Nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá 1 Quan hệ giữa giá cả với cung cầu:

Một phần của tài liệu tiểu luận đề tài truyền thông trong bán lẻ (Trang 26)

- Chi phí thuê mặt bằng BigC Đà Nẵng:

3.Nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá 1 Quan hệ giữa giá cả với cung cầu:

Định giá theo nhu cầu là việc định giá mà ngoài việc nghiên cứu đến giá thành sản phẩm còn phải căn cứ vào mức độ nhu cầu thị trường và hiểu biết của người tiêu dùng về giá trị sản phẩm để xác định giá cả sản phẩm mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được.

Ảnh hưởng của giá cả đối với lượng nhu cầu:

Giá cả và lượng nhu cầu có mối quan hệ tỷ lệ ngịch, giá cả tăng lên sẽ khiến cho lượng nhu cầu giảm xuống và ngược lại.

Giả sử nhu cầu giảm đi 10% khi người bán tăng giá 2%. Độ co giãn của cầu sẽ là 5. Nếu sức cầu giảm đi 2% với mức tăng giá 2%, độ co giãn là 1. Trong trường hợp này, doanh số của người bán vẫn y nguyên, không đổi. Nếu nhu cầu giảm đi 1% khi giá cả tăng lên 2% độ co giãn là –1/2. Sức cầu co giãn ít , người bán dễ tăng giá. Nêu nhu cầu co giãn nhiều, người bán sẽ nghĩ đến chuyện hạ giá. Một mức giá thấp hơn sẽ dẫn đến tổng doanh thu cao hơn.

Giá cả giảm xuống sẽ làm tăng thêm lượng khách hàng. Chẳng hạn đối với sản phẩm cao cấp như máy điều hòa, thảm trải nền nhà… thì khách hàng chính hiện nay là những văn phòng, khách sạn, nhà hàng và các hộ gia đình có thu nhập cao. Nhưng nếu giá cả hạ xuống sản phẩm này sẽ trở thành đối tượng mua của cả những gia đình bình thường và do đó lượng nhu cầu sẽ nhiều hơn.

Giá cả giảm xuống còn có thể khiến cho khách hàng cũ có thêm nhu cầu. Điều này sẽ thể hiện rõ đối với những sản phẩm nhu yếu phẩm như hoa quả, gà, vịt, bánh ngọt….

Ảnh hưởng của giá cả đối với lượng cung ứng:

Ngược lại với quan hệ giữa giá cả và nhu cầu, quan hệ giữa giá cả và lượng cung ứng là quan hệ tỷ lệ thuận. Giá cả tăng lên thì lượng cung ứng cũng tăng lên, giá cả giảm xuống thì lượng cung ứng cũng sẽ giảm xuống. Nguyên nhân là do:

- Giá cả tăng lên có thể khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên, kích thích các nhà máy sản xuất tăng sản lượng vì vậy tạo ra được sự gia tăng về lượng cung ứng.

- Giá cả tăng lên sẽ thu hút được rất nhiều doanh nghiệp mới bắt đầu sản xuất những sản phẩm cùng loại, tất nhiên sẽ tạo nên sự gia tăng lượng cung ứng. Ngược lại khi giá cả giảm xuống sẽ có thể xuất hiện tình trạng ngừng sản xuất chuyển hướng sản xuất hoặc thu nhỏ quy mô sản xuất của một số cơ sở sản xuất cũ.

Ảnh hưởng của yếu tố tâm lí của khách hàng khi chấp nhận mức giá:

Nhận thức của khách hàng về giá trong nhiều trường hợp chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm lí. Đặc điểm này thường rất phổ biến ở những hàng hóa phi vật chất ( dịch vụ) hoặc những hàng hóa mà sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm, về nhãn hiệu, về giá của đối thủ cạnh tranh còn hạn chế.

Một số xu hướng có tính phổ biến về sự ảnh hưởng của tâm lí tới nhận thức về giá của khách hàng:

 Khi hạn chế về sự hiểu biết đối với sản phẩm, nhãn hiệu và về giá của đối thủ cạnh tranh…khách hàng thường có sự hoài nghi về mức giá chào hàng. Nếu không tìm được lý do giải thích về sự hoài nghi này, họ thường không chấp nhận mức giá.

 Khách hàng thường thừa nhận có một mối quan hệ giữa giá và chất lượng.

 Phần lớn khách hàng đều coi giá là chỉ số đầu tiên thông báo cho họ về chất lượng sản phẩm. Họ cho rằng mức giá bán cao có nghĩa là sản phẩm chất lượng tốt.

 Đứng trước một mức giá bán sản phẩm cụ thể, người mua thường so sánh với “ mức giá tha khảo”. “ Giá tham khảo” được hình thành qua các nguồn thông tin thương mại hoặc trực tiếp từ những tình huống mua hàng cụ thể. Giá của sản phẩm cạnh tranh luôn được người mua cho là “ giá tham khảo” quan trọng nhất.

 Nhiều khách hàng có niềm tin, sở thích về giá khó giải thích bằng lập luận logic, ví dụ: thích giá lẻ, dễ có “ảo giác” khi người bán sử dụng nghệ thuật nói giá, đặt giá.

3.2. Đối thủ cạnh tranh

Để xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến thói quen mua hàng của người tiêu dùng, nhà bán lẻ cần phải phân tích yếu tố cạnh tranh. Vấn đề này bao gồm việc đặt ra một số câu hỏi như “ tôi có khả năng cạnh tranh không”, “ tôi có cung cấp thêm dịch vụ cho khách hàng không”, “ liệu tôi có thể thay đổi giá cả mà không làm ảnh hưởng đến mức bán của tôi không”…

Rõ ràng những nhà bán lẻ lớn hơn thường có nhiều sự lựa chọn để ứng phó với cạnh tranh hơn là những nhà bán lẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhà bán lẻ khôn ngoan cũng có thể sử dụng một kỹ thuật định giá để duy trì khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Để đối phó với sự cạnh tranh các nhà bán lẻ cầm xem xét các nhân tố sau:

Giá cả và các dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh:

Khi không biết giá cả của những đối thủ canh tranh với mình thì hầu hết các nhà bán lẻ đều phải định giá một cách hiện thực. Ví dụ như một cửa hàng mới chuyên bán quần áo phụ nữ thì cần phải đi xem xét giá cả ở các cửa hàng khác để có thể đưa ra mức giá hợp lý. Vấn đề thiếu thông tin về giá cả của các đối thủ cạnh tranh có thể gây những hiệu quả nghiêm trọng đối với những nhà bán lẻ mới bước vào kinh doanh.

Ngoài việc phải biết được giá cả của đối thủ cạnh tranh, một số cử hàng bán lẻ cần phải biết thêm những thông tin về tính chất của những dịch vụ khách hàng do những đối thủ cạnh tranh cung cấp. Chẳng hạn như việc bao gói tặng phẩm hoặc giao hàng miễn phí hay các dịch vụ sửa chữa cũng là những yếu tố giúp cho người mua hàng quyết định xem họ sẽ mua hàng ở đâu. Việc cung cấp thêm một số dịch vụ mới đôi khi cũng thu hút thêm khách hàng mới và giữ chân được khách hàng cũ. Đồng thời để biết chính xác hơn thông tin đối thủ cạnh tranh thì đôi khi họ cũng cần phải trực tiếp mua một số hàng lựa chọn tại các cửa hàng của đối thủ để phân tích và lên kế hoạch bán hàng cho thích hợp. Những nhà bán lẻ quy mô nhỏ hơn không có khả năng dùng người mua hàng so sánh như vậy nên họ tự làm chức năng này hoặc phái nhân viên của họ đi làm.

3.3. Quy định của chính phủ:

Giá cả của sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân, nó có quan hệ trực tiếp tới lợi ích của người tiêu dùng, nếu như Nhà nước hoàn toàn mất đi sự khống chế đối với giá cả thì sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng trong xã hội. Vì vậy, Chính phủ cần phải thông qua những chính sách nhất định để gây ảnh hưởng đối với giá cả sản phẩm, doanh nghiệp trong lúc định giá phải nghiên cứu đầy đủ tới chính sách giá cả của Nhà nước để đưa ra giá phù hợp.

Cùng với sự phát triển của công cuộc cải cách, mở cửa, giá cả của các loại hàng hóa đã được thả tự do nhưng một số sản phẩm vẫn bị Nhà nước kiểm soát và khống chế theo giá. Có hai hình thức: giá thống nhất của Nhà nước và giá trôi nổi. Giá thống nhất của Nhà nước là giá do Nhà nước định ra trên cơ sở giá trị của hàng hóa, xuất phát từ việc thỏa mãn nhu cầu của đời sống vật chất và văn hóa ngày càng được nâng cao của nhân dân; đồng thời quan tâm đến lợi ích trên các phương diện như

lợi ích giữa Nhà nước, tập thể và cá nhân, lợi ích giữa đô thị và nông thôn….Căn cứ vào nhu cầu kinh tế và chính trị của Nhà nước một số hàng hóa lại được tách giá cả ra khỏi giá trị. Chẳng hạn như, để đảm bảo đời sống cho nhân dân một số hàng hóa như lương thực, xăng dầu… sẽ được Nhà nước trợ giá, còn những hàng hóa như thuốc lá, rượu sẽ được đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cao để hạn chế tiêu dùng

3.4. Một số yếu tố khác:

Khi định giá, công ty cũng phải xét đến những yếu tố khác thuộc môi trường bên ngoài của mình chẳng hạn, tình hình kinh tế có thể có một tác động mạnh đến hiệu năng của các chiến lược định giá khác nhau. Các yếu tố kinh tế như lạm phát, tăng trưởng hay suy thoái và lãi suất, đều ảnh hưởng đến các quyết định lập giá, bởi vì chúng ảnh hưởng đến phí tổn sản xuất của một sản phẩm lẫn những cảm nhận của người tiêu thụ về giá cả và giá trị của sản phẩm đó.

Công ty cũng phải xem xét giá cả của mình có ảnh hưởng thế nào đến những thành viên khác thuộc môi trường của mình. Những người bán lại sẽ phản ứng ra sao trước các mức giá? công ty nên định giá sao cho những người bán lại đó có được một lợi nhuận thỏa đáng, khích lệ họ ủng hộ, và giúp họ bán được sản phẩm một cách hiệu quả. Chính quyền là một ảnh hưởng quan trọng khác lên quyết định giá. Các nhà marketing cần phải biết các luật lệ đang ảnh hưởng đến giá cả và đảm bảo rằng các chính sách định giá của công ty là đúng đắn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tiểu luận đề tài truyền thông trong bán lẻ (Trang 26)