Quan hệ xã hộ

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về dân tộc Si La ở Bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (1973 – 2008) (Trang 42)

Là một dân tộc thiểu số ít người lại sống trên một địa bàn hẹp có tính chất độc lập lãnh thổ nên việc quan hệ qua lại giữa các dân tộc khác là hết sức hạn hẹp. Do vậy, mối quan hệ xã hội của người Si La chủ yếu là mối quan hệ trong làng bản, giữa các dòng họ khác nhau sống trong cùng một đơn vị nhỏ nhất.

Về mối quan hệ làng bản là mối quan hệ đồng tộc dựa trên cơ sở cỏc dũng tộc khác nhau (khác họ). Đó là mối quan hệ thân thuộc, đồng cảm, mật thiết gắn bó bởi đơn vị làng bản và phong tục tập quán dân tộc. Vì thế trong quan hệ dù là dòng họ khác nhau vẫn gắn bó với nhau từ việc lớn đến nhỏ trong mỗi gia đình đều được cả cộng đồng giúp đỡ trừ khi một trong những dòng họ có điều kiêng kị những người khác họ mà thôi.

Người Si La ở Lào hay ở Điện Biờn núi riêng hay các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến nói chung thì có tổ chức làng bản giống nhau là: trong một bản có nhiều dòng họ, mỗi dòng họ có một ông trưởng họ. Trong số các trưởng họ lại có một lão trưởng ( người cao tuổi nhất,cú uy tín nhất) được chọn làm trưởng bản hay già bản.

Làng bản là đơn vị nhỏ nhất về địa giới và tổ chức quản lý, đó là không gian sinh tồn, thường là của một nhóm người trong cùng dòng họ hay khác họ nhưng đa phần là cùng dân tộc. Nó được thừa nhận bởi các cộng đồng ngoài bản và định giới bằng cánh rừng, con suối, gò đất… Dù là bản du cư như ngày trước hay định cư như hiện nay thì vấn đề chủ quyền về cơ sở vật chất cũng như quy định trong nếp sống sinh hoạt hiện nay đều

rõ ràng được mọi người tuân theo một cách tự giác và vận hành theo phương thức tự quản. Mọi cơ sở vật chất được coi là của chung bao gồm: đất đai, rừng, sông suối, với các loại lâm thổ sản, đến bãi nghĩa địa…Trên cơ sở đó mỗi gia đình được chiếm hữu làm tài sản riêng như nương rẫy đã canh tác, vườn tược đã khoanh, đất thổ cư đã dựng nhà cửa, khu mồ mả của gia đỡnh… được các gia đình tạo dựng bởi công sức của mình. Về lĩnh vực văn hoá làng bản cũng là một đơn vị nhỏ nhất, trong đó mọi sinh hoạt vui chơi giải trí, múa hát và những biểu hiện lễ nghi tín ngưỡng đều mang tính cộng đồng sâu sắc.

Bản Nậm Sin của người Si La mang đầy đủ những tính chất là một làng nông nghiệp nương rẫy, có nền kinh tế tự cung tự cấp, dựa vào thiên nhiên là chính, con người ở đây hoà đồng và quyện chặt với thiên nhiên.

Người Si La còn có quan hệ mật thiết với các dân tộc khác như người Thái, người Hà Nhì, mối quan hệ đó xuất phát từ quan hệ kinh tế như việc trao đổi vải vóc, việc học hỏi kinh nghiệm lao động sản xuất.

Thông qua các mối quan hệ đó đồng bào các dân tộc thêm hiểu biết lẫn nhau và tất yếu có sự hoà đồng lẫn nhau giữa các nền văn hoá, dẫn đến nền văn hoá đặc thù theo từng khu vực gọi là vùng văn hoá.

Dân tộc Si La sống hơn 100 năm ở Mường Tè (Lai Châu) là địa phận thuộc vùng văn hoỏ Thỏi, do đó trong lĩnh vực văn hoỏ đó cú những ảnh hưởng nhất định của văn hoá người Thái và cỏc nhúm lân cận như Cống, Hà Nhì, La Hủ…Ngược lại, văn hoá Si La cũng tác động vào các nền văn hoá dân tộc khác, tạo nên một vùng văn hoá mang tính khu vực.

Sự tiếp thu ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố văn hoá trong khu vực được biểu hiện rõ nhất trong lao động sản xuất (nương rẫy, chăn nuôi, săn bắn, bắt cá, thủ công nghiệp như đóng thuyền độc mộc, đan ghế mây), Thứ hai là các đồ dùng sinh hoạt được mua bán trao đổi như vỏy, ỏo, giầy dép, mũ, nón, đồ dùng trong nhà… Thứ ba là ảnh hưởng nếp sống sinh hoạt trong

gia đình và xã hội như trong cách ứng xử, quan hệ bạn bè, hàng xóm. Do nhận thức đúng đắn việc định canh định cư, bà con đã ổn định sản xuất, ổn định làng bản và được nhà nước đầu tư xây dựng và phát triển. Việc học hành của con em được bảo đảm càng làm tăng thêm những quan niệm tiến bộ trong quần chúng, bộ mặt xã hội dân tộc Si La ngày càng phát triển góp phần tạo nên một xã hội chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Trước đõy, mọi vấn đề trong bản được xử lí theo luật tục là chớnh. Nhưng hiện nay, đã có sự tham gia của chớnh quyền cấp xã dựa trên cơ sở pháp luật.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về dân tộc Si La ở Bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (1973 – 2008) (Trang 42)