3.3.1.1. Tục cưới hỏi
Khi đến tuổi trưởng thành (khoảng 15 – 16 tuổi) trai, gỏi đó bắt đầu biết yêu. Tình yêu đến với mỗi đôi trai gái qua các buổi gặp nhau bất ngờ. Nếu người con trai có cảm tình với người con gái nào đó thì đêm đêm họ đến nhà người bạn tình, đem theo một chiếc đàn 3 dây (đàn tứ phê là thu) ngồi sát vách buồng ngủ của người bạn gái và gẩy đàn để gọi bạn ra chơi. Nếu người con gái ưng thì đợi đến lúc cả nhà đã đi ngủ, cô ta sẽ mở cửa cho chàng trai vào buồng mình. Trong những trường hợp như thế gia đình thường hiểu ý, rủ nhau đi ngủ sớm, tạo điều kiện thuận lợi cho con cái yêu đương. Đêm thứ nhất thứ 2 và thứ 3, hai người ngủ với nhau để trò chuyện tâm tình, tìm hiểu lẫn nhau. hết đêm thứ 3, qua tâm tình nếu người con gái không đồng ý thì người con trai phải đi nơi khác. Nếu đồng ý thỡ sỏng hôm
sau họ dậy sớm chờ cha mẹ dậy để thưa chuyện. Sau khi gia đình nhà gái chấp nhận lời thỉnh cầu của người con trai nọ thì tràng trai về báo cho cha mẹ mình biết để gia đình chuẩn bị tổ chức đám cưới.
Lễ cưới được tổ chức 2 lần. Lần đầu chuẩn bị lễ cưới chính, gia đình nhờ một ông mối (là người thân quen) sang nhà gái, để hỏi và hẹn ngày cưới, chưa cần đem theo lễ vật gì. Sau khi đã được báo ngày chính thức thì từ hôm đó gia đình cử một người con gỏi ỳt (nếu không có thì nhờ em gái của anh em khác) trong vòng 3 buổi sáng sớm đến đứng ở cổng sau nhà gái và lên tiếng gọi. Gia đình nhà gái lên tiếng vu vơ gì đó, có ý trả lời rằng đã nghe thấy tiếng gọi, người con gỏi ỳt nhà trai trở về nhà. Đến sáng ngày thứ 4 thì người con gỏi ỳt nhà trai đến trước cửa nhà gái nói lớn “Hụm nay mới là ngày tốt, xin phộp ông bà cho dâu về”. Nhà gái trả lời “con gái lớn rồi phải có chồng, không ở với bố mẹ đõu! Cú đi thì đi thụi…” và họ dắt cô dâu ra cùng với vài cô gái khác đi đến từng nhà họ hàng để xin phép và nghe lời dặn dò, sau đó cùng cô gái nhà trai lên rừng. Suốt một ngày, hai đêm, cả đoàn người cùng cô dâu phải ăn ở trên rừng. Đến chập tối ngày thứ 2 thì đoàn người mới về đến nhà trai. Riêng cô gái út nhà trai phải ngồi ngoài cửa, lúc này, mẹ chồng đem áo váy, khăn mới ra cho cô dâu mặc. Tại nhà trưởng họ cũng tổ chức một mõm cỳng trỡnh tổ tiờn. Nhà trai mời một thầy cúng đến làm lễ, mõm cỳng gồm 2 vò rượu cần, 6 cái cần giả, 1 con gà và 1 quả trứng luộc. Chú rể ngồi bên mâm cỗ nghe thầy cúng răn dạy về cách sống làm chồng, làm cha, cách đi đứng, nói năng, ăn ở… Thầy cúng lấy dao bổ đôi quả trứng, mỗi tay cầm một nửa quả cùng với một nắm xôi. Chú rể rót rượu ra chén, rồi bắt chéo hai tay (tay trái bên trên, tay phải bên dưới) cầm lấy nắm xôi với nửa qủa trứng từ tay thầy cúng rồi bước ra ngoài cửa nhà. Nắm xụi trờn tay chú rể được một người khác cầm lấy từ tay chú rể để ăn. Đến lượt cô dâu từ ngoài cửa vào, do một người phụ nữ thuộc bên nội (bất kể là ai) cầm tai (không phải cầm tay) dẫn đến bên thầy cúng, bắt chéo 2 tay, nhận phần xôi, trứng, nghe lời khuyên dạy… Xong phần lễ, thầy cúng
nắm xôi thành 9 viên bầy lờn mõm rồi đưa mọi người cùng ăn và cựng hỏt cỏc bài dân ca. Ăn uống xong, chú rể và cô dâu bước ra khỏi cửa, chú rể dùng tay trái dắt cô dâu vào phòng khách (phòng ngủ dành cho khách hoặc đôi vợ chồng trẻ mới cưới lần thứ nhất). Từ đó, họ trở thành đôi vợ chồng thực sự.
Trước đây do điều kiện kinh tế khó khăn mà thách cưới cũng như cỗ bàn quá cao nên thông thường sau ngày cưới lần thứ nhất phải một năm sau mới tổ chức cưới lần thứ 2, ngày nay, lễ cưới lần 2 được tổ chức cách lần đầu 3 ngày.
Lần này, nhà gái cử ông mối của mình sang nhà trai để trao đổi thách cưới, ông mối đứng ngoài nói với gia đình nhà trai, nhà trai ngồi trong nhà bàn với gia đình nhà gái (thật là một hủ tục khắt khe). Đồ thách cưới trước đây thường là 16 đồng xoè, nhà trai phải trả trước cho nhà gái một nửa, do ông mối cầm về theo, còn một nửa khất lúc nào có sẽ trả hết. Cựng lỳc, tại gia đình hai bên, họ mổ lợn, đem tim, gan, phổi, thận, tiết canh sang nhà trưởng họ để cúng tổ tiên và mời thầy cúng đến nhà làm lễ riêng. Đến tối, tại nhà gái, khi ông mối đi thách cưới, trở về thì họ cho một đoàn con gái sang nhà trai để đón cô dâu về.
Trở về nhà cô dâu khóc lóc từ ngoài vào, gặp 1 người bưng một con gà mới luộc đem lên thì khóc lóc, đòi ăn con gà đó. Chi tiết này được đồng bào giải thích rằng khi đi làm dâu, người con gái không được đòi ăn, khi trở về nhà, họ có quyền đòi theo ý thích và phải được chiều chuộng. Ăn cơm xong, bố mẹ và thầy cúng cùng căn dặn rồi anh trai và ông cậu đưa sang nhà chồng. Tại nhà trai lúc này đã chuẩn bị một mâm cơm thịnh soạn để đón cô dâu tại trước cửa nhà, với những món ăn ngon nhất. Người phục vụ mâm cỗ đón dâu thường là dâu hay con rể nhà trai. Người này sau khi song việc được trả công bằng một mảnh xương sườn lợn. Mọi người trong gia đình cùng ăn uống, vui vẻ, thanh niên trai gái ca hát thâu đêm. Trong những dịp đám cưới như vậy, nhiều đôi trai gái mới lại được se duyên, lại hò hẹn, chơi
đàn bờn vỏch nhà người yêu. lại mở cửa đón vào cùng ngủ và lại những cuộc kết hụn…
Sau ngày cưới, đôi vợ chồng trẻ phải làm thủ tục lại mặt bên nhà gái. Thông thường họ hay đi vào buổi sáng sớm và được rủ thêm bạn bè cùng đi. Riêng con rể phải đem theo tiền mặt để biếu cha mẹ vợ. Tại nhà gái đó cú mâm cỗ chờ sẵn. Trong bữa lại mặt, bố, mẹ, anh chị và họ hàng thân thuộc chúc tụng đôi vợ chồng bằng thịt, bằng rượu. Đến tối, 2 vợ chồng từ giã gia đình vợ, trở về nhà chồng cùng với một số tặng phẩm khác do gia đình cho.
Một số gia đình do không có con trai đã phải cưới rể để lấy người vào thay con trai chăm sóc khi cha mẹ về già và được hưởng quyền thừa kế. Những người ở rể đời này phải chuyển họ sang họ vợ, nay nhiều người ở rể không tuân theo tục này nữa mà vẫn giữ nguyên họ của mình. Lễ cưới có phần đơn giản hơn: Nhà gái phải đóng vai trò chủ động, sang nhà trai xin cưới người con trai đang yêu con gái mình làm rể đời, loại bỏ một số thủ tục gọi nhà gái và đún dõu… Bố mẹ vợ sau khi hỏi nhà trai đồng ý thỡ đún rể về nhà mình và đến tối tổ chức cưới luôn. Để so sánh một số hình thức tổ chức cưới xin của các dân tộc trong cựng nhúm ngôn ngữ Tạng - Miến ở Tây Bắc xin dẫn thêm tục cưới xin của người Hà Nhì, La Hủ và Cống.
Ở đám cưới người Hà Nhỡ cú hai hình thức: Cưới hỏi ở Mường Tè - Lai Châu và cưới không hỏi ở Bỏt Sỏt – Lào Cai. Hình thức cưới hỏi gần giống của người Si La nhưng có thể tổ chức từ 2 đến 3 lần, lần đầu đón dâu về ở hẳn nhà chồng, lần thứ 2, thứ 3 là để trả hết “nợ” đối với nhà gái. Hình thức cưới hỏi do đôi trai gái quyết định ngày cưới, không cần hỏi ý kiến nhà gái.
Lễ cưới của người La Hủ chỉ diễn ra một lần nhưng tách riêng lễ ăn hỏi. Lễ ăn hỏi đồng thời là lễ thách cưới, cỗ ăn trong lễ ăn hỏi chủ yếu là thịt sóc với rượu trắng. Lễ cưới là lễ đón dâu về nhà chồng. Nếu lễ vật thách cưới mà nhà trai phải đem sang không đủ thì con trai sang ở rể “trừ nợ” trong khoảng vài năm mới tổ chức lễ cưới và mới được đón dâu về nhà mình.
Tục cưới của người Cống cũng phải trải qua 3 bước: Lễ hỏi, lễ xin cưới. Từ lễ hỏi cho đến lễ xin cưới là một bước chuẩn bị vật chất và giai đoạn ở rể của người con trai (thông thường là 8 – 12 năm mới hết hạn). Trong thời kỳ ở rể, con rể phải kiêng cữ như cỏch kiờng của con trai sang nhà anh vợ ở người Si La. Sau hạn ở rể là lễ xin cưới. Trong lễ này người ta tính “trừ nợ” giữa thách cưới (bạc trắng) với thời gian ở rể. Hai bên đã thoả thuận thì định ngày cưới chính thức. Sau lễ cưới là lễ lại mặt.
Qua các hình thức cưới xin nói trên, chúng ta thấy tục cưới của người Si La nói riêng, của các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến nói chung có những điểm tương đồng sau:
- Trong quan hệ hôn nhân, trai gái được yêu nhau và tự do quan hệ với nhau. Đó là yếu tố hợp lí vỡ nú tạo điều kiện cho gia đình hạnh phúc sau này.
- Các bước tiến hành trong cưới xin tương đối đơn giản, trừ trường hợp ở rể 8 – 12 năm là quỏ lõu về thời gian. Song tục ở rể, kéo dài thời gian các lễ cưới lại là yếu tố “tớch cực”, nó là sức mạnh cố kết cộng đồng mới giữa hai gia đình nội ngoại, giữa đôi vợ chồng. Trong thời gian ở rể, người ta đủ hiểu, đủ thông cảm và đủ để thâm nhập vào cộng đồng lẫn nhau, coi nhau như một phần tất yếu của cuộc sống và vì thế tình vợ chồng bền vững, khó có thể bị phá vỡ.
- Trong các hình thức cưới xin đều trải qua hàng rào thách lễ vật (bạc trắng); tục cư trú bên nhà chồng; tục đón dâu, nàng dâu khúc lúc… Biểu hiện tính chất phụ quyền rõ rệt.
- Cuối cùng, lễ lại mặt buộc phải có trong mọi đám cưới là biểu hiện của chế độ mẫu quyền. Lại mặt là lễ mà con rể phải trả công cho cha mẹ vợ đã sinh thành nuôi dưỡng người bạn đời của mình. Ngày nay tuỳ theo từng vùng và tuỳ theo mức độ thâm nhập của lối sống mới hoặc lối sống của các dân tộc phụ cận, các dân tộc trong nhóm Tạng - Miến đã có nhiều hình thức cưới xin khác nhau. Việc sinh hoạt theo nếp sống mới là biểu hiện của sự tiến bộ, văn minh, nhưng xột trờn lĩnh vực nào đó thì song song với cái tiến
bộ, cái văn minh tràn vào thì cũng là sự ra đi vĩnh viễn của những tập quán văn hoá cổ truyền lành mạnh mà trải qua hàng ngàn đời ông cha họ đã chắt chiu nuôi dưỡng.
3.3.1.2. Sinh đẻ và nuôi con
Phụ nữ mang thai bao giờ cũng được chăm sóc chu đáo. Họ không phải làm các công việc nặng nhọc và được kiêng khem nhiều thứ trong ăn uống cũng như trong sinh hoạt hằng ngày. Chế độ ăn uống và kiêng kị ở đây đều dựa trên những kinh nghiệm thực tế được đỳc rỳt từ nhiều đời. Ví dụ: khi mang thai họ cần được ăn nhiều trứng gà, nhất là trứng gà đen, bởi đây là thức ăn có nhiều chất bổ dưỡng; cần được ăn măng đắng, bởi đây là món ăn có thể chống sốt rét, cần ăn nhiều loại rau được coi như lành như rau ngót, rau cải… Ngược lai, họ không được ăn rau tàu bay, không được ăn lá đu đủ... vì trong đó có nhiều chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và con sau này.
Tuy nhiên trong chế độ kiêng khem cũng có xen thêm vào nhiều yếu tố tín ngưỡng nữa. Ví dụ: họ không đước ăn ốc vặn và các loại cá không có vẩy vì sợ con bị lở đầu, không được ăn thịt các con vật đã chết hoặc bị hổ vồ ăn không hết để lại, vì sợ đứa bé sinh ra sẽ chết yểu hoặc bị bệnh tật...
Việc sinh đẻ là “ việc của phụ nữ” với đúng nghĩa của nó vì đối với phụ nữ Si La, khi biết mình sắp đến kỳ sinh con thì phải giữ kín không cho ai hay, nhất là đối với nam giới (trừ chồng). Theo người Si La thì nếu nam giới biết mình sắp đẻ thỡ cỏi thai trong bụng sẽ khó ra, như vậy sẽ kéo dài thời gian đau hơn. Các sản phụ Si La thường sinh con trong nhà, với sự giúp đỡ của mẹ hoặc chị dâu bên chồng. Đứa bé sơ sinh được cắt rốn bằng cật nứa sạch. Sau khi đẻ nhau thai được cho vào ống nứa, phía trên bịt bằng tro bếp và dựng ở góc bếp thiêng cho đến ngày làm lễ đặt tên.
Người Si La chỉ có hai phụ danh quy định cho hai giới: con trai đệm bao giờ cũng là chà, còn con gái đệm là cố. Cách đặt tên người ở đây không theo quy luật nào cả, nhưng người ta luôn lưu ý tìm cho con một cái tên
hoàn toàn mới, không giống với tên bất cứ ai trong làng bản, nghĩa là trong một bản không có sự trùng tên giữa hai người. Tên gọi có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống mỗi con người và sự trùng hợp có thể không đem lại điều may mắn. Trước kia, tên của người Si La bao giờ cũng được gọi theo tiếng dân tộc mẹ đẻ và không bao giờ người ta giải nghĩa tên gọi của mình cho người khác biết. Ngày nay, mỗi đứa trẻ thường được mang hai tên - một bằng tiếng dân tộc mẹ đẻ để sử dụng ở gia đình và một bằng tiếng việt để sử dụng trong các văn bản hành chính Nhà nước.
Việc nuôi dạy con chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm thực tế của các bậc cha mẹ và sự tác động của cộng đồng. Ngay từ lúc 7 – 8 tuổi, các em bé đã được cho đi theo người lớn để tập việc, ý thức về giới trong lao động cũng được hình thành. Cỏc bộ trai thường theo cha, tập làm những công việc của người đàn ông trong tương lai như phát nương, bắn nỏ, đặt bẫy thú, đánh bắt cỏ… các bé gái thường gần gũi mẹ, quan sát chuyện bếp núc và may vá.
Bước sang tuổi 11 – 12, đa số các em đều thành thạo những kỹ năng cơ bản, phù hợp với giới tính của mình. Đây là vốn liếng cần thiết cho cuộc sống gia đình sau này. Ngày nay, mặc dù đã được cắp sách đến trường, nhưng đối với những đứa trẻ Si La, việc tiếp thu vốn sống từ cha mẹ, cộng đồng vẫn được rất coi trọng.
3.3.1.3. Tang ma
Người Si La có quan niệm về ba tầng vũ trụ, nhưng khi con người chết đi, họ không thuộc về một thế giới nào trong số đó. Khái niệm về linh hồn của con người ở đây được họ đồng nghĩa với vía và được gọi chung là lỏ tự. Nam giới khi còn sống cú chớn lỏ tự, cũn nữ giới có bẩy. Người ta chỉ chết khi cỏc lỏ tự thoát khỏi thể xác.
Với những cái chết bình thường (chết già, chết do đau yếu bệnh tật tại nhà), thi hài được đặt lên trên tấm cót, gần cây cột thiêng đầu quay về phía bàn thờ cũn chõn quay ra cửa. Hai tay của người chết để buông xuôi, hai đầu
ngón chân cái được buộc lại với nhau để người này “không thể tự do đi lại bắt thêm người khác nữa”. Người ta quan niệm rằng, linh hồn người mới chết thường bơ vơ đau khổ, nó có thể lang thang trong bản và bắt bất cứ ai đó đi cùng. Vì vậy, cần phải buộc chân họ lại, để giữ linh hồn ở nhà cho tới lúc niệm mới cởi ra. Lúc đó linh hồn người chết sẽ theo cây cột ma đi xuống lòng đất, rồi ra nhập mộ và về với tổ tiên ở một thế giới vô hình.
Người ta bỏ vào miệng người chết mấy hào bạc trắng, một ít cánh kiến, còn ở mỗi bàn tay vài hột thúc. Trờn ngực người chết để một túi lưới, vòng cổ