Các giải pháp thông tin – giáo dục – truyền thông

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường ở thành phố long xuyên đến năm 2020 (Trang 32)

Các hoạt động ưu tiên bao gồm: Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm, tài liệu nâng cao nhận thức; các cẩm nang, sổ tay hướng dẫn kỹ thuật về BVMT và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Tổ chức các khóa tập huấn về môi trường cho cộng đồng dân cư từ cán bộ cấp phường, xã đến các hộ gia đình; Lồng ghép nội dung BVMT vào hoạt động của các tổ dân phố, khu phố, họp dân; Triển khai các chiến dịch sạch làm cho môi trường xanh, sạch hơn vào các ngày lễ, các sự kiện quan trọng; Phổ cập thông tin môi trường bằng cách tăng cường đưa tin, hình ảnh, phóng sự, trò chơi về môi trường lên các phương tiện truyền thông tại địa phương,…

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Kết luận

Được sự quan tâm, chỉ đạo và ban hành các quyết định kịp thời và sâu sát của UBND thành phố giúp Phòng Tài nguyên và Môi trường thực thi các chính sách về quản lý môi trường được thuận lợi, hiện trạng môi trường từ năm 2005 đến nay đã và đang diễn biến theo chiều hướng tốt. Chất lượng các thành phần môi trường đang dần được cải thiện. Nhiều chính sách, chương trình về quản lý môi trường được cộng đồng quan tâm và ủng hộ, từ đó ý thức của người dân về bảo vệ môi trường cũng được nâng cao đáng kể.

Bên cạnh những thành quả đạt được, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thì tình trạng suy thoái về môi trường vẫn là một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển trong thời gian tới.

Tình trạng tự phát đào ao từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước, tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái.

Tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt đang diễn ra khá phức tạp; vì lợi nhuận và sự thiếu ý thức đã góp phần làm cho môi trường sống ngày càng ngột ngạt hơn.

Diễn biến về chất lượng môi trường đang diễn ra hết sức phức tạp và khó kiểm soát nên cần có sự quan tâm đồng bộ và sát sao của các cấp, các ngành, các địa phương trên toàn tỉnh để chất lượng môi trường tỉnh An Giang nói chung, thành phố Long Xuyên nói riêng ngày càng được tốt hơn.

Tình hình thu gom rác thải sinh hoạt của các hộ dân ở các phường, xã tuy được tổ chức thu gom tự quản đến tận nhà dân (trừ những nơi xe kéo thu gom chưa tới được) nhưng tỷ lệ thu gom rác ở một số nơi còn thấp: các hộ sống cặp sông kênh rạch đa số chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường nên vẫn vứt rác xuống sông, rạch gây ô nhiễm nặng.

Nước thải sinh hoạt của hầu hết các hộ dân chủ yếu là chảy tràn và thoát ra rạch, điều này góp phần tạo ra nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước làm phát sinh dịch bệnh.

Việc cải tạo, nạo vét để làm lưu thông dòng chảy chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Chính điều này làm hạn chế khả năng tự làm sạch của dòng nước. Dòng chảy của rạch bị ứ đọng do rác, do bồi lắng và do việc xả thải nước sinh hoạt, sản xuất của các hộ dân, cơ sở sản xuất trên địa bàn là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

Một số địa phương thiếu kiểm tra, đôn đốc; còn e d chưa kiên quyết xử lý những trường hợp xả thải không đúng quy định.

Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, đòi hỏi nguồn kinh phí khắc phục, xứ lý rất lớn nhưng hiện tại ngân sách bố trí kinh phí còn hạn chế, tình trạng ô nhiễm rác thải, nước thải tại các sông, kênh, rạch hiện chỉ khắc phục

tạm thời bằng cách thực hiện vệ sinh tạo thông thoáng cho dòng nước, chưa xử lý được căn cơ, nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường bố trí hàng năm không thể đủ để giải quyết dứt điểm.

2. Kiến nghị

- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường.

- Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về tài nguyên và môi trường cho người dân, đặc biệt là nội dung về trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người dân khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nuôi thủy sản để người dân thông suốt, tự nguyện thực hiện và vận động người xung quanh thực hiện theo qui định của nhà nước.

- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ công chức về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức về việc thấm nhuần đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc “nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân”./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ Tướng Chính phủ về việc chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

2. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3. Quyết định số 104/2000/QĐ – TTg ngày 25 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.

4. Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 28/8/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020.

5. Quyết định số 1456/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

6. Chương trình Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường thành phố Long Xuyên giai đoạn 2011-2015.

7. Chỉ thị 29-CT/TW của ban Bí thư khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường ở thành phố long xuyên đến năm 2020 (Trang 32)