Trong những năm qua cùng với sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của các cấp, các ngành; Đảng bộ xã Bình Thuận đã tập trung lãnh đạo, huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân t
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do và sự cần thiết phải lập quy hoạch 3
2 Mục tiêu 3
2.1 Mục tiêu tổng quát 3
2.2 Mục tiêu cụ thể 4
3 Phạm vi lập quy hoạch 4
4 Các căn cứ lập quy hoạch 4
PHẦN II: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG 6
I ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 6
1 Điều kiện tự nhiên 6
2 Đánh giá hiện trạng kinh tế - Xã hội 6
3 Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản các công trình hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất 8
II HIỆN TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC HẠ TẦNG CƠ SỞ 14
1 Nhà ở nông thôn 14
2 Thực trạng kiến trúc các công trình công cộng 15
3 Thực trạng hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường 17
4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật nông thôn 17
III HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 22
IV ĐÁNH GIÁ CHUNG 22
1 Thuận lợi 22
2 Khó khăn - hạn chế 23
V ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THEO 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI 23
PHẦN III CÁC DỰ BÁO VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 24
1 Dự báo tiềm năng 24
1.1 Về tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp thuỷ sản, du lịch cộng đồng và sinh thái 24
1.2 Dự báo về dân số, lao động 24
PHẦN IV NỘI DUNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 26
I QUY HOẠCH KHÔNG GIAN TỔNG THỂ TOÀN XÃ 26
1 Xác định ranh giới quy mô sử dụng đất 26
2 Định hướng quy hoạch cải tạo khu dân cư các xóm 26
3 Định hướng tổ chức công trình hạ tầng kỹ thuật 27
1 Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2012 - 2020: 28
2 Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 31
III QUY HOẠCH SẢN XUẤT 33
1 Quy hoạch phát triển nông nghiệp 33
2 Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản 35
Trang 23 Quy hoạch phát triển lâm nghiệp 36
4 Quy hoạch thuỷ lợi 36
IV QUY HOẠCH XÂY DỰNG 40
1 Quy hoạch giãn dân và khu dân cư mới 40
2 Quy hoạch mạng lưới công trình, hệ thống hạ tầng xã hội 41
3 Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật 42
V CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 52
2 Tập trung huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững 52
3 Giải pháp về vốn: .52
4 Giải pháp về tuyên truyền: 53
5 Giải pháp về ứng dụng KHCN: 53
PHẦN VI: DỰ KIẾN CÁC HẠNG MỤC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ 54
55
PHẦN VII KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
56
PHỤ LỤC SỬ DỤNG ĐẤT 57
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do và sự cần thiết phải lập quy hoạch
Thực hiện Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 ca Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 1282/QĐ-UBND ngày 25/05/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020, trong đó có kế hoạch triển khai lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã
Bình Thuận là xã nằm sát trung tâm huyện Đại Từ về phía Đông Nam, cách trung tâm huyện 1,5 km, phía Đông giáp xã Tân Thái, phía Tây giáp xã Khôi Kỳ và xã Mỹ Yên, phía Nam giáp xã Lục Ba, phía Bắc giáp xã Hùng Sơn và thị trấn Đại Từ Tổng diện tích đất tự nhiên 942,10 ha Đến 31/12/2011 dân số xã là 6.413 người, đang sinh sống trong 19 xóm
Trong những năm qua cùng với sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của các cấp, các ngành; Đảng bộ xã Bình Thuận đã tập trung lãnh đạo, huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong xã phát huy nội lực phấn đấu hoàn thành cơ bản các mục tiêu kinh tế xã hội, trong nhiệm kỳ 2006-2011, kinh tế tăng trưởng bình quân đạt 7,5%; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có những bước phát triển Các lĩnh vực văn hoá- xã hội; chất lượng giáo dục; công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; quốc phòng an ninh, Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao
Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều mặt hạn chế tồn tại đó là: Chưa khai thác và phát huy hết tiềm năng lợi thế của xã; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún nhỏ lẻ chưa hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; công tác quy hoạch chưa được đầu tư thoả đáng
Để từng bước xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế
và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nhanh nông nghiệp với phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được củng cố thì công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới có vai trò vô cùng quan trọng nhằm xác định cho xã Bình Thuận lộ trình và các bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu hoàn thành công cuộc xây dựng nông thôn mới
Xuất phát từ những yêu cầu trên, để thực hiện thắng lợi của mục tiêu kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Bình Thuận đã đặt ra, phấn đấu đến hết năm 2020 xã Bình Thuận trở thành xã nông thôn mới, thì yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay đó là phải tiến hành quy hoạch xây dựng nông thôn mới
2 Mục tiêu
2.1 Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng xã Bình Thuận có kết cấu hạ tầng - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; phát triển nhanh nông nghiệp theo hướng tập trung
Trang 4sản xuất hàng hoá; phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; các làng nghề, dịch vụ, thương mại theo quy hoạch, xây dựng xã hội nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được củng cố vững mạnh.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đúng thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở đó tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển nông nghiệp hành hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội- môi trường
- Khai thác và phát huy có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của xã Bình Thuận huy động mọi nguồn lực tập trung cho công cuộc xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến hết
2020 xã Bình Thuận cơ bản xây dựng xong kết cấu hạ tầng nông thôn và hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến 2020 thu nhập bình quân đầu người của xã tăng 2,5 lần so với hiện nay
- Đảm bảo cho việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá nông thôn về SX nông nghiệp, công nghiệp-TTCN, dịch vụ Nâng cấp cơ sở hạ tầng
kỹ thuật, cải tạo và chỉnh trang các xóm, các khu dân cư theo hướng văn minh, bảo tồn bản sắc văn hoá tốt đẹp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
3 Phạm vi lập quy hoạch
- Lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 - 2020; trong quá trình lập quy hoạch đảm bảo sự liên kết sự phát triển của xã gắn liền với quy hoạch chung của huyện và các xã giáp ranh
- Ranh giới nghiên cứu quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới theo địa giới hành chính 364 xã Bình Thuận với tổng diện tích tự nhiên 942,10 ha được xác định như sau:
+ Phía Đông giáp xã Tân Thái và Hồ Núi Cốc;
+ Phía Tây giáp xã Khôi Kỳ và Mỹ Yên;
+ Phía Nam giáp xã Lục Ba;
+ Phía Bắc giáp Thị trấn Đại Từ và xã Hùng Sơn
4 Các căn cứ lập quy hoạch
- Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010-2020;
- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT, ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp PTNT về Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009, của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số 09/2010/TT-BXD, ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
Trang 5- Thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày 30/9/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC, ngày 13/4/2011 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT- Bộ Tài KHĐT- Bộ Tài Chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết địmh 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
- Thông tư số 31/2009 TT-BXD ngày 9/2009 của Bộ Xây dựng V/v Ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn Thông tư số 32/2009 TT-BXD ngày 10/9/2009 của
Bộ Xây dựng V/v Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư liên tịch 13/2011/TTLT – BXD – BNNPTNT – BTN&MT quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM do của Bộ xây dựng, Bộ nông nghiệp & PTNT, Bộ Tài nguyên & MT ban hành ngày 28/10/2011
- Quyết định số 112/QĐ-SXD ngày 04/8/2011 của Sở xây dựng Thái Nguyên V /v: Ban hành hướng dẫn tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 1114/QĐ-SGTVT ngày 02/8/2011 của Sở Giao Thông vận tải Thái Nguyên V/v: Ban hành hướng dẫn quy hoạch, hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn xã, đường liên xã, đường liên thôn, liên xóm;
- Quyết định số 253/QĐ- STNMT ngày 09/8/2011 của Sở tài nguyên môi trường Thái Nguyên V/v: Hướng dẫn lập, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã;
- Quyết định số 2412/SNN-KHTC ngày 09/8/2011 của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Nguyên V/v: Quy hoạch sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 1282/QĐ-UBND, ngày 25/5/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên V/v Phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-
2015, định hướng đến 2020;
- Quyết định số: 3128/QĐ-UBND ngày 17/07/2012 của UBND huyện Đại Từ V/v phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng NTM xã Bình Thuận huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020;
- Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Đại Từ khoá XXII, nhiệm kỳ 2010-2015;
- Quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội huyện Đại Từ, giai đoạn 2010-2020;
- Quy hoạch phát triển cây chè huyện Đại Từ giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030;
- Quy hoạch phát triển chăn nuôi của huyện Đại Từ đến năm 2020;
- Quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ giai đoạn 2011-2020;
- Các chương trình, Đề án phát triển kinh tế xã hội của huyện Đại Từ đến 2015;
- Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010-2015;
- Bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đến năm 2011 xã Bình Thuận tỷ
lệ 1/5.000;
- Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn các ngành có liên quan;
Trang 6PHẦN II: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
I ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
1 Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý: Xã Bình Bình Thuận là xã nằm sát trung tâm huyện Đại Từ về phía
Đông Nam, cách trung tâm huyện 1,5 km, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 26 km theo đường bộ Bao gồm 19 xóm
1.2 Địa hình: Là xã trung du địa hình dốc dần từ Tây sang Đông Tổng diện tích tự nhiên
của xã là 942,10ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 661,23ha chiếm 70,19%, đất phi nông nghiệp là 197,91 ha chiếm 21,01%, đất chưa sử dụng là 1,87ha chiếm 0,2% đất, đất ở nông thôn 81,09 ha chiếm 8,61% đất toàn xã
1.3 Khí hậu: Khí hậu của Bình Thuận mang đặc trưng của miền núi phía Bắc, thích hợp cho
sự phát triển đa dạng về sinh học, có điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,0-23,0oC Tháng 8 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình khoảng 28-29oC và tháng 1 là lạnh nhất với nhiệt độ trung bình khoảng 15-17oC
1.4 Thuỷ văn: Trên địa bàn xã Bình Thuận có suối Cái chảy từ đầu đến cuối xã , trên địa bàn
còn có diện tích mặt nước hồ, đầm nằm rải rác tại các xóm với tổng diện tích mặt nước là 104,41 ha; nhìn chung nguồn nước trên địa bàn xã khá dồi dào, rất thuận lợi cho việc tưới tiêu trồng trọt, phát triển chăn nuôi thủy sản và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân
2 Đánh giá hiện trạng kinh tế - Xã hội
2.1 Tình hình phát triển kinh tế
- Cơ cấu kinh tế năm 2011 là: Nông nghiệp 80,19%; Thương mại - dịch vụ 15,06%; Công nghiệp-TTCN: 4,75% Tổng thu nhập bình quân đầu người: 9,5triệu đồng/người/năm
- Tổng sản lượng lương thực có hạt: 1.940 tấn, trong đó năng suất cây lúa đạt 57,2tạ/ha Đến cuối năm 2011 đàn trâu: 257con; đàn bò 2 con; đàn lợn 1.796 con; Đàn gia cầm 32.427 con
- Tổng diện tích chè kinh doanh 208ha năng suất 100 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 2080 tấn
BIỂU 1: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ SỐ DÂN GIA TĂNG GIAI ĐOẠN 2005-2011
STT Năm Số khẩu Số người tăng
tự nhiên
Số người tăng cơ học
Trang 7STT Năm Số khẩu Số người tăng
tự nhiên
Số người tăng cơ học
- Lao động: Người dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp Dân số trong độ tuổi lao
động khoảng 4.675 người, chiếm khoảng 72,9% dân số xã
BIỂU 3: CƠ CẤU LAO ĐỘNG
II Lao động làm việc trong các ngành kinh tế (người) 4.600 98,4
2.2 Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây
Trang 8- Thực hiện tốt nếp sống văn minh, các khu dân cư luôn chấp hành các quy ước, hương ước đề ra, tích cực tham gia xây dựng làng xã văn hoá Đến nay xã có 08/19 xóm đạt danh hiệu khu dân cư văn hoá và có 12/19 xóm có nhà văn hoá để hoạt động;
có 1.365 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá chiếm 77,25% tổng số hộ
- Có 2 trường đạt chuẩn quốc gia trong đó trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2008 và trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2009
- Tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở đạt 100%
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 19%
3 Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản các công trình hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất
3.1 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
- Trong sản xuất nông, lâm nghiệp, xác định cây lúa là trọng tâm để phát triển kinh
tế, trong những năm qua sản xuất nông - lâm nghiệp của xã Bình Thuận có những bước phát triển khá toàn diện;
BIỂU 4: TỔNG HỢP DIỆN TÍCH NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2006-2011
Diện tích (ha)
Năng Suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Năng Suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Năng Suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Năng Suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Năng Suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn) Lúa(cả
- Về sản xuất lương thực: Qua số liệu đánh giá tại biểu 4 cho thấy trong những
năm qua diện tích, năng suất lúa và sản lượng lúa tăng dần theo các năm; trong cả giai đoạn 2006-2011 diện tích trồng lúa tăng 5 ha; năng suất lúa tăng 110,7%; sản lượng tăng 112,45%; so với năm 2006 Năm 2011 năng suất lúa bình quân đạt 57 ta/ha, sản lượng lúa đạt 1.844,1 tấn Trong sản xuất lương thực cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống đã có bước
Trang 9chuyển dịch tích cực, diện tích lúa lai, lúa thuần chất lượng cao được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều.
- Về sản xuất chè: Phát huy tiềm năng, điều kiện của địa phương, xác định sản xuất
chè nhằm tạo bước phát triển mạnh về kinh tế, trong những năm qua đã tập trung triển khai đưa các giống chè mới, có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; cải tạo giống bằng cách trồng thay thế giống chè trung du bằng các gống chè mới; đầu tư phát triển vùng chè sạch, chè an toàn Do chỉ đạo, đầu tư đúng hướng, năng suất, sản lượng chè hàng năm tăng nhanh Đến năm 2011, diện tích chè kinh doanh đạt 208ha; năng suất đạt
100 tạ/ha, sản lượng đạt 2.080 tấn
- Lâm nghiệp: Trên địa bàn xã tổng diện tích đất rừng sản xuất là 76,34ha Công
tác quản lý bảo vệ rừng được triển khai thực hiện tốt, hàng năm xã đều kết hợp hạt kiểm lâm Đại Từ làm tốt công tác quản lý, tuyên truyền bảo vệ rừng, không để xẩy ra cháy rừng; các vụ vi phạm lâm luật hàng năm đều giảm
- Thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã là 16,14 ha chủ yếu là các
ao, đầm nhỏ nằm xen kẽ, rải rác tại các xóm trên địa bàn xã, sản lượng thủy sản năm
2011 đạt 19 tấn
- Chăn nuôi: Đến cuối năm 2011 đàn trâu có: 257con; đàn bò 2 con; đàn lợn
1.796 con; đàn gia cầm 32.427 con
BIỂU 5: TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN
GIAI ĐOẠN 2006-2011 Năm Đàn
trâu (con)
Đàn bò (con)
Đàn lợn (con)
Đàn gia cầm (con) Thuỷ sản Tổng
hộ chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại tăng, nhiều giống vật nuôi mới được đưa vào sản xuất như lợn hướng nạc
3.2 Hiện trạng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
a Hồ, đập dâng thủy lợi:
- Hiện tại trên địa bàn xã có 02 hồ, là hồ Núi Tán, hồ Ba Tua phục vụ tưới toàn xã
Trang 10với tổng diện tích tưới bổ sung cho khoảng 128 ha lúa và 80 ha chè
- Toàn xã có 15 đập dâng trong đó có 5 đập đã được kiên cố ( gồm đập Vai Cái 1; đập Vai Cái 2; đập Vai Làng; đập Vai Chùa và đập Đồng Đả), các đập khác đã xuống cấp, chỉ là đập đất, đập tạm bằng đá Ngoài ra còn có một số ao hồ kết hợp nuôi trồng thủy sản và tiêu nước ban đầu cho một số xứ đồng
BIỂU 6: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HỒ, ĐẬP
Công trình phục vụ
Diện tích tưới (ha) Loại đập
59,92 Đập xây
4 Đập Vai Cái 2
Khu Tồ Tồ, Đồng Đầm Phẩy Trong, Đồng Sau, Đồng Sang, Đồng Bờ Mương, Đồng Đám Mạ, Đồng Trại, Đồng La Vang, Đồng Gốc Phách, Đồng Lang Sọ
10 Đập Cây Xoan Đồng La Vải, Đồng Soi, Đồng La Nưa 24 Đập tạm
Thủ, đồng Trên, đồng Gốc Đa 9,89 Đập xây
16 Hồ Ba Tua Xóm Văn Khúc 10, Văn Khúc 11,
Trang 11dài 40,34km, trong đó đã cứng hóa được một số tuyến kênh dài 14,34m đạt 35,55%, các tuyến kênh đất đã xuống cấp Toàn bộ các tuyến kênh do xã quản lý Một số diện tích còn chưa có hệ thống kênh tưới, tưới chủ yếu bằng nước mưa.
BIỂU 7: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH MƯƠNG
(m)
Trong đó Kênh xây Kênh đất
3 Khu dân cư xóm Đầm Mụ - Đầu Đồng Thằn
3 Đầu Đồng Gốc Cau - Cuối Đồng Cây Sữa 596 596
Xóm Văn Khúc 10
Xóm Bình Khang
4 Nhà văn hóa Bình Khang - Gò Đồng Tản Đồng
Trang 12TT Tên tuyến kênh Chiều dài
(m)
Trong đó Kênh xây Kênh đất
4 Nhà văn hóa Bình Khang - Gò Đồng Tản Đồng
Sau
Xóm Trại 4
Trang 13TT Tên tuyến kênh Chiều dài
(m)
Trong đó Kênh xây Kênh đất
- Giao thông nội đồng, sản xuất: Tổng chiều dài các tuyến đường giao thông nội đồng
của xã là 14,289 km trong đó có 0,429 km là đường bê tông còn lại là đường đất Tổng chiều dài các tuyến đường sản xuất 4,606 km toàn bộ các tuyến đều là đường đất đi lại khó khăn
BIỂU 8: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG NỘI ĐỒNG, SẢN XUẤT
dài
Chiều rộng (m) Nền Mặt Lề
4 Đồng Trại, Đồng La Vang Xóm Trại 5, Xóm
Trang 14Tt Điểm đầu - điểm cuối Chiều
dài
Chiều rộng (m) Kết cấu Nền Mặt Lề
Trang 152 Thực trạng kiến trúc các công trình công cộng
2.1 Khu trung tâm xã
Khu trung tâm xã nằm nằm tại xóm Bình Sơn gồm trụ sở Đảng uỷ, HĐND, UBND xã; Trường Mầm non, Trường tiểu học, Trường THCS, Bưu điện, Trạm y tế
2.2 Trụ sở Đảng uỷ, HDND, UBND
Diện tích khuôn viên: 1.243 m2 , trong đó diện tích xây dựng nhà là: 410 m 2 Hiện trạng gồm 3 dãy nhà, toàn bộ là nhà 1 tầng bán kiên cố hiện đã xuống cấp: Một nhà mái bằng 1 tầng dùng làm hội trường với diện tích 147 m2, một nhà mái bằng 1 tầng có diện tích 139 m2 với 4 phòng làm việc: phòng Công an xã, văn phòng Ủy ban, phòng địa chính
và phòng Chủ tịch UBND xã, một nhà 1 tầng bán kiên cố có diện tích 124 m2 với 03 phòng làm việc: Thường trực HĐND, phòng đoàn thể, thường trực Đảng ủy
- Trường tiểu học: Đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2009 Vị trí đặt tại xóm Bình
Sơn Diện tích khuôn viên: 7400 m2 Số cán bộ giáo viên: 25 giáo viên, 3 nhân viên, 2 cán
bộ quản lý Số học sinh: 397 học sinh chia làm 15 lớp học, diện tích bình quân 18,64
m2/học sinh Quy mô trường: 15 phòng học (học 2 buổi 1 ngày): 3 nhà 1 tầng bán kiên cố được xây dựng năm 2001, 1 nhà 2 tầng có 8 phòng học xây dựng năm 2010, còn lại là 4 nhà 1 tầng bán kiên cố đã xuống cấp Hệ thống nước sinh hoạt đang dùng nước giếng khơi Trường có biển hiệu, tường bao, sân tập thể dục, bãi để xe cho giáo viên và học sinh
- Trường trung học cơ sở: Vị trí đặt tại xóm Bình Sơn Diện tích khuôn viên:
5.566m2 Gồm 8 dãy 1 tầng bán kiên cố hiện đã xuống cấp nghiêm trọng Gồm: 10 phòng học, 4 phòng chức năng Số cán bộ giáo viên: 24 người, số học sinh: 348 em, chia làm 10 lớp học, diện tích bình quân 16 m2/học sinh Sân trường được lát gạch, có cây xanh, có biển hiệu trường, tường bao 3 mặt (mặt giáp nghĩa trang liệt sỹ chưa có tường bao), có nhà để xe học sinh, giáo viên Hệ thống nước sạch: dùng giếng khơi, công trình vệ sinh xuống cấp Trường chưa đạt chuẩn Quốc gia
2.4 Trạm y tế:
Vị trí tại khu trung tâm xã (xóm Bình Sơn), trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia năm 2005 Diện tích khuôn viên: 757 m2, trong đó diện tích xây dựng nhà: 265 m2 Gồm có: 1 nhà cấp 4 có diện tích: 163 m2 với 06 phòng, 1 nhà 1 tầng bán kiên cố có diện tích 102 m2 với
3 phòng Số cán bộ: 06 người Cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng Trạm có vườn thuốc nam
2.5 Bưu điện: Nằm tại khu trung tâm, cạnh UBND xã Diện tích khuôn viên 138 m2, trong đó diện tích xây dựng nhà là 45 m2, nhà 1 tầng bán kiên cố Có đầy đủ trang thiết bị đảm bảo dịch vụ bưu chính và văn hóa cho nhân dân trong xã
Trang 162.6 Khu văn hóa - thể thao và nhà văn hóa của các xóm
- Nhà văn hoá trung tâm: Chưa có
- Nhà văn hoá xóm: 12/19 xóm đã có nhà văn hoá Các nhà văn hóa đều được xây dựng thô sơ, thiếu các trang thiết bị phục vụ việc sinh hoạt cộng đồng của người dân, một
số nhà văn hóa không đủ diện tích khuôn viên Trong đó có nhà văn hóa xóm Trại đã được xây dựng kiên cố khang trang đạt chuẩn
BIỂU 9: HIỆN TRẠNG NHÀ VĂN HÓA CỦA XÃ VÀ CÁC XÓM STT Tên NVH Diện tích đất (m 2 ) Diện tích xây
* Các công trình văn hóa tâm linh:
- Chùa Sơn Dược với diện tích: 4210 m2, vị trí tại xóm Chùa 8
- Chùa Đồng Bé với diện tích: 3941m2, vị trí tại xóm Thanh Phong 13
2.7 Chợ : Xã Bình Thuận không có chợ, người dân chủ yếu buôn bán, trao đổi hàng hóa
Trang 17ở chợ Đại Từ Ngoài ra còn có các cửa hàng, đại lý bán hàng nhỏ lẻ của các hộ nhân dân
tự phát nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ
3 Thực trạng hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường
3.1 Hiện trạng hệ thống thoát nước: Trên địa bàn xã chưa xây dựng được hệ thống thoát
nước thải Hiện tại hệ thống thoát nước của xã Bình Thuận chủ yếu là tự chảy vào khu vực đồng ruộng, ao hồ sẵn có theo hệ thống kênh mương thủy lợi và theo địa hình tự nhiên
3.2 Hiện trạng nghĩa trang, nghĩa địa và bãi chứa rác thải
Hiện nay xã có 07 nghĩa trang tập trung, 1 nghĩa trang của xã Lục Ba hiện tại nằm trên đất xã; ngoài ra còn các nghĩa địa nhỏ nằm rải rác trên các cánh đồng và khu đồi, hầu hết các nghĩa trang, nghĩa địa đều nằm gần các khu dân cư, không đảm bảo vệ sinh môi trường
BIỂU 10: HIỆN TRẠNG NGHĨA TRANG NHÂN DÂN
trạng (ha)
1 Nghĩa trang nhân dân Gốc Cau Thanh Phong 13 0,074
4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật nông thôn
4.1 Hệ thống giao thông
- Giao thông liên xã: Bình Thuận là xã nằm sát Thị Trấn Đại Từ nên hệ thống giao
thông xã tương đối thuận lợi Tổng đường liên xã 4,30 km trong đó đã được kiên cố hóa toàn bộ với nền đường rộng 5,5÷7m, mặt đường rộng 3÷3,5m
BIỂU 11: HIỆN TRẠNG CÁC TUYẾN GIAO THÔNG TRỤC XÃ, LIÊN XÃ
dài
Chiều rộng (m) Nền Mặt Lề
1 Đường liên xã chạy qua địa phận xã Bình Thuận: từ
xã Khôi Kỳ đến nhà ông Hào xã Bình Thuận đến
nhà ông Thắng xã Mỹ Yên
996 7,0 3,5 2,25 Đường
nhựa
2 Đường ĐT261 km1+ 250 - chân dốc mỏ đường liên
Trang 18- Giao thông trục xã, liên xóm: Trên địa bàn xã có 06 tuyến giao thông liên xóm với
tổng chiều dài là 7,011 km , trong đó có 5,975 km được bê tông hóa còn lại là đường đất, nhìn chung hệ thống giao thông liên xóm đều chưa đạt chuẩn nông thôn mới
BIỂU 12: HIỆN TRẠNG CÁC TUYẾN GIAO THÔNG TRỤC XÃ, LIÊN XÓM
dài
Chiều rộng (m) Nền Mặt Lề
- Giao thông trục xóm : Tổng chiều dài các tuyến đường giao thông liên xóm của
xã là 15,513km, trong đó đường được bê tông hóa là 4,114km, còn lại là đường đất với chiều rộng từ 3-7m
BIỂU 13: HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG TRỤC XÓM
dài
Chiều rộng (m) Nền Mặt Lề
0
1 Nhà bà Oanh (xóm trại 4) - nhà ông Được
2 Nhà Ông Thủy xóm Đình 7 - nhà ông
3 Nhà ông Trung xóm Văn Khúc 11 - nhà
4 Cầu Tiến Thành - nhà ông Mát xóm Tiến
Đất8
Nhà ông Tần xóm Văn Khúc 11 - ĐT261 492 4,0 2 2,0 Bê Tông
9 Nhà bà Trường xóm Thuận Phong - nhà
Trang 1910 Nhà bà Miên xóm Thuận Phong - nhà ông
11 Nhà ông Dung xóm Thanh Phong 13 - nhà
ông Quỳnh xóm Thanh Phong 14 567 4,0 2,5 1,5 Bê Tông
Nhà ông Tuấn xóm Bình Sơn – đập Đồng
- Giao thông ngõ xóm : Tổng chiều dài các tuyến đường giao thông ngõ xóm của xã
là 18,965km, trong đó đã được bê tông hóa là 6,711 km, còn lại là đường đất, hầu hết các tuyến giao thông ngõ xóm đều chưa đạt chuẩn nông thôn mới
BIỂU 14: HIỆN TRẠNG CÁC TUYẾN GIAO THÔNG NGÕ XÓM
dài
Chiều rộng (m) Nền Mặt Lề
1 Nhà Hoan Lai (Trại 5) - nhà Ông Hải (Chùa 8) 781 3 Đất
2 Trạm điện Linh Mẫn - nhà văn hóa xóm Đình 6 812 3 2,5 0,5 Bê tông
4 Đường đến sân thể thao quy hoạch Xóm Trại 4 213 2,5 Đất
5 Nhà văn hóa Trại 5 - nghĩa địa Bờ Vai 243 4 2,5 1,5 Bê tông
6 Nhà ông Cường Xóm Trại 5 - nhà ông Mai Xóm
Trang 20Stt Điểm đầu - điểm cuối Chiều
dài
Chiều rộng (m) Kết
cấu Nền Mặt Lề
13 Nhà ông Thông Xóm Đình 7 - nhà Ông Thu Xóm
14 Nhà ông Mão Xóm Đình 7 - nhà ông Phương 355 4 2,5 1,5 Bê tông
15 Ngã 3 ông Chức - nhà ông Ninh Xóm Đình 6 569 4 3 1 Bê tông
16 Nhà ông Đạt Xóm Đình 6 - nhà Ông Hữu Xóm
17 Nhà bà Tiếp Xóm Đình 6 - nhà ông Nguyên Xóm
18 Nhà bà Tiếp Xóm Đình 6 - nghĩa địa Đình 6 351 4 3 1 Bê tông
19 Nhà ông Chính Xóm Đình 6 - nhà ông Huệ Đình
20 Nhà ông Tùng Xóm Văn Khúc 10 - Đồng Gốc
21 Nhà ông Cung Xóm Văn Khúc 10 - nhà ông Quân
22 Nhà ông Trung Văn Khúc 10 - nhà Ông Hạnh
23 Nhà ông Đông Xóm Văn Khúc 11 - nhà ông Khôi
27 Ngã 3 vào nghĩa địa - hết Nghĩa Địa La Gò 287 4 2,5 1,5 Bê tông
28 Nghĩa địa La Gò - ông Thắng Xóm Tiến Thành 1 96 3 Đất
29 Nhà ông Mẫn Xóm Tiến Thành 2 - đồng Tuyến 189 4,5 Đất
30 Nhà ông Nguyện Tiến Thành 2 - đồng Trên 149 2,5 Đất
31 Nhà ông Tý Xóm Tiến Thành 4 - giáp đất quốc
32 Nhà Trang xóm Tiến Thành 4 - trạm biến thế 06 223 3,5 Đất
33 ĐT 261 - nhà ông Từ Xóm Bình Sơn 274 3 2,5 0,5 Bê tông
37 Nhà ông Tiến Xóm Bình Khang - nhà Ông Hậu
40 Nhà văn hóa xóm Bình Khang - nhà ông Cấp 157 3,5 Đất
Trang 21Stt Điểm đầu - điểm cuối Chiều
dài
Chiều rộng (m) Kết
cấu Nền Mặt Lề
48 Nhà ông viện - nhà ông Thành Xóm Thuận Phong 200 3 2,5 0,5 Bê tong
49 Nhà ông Tạo - nhà ông Cưu Xóm Thuận Phong 42 4 3 1 Bê tong
50 Nhà ông Trường - nhà bà Nga Xóm Thuận Phong 662 3 Đất
51 NHà ông Phong - nhà ông Thình Xóm Thuận
55 Cầu sáu cây - nhà ông tụng Xã Lục Ba 1136 6 3 3 Bê tong
57 Nhà bà Liên Xóm Bình Xuân - nhà Ông Tuyên
58 Nhà ông Minh Xóm Bình Xuân - Nhà Ông Lợi
59 Nhà Ông Phong xóm Bình Xuân - nhà Bà Thơm
4.2 Hiện trạng hệ thống cấp nước
- Cấp nước sinh hoạt: Một phần xóm Bình Sơn hiện nay đang dùng chung nước
sạch của nhà máy nước Đại Từ Xóm Bình Xuân, Đầm Mụ sử dụng nước sạch của dự án nước sạch Mỹ Yên Các xóm còn lại sử dụng nước giếng khoan, giếng đào
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh là 85%, trong đó có 1% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn Quốc gia Còn 15% số hộ dùng nước chưa đảm bảo vệ sinh
- Cấp nước cho nông nghiệp: hiện nay trên địa bàn xã hệ thống tưới phục vụ nông nghiệp được lấy chủ yếu từ suối Cái và được dẫn bằng kênh mương
4.3 Hiện trạng hệ thống cấp điện
- Hiện tại 100% số hộ gia đình trong xã được sử dụng điện lưới quốc gia
- Xã có 4 trạm biến áp, tổng công suất cấp điện 840 KVA Địa bàn xã có tuyến
đường dây cao thế 220 KV chạy qua với chiều dài qua xã: 1,07 km và tuyến đường dây
110 KV với chiều dài: 1,81km; 1 tuyến trung thế 35 KV với chiều dài: 4,24 km, còn lại là đường dây hạ thế 0,4KV với tổng chiều dài 17,46 km
BIỀU 15: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TRẠM BIẾN ÁP CỦA XÃ
Trang 22STT Tên trạm Vị trí xây dựng Công suất
1 TBA số 1 Xóm Trại 4 400 Xóm Trại 4, Xóm Trại 5, Bình Sơn, Bình
Khang, Văn Khúc 10, Văn Khúc 11
2 TBA số 2 Thanh Phong 13 180 Thanh Phong 13, Thanh Phong 14, Thuận
hạ thế xây dựng đã lâu, chắp vá nhiều theo sự phát triển tự phát của phụ tải nên gây tổn thất điện áp lớn
III HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
- Tổng diện tích tự nhiên toàn xã: 942,10ha
+ Diện tích đất nông nghiệp: 661,23ha chiếm 70,19%
+ Diện tích đất phi nông nghiệp: 197,91ha chiếm 21,01%
+ Diện tích đất chưa sử dụng: 1,87ha chiếm 0,2%
+ Diện tích đất ở: 81,09 ha chiếm 8,61%
( Chi tiết tại phụ lục 01)
IV ĐÁNH GIÁ CHUNG
1 Thuận lợi
- Trong giai đoạn 2006 - 2011 tiếp tục phát huy truyền thống quê hương các mạng, cùng với sự nỗ lực cố gắng chung của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, kinh tế xã hội của xã có nhiều đổi mới Bộ mặt nông thôn mới đã có nhiều thay đổi tích cực Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên Kết cấu hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, hệ thống kênh mương được quan tâm đầu tư xây dựng Văn hoá - xã hội thu được nhiều kết quả nhất là trong lĩnh vực giáo dục, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư Quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn được đảm bảo Đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo hết năm 2011 giảm xuống còn 11,94% Hệ thống chính trị thường xuyên được kiện toàn, củng cố vững mạnh, tạo niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân, đây là tiền đề là điều kiện thuận lợi để Bình Thuận triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới
- Bình Thuận là vùng có điều kiện tự nhiên, sinh thái: khí hậu, đất đai, nước, nhiệt
độ, độ ẩm rất thuận lợi cho sinh trưởng phát nông nghiệp, đặc biệt các loại rau màu, hoa, cây cảnh Có lực lượng lao động khá dồi dào, người dân có truyền thống lao động cần cù,
có kinh nghiệm trồng hoa, cây cảnh và các loại rau màu Đây là điều kiện rất thuận lợi để
xã phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao
Trang 232 Khó khăn - hạn chế
- Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, diện tích cây mầu vụ đông hàng năm đạt thấp; đàn gia súc, gia cầm phát triển chậm; chưa có nhiều mô hình ứng dụng KHCN cao trong
SX nông nghiệp, nhất là các mô hình trang trại; du lịch, dịch vụ phát triển chậm
- Kinh tế tăng trưởng khá, song còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của xã Mặc dù sản xuất rất được xã quan tâm nhưng do kinh tế chậm phát triển nên đầu
tư hỗ trợ sản xuất còn hạn chế
- Hệ thống giao thông, thủy lợi tuy có bước phát triển nhưng chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng vùng chè, vùng lúa còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất Xã có nhiều vùng trồng chè, vùng lúa tập trung nhưng do chưa áp dụng được kỹ thuật khoa học tiến bộ nên chưa đem lại hiệu quả cao
- Công tác chuyển giao ứng dụng KHCN vào sản xuất còn chậm, thiếu đồng bộ
Người sản xuất chưa được đào tạo các kĩ thuật mới một cách hệ thống và toàn diện, chưa thay đổi nếp sản xuất cũ còn lạc hậu, chưa có cách tiếp cận linh hoạt với nền kinh tế thị trường
- Tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả biến động mạnh, suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tác động và ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, đời sống của nhân dân
V ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THEO 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI
- Theo kết quả rà soát đánh giá đến hết năm 2011 xã đã đạt 01/19 tiêu chí nông thôn mới, các tiêu chí đã đạt là: Trường học Còn lại 18 tiêu chí chưa đạt: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, Giao thông, Thuỷ lợi, Điện, Cơ sở vật chất văn hoá, Chợ nông thôn, Nhà
ở, Thu nhập, Hộ nghèo, Cơ cấu lao động, Hình thức tổ chức sản xuất, Văn hoá, Giáo dục,
Y tế; Môi trường, An ninh trật tự xã hội; Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
Trang 24PHẦN III CÁC DỰ BÁO VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1 Dự báo tiềm năng
1.1 Về tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp thuỷ sản, du lịch cộng đồng và sinh thái.
- Bình Thuận là xã nằm trong dự án quy hoạch khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, đặc biệt là xã nằm ở đầu tuyến đường Hồ Núi Cốc đi Quân Chu Khi dự án hoàn thành sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế hàng hóa, dịch vụ, du lịch, tiểu thủ công nghiệp của xã
- Là xã có tiềm năng lợi thế phát triển chè của huyện Đại Từ, vùng trồng chè nằm tập trung thuận lợi cho việc triển khai áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, sức cạnh tranh trong sản xuất và phát triển chè
- Ngoài ra trên địa bàn xã hiện nay còn có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh do xã có 02 chùa lớn là chùa Sơn Dược và chùa Đồng Bé
- Bình Thuận là xã nằm ngay sát trung tâm huyện Đại Từ về phía Đông Nam, cách trung tâm huyện 1,5 km, trên địa bàn xã có tuyến đường tỉnh ĐT261 chạy qua, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, trao đổi các nông sản hàng hoá thúc đẩy phát triển sản xuất
- Người dân Bình Thuận từ lâu đã có kinh nghiệm trồng hoa màu đây cũng là một trong những tiền đề để xã phát triển các khu nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp hàng hóa
- Xã nằm trong vùng dự án bán ngập lòng Hồ Núi Cốc , do vậy xã được đầu tư một
số công trình ổn định dân cư vùng bán ngập Hồ Núi Cốc theo quyết định số UBND ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên
3109/QĐ-1.2 Dự báo về dân số, lao động
Dân số và lao động xã Bình Thuận từ nay đến năm 2020 được phát triển theo 2 hướng Hướng thứ nhất tăng dân số tự nhiên, hướng thứ 2 tăng dân số cơ học xuất phát từ lợi thế về nhu cầu đất ở do có trục đường liên xã chạy qua trung tâm xã, dự án quy hoạch khu du lịch Hồ Núi Cốc Vì vậy từ nay đến năm 2020 dự báo sẽ có một lượng dân cư nhất định đến cư trú tại địa bàn xã Bình Thuận
• Dự báo dân số: Dân số xã Bình Thuận từ nay đến năm 2020 dự báo như sau:
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,1%
Tỷ lệ tăng dân số cơ học: 0,3 %
BIỂU 16: DỰ BÁO DÂN SỐ GIAI ĐOẠN 2015-2020
Trang 25Tổng số lao động tham gia các ngành kinh tế khoảng 4498 người: trong đó LĐ nông nghiệp khoảng 2249 người
BIỂU 17: DỰ BÁO SỐ LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2015-2020
trạng
Dự báo Đến năm 2015
Đến năm 2020
Trang 26PHẦN IV NỘI DUNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
I QUY HOẠCH KHÔNG GIAN TỔNG THỂ TOÀN XÃ
1 Xác định ranh giới quy mô sử dụng đất
- Lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2020; Trong quá trình lập quy hoạch đảm bảo sự liên kết sự phát triển của xã gắn liền với quy hoạch chung của huyện và các xã giáp ranh
- Ranh giới nghiên cứu quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới theo địa giới hành chính 364 xã Bình Thuận với tổng diện tích tự nhiên 942,10 ha được xác định như sau:
+ Phía Đông giáp xã Tân Thái, Hồ Núi Cốc;
+ Phía Tây giáp xã Khôi Kỳ và Mỹ Yên;
+ Phía Nam giáp xã Lục Ba;
+ Phía Bắc giáp Thị trấn Đại Từ và xã Hùng Sơn
2 Định hướng quy hoạch cải tạo khu dân cư các xóm
- Khu vực nghiên cứu quy hoạch cần phát triển không gian trên cơ sở hiện trạng và tận dụng lợi thế địa lý, kinh tế, hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, nhằm tạo sự phát triển bền vững, làm nền tảng cho sự phát triển, đảm bảo môi trường và ổn định đời sống nhân dân
- Phát triển không gian toàn xã phải gắn kết giữa trung tâm xã, các điểm dân cư nông thôn, các vùng sản xuất nông nghiệp Việc bố trí hợp lý và đảm bảo về cơ cấu phân khu chức năng khu trung tâm xã, các điểm dân cư tập trung và nâng cấp cải tạo các cơ sở kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật hiện có, trên cơ sở các tiêu chí phát triển nông thôn mới, hạn chế san lấp, tiết kiệm kinh phí đầu tư, bảo tồn các giá trị văn hoá lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, môi trường nông thôn
- Phát triển hướng tới ưu tiên cho việc xã hội hoá đầu tư, tạo quỹ đất phát triển xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, không tách rời khỏi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của huyện Đại Từ và bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của xã Bình Thuận
và vùng phụ cận
* Ưu điểm:
- Kế thừa và phát triển các công trình công cộng hiện có
- Tạo lập được khu trung tâm xã tập trung, khang trang
- Phát triển dân cư tập trung, thuận tiện tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- Các khu vực sản xuất và các khu vực làng nghề, cụm tiểu thủ công nghiệp được đưa
ra ngoài khu vực dân cư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khu vực sản xuất tới khu dân cư
- Khai thác diện tích đất nông nghiệp chất lượng thấp để chuyển mục đích sử dụng đất sang một số loại đất khác như: đất ở, đất phát triển hạ tầng
* Nhược điểm:
- Giao thông quy hoạch chủ yếu tận dụng theo các tuyến đường hiện trạng nên trong quá trình xây dựng sẽ gặp nhiều khó khăn
Trang 273 Định hướng tổ chức công trình hạ tầng kỹ thuật
3.1 Giao thông
- Đường trục xã, liên xã áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp 4 miền núi bề rộng mặt đường tối thiểu 5,5m; chiều rộng nền đường 7,5m đảm bảo cho 2 xe ôtô tải tránh nhau được
- Đường trục xóm áp dụng tiêu chuẩn đường cấp A bề rộng lòng đường tối thiểu 3,5m; chiều rộng nền đường 5,0m đảm bảo hệ thống thoát nước
- Đường ngõ xóm áp dụng tiêu chuẩn đường cấp B, cần cải tạo có bề rộng lòng đường tối thiểu 3,0m; chiều rộng nền đường 4,0m bảo đảm cho xe cứu thương, cứu hoả
có thể ra vào được
- Đường bờ vùng: Vùng cách vùng 100-200 m, có thể kết hợp kênh tưới, tiêu và đường giao thông, áp dụng tiêu chuẩn đường cấp C, bề rộng lòng đường tối thiểu 2,0m; chiều rộng nền đường 3,0m; liên thông theo hướng 1 chiều, khoảng cách từ 300 đến 500m, có 1 điểm tránh xe
- Đường bờ thửa: Có kích thước từ 1,2-1,5m; được cứng hoá, cứ khoảng cách 2 bờ thửa thì có một bờ thửa kết hợp luôn với kênh tưới, tiêu nước.
3.2 Quy hoạch cấp nước: Quy hoạch hộ dân dùng nước giếng khoan, nước máy dùng
máy lọc để đảm bảo vệ sinh theo quy mô xã: Nước sinh hoạt 80 lít/người/ngày (năm 2010) và 100 lít/người/ngày (năm 2020)
3.3 Quy hoạch hệ thống thoát nước thải: Theo dọc đường giao thông xóm, xã, các khu
chăn nuôi, giết mổ có quy hoạch thoát nước thải ra ngoài Tại khu trung tâm xã nơi có mật độ dân số cao, cần xây dựng hệ thống thoát nước đậy tấm đan Nước thải trạm y tế, phải qua hệ thống xử lý, không chảy trực tiếp ra ngoài
3.4 Quy hoạch cấp điện: Đảm bảo theo Quyết định của ngành điện và theo tiêu chuẩn
quy hoạch xây dựng nông thôn mới của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 Chỉ tiêu cấp điện 200KW/h/người/năm tính đến năm 2020
II QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Tổng diện tích đất tự nhiên xã Bình Thuận xác định theo địa giới hành chính 364 là 942,10 ha Theo Thông tư liên tịch 13/2011/TTLT – BXD – BNNPTNT – BTN&MT quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM do của Bộ xây dựng, Bộ nông nghiệp & PTNT, Bộ Tài nguyên & MT ban hành ngày 28/10/2011, cơ cấu các loại đất gồm:
- Đất nông nghiệp;
- Đất phi nông nghiệp;
- Đất chưa sử dụng;
- Đất khu du lịch;
- Đất khu dân cư nông thôn (đất ở nông thôn)
Trong kỳ quy hoạch, cơ cấu các loại đất có sự biến động, chuyển mục đích sử dụng
để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tuy nhiên tổng diện tích đất tự nhiên luôn được đảm bảo theo số liệu thống kê hàng năm và kiểm kê định kỳ (trừ
Trang 28khi có sự thay đổi do điều chỉnh địa giới hành chính hoặc sử dụng số liệu khi được đầu tư
đo đạc lập bản đồ địa chính)
Cơ cấu và quy hoạch sử dụng đất được thực hiện cụ thể như sau:
1 Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2012 - 2020:
1.1 Đất nông nghiệp:
Diện tích hiện trạng năm 2011 là 661,23 ha, chiếm 70,19% tổng diện tích đất tự nhiên Trong kỳ quy hoạch, diện tích đất nông nghiệp giảm 46,65 ha Đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 614,58 ha, chiếm 65,23% tổng diện tích đất tự nhiên, quy hoạch đất nông nghiệp được thực hiện như sau:
1.1.1 Đất lúa nước: Diện tích hiện trạng là 218,75 ha, quy hoạch đến năm 2020 là
187,87 ha Trong kỳ quy hoạch, đất trồng lúa giảm 30,88 ha để thực hiện các quy hoạch
cụ thể như sau:
- Chuyển mục đích sang đất trồng cây lâu năm (cây chè): 3,84 ha;
- Quy hoạch đất dành cho xây dựng trụ sở UBND xã: 0,40 ha
- Quy hoạch đất dành cho xây dựng trụ sở HTX dịch vụ nông nghiệp 0,05ha
- Chuyển mục đích sang đất khai thác khoáng sản: 3,51ha
- Quy hoạch đất bãi chứa và xử lý rác thải: 0,53 ha
- Quy hoạch mở rộng đất nghĩa trang 0,58 ha
- Quy hoạch đất phát triển hạ tầng 6,53 ha, Trong đó:
+ Quy hoạch đất mở rộng đường giao thông trên địa bàn xã 1,96 ha;
+ Quy hoạch đất mở rộng trạm y tế: 0,05ha
+ Quy hoạch đất mở rộng trường THCS: 0,25 ha
+ Quy hoạch đất trung tâm văn hóa xã: 1,18ha
+ Quy hoạch đất mở rộng khu văn hóa - thể thao các xóm: 2,46 ha
+ Quy hoạch đất chợ xã: 0,64 ha
- Chuyển mục đích đất cho quy hoạch khu công viên cây xanh 0,5 ha;
- Chuyển mục đích đất cho khu du lịch Hồ Núi Cốc: 11,52 ha
- Chuyển sang đất ở mới 3,42 ha thuộc dự án di dân vùng bán ngập Hồ Núi Cốc
1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại: Diện tích hiện trạng là 28,30 ha Trong kỳ quy
hoạch diện tích đất trồng cây hàng năm tăng 1,76 ha được chuyển sang từ đất bằng chưa
sử dụng Đồng thời giảm 1,90 ha để thực hiện các quy hoạch cụ thể:
- Chuyển mục đích sang đất trồng cây lâu năm (cây chè): 0,86 ha;
- Chuyển mục đích sang đất khai thác khoáng sản: 0,21ha
- Quy hoạch mở rộng đất nghĩa trang 0,33 ha
- Quy hoạch đất phát triển hạ tầng 0,44 ha, Trong đó:
+ Quy hoạch đất mở rộng đường giao thông trên địa bàn xã 0,17 ha;
+ Quy hoạch đất xây dựng trạm bơm 0,006 ha;
+ Quy hoạch đất mở rộng sân thể thao các xóm: 0,26 ha
- Quy hoạch đất ở mới 0,06ha
Đến năm 2020 diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại là 28,17 ha
Trang 291.1.3 Đất trồng cây lâu năm: Diện tích hiện trạng 321,70 ha, quy hoạch đến năm 2020
là 309,02 ha
* Diện tích đất trồng cây lâu tăng 5 ha do:
- Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa 3,84 ha;
- Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm khác 0,86 ha;
- Chuyển mục đích từ đất rừng sản xuất 0,27 ha;
- Chuyển mục đích từ đất chưa sử dụng 0,03 ha
* Diện tích đất trồng cây lâu giảm 17,68 ha do:
- Chuyển mục đích sang đất khai thác khoáng sản 4,5ha
- Chuyển sang đất bãi thải xử lý chất thải 3,48 ha
- Mở rộng đất nghĩa trang 0,63 ha
- Chuyển sang đất phát triển hạ tầng 3,02 ha, Trong đó:
+ Quy hoạch mở rộng đường giao thông trên địa bàn xã 2,71 ha;
+ Quy hoạch mở rộng khu văn hóa - thể thao các xóm: 0,31 ha
- Quy hoạch mở rộng, chỉnh trang, chuyển mục đích sử dụng trong khu dân cư nông thôn 6,05 ha
1.1.4 Đất rừng sản xuất: Diện tích hiện trạng 76,34 ha, quy hoạch đến năm 2020 là
74,00 ha Trong kỳ quy hoạch, đất rừng sản xuất giảm 2,34 ha được quy hoạch cụ thể sang các loại đất khác như sau:
- Chuyển sang đất trồng chè: 0,27 ha
- Chuyển sang đất bãi thải xử lý chất thải 1,07 ha
- Mở rộng đất nghĩa trang 0,26 ha
- Chuyển sang đất phát triển hạ tầng 0,16 ha (Quy hoạch xây dựng, mở rộng đường giao thông trên địa bàn xã 0,13 ha; quy hoạch trạm bơm 0,03ha)
- Quy hoạch đất mở rộng, chỉnh trang khu dân cư nông thôn 0,03 ha
- Chuyển sang đất khai thác khoáng sản: 0,55ha
1.1.5 Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích hiện trạng là 16,14 ha Quy hoạch đến năm
2020 là 15,52 ha, giảm 0,62 ha chuyển sang đất phát triển hạ tầng 0,4ha (đất giao thông
và đất thể thao); chuyển sang đất khai thác khoáng sản 0,22ha
1.2 Đất phi nông nghiệp:
Diện tích hiện trạng năm 2011 là 197,91 ha, chiếm 21,01% tổng diện tích đất tự nhiên, trong kỳ quy hoạch, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 29,06 ha Đến năm 2020, diện tích đất phi nông nghiệp toàn xã là 226,97 ha, chiếm 24,09% tổng diện tích đất tự nhiên, các quy hoạch cụ thể như sau:
1.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Diện tích hiện trạng là
0,12ha Trong kỳ quy hoạch diện tích tăng 0,40 ha từ đất trồng lúa để xây dựng trụ sở UBND xã mới Đồng thời đất này cũng giảm 0,12ha để chuyển sang đất phát triển hạ tầng, cụ thể:
- Mở rộng đất y tế: 0,03ha
- Mở rộng đất giáo dục 0,09ha
Đến năm 2020 diện tích đất này 0,40ha
Trang 301.2.2 Đất quốc phòng: Hiện trạng có 30,16 ha Trong kỳ quy hoạch diện tích này tăng
0,3ha lấy từ đất nghĩa trang Đến năm 2020 diện tích đất quốc phòng là 30,46ha
1.2.3 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh Hiện trạng có 1,07 ha Trong kỳ quy hoạch diện
tích này tăng 0,05ha từ đất lúa Đến năm 2020 diện tích đất này là 1,12ha
1.2.4 Đất khai thác khoáng sản: Hiện trạng không có Quy hoạch tăng 10,12 ha từ
3,51ha đất trồng lúa; 0,21ha đất trồng cây hàng năm; 4,50ha đất trồng cây lâu năm; 0,55ha đất trồng rừng sản xuất; 0,22ha đất nuôi trồng thủy sản; 1,03ha đất ở nông thôn; 0,1ha đất thủy lợi
1.2.5 Đất bãi thải, xử lý chất thải: Hiện trạng năm 2011 chưa có Quy hoạch đến năm 2020
diện tích là 5,17 ha lấy từ 0,53 ha đất trồng lúa; 3,48 ha đất trồng cây lâu năm; 1,07 ha đất rừng sản xuất; 0,04ha đất phát triển hạ tầng; 0,05ha đất chưa sử dụng
1.2.6 Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Hiện trạng năm 2011 diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng
0,74 ha Trong kỳ quy hoạch diện tích này được giữ nguyên
1.2.7 Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích hiện trạng là 4,8 ha Quy hoạch đến năm 2020
là 6,3 ha; do tăng lên 1,80 ha từ : 0,58 ha đất trồng lúa, 0,33 ha đất trồng cây hàng năm khác; 0,63 ha đất trồng cây lâu năm; 0,26 ha đất rừng sản xuất; và trong kỳ quy hoạch đất nghĩa trang cũng giảm 0,3ha sang đất quốc phòng
1.2.8 Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng: Diện tích hiện trạng là 104,41ha Trong
kỳ quy hoạch diện tích này được giữ nguyên
1.2.9 Đất phát triển hạ tầng: Diện tích hiện trạng là 56,61 ha
- Trong giai đoạn quy hoạch đất phát triển hạ tầng tăng 11,28 ha cụ thể lấy từ 6,53ha đất trồng lúa; 0,44ha đất trồng cây hàng năm; 3,02 ha đất trồng cây lâu năm; 0,16
ha đất rừng sản xuất; 0,4 ha đất nuôi trồng thủy sản; 0,12 ha đất trụ sở cơ quan; 0,01 ha đất chưa sử dụng; 0,60 ha đất ở
- Đồng thời Trong giai đoạn quy hoạch đất phát triển hạ tầng cũng giảm 0,14ha do chuyển sang đất khai thác khoáng sản 0,1ha; đất bãi thải, xử lý rác thải 0,04ha
Đến năm 2020 diện tích đất phát triển hạ tầng là 67,75ha
1.3 Đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất chưa sử dụng của xã đến 31/12/2011 là 1,87 ha Trong kỳ quy hoạch dự kiến đưa vào sử dụng vào mục đích trồng cây hàng năm 1,76ha; đất trồng cây lâu năm 0,03ha; đất bãi thải, xử lý rác thải 0,05ha; đất phát triển hạ tầng 0,01ha; đất ở 0,01ha
Như vậy đến năm 2020, diện tích đất chưa sử dụng của xã là không còn
1.4 Đất khu du lịch:
Trong giai đoạn quy hoạch quy hoạch khu du lịch Hồ Núi Cốc 11,52 ha từ đất trồng lúa khác
1.5 Đất ở tại nông thôn
Hiện trạng xã Bình Thuận có 81,09 ha đất ở nông thôn
Trong kỳ quy hoạch đến năm 2020, do quy hoạch sử dụng vào đất ở nông thôn là 1,63 ha chuyển sang đất khai thác khoáng sản 1,03ha; đất phát triển hạ tầng 0,60ha; đất ở nông thôn còn lại 79,46ha
Trang 31Với số dân hiện tại và diện tích đất ở theo hiện trạng về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất ở phục vụ sinh hoạt của người dân.
Đến năm 2020, dự báo số dân của của xã là 7.370người, so với dân số đến hết năm
2011 là 6.413người, tăng lên 957 người Để đảm bảo đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, diện tích đất ở quy hoạch 100m2/người x 957 người tăng lên = 95.700 m2 (tương đương 9,6 ha) Quy hoạch mở rộng diện tích đất ở để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất ở phục vụ sinh hoạt của người dân đến năm 2020 là 89,03 ha bằng hình thức cải tạo, chỉnh trang mở rộng các khu dân cư hiện có, chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác trong khu dân cư nông thôn sang đất ở
2 Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2012-2020
2.1 Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2012-2015
- Quy hoạch đất dành cho khu trồng chè diện tích 5,0 ha lấy từ 3,84ha đất trồng lúa; 0,86ha đất trồng cây hàng năm; 0,27ha đất rừng sản xuất; 0,03ha đất chưa sử dụng
- Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chưa sử dụng sang đất trồng cây hàng năm diện tích 1,76 ha
- Quy hoạch đất chuyển vị trí trụ sở xã đến vị trí mới với diện tích 0,40ha lấy từ đất trồng lúa
- Quy hoạch đất hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp với diện tích 0,05ha lấy từ đất trồng lúa
- Quy hoạch đất dành cho khu xử lý rác thải thị trấn Đại Từ với diện tích 5,17ha lấy
từ 0,53ha đất trồng lúa; 3,48ha đất trồng cây lâu năm; 0,05ha đất chưa sử dụng; 1,07ha đất rừng sản xuất; 0,04ha đất phát triển hạ tầng
- Quy hoạch đất xây dựng 2 trạm bơm với diện tích 0,034 ha từ 0,006ha đất trồng cây hàng năm; 0,028ha đất rừng sản xuất
- Quy hoạch đất làm mới và mở rộng các tuyến đường giao thông với diện tích 0,14ha
- Quy hoạch đất mở rộng diện tích trạm y tế 0,08ha từ 0,05ha đất trồng lúa; 0,03ha đất trụ sở cơ quan
- Mở rộng trường THCS với diện tích 0,25 ha
- Quy hoạch đất trung tâm học tập cộng đồng với diện tích 0,09ha từ đất UBND cũ
- Quy hoạch đất khu văn hóa - thể thao của xóm 3,53ha Quy hoạch trung tâm văn hóa xã 1,27ha
- Quy hoạch đất chợ xã với diện tích 0,64ha từ đất trồng lúa
- Quy hoạch khu du lịch hồ Núi Cốc với diện tích 11,52ha từ đất trồng lúa
- Quy hoạch đất ở khu dân cư mới tái định cư, và dãn dân trong các xóm với tổng diện tích là 4,47ha
- Quy đất quốc phòng 0,3ha từ đất nghĩa trang
- Quy hoạch đất khai thác khoáng sản 10,15ha