngọt, dùng để nấu canh. + Hoa chuối: có nhiều loại khác nhau, có vị chát, mát và lành, có thể thu hoạch quanh năm nhưng phát triển vào mùa mưa.

Ngoài ra cũn rất nhiều loại rau như: rau đắng, rau dền dại, lá tàu bay, các loại măng, các loại nấm (nấm con cầy, mộc nhĩ, nấm hương…).

- Về củ gồm có:

+ Củ mài: là loại củ mọc sõu dưới đất. Thõn cõy thuộc loại dõy leo. Củ mài có màu trắng, vị ngọt, mát có nhiều bột. Có thể luộc ăn thay cơm hoặc nấu canh.

+ Củ nõu: thõn cõy thuộc loại dõy leo cứng. Củ mọc dưới đất có vị đắng chát, màu nõu sẫm. Thông thường người ta làm nguyên liệu để dệt vải, nhưng cũn có thể nạo mịn ra, ngâm cho bớt đắng rồi nấu độn với cơm.

Bên cạnh là các loại động vật nhỏ như ốc, cua, ếch nhái, các loại ong, các loại nhộng cây, trứng chim… mỗi một loại có đặc điểm sinh sản phát triển và trưởng thành theo từng thời gian khác nhau. Chính vì vậy góp phần vào phục vụ đời sống cho người Si La. Người Si La có rất nhiều kinh nghiệm tính toán thời gian trưởng thành của các loại động thực vật.

Ví dụ, cỏc thỏng 5, 6, 7 là mùa măng, mùa nấm, hoa quả; tháng 8 là mùa ong mật; dịp trăng tròn là ốc đẻ trứng, mưa rào thì ếch nhái ăn đờm… mặt khác họ cũng rất giỏi trong việc tạo ra các loại công cụ để hái lượm như vợt bắt châu chấu đan bằng vỏ cây sắn rừng, thuổng để đào củ, đào măng, ống trích mật ong. Việc hái lượm cũng như săn bắn, đánh bắt đều có quy định nghiêm ngặt về thời gian và không gian. Nếu hái lượm mang tính thời vụ thì có thể thu nhặt bất cứ thứ gì trước thời hạn cho phép. Vào thời vụ loại nào bản tổ chức đi kiểm tra trước, nếu đã đến độ thu hoạch người ta thông báo cho nhau biết. Từ đó cả bản tổ chức đi hái lượm thức ăn, nếu kẻ nào vi phạm quy định, tự hái lượm thức ăn một mình sẽ bị phạt vạ tịch thu sản vật, thậm chí bị cấm không được đi thu hái trong vụ đó. Trờn khoảng rừng đó chỉ những người có chủ quyền mới được khai thác lõm thổ sản. Bên cạnh đó một số những quy ước về quyền chiếm hữu cũng được tôn trọng một cách tự giác. Ví dụ, khi phát hiện một tổ ong người ta có thể đánh dấu khẳng định quyền sở hữu bằng cách cắm một cõy nêu nhỏ có gắn mũi tên hướng về phớa tổ ong đó hoặc khắc các dấu nhõn (X) lên thõn cõy có tổ ong.

Hái lượm là công việc nhẹ nhàng và là việc làm thường xuyên của mọi gia đình. Vì thế không phân biệt lứa tuổi, nam - nữ tất cả đều có thể thực hiện tuỳ theo khả năng sức khoẻ, sở trường và tính tự giác của mỗi thành viên trong những dịp hái lượm cá nhân, nếu ai phát hiện và thu được

những sản vật quý thì người gặp may mắn ấy phải tự giác chia sản vật cho cả bản hoặc ít nhất cũng phải đem biếu nhà trưởng họ một phần gọi là để tạ ơn trời đất.

Ngoài một số loại rau quả, nấm, củ như trên, người Si La cũn hái lượm nhiều lõm thổ sản khác nhằm phục vụ bữa ăn. Với cách chế biến, khai thác và những tập tục, quy ước riêng, các đồ ăn từ việc hái lượm cũng góp phần phản ánh một mảng văn hoá ẩm thực của người Si La.

Đặc biệt người Si La cũn hái các loại dược liệu như: sa nhõn, tam thất rừng, cõy rễ vàng và nhiều lá rễ cõy thuốc nam để sử dụng và đôi khi đem bán. Hoặc là khai thác gỗ, tre, nứa, mõy phục vụ cho việc xõy dựng nhà cửa cũng như tạo ra các đồ sinh hoạt trong gia đình, nhiều khi cũn để trao đổi.

2.2.3.2. Săn bắn

Sau hái lượm, săn bắn và bẫy thú là một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế chiếm đoạt của đồng bào. Hoạt động săn bắn có hai mục đích chớnh: bổ xung vào nguồn thực phẩm và bảo vệ mùa màng. Đó là một việc tương đối vất vả, nặng nhọc nhưng kém phần hiệu quả hơn so với hái lượm. Người đảm nhận công việc này là đàn ông có sức khoẻ, có tài năng và lòng kiên trì, dũng cảm. Dụng cụ săn bắn của người Si La chủ yếu là chiếc cung (lù pịa), còn bẫy thú chủ yếu bằng cạm, dây bắt các loại thú nhỏ như: chuột, sóc, gà rừng. Ngày nay đồng bào đã biết sử dụng một số loại súng của dân tộc khác hoặc súng quốc phòng.

Có hai hình thức đi săn đó là săn cá nhân và săn tập thể:

Săn cá nhân do một người tự tổ chức với một loại vũ khí hoặc một loại bẫy, có thể kèm theo một con chó giỏi luồn rừng để hỗ trợ cho chủ, người đi săn vào rừng, luồn khe, tìm dấu vết hoặc đặt bẫy, đặt mồi. Thợ săn người Si La rất thạo các loại mồi mà từng đối tượng hay đến và giờ chúng hay đến.

Ví dụ: các loại quả ngọt là mồi của sóc, của cầy, măng là mồi của lợn rừng, mật ong là mồi của gấu, quả trám là mồi của hươu nai… vì thế ngồi rình dưới gốc cây là hình thức săn có hiệu quả tương đối cao. Có khi thợ săn còn ngồi rình ở các nương ngụ, lỳa, sắn, đậu là đối tượng phá hoại của các loại lợn rừng, hươu, hoẵng, khỉ… về thời gian hầu hết các loại thú đói ăn vào lúc nửa đêm hay chạng vạng sáng. Cũng có khi người Si La săn vào buổi chiều, buổi sáng hay ban ngày, tuỳ theo từng loại thú. Song hầu hết săn ban ngày thường được các loại thú nhỏ. Những cuộc săn như vậy thường mất cả đêm hoặc vài ba đêm mới gặp thú.

Khi thợ săn có thú rừng đem về, nếu là thú nhỏ mà ớt thỡ gia đình sử dụng hết, nếu là thú lớn thì hàng xóm có trách nhiệm đến chuyển giúp về bản, thui, mổ và chia cho dân bản. Trong đó, gia đình trưởng họ của người săn được hưởng một đùi hay thủ, cũn dõn bản giúp được hưởng đều các phần thịt, chủ nhân được hưởng một nửa con thú và bộ lòng. Cũng giống như chia sản vật hái lượm, chia thịt thú rừng là một biểu hiện tính cộng đồng của hầu hết các dân tộc ít người ở miền núi.

Hình thức thứ hai là săn tập thể. Đó là một cuộc săn có quy mô lớn, có tổ chức ít nhất từ 2 – 3 người trở lên. Có hai trường hợp dẫn đến săn tập thể:

Trường hợp thứ nhất: do phát hiện ở đâu đú cú bầy hoặc con thú, người ta nhanh chóng báo tin cho các thợ săn chuẩn bị vũ khí và cùng đi săn.

Trường hợp thứ hai: có biểu hiện phá hoại nương rẫy hoặc làng bản với quy mô lớn, họ lập tức gừ mừ báo động, thông tin cho các tay súng đi săn. Song đối với người Si La, các cuộc đi săn tập thể ít huyên náo so với các dân tộc khác. Họ lặng lẽ bao vây các khu vực có thú rừng hoặc ngồi rình ở các địa điểm mà khả năng thú sẽ đi qua. Trong các cuộc săn tập thể như vậy, các thợ săn phải thống nhất một số tín hiệu để báo cho nhau biết như: cú thỳ xuất hiện, đi theo hường này, ở đây có người và báo hiệu ra về.

Ngày nay, do một phần thú rừng đã cạn kiệt, một phần do chính sách cấm tiêu diệt thú rừng của nhà nước, bà con Si La nói riêng, đồng bào ở vùng cao nói chung đã hạn chế việc săn bắn thú rừng bừa bãi, chỉ còn tồn tại một vài hình thức săn bắn thú nhỏ.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về dân tộc Si La ở Bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (1973 – 2008) (Trang 31)