Ruộng nước (ruộng bậc thang).

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về dân tộc Si La ở Bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (1973 – 2008) (Trang 27)

Trong toàn bộ diện tích đất canh tác của người Si La, ruộng nước chiếm tỷ lệ không nhiều (8 ha) [28; 4].

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

Cộng đồng người Si La ở đây tiếp thu khá nhanh kỹ thuật canh tác lúa nước, đặc biệt là kỹ thuật làm thuỷ lợi nhỏ và sử dụng sức kéo của trâu bò trong khâu làm đất. Để dẫn nước vào ruộng, họ đã kết hợp một cách sáng tạo những kinh nghiệm này của người Thái với người Hà Nhì. Họ vừa đào mương (như người Thái) để dẫn nước vào vùng sa bồi thấp, vừa bắc các đường máng (như người Hà Nhì) để lấy nước từ các khe trên cao xuống cho ruộng bậc thang.

Ruộng nước của đồng bào Si La thường được làm ven các con suối, hay có các khe nước nhỏ, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy nước lên đồng. Do đặc thù của khí hậu và địa hình (dốc, hẹp mưa tập trung trong thời gian ngắn và lượng mưa lớn) nên ruộng ở đõy chủ yếu được kết cấu theo kiểu bậc thang để giữ nước, chống xói mũn đất và thích ứng với điều kiện không bằng phẳng của địa hình. Ruộng có khoảng 10 - 15 bậc nối tiếp nhau. Theo kinh nghiệm của người dõn, khi khai phá ruộng người ta bao giờ cũng bắt đầu công việc từ trên dốc, nơi gần nguồn nước tự chảy vì đất ở đó ẩm thường xuyên nên rất thuận lợi khi thao tác bằng cuốc. Để đảm bảo thoát nước, chiều rộng của bề mặt ruộng phải đạt tối thiểu từ 3 - 5m. Nếu địa hình cho phép, mảnh ruộng trên đỉnh có riện tích càng rộng càng tốt, vì có thể chứa được nhiều nước và điều hoà dòng chảy xuống các thửa ruộng dưới. Giữa các thửa ruộng có hệ thống bờ nhằm giữ nước lõu hơn và tránh xói lở. Bờ ruộng phải được đắp kỹ, cao khoảng 30 - 50cm, được kè đá hoặc gia cố bằng tre nứa, nhằm đảm bảo việc giữ nước, điều phối nước và chống sạt lở giữa chõn ruộng trên và chõn ruộng dưới. Để đảm bảo tiêu nước, mỗi thửa có từ một đến hai cửa thoát nước. Do đặc trưng là ruộng bậc thang nên những gia đình có ruộng trên sẽ làm cửa thoát nước bằng đất đá hoặc ống tre, nứa vừa để thoát nước vừa để chia sẻ với các ruộng dưới.

Nếu ở giai đoạn đầu khi người Si La mới định canh định cư, thì ruộng nước ban đầu chỉ làm một vụ và năng suất chưa cao. Nhưng đến nay, các kỹ thuật cày, bừa, cuốc, làm ải qua đông được tiếp thu và được đồng bào tự nguyện làm theo. Lúa đã được gieo trồng qua hai vụ.

Bộ công cụ làm đất ruộng của họ gồm có cầy (lì) và bừa (tê kha). Cấu tạo chiếc cầy giống hệt chiếc cày của người Hà Nhì. Đó là dạng cày bắp cong, phổ biến trong các dân tộc làm ruộng bậc thang và nương định canh ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Chiếc bừa của họ được làm hoàn toàn bằng gỗ theo kiểu chữ nhi . Hệ thống thuật ngữ mà họ dùng để chỉ các bộ phận của cày, bừa là sự kết hợp giữa tiếng Quan Hoả, tiếng Hà Nhì với tiếng Si La: lưỡi cày: lì hoa (tiếng Quan Hoả), tay cày: ờ khơ chưa, bắp cày: ơ

khơ, cá cày: de (tiếng Si La), bừa: tê kha (tiếng Hà Nhì), tay cầm và khung

bừa: a ru, răng bừa (bằng gỗ): a xề, thừng hoặc chão: bồ nà khè (tiếng Si La) …

Người Si La cũng sử dụng một số giống lúa ruộng của người Thái, trong đó chủ yếu là khẩu đo, một giống lúa ngắn ngày cho năng suất ổn định. Gần đây, một số giống mới như 203, KV10, lúa lai Trung Quốc đã được du nhập. Nhờ vậy, ở cỏc chõn ruộng sa bồi gần sông, người ta đã có thể cấy được 2 vụ: chiờm xuõn và vụ mùa. Vụ chiờm xuân cấy chủ yếu các giống 203 và KV10, mạ được gieo vào tháng 11 – 12, sang giêng bắt đầu cấy và đến tháng 4 – tháng 5 âm lịch, là có thể thu hoạch. Vụ mùa là vụ chính, cấy vào tháng 5 - 6, thu hoạch vào tháng 9 – 10 âm lịch. Giống lúa chủ yếulà do người dõn tự để lại sau mỗi đợt thu hoạch. So với chiờm xuõn, việc canh tác lúa mùa có nhiều thuận lợi, vì thời gian này là mùa mưa. Cùng với việc du nhập giống lúa mới như vậy thì năm 2007 đã hoàn thành 2 công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu, nhờ vậy mà sản xuất của người dân được đảm bảo hơn.

Người Si La trong lao động sản xuất còn mang tính thủ công rất lớn, có khõu dựa vào tự nhiên (thuỷ lợi), hay trong khõu vận chuyển, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đều dùng sức người là chính. Do gặt hái tiến hành bằng liềm là chớnh nờn mất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, trong đó cũng có bước tiến mới, trước kia dân tộc Si La chủ yếu dùng cối giã gạo bằng gỗ với sức lao động chân tay nhưng hiện nay ở bản Nậm Sin đó cú máy xay xát theo sự trợ cấp của chính phủ, nhờ đó người dân xay xát thuận lợi giải phóng được sức lao động và không mất thời gian.

Tuy nhiên, việc canh tác của người dân nơi đõy cũn lạc hậu chưa có sự tham gia của máy móc, phõn bún và thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, đòi hỏi phải áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất là rất cần thiết. Song do lực lượng cán bộ khuyến nông, khuyến lõm cũn mỏng, kinh phí hạn hẹp, chưa có chính sách khuyến khích thích đáng, mặt khác do địa bàn xã đi lại khó khăn nên ít có cán bộ đến tận bản với đồng bào.

2.2.2. Chăn nuôi

Thời kỳ du canh du cư trước cách mạng tháng 8 đồng bào ít chú ý tới chăn nuôi đại gia súc vỡ trõu, bũ gắn với điều kiện canh tác ruộng nước hoặc thâm canh. Với hoàn cảnh nay đây mai đó, đồng bào chỉ chăn nuôi gia cầm như gà, ngan, gia súc như lợn và một số gia đình nuụi dê, chủ yếu là để thịt. Cỏch nuụi gia cầm ở đây là tự nhiên ít được chăm sóc. Lợn gà đều thả rông, một phần cho ăn thêm sắn, ngụ, bớ, thân cây chuối, lá rừng. Vì vậy không đáp ứng được nhu cầu của đời sống.

Từ năm 1973 về định cư hẳn ở bản Nậm Sin người Si La đã học tập thêm được nhiều phương pháp chăn nuôi mới. Tuy nhiên hoạt động chăn nuôi còn mang đậm dấu ấn tự túc tự cấp. Các hộ gia đình chăn thả trõu bò làm sức kéo trong sản xuất nông nghiệp là chính, lợn và gia cầm chỉ để phục vụ nhu cầu thực phẩm trong bữa ăn và các dịp lễ hội. Phương thức chăn nuôi

còn nhiều vấn đề quan tâm như việc chăn thả tự nhiên là chủ yếu, số lượng gia súc gia cầm vẫn còn hạn chế: tổng số trâu ở bản Nậm Sin có 21 con (trong đó nhà nước đầu tư 6 con), tổng số bò là 20 con, đàn lợn 25 con, dê 4 con, gia cầm 400 con [28; 4]. Số lượng gia súc, gia cầm như vậy là quá ít, không tương xứng với tiềm năng đất đai của bản.

TÌNH HÌNH CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI

Địa chỉ người trả lời phỏng vấn

Số lượng % Có chuồng trâu, bò Không có ý kiến 3 7.7 Có 8 20.5 Không 28 71.8 Tổng cộng 39 100 Có chuồng lợn Không có ý kiến 1 2.6 Có 27 69.2 Không 11 28.2 Tổng cộng 39 100 Có chuồng gia cầm Không có ý kiến Có 34 87.2 Không 5 12.8 Tổng cộng 39 100

Chăn nuôi ở đõy không phải vì mục đích kinh tế, không phải là nguồn hàng hoá dùng để bán, nó chỉ là một nguồn thực phẩm bổ xung thêm vào nguồn thức ăn cho người dõn. Mặt khác, do đặc điểm trong trồng trọt của người dõn không dùng phõn bún, chớnh vì vậy chăn nuôi cũng không phải với mục đích để lấy phõn, chăn nuôi không gắn với trồng trọt. Bên cạnh đó dân tộc Si La chưa biết áp dụng các tiến bộ kĩ thuật về giống, thức ăn cho chăn nuôi chớnh vì vậy chăn nuôi ở đõy không phát triển.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về dân tộc Si La ở Bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (1973 – 2008) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w