3.3.2.1. Thờ cúng tổ tiên
Khái niệm thờ cúng tổ tiên cũng tuỳ thuộc từng dân tộc mà có những giới hạn khác nhau. Có dân tộc thì đến 9 đời hay ít ra cũng 5 – 7 đời, nhưng các dân tộc Tạng - Miến quan niệm về tổ tiên thường ít hơn. Người Si La quan niệm tổ tiên chỉ gồm hai lớp: bố mẹ và ông bà trở nên (thường chỉ đến đời cụ). Lớp bố mẹ sẽ do con cái của họ thờ phụng, còn ông bà trở nên lại do trưởng họ thờ cúng. Điều đặc biệt là tục thờ cúng tổ tiên của người Si La là không tuân theo dòng trưởng thứ. Các dân tộc Si La không phân biệt trưởng thứ đều có bàn thờ tổ tiên (lớp bố mẹ) riêng nam giới là người phụ trách việc thờ cúng này. Trong những dịp này phụ nữ không được phép tham gia vào quá trình thờ cúng. Từ việc làm cỗ, bàn đến việc khấn vái đều do nam giới đảm nhiệm.
So với người Hà Nhỡ, cỏc gia đình Si La chỉ được lập bàn thờ tổ tiên khi bố mẹ đã chết chứ không như người Hà Nhì cứ có nhà riêng là có bàn thờ tổ tiên. Điều này chứng tỏ người Si La chỉ thờ bậc trực tiếp sinh ra mình mà không thờ cả hệ thống trực hệ bên trên, nhưng điều rõ ràng là người Si La đã mang nặng tính chất phụ quyền về việc thờ cúng chứ không như người Hà Nhì, người Cống có chỗ còn in dấu ấn của vai trò mẫu hệ trong mọi việc gia đình.
Các dân tộc này nếu bố mất, mẹ sẽ là người lo việc thờ cúng tổ tiên, mẹ chết mới đến lượt con trai trưởng chịu trách nhiệm. Bàn thờ tổ tiên đặt ở góc trong cùng, bên phải hoặc bên trái, nơi ngủ của vợ chồng chủ nhà. Bàn
thờ làm bằng dải tre, mai nẹp lại, phải là loại nguyên liệu sạch (cả về nghĩa đen và nghĩa bóng) như không được dẫm lên, không được bước qua, khụng giõy vết bẩn, bùn đất, cũng không được kéo lê trên mặt đất... Sở dĩ bàn thờ phải làm bằng tre vì đồng bào quan niệm bị chết, con người sang thế giới bên kia phải đi qua một chiếc cầu bằng tre. Còn những cây nẹp phải là loại đặc biệt gọi là cõy “phỏ lebu”, được chia làm 6 đoạn, nẹp thành 3 cặp. Bàn thờ treo cao hơn mặt đất khoảng một tầm với tay. Trên bàn đặt hai chiếc chộn ỳp ngược, 1 quả bầu đựng nước,1 cái giỏ đựng cơm. Riêng chiếc bàn thờ ở nhà trưởng họ được dựng trên chiếc cột chính ở giữa nhà nhưng sát vào phía trong và nằm giữa bên trên tấm phên ngăn buồng của chủ nhà. Ở phía bên của gian chái được mở thêm một cửa nhỏ để họ hàng vào trong các dịp cúng tổ tiên. Bàn thờ trong gia đình tuyệt đối không cùng gian với cửa ra vào mà phải là trái ngược nhau.
Hàng năm gia đình phải thờ cha mẹ ít nhất là 4 lần: - Lần thứ nhất: Ngày đi tìm đất phát nương rẫy - Lần thứ hai: Gieo lúa rẫy xong
- Lần thứ 3: Tết tháng 6 âm lịch
- Lần thứ tư: Thu hoạch lúa xong (khoảng tháng 11 âm lịch)
Mục đích cuả việc thờ cúng là cầu mong và tạ ơn bố mẹ đã và sẽ phù hộ cho con cháu làm ăn, chọn được đất tốt, lúa ngô mọc đều, không sâu, không bị thỳ phỏ hoại… Lễ vật cúng trong 4 lần này gồm có thịt gà, lợn, sóc chuột, cua cá, cơm nếp, rượu cần và thắp một ngọn nến, cùng với lời cầu khấn tuỳ theo từng mục đích. Ngoài 4 ngày cơ bản này thì tuỳ từng gia đình có thể cúng cha mẹ vào những ngày như: ốm đau, hoạn nạn hay vào các vụ hái măng, nấm…
Riêng nhà trưởng họ, việc thờ cúng tổ tiên hầu như diễn ra thường xuyên vì mọi gia đình thuộc dòng họ đều phải đến cúng tại đây. Hơn nữa bản thân trưởng họ phải là người gương mẫu trong việc quan tâm đến tổ tiên chung. Vào những ngày tết, lễ cưới xin… mỗi gia đình chuẩn bị lễ vật và sáp
ong đến cúng. Tuỳ theo từng ngày mà người ta đem lễ đến. Mục đích của các buổi cúng bái đó dù là quy mô to nhỏ thì cũng là để tưởng nhớ tới tổ tiên, cha mẹ, tạ ơn và cầu mong các bậc tổ tiên phù hộ cho cuộc sống gia đình mình.
3.3.2.2. Các biểu hiện của hình thái ma thuật
Đối với người Si La, mọi hoạt động của hình thái ma thuật đều mang nội dung tác động vào siêu nhiên của con người thông qua các hành động cụ thể, trực tiếp. Trong các nghi thức đó con người muốn thể hiện khả năng của mình mà mục đích đã được nhằm từ trước. Ngược lại vớớ những nghi lễ cầu mùa, trong các hoạt động ma thuật của người Si La lại do chính bản thân con người tạo ra các sức mạnh đến đối tượng bằng một “phộp” nào đó. Các hình thái ma thuật thường được thể hiện ở ma thuật chữa bệnh, ma thuật làm hại. ma thuật tình yêu, ma thuật bắt chước… Tuy nguồn gốc các loại ma thuật đó khác nhau nhưng đều chung bản chất và phương pháp hành động: sự tác động của con người vào đối tượng.
- Một số biểu hiện của ma thuật bắt chước và chữa bệnh biểu hiện rõ nhất trong quá trình sinh đẻ khi gặp ca khó đẻ. Trong trường hợp này người Si La sẽ làm ma thuật bắt chước để giúp bà mẹ đẻ dễ dàng: người già thổi vào đỉnh đầu sản phụ,để yên ngựa lờn núc nhà nhằm tăng sức nén, thả ồng nước từ nóc nhà xuống đất cho ống nước vỡ ra, thầy mo lấy chổi quét các thứ trên mái nhà cho tuột xuống…
Ngoài những ma thuật bắt chước trên người Si La còn tiến hành hình thức ma thuật trong trường hợp hạn hán: dội nước vào con gà mái, lấy cành cây chọc vào hang cua hay sau khi trồng lúa họ lấy thỡa mỳc nước dội vào ống có cắm que tre.
- Ma thuật tình yêu: người ta còn gọi là thuốc yêu, họ tin rằng cho người nào đó uống loại thuốc này thì họ sẽ yờu mỡnh, nhớ mình. Dân tộc Si La có một số thuốc yêu được chế biến từ hợp chất nhiều thứ như phao câu
chim phượng hoàng đất, con sâu trong ống lỏ dỏy, con châu chấu và con giun..
Để giúp hai người yêu nhau, người ta cũn cú những lời bùa yêu, thực ra đây là những lời khấn, thề thốt suốt đời yêu nhau. Những lời bùa này cũng được bỏ vào những thứ cụ thể như hoa quả, nước uống… người nào nuốt phải những thứ đó họ sẽ thương nhớ suốt đời người bỏ bùa.
- Ma thuật làm hại ở dân tộc Si La không phát triển như một số dân tộc anh em, nhưng trên thực tế đồng bào vẫn có một vài nghi thức ma thuật làm hại. Điển hình cho ma thuật này là khi ghét ai, họ trộm áo người đó đem “đồ” lên hay xé lấy một mảnh vải nhét vào một vết dao chém ngang thân cây trong rừng. Đồng bào quan niệm làm như thế sẽ khiến cho vía người đó bay đi mất, người đó sẽ bị ốm đau. Nhưng nghi lễ do từng cá nhân thù ghét nhau tiến hành chứ không cần thầy cúng.
- Ngoài ra, để tự vệ người Si La cũn cú một số ma thuật phòng thủ, loại trừ ma tà như đeo củ gừng tươi vào cổ hay cổ tay, mỗi khi đi xa, nhất là trẻ em phải bôi nhọ nồi lờn mỏ hay trán đứa trẻ, khi nhà có bà đẻ phải giắt “blạ” kèm theo cành lá xanh. Đặc biệt nhiều người thường đeo các vật kỵ ma vào cổ như các loại răng thú. mắt thú và đớnh trờn mũ những chùm lông chú, lụng thú rừng...
- Các loại thờ cúng, chữa bệnh: Xét đến cựng, cỏc kiểu bói toán, hình thức ma thuật cũng là loại “phộp” chữa bệnh. Ngoài những bài cúng thầy cúng còn thường kết hợp các loại cây thuốc để phòng và chữa bệnh. Điều đáng chú ý ở đây là khi rịt hay bụi cỏc loại thuốc thầy cúng vào chỗ đau thầy cúng bao giờ cũng lẩm bẩm vài lời khấn hay một vài động tác ma thuật, ví dụ: khi có người bị hóc xương người ta (có khi là thầy cúng nhưng nhiều khi chỉ là những người có kinh nghiệm) thường lấy bát nước lã đọc phù chú vào đó, hoặc dùng ngón tay, hoặc con dao găm xoỏy vào lũng bỏt rồi cho người hóc xương uống. Có người bị nhức đầu, trước khi rịt lá thuốc lên đầu
họ cũng thường lấy lá cõy, lá cỏ quét tượng trưng từ trước mặt ra sau gáy hay từ trên chỏm đầu xuống cằm… Đặc biệt là, mỗi khi vía lạc ở đâu đó khiến người đau ốm thầy cúng thường lấy cái vợt xúc cá ra rừng hay đồng cỏ vừa hú gọi vía trở về vừa làm động tác xúc những hồn vớa đó. Trong trường hợp này, thầy cúng có thể lấy cả áo của người ốm bỏ vào các vợt để làm nơi trú ngụ cho hồn vía khi được gọi trở về.
Người Si La tin rằng người ta đau ốm, bệnh tật là do bị ma bắt hồn. Để tìm ra những nguyên nhân cụ thể gây bệnh tật, ốm đau, trước hết phải xem bói. Có nhiều cỏch búi khác nhau:
- Bói gạo: Người ốm mang bát gạo, quả trứng đến nhà thầy bói hỏi xem ma nào làm hại và phải cúng lễ vật gì. Thầy bói xát quả trứng gà vào ngực, đập quả trứng vào bát nước, rồi xem lòng đỏ để đoán bệnh. Sau khi đoán, thầy cúng có thể thực hiện luôn hình thức ma thuật chữa bệnh bằng cách hoà thuốc vào bát trứng rồi đổ hắt về phía mặt trời lặn, và cho rằng như thế hồn ma đã ra khỏi người bệnh. Cũng có khi ông ta nói ra cho biết ma nào đó đòi ăn và dặn gia đình người bệnh phải cúng ma đó bằng những lễ vật gì.
- Giải giấc mộng: Thầy cúng lấy một số đồ dùng như áo, khăn của người ốm lót dưới gối ngủ qua đêm. Sáng hôm sau, ông ta sẽ giải giấc mơ của mình rồi phán cho người ốm theo đó mà cúng.
- Ngoài ra người Si La cũng cũn cú cỏch búi khỏc như bói dây dọi, bói bằng cỏ gianh v.v…
Khi cỳng búi hay cúng chữa bệnh, trờn mõm lễ vật của thầy cúng bao giờ cũng có một con ốc tiền. Người ta cho rằng đây là vật thiêng, có thể giúp thầy cúng gọi tên và khống chế tà ma.