Nói “nghề thủ cụng” của người Si La là chưa thật chính xác bởi lẽ lao động thủ công, tạo ra một sản phẩm gia dụng chỉ là những công việc hết sức đơn giản. Thủ công nghiệp gia đình là một hoạt động kinh tế phụ, hỗ trợ cho các ngành kinh tế khác nhằm thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Người Si La không còn biết dệt vải, nên nghề thủ công gia đình của họ chủ yếu tập trung vào đan lát mây tre. Một vài người trong các bản còn biết rèn và làm các đồ vật đơn giản.
Mây tre dùng làm nguyên liệu đan lát thường được khai thác vào tháng 10 – 11 hàng năm đây là thời gian khô hanh, lượng nước ở trong không khí ớt, nờn chỳng không bị mọt. Sản phẩm đan lát của người Si La cũng khá phong phú, gồm nhiều chủng loại với các chức năng khác nhau.
Vào những ngày tháng, buổi tối nhàn rỗi thì phụ nữ thường ngồi đan lát các đồ gia dụng loại nhỏ như đồ bắt cua, tỳi hỏi rau rừng, chiếu mây, giần, sàng, rương đựng quần áo… Rương đựng quần áo là sản phẩm khá đặc biệt không thể thiếu trong các gia đình Si La. Ngoài ra mỗi gia đình cũn cú một chiếc rương để thờ. Đây là chiếc rương cất giữ các loại đồ gia bảo quý hiếm, thường để dưới gầm bàn thờ, ngay trên đầu giường của chủ nhà. Bình thường, ngoài chủ nhà không ai được mở chiếc rương này, chỉ khi chủ nhà qua đời người con trai trưởng mới có quyền thừa kế và sử dụng. Nếu ai vi phạm điều kiêng kỵ này sẽ bị phạt 2 hào bạc trắng và một chai rượu để làm lễ tạ tội với tổ tiên.
Cũn những việc đan lát lớn (gùi, túi đeo, đệm phơi thóc) do đàn ông đan vào bất cứ lúc nào muốn, trong các nghề đan lát, đáng chú ý nhất là đan túi đeo (khờ dơ và hạ dơ). Nguyên liệu đan là một loại dây rừng được thu lượm về, tước hết phần vỏ, dùng dao cạo sạch phần giác mềm, để nguyên phần xơ sợi trắng, có độ bền. Từ xơ vỏ ấy, đem phơi khô rồi se thành thừng nhỏ để đan. Việc se sợi có thể là đàn ông, đàn bà hay trẻ em đều có thể làm được. Từ vỏ cây tước nhỏ gồm 3 sợi, đặt song song ngang trờn đựi, một tay giữ chung một đầu của 3 sợi, một tay xoố rộng ỏp lờn 3 sợi dây siết mạnh cho soắn lại và vuốt ngược vào nhau tạo thành sợi thừng nhỏ. Sợi dây này được cuốn vào một chiếc thoi (lạ ba) để đan túi có hình mắt lưới.
Cách đan túi với loại nguyên liệu này phổ biến ở nhiều dân tộc trong vùng như người Cống, Mảng, Khỏng, thỏi, Hà Nhỡ… Hiện nay do học hỏi được nhiều cách đan lát, đồng bào còn biết đan bằng mây, ghế mây và một số đồ đựng bằng lạt giang.
Người Si La ở Việt Nam không biết dệt vải. Đồng bào thường lưu truyền cho nhau một câu chuyện truyền miệng để giải thích lí do người Si La không biết dệt vải như sau: Ngày xưa các vị thần triệu tập đại diện các dân tộc lên trời để thần truyền nghề sinh sống cho. Các vị thần sắp ra nhiều
chiếc bem, trong mỗi chiếc bem đựng một thứ, có trọng lượng nặng nhẹ khác nhau và bảo mọi người hãy nhấc một cái mà mình muốn. Nếu trong chiếc bem đựng thứ gỡ thỡ người đó sẽ biết làm ra nó. Mọi người cùng nhấc bem. Người Si La chọn cho mình chiếc bem nhẹ nhất, mở ra toàn dây sắn rừng, cũn cỏc dân tộc khác đều lấy được bem đựng bông. Thế là các dân tộc đều biết dệt vải chỉ có người Si La không biết dệt mà chỉ biết đan những chiếc túi lưới xinh xắn từ dây sắn rừng.
Trước kia, người Si La hầu như không biết đến nghề rèn nhưng gần đây, ở bản đã xuất hiện một lò rèn với chức năng chính là sửa chữa những công cụ sản xuất như rựa, dao quắm, liềm… trước mỗi mùa vụ. Nghề mộc của họ cũng kém phát triển. Công cụ chính được dùng trong chế tác đồ gỗ chỉ là con rựa, cái rìu, gần đây cú thờm cái cưa, cái đục và cái bào. Sản phẩm mộc chủ yếu của họ thường là ghế đòn, cày, bừa, cối giã gạo, chõ đồ xụi…