Các giải pháp về quy hoạch phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường ở thành phố long xuyên đến năm 2020 (Trang 25)

Quy hoạch phát triển KT-XH cần gắn liền với quy hoạch bảo vệ môi trường để bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên, bảo tồn đa

dạng sinh học tại địa phương. Kết hợp với quy hoạch của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra sự phát triển đồng bộ và thống nhất trong toàn tỉnh:

- Đối với các ngành nông nghiệp: Quy hoạch lại diện tích canh tác nông nghiệp, khai thác thể mạnh của từng vùng. Chuyển một phần diện tích lúa năng suất thấp sang trồng màu, cây công nghiệp, cây ăn quả... Thực hiện kết hợp các mô hình sản xuất có lợi cho môi trường như mô hình VAC...

- Quy hoạch công nghiệp: cần chú ý lựa chọn và cho phép các ngành nghề công nghiệp thích hợp đầu tư vào thành phố, tuyệt đối không cho phép đầu tư các ngành nghề sản xuất độc hại, nguy cơ ô nhiễm cao. Các nhà máy sản xuất phải được xây dựng và hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp trên thành phố. Quy hoạch các khu cụm công nghiệp phải gắn liền với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải, nước thải, hệ thống cây xanh hợp lý.

- Quy hoạch du lịch: quy hoạch các khu du lịch sinh thái kết hợp với các quy định hợp lý nhằm tận dụng tiềm năng du lịch tự nhiên và bảo vệ môi trường. - Ưu tiên triển khai quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị có liên quan đến môi trường. Xây dựng phương án quản lý, khai thác, sử dụng hợp ký tài nguyên nước; đa dạng hóa các nguồn lực, tăng cường đầu tư cho BVMT và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường ở thành phố long xuyên đến năm 2020 (Trang 25)