Nghiên cứu cơ sở lí luận về bài tập định tính trong dạy học vật lí. Xây dựng được hệ thống bài tập định tích vật lí phần điện học 11 12 THPT. Gợi ý vận dụng bài tập định tính trong dạy học vật lí vào một số bài học cụ thể. Thiết kế các trò chơi củng cố kiến thức mỗi chương. Nghiên cứu cơ sở lí luận về bài tập định tính trong dạy học vật lí, mối liên hệ giữa hoạt động giải bài tập định tính và việc thực hành các thao tác tư duy, các hành động suy luận logic. Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kỹ năng phần điện học phần điện học 11 12 THPT nhằm tạo cơ sở xây dựng hệ thống bài tập định tính. Xây dựng hệ thống bài tập định tính phần điện học 11 12 THPT theo định hướng đã đề ra. Gợi ý vận dụng bài tập định tính vào một số tiết dạy cụ thể. Thiết kế các trò chơi củng cố kiến thức mỗi chương.
- 1 - 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT THPT : Trung học phổ thông GV : Giáo viên HS : Học sinh SGK : Sách giáo khoa 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vật lí là một môn khoa học quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Vì vậy việc dạy và học vật lí từ trƣớc đến nay vẫn đƣợc đề cao. Vật lí học với 5 lĩnh vực: Cơ – Nhiệt – Điện – Quang – Vật lí hạt nhân nguyên tử, mỗi lĩnh vực đều có những ứng dụng rộng rãi, có những đóng góp to lớn cho sự tồn tại và phát triển của con ngƣời. Trong thế giới hiện đại, thời đại khoa học kỹ thuật phát triển thì Điện học là một trong những lĩnh vực đang đƣợc quan tâm phát triển. Trong dạy học vật lí, bài tập vật lí từ trƣớc đến nay vẫn giữ một vị trí quan trọng bởi vì có thể sử dụng bài tập vật lí nhƣ một phƣơng tiện để ôn tập, củng cố kiến thức, lí thuyết đã học một cách sinh động và có hiệu quả. Bài tập vật lí còn giúp rèn luyện cho ngƣời học khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và đời sống, rèn luyện cho ngƣời học tinh thần tự lập, tính cẩn thận, tính kiên trì và tinh thần vƣợt khó…Ngoài ra ta còn có thể dùng nó nhƣ một phƣơng tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng của ngƣời học. Do đó, để quá trình dạy học vật lí ở trƣờng THPT đạt hiệu quả cao thì ngoài việc dạy kiến thức mới còn phải chú trọng đến việc dạy bài tập vật lí. Bài tập vật lí gồm bài tập định tính, bài tập định lƣợng và một số dạng bài tập khác tùy theo cách phân loại. Tuy nhiên, nếu trong quá trình dạy học môn vật lí, bài tập định lƣợng bị tuyệt đối hóa sẽ dẫn đến tình trạng tƣ duy lôgic, năng lực lập luận lôgic, khả năng vận dụng của học sinh hạn chế. Trong khi đó, từ khi bắt đầu học vật lí, bài tập định tính luôn là một “tiết mục” thu hút sự chú ý và thích thú của học sinh. Vì vậy có thể nói bài tập định tính nhƣ là bƣớc khởi đầu, cánh cổng mở ra cho học sinh tiếp cận ngôi nhà vật lí một cách thú vị. Không những vậy, trong quá trình dạy học vật lí, bài tập định tính còn có vai trò hết sức quan trọng. Đối với học sinh, bài tập định tính là phƣơng tiện để rèn luyện ngày càng hoàn thiện các thao tác cơ bản cần dùng đồng thời bổ sung 3 những thiếu sót đã nêu trong hoạt động nhận thức vật lí. Đối với giáo viên, bài tập định tính là công cụ hữu hiệu để giáo viên có thể sử dụng hiệu quả trong tiến trình tổ chức và kiểm tra các hoạt động nhận thức của học sinh trên giờ lên lớp. Vậy, vấn đề đặt ra là cần thiết phải xây dựng hệ thống bài tập định tính hiện còn rất khiêm tốn bên cạnh hệ thống bài tập định lƣợng đã khá phong phú. Đó là lí do tôi chọn đề tài:“ Hệ thống bài tập định tính vật lí THPT phần điện học và một số vận dụng trong dạy học vật lí lớp 11 - 12 THPT ”. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về bài tập định tính trong dạy học vật lí. - Xây dựng đƣợc hệ thống bài tập định tính vật lí phần điện học 11 - 12 THPT. - Gợi ý vận dụng bài tập định tính trong dạy học vật lí vào một số bài học cụ thể. - Thiết kế các trò chơi củng cố kiến thức mỗi chƣơng. 3. Đối tƣợng nghiên cứu - Bài tập định tính môn vật lí phần điện học trong chƣơng trình vật lí THPT. 4. Phạm vi nghiên cứu - Cơ sở lí luận bài tập định tính. - Bài tập định tính phần điện học phần điện học 11 - 12 THPT . 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về bài tập định tính trong dạy học vật lí, mối liên hệ giữa hoạt động giải bài tập định tính và việc thực hành các thao tác tƣ duy, các hành động suy luận logic. 4 - Nghiên cứu chƣơng trình, sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kỹ năng phần điện học phần điện học 11 - 12 THPT nhằm tạo cơ sở xây dựng hệ thống bài tập định tính. - Xây dựng hệ thống bài tập định tính phần điện học 11 - 12 THPT theo định hƣớng đã đề ra. - Gợi ý vận dụng bài tập định tính vào một số tiết dạy cụ thể. - Thiết kế các trò chơi củng cố kiến thức mỗi chƣơng. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận: đọc các sách, tài liệu về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra trong khóa luận. - Nghiên cứu thực tiễn: điều tra sơ bộ về việc giảng dạy bài tập định tính ở một số trƣờng THPT áp dụng cụ thể cho phần điện. 7. Cấu trúc khóa luận Khóa luận bao gồm: Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt, Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và 4 chƣơng nội dung cụ thể nhƣ sau: - Chƣơng 1. Cơ sở lí luận - Chƣơng 2. Hệ thống bài tập định tính phần Điện học - Chƣơng 3. Vận dụng bài tập định tính trong giảng dạy - Chƣơng 4. Trò chơi củng cố kiến thức 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Cơ sở lí luận về bài tập vật lí nói chung 1.1.1. Phân loại bài tập vật lí Số lƣợng các bài tập vật lí sử dụng trong thực tiễn dạy học hiện nay rất lớn, vì vậy cần có sự phân loại sao cho có tính tƣơng dối thống nhất về mặt lí luận cũng nhƣ thực tiễn cho phép ngƣời giáo viên lựa chọn và sử dụng hợp lí các bài tập vật lí trong dạy học. Các bài tập vật lí khác nhau về nội dung và mục đích dạy học, vì vậy có thể phân loại chúng theo các phƣơng án sau: - Phân loại theo nội dung. - Phân loại theo phƣơng pháp hình thành điều kiện bài toán. - Phân loại theo phƣơng pháp giải. Cũng cần khẳng định rằng, các phƣơng án phân loại nhƣ vậy không hoàn toàn đơn giản, một bài toán cụ thể có thể thuộc các nhóm khác nhau. Mỗi cách phân loại đều có ƣu điểm, nhƣợc điểm riêng nên tùy theo mục đích dạy học mà ta chọn cách phân loại cho phù hợp. Do đó, trong khuôn khổ khóa luận “Hệ thống bài tập định tính vật lí THPT phần điện học và một số vận dụng trong dạy học vật lí lớp 11 - 12 THPT ” với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra tôi sử dụng phƣơng án phân loại theo phƣơng pháp giải: các bài tập thƣờng đƣợc phân thành bài tập định tính, bài tập tính toán, bài tập đồ thị, bài tập thí nghiệm. Phân loại này có ý nghĩa quan trọng, vì nó cho phép giáo viên lựa chọn bài tập tƣơng ứng với sự chuẩn bị toán học của học sinh, mức độ kiến thức và sự sáng tạo của học sinh a) Bài tập định tính Đặc điểm nổi bật của bài tập định tính là ở chỗ trong các điều kiện của bài toán đều nhấn mạnh bản chất vật lí của hiện tƣợng. Giải các bài tập định tính thƣờng bằng lập luận logic trên cơ sở các định luật vật lí. Ví dụ: "Ngƣời ta thả vào 6 nƣớc một mẩu đồng và một mẩu nhôm có khối lƣợng nhƣ nhau. Lực đẩy của nƣớc lên chúng có bằng nhau không?". Hay “Vì sao nhiệt kế y học thƣờng dùng thuỷ ngân mà không dùng rƣợu hoặc ete?” Khi giải bài tập định tính, học sinh rèn luyện đƣợc tƣ duy logic, khả năng phân tích hiện tƣợng, trí tƣởng tƣợng khoa học, kĩ năng vận dụng kiến thức. Vì vậy việc luyện tập tốt bắt đầu từ việc sử dụng bài tập định tính. b) Bài tập tính toán Các bài tập định lƣợng (bài tập tính toán): Đó là các bài tập khi giải phải sử dụng các phƣơng pháp toán học (dựa trên các định luật và quy tắc, thuyết vật lí ). Đây là dạng bài tập sử dụng rộng rãi, có nhiều tuyển tập đã đƣợc soạn thảo cho chƣơng trình vật lí phổ thông. Các bài tập này có thể giải trên lớp, trong giờ luyện tập, giao về nhà cho học sinh tập vận dụng kiến thức (sau đó có sự kiểm tra của giáo viên). Dạng bài tập này có ƣu điểm lớn là làm sâu sắc các kiến thức của học sinh, rèn luyện cho học sinh vận dụng phƣơng pháp nhận thức đặc thù của vật lí đặc biệt phƣơng pháp suy luận toán học. Tuỳ theo phƣơng pháp toán học đƣợc vận dụng, bài tập tính toán đƣợc quy về các bài tập số học, đại số và hình học. - Phƣơng pháp số học: Phƣơng pháp giải chủ yếu là phƣơng pháp số học, tác động lên các con số hoặc các biểu diễn chữ mà không cần thành lập phƣơng trình để tìm ra ẩn số. - Phƣơng pháp đại số: Dựa trên các công thức vật lí, lập các phƣơng trình từ đó giải chúng để tìm ra ẩn số. - Phƣơng pháp hình học: Khi giải dựa vào hình dạng của đối tƣợng, các dữ liệu cho theo hình vẽ để vận dụng quy tắc hình học hoặc lƣợng giác. Ví dụ: khi giải bài toán động học, tĩnh học, tĩnh điện, quang hình học Trong các phƣơng pháp trên, phƣơng pháp đại số là phƣơng pháp phổ biến nhất, quan trọng hơn cả vì vậy cần thƣờng xuyên quan tâm rèn luyện cho học sinh. 7 Khi giải các bài tập tính toán ngƣời ta còn sử dụng thủ pháp logic khác nhau, cũng có thể coi là phƣơng pháp giải: đó là phƣơng pháp phân tích, tổng hợp. c) Bài tập đồ thị Phân tích các đồ thị từ đó tìm các điều kiện để giải bài toán (rèn luyện kĩ năng đọc và vẽ đồ thị). Trong giảng dạy thƣờng bắt đầu từ việc dạy cách đọc và vẽ các đồ thị không quá phức tạp, dần dần sẽ tăng độ phức tạp lên phù hợp với trình độ phát triển của học sinh. Việc áp dụng phƣơng pháp đồ thị cho phép diễn đạt trực quan hiện tƣợng vật lí cho cách giải trực quan hơn, phát triển kỹ năng vẽ và sử dụng đồ thị là các kỹ năng có tác dụng sâu sắc trong kĩ thuật (ví dụ phân tích đƣờng đạn, vết các hạt trong Vật lí hạt nhân ). d) Bài tập thí nghiệm Trong đó thí nghiệm là công cụ đƣợc sử dụng để tìm các đại lƣợng cần cho giải bài toán, cho phép đƣa ra lời giải hoặc là công cụ kiểm tra cách tính toán phù hợp ở mức độ nào với điều kiện bài toán công cụ đó có thể là các thí nghiệm biểu diễn hoặc thí nghiệm thực tập của học sinh. Để tiến hành các bài tập thí nghiệm, trong phòng thí nghiệm cần phải có trang bị ở mức nhất định. Vì những bài tập này có thể mang đặc trƣng định tính hoặc định lƣợng, cách giải phụ thuộc vào vai trò của thí nghiệm. Nếu để thu thập các số liệu cho tính toán thì phải tiến hành các phép đo tƣơng đối chính xác. Loại bài toán thí nghiệm ngày nay cũng đƣợc sử dụng rộng rãi trong thực tế dạy học vật lí ở trƣờng phổ thông, đặc biệt ở các trƣờng chuyên, lớp chọn. Từ việc phân loại các bài tập vật lí, có thể thấy đƣợc rất nhiều loại bài tập vật lí thông qua các cách phân loại khác nhau đồng thời cũng biết đƣợc ƣu, nhƣợc điểm của mỗi loại bài tập để sử dụng có hiệu quả tùy vào công việc. Trong đó bài tập định tính có khả năng nhấn mạnh bản chất vật lí của hiện tƣợng, rèn luyện đƣợc tƣ duy logic, khả năng phân tích hiện tƣợng, trí tƣởng tƣợng khoa học và kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh phù hợp các phƣơng pháp tổ chức dạy học mới mà các loại bài tập khác còn hạn chế về mặt này. Sau đây là phần trình bày cách lựa chọn 8 và sử dụng bài tập vật lí nói chung từ đó rút ra hƣớng lựa chọn và sử dụng bài tập định tính vật lí nói riêng. 1.1.2. Lựa chọn và sử dụng bài tập vật lí 1.1.2.1. Lựa chọn các bài tập vật lí Trong thực tế dạy học vật lí ngƣời giáo viên thƣờng xuyên phải thực hiện công việc lựa chọn và tìm cách vận dụng các bài tập vật lí sao cho phù hợp với mục tiêu dạy học của mỗi loại bài học, của công việc (nhƣ kiểm tra, giờ luyện tập, ). Khi đó việc lựa chọn hệ thống các bài tập cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Các bài tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp giúp cho học sinh nắm đƣợc phƣơng pháp giải các loại bài tập điển hình. 2. Mỗi bài tập phải là một mắt xích trong hệ thống bài tập, đóng góp vào việc củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức cho học sinh. 3. Trong hệ thống bài tập cần bao gồm nhiều loại nhƣ: Bài tập giả tạo (là loại bài tập mà nội dung của nó không sát với thực tế), các bài tập trừu tƣợng và các bài tập có nội dung thực tế, bài tập luyện tập và các bài tập sáng tạo, bài tập cho thừa hoặc thiếu dữ kiện, bài tập mang tính chất nguỵ biện và nghịch lí, bài tập có nhiều cách giải khác nhau 1.1.2.2. Sử dụng hệ thống bài tập Trong dạy học từng nội dung cụ thể, ngƣời giáo viên phải dự kiến chi tiết kế hoạch sử dụng hệ thống bài tập đã lựa chọn, chẳng hạn, theo các trƣờng hợp sau: 1. Sử dụng trong các khâu sau của quá trình dạy học: Nêu vấn đề, hình thành kiến thức mới, củng cố, hệ thống hoá, kiểm tra và đánh giá kiến thức, kĩ.năng của học sinh. 2. Trong tiến trình dạy học một đề tài cụ thể, việc giải hệ thống bài tập mà giáo viên đã lựa chọn cho học sinh thƣờng bắt đầu bằng những bài tập định tính hay những bài tập tập dƣợt. Sau đó học sinh sẽ giải các bài tập tính toán, bài tập đồ thị 9 bài tập thí nghiệm có nội dung phức tạp hơn. Việc giải các bài tập tính toán tổng hợp, những bài tập có nội dung kĩ thuật với dữ kiện không đầy đủ, những bài tập sáng tạo có thể coi là sự kết thúc việc giải hệ thống bài tập đã đƣợc lựa chọn cho đề tài. 3. Sử dụng các biện pháp để cá biệt hoá học sinh trong việc giải các bài tập vật lí: - Biến đổi mức độ yêu cầu của bài tập ra cho các đối tƣợng học sinh khác nhau nhƣ mức độ trừu tƣợng của đề bài, loại vấn đề cần giải quyết, phạm vi và tính phức tạp của các số liệu cần xử lí, loại và số lƣợng các thao tác tƣ duy logic và các phép biến đổi toán học phải sử dụng, phạm vi và mức độ kiến thức, kĩ năng cần huy động. - Biến đổi mức độ yêu cầu về số lƣợng bài tập cần giải, về mức độ tự lực của học sinh trong quá trình giải bài tập. Trên cơ sở lựa chọn và sử dụng bài tập vật lí có hiệu quả, mục tiếp theo sẽ trình bày cụ thể về vấn đề lựa chọn và sử dụng bài tập định tính vật lí phù hợp với các yêu cầu chung đã đề ra ở trên thông qua việc trình bày các cơ sở lí luận về bài tập định tính. 1.2. Cơ sở lí luận về bài tập định tính vật lí 1.2.1. Khái niệm bài tập định tính - Bài tập định tính là loại bài tập khi giải học sinh không cần phải thực hiện những phép tính phức tạp mà học sinh phải sử dụng những suy luận logic, dựa trên những định luật vật lí, hoặc dùng phƣơng pháp đồ thị, thí nghiệm, nếu cần có thể sử dụng những phép tính đơn giản có thể nhẩm đƣợc. 1.2.2. Vị trí, vai trò của bài tập định tính trong việc thực hiện các nhiệm vụ của dạy học vật lí ở trường THPT [...]... sở lí luận của bài tập vật lí nói chung, bài tập định tính vật lí nói riêng và việc vận dụng bài tập định tính trong các hoạt động giảng dạy vật lí ở THPT, từ đó rút ra vai trò của bài tập định tính trong công tác giáo dục Dựa trên cơ sở đó, chƣơng 2 sẽ hệ thống các bài tập định tính vật lí phần điện học theo các lí luận trên 18 CHƢƠNG 2 HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH PHẦN ĐIỆN HỌC 2.1 Tĩnh điện 2.1.1 Điện. .. Giải bài tập định tính là cơ hội để rèn luyện năng lực lập luận logic Vậy, việc lựa chọn và sử dụng bài tập định tính vật lí đầu tiên phải phù hợp với các yêu cầu của việc lựa chọn và sử dụng bài tập vật lí nói chung, sau đó phải đạt đƣợc những nhiệm vụ, vai trò vốn có riêng của nó 12 1.3 Cơ sở lí luận về việc vận dụng bài tập định tính vật lí trong giảng dạy 1.3.1 Giáo án có sử dụng bài tập định tính. .. định tính việc biện luận chính là việc kiểm tra lại kết quả thu đƣợc có phù hợp với các định luật, quy tắc vật lí và thực tế không 1.2.5 Bài tập định tính với việc bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh trong dạy học vật lí - Giải bài tập định tính là cơ hội để rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho học sinh - Giải bài tập định tính là cơ hội để khắc sâu bản chất vật lí của hiện tƣợng - Giải bài tập định tính. .. cách giải bài tập một cách khoa học, để đi đến kết quả chính xác Vì bài tập định tính cũng nằm trong hệ thống bài tập vật lí nên theo một dàn bài chung thì khi giải bài tập định tính cũng gồm các bƣớc sau: - Bƣớc 1: Tìm hiểu đầu bài 11 Gồm việc tìm hiểu ý nghĩa vật lí của các thuật ngữ, phân biệt dữ liệu và ẩn số, dùng kí hiệu để tóm tắt đầu bài nếu có, vẽ hình diễn đạt những điều kiện đầu bài nếu cần... giáo án có sử dụng bài tập định tính a) Bài soạn phải nêu đƣợc các mục tiêu của triết học - Về kiến thức, kĩ năng Làm cho học sinh nắm đƣợc một cách chính xác và hệ thống những khái niệm và hiện tƣợng, định luật vật lí nào đó, hiểu đƣợc các ứng dụng của nó vào thực tiễn Rèn cho học sinh một số kĩ năng nhất định Giáo viên cần phải xác định chính xác trọng tâm kiến thức kĩ năng của bài dạy, trên cơ sở... tƣ duy khoa học thì trƣớc tiên phải bồi dƣỡng tƣ duy logic vì đây là một trong hai bộ phận hợp thành của tƣ duy khoa học Và một trong những cách để bồi dƣỡng tƣ duy logic cho học sinh là cho học sinh luyện tập với các bài tập định tính Vì bản thân các bài tập định tính rất có ƣu thế trong việc bồi dƣỡng các thao tác tƣ duy, các phƣơng pháp suy luận logic cho học sinh Mặt khác, bài tập định tính do không... quanh quả cầu tích điện một mặt cầu bằng kim loại thì lực hút thay đổi nhƣ thế nào? Và nếu bao quanh mảnh giấy thì sao? Bài 3: Một vật dẫn A nằm trong điện trƣờng của một điện tích điểm B Ở đây bề mặt của vật A có phải là mặt đẳng thế không? Bài 4: Hai vật dẫn có hình dạng và kích thƣớc nhƣ nhau, một vật rỗng và một vật đặc Nếu truyền cho mỗi một vật dẫn đó các điện tích nhƣ nhau thì điện thế của chúng... tích Định luật Cu - lông Bài 1: Có 2 vật kích thƣớc nhỏ, nhiễm điện đẩy nhau Các điện tích trên mỗi vật có dấu nhƣ thế nào? Bài 2: Một vật mang điện tích dƣơng hút một quả cầu kim loại nhỏ treo bằng một sợi dây tơ Từ đó có thể kết luận quả cầu kim loại mang điện tích âm không? Bài 3: Nhiễm điện cho một thanh nhựa rồi đƣa nó lại gần 2 vật M và N Ta thấy thanh nhựa hút cả 2 vật M và N Vậy M, N có nhiễm điện. .. khác Cụ thể là đảm bảo mối liên hệ logic giữa các phần, bảo đảm bài dạy là một hệ toàn vẹn, mỗi phần là một phân hệ, các phân hệ gắn bó chặt chẽ tạo nên một hệ toàn vẹn c) Bài soạn phải xác định đƣợc nội dung, phƣơng pháp làm việc của thầy và trò trong cả tiết học Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với một tiết học Từ chỗ giáo viên nắm vững nội dung kiến thức, vận dụng thành thạo kiến thức đến chỗ... vật B chỉ còn lại điện tích dƣơng Nếu dùng vật B đã nhiễm điện dƣơng và làm tƣơng tự, ta có thể làm cho vật C nhiễm điện âm Thứ hai: Ta cho hai vật B, C chạm vào nhau, rồi đƣa A lại gần B Sau đó tách B, C ra thì vật B sẽ nhiễm điện dƣơng và vật C sẽ nhiễm điện âm Trong trƣờng hợp này hai vật dẫn B, C phải đƣợc đặt cách điện với đất 2.1.3 Điện trường Công của lực điện Hiệu điện thế 23 Bài 1: Có khi ngƣời . luyện tập tốt bắt đầu từ việc sử dụng bài tập định tính. b) Bài tập tính toán Các bài tập định lƣợng (bài tập tính toán): Đó là các bài tập khi giải phải sử dụng các phƣơng pháp toán học (dựa. pháp nhận thức đặc thù của vật lí đặc biệt phƣơng pháp suy luận toán học. Tuỳ theo phƣơng pháp toán học đƣợc vận dụng, bài tập tính toán đƣợc quy về các bài tập số học, đại số và hình học. -. chƣơng 4 của khóa luận sẽ trình bày một số trò chơi có thể áp dụng trong các hoạt động ngoại khóa vật lí THPT. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chƣơng 1. Cơ sở lí luận đã trình bày đƣợc cơ sở lí luận của bài