- Chi phí thuê mặt bằng BigC Đà Nẵng:
6. Các chính sách điều chỉnh giá: 1 Chủ động giảm giá:
6.1. Chủ động giảm giá:
l Chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá thành (Markups)
Xem xét những yếu tố dẫn đến những quyết định về giá cũng như chính sách giá đặc thù chúng ta cần chú ý tính đến giá bán lẻ.
Cách tính Markups:
Markups = giá bán lẻ - giá thành hoặc Giá thành + Markups = giá bán lẻ.
Giá thành ban đầu và mức Markups được duy trì Ví dụ: giá thành 18$ + Markups 12$ = giá bán lẻ 30$
Trong một số trường hợp việc bán lẻ với giá 30$ có thể khó thực hiện, vì vậy nhà bán lẻ sẽ bán với mức giá là 24$. Như vậy Markups bị giảm xuống cong 6$. Mức Markups 12$ gọi là mức Markups ban đầu, còn mức 6$ gọi là Markups được duy trì.
Mức Markups phụ thuộc vào một số yếu tố: loại hàng bán ra, ví dụ, thực phẩm có mức Markups
thấp hơn đồ đạc. Mức độ cạnh tranh, mức độ khuyến mãi, yếu tố thời vụ.
Cấu thành của Markups: Markups là sự chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá thành, vì vậy Markups
bao gồm các khoản tiền để bù đắp các chi phí như tiền thuê bằng, trả lương…và đạt được lợi nhuận. l Giảm giá (Mardow)
Những nguyên nhân giảm giá:
Do sự chỉ trích của người mua: hàng hóa được bán ở mức giá hạ nhằm khuyến
khích người mua. Đôi khi hàng hóa ít lôi cuốn khách hàng có thể do thiết kế, mẫu mã, hoặc do thay đổi thị hiếu người tiêu dùng. Trong trường hợp này việc giảm giá có thể làm tăng nhu cầu mua của khách hàng.
Do định giá sai: Khi giá của một mặc hàng quá cao, việc giảm giá là điều không tránh
khỏi để có thể bán hàng chạy.
Do kỹ thuật bán hàng sai: Việc nhân viên bán hàng ứng xử không tốt sẽ ảnh hưởng
đến khả năng bán hàng hay để lại ấn tượng không tốt cho khách hàng. Trưng bày, bố trí trong cửa hàng không đạt được yêu cầu về mỹ thuật và kỹ thuật cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng bán hàng. Vì vậy, nếu tình trạng này xảy ra thì việc làm tốt nhất của nhà bán lẻ là giảm giá để thu hút khách hàng.
Do những yếu tố khó lường trước: Điều kiện kinh tế khó khăn, sự thay đổi đột ngột
của thời tiết, sự xuất hiện cua các mặc hàng cạnh tranh mới là các yếu tố có thể tác động đén bán hàng. Vì vậy nhà bán lẻ cần giảm giá thích hợp nhằm bán được hàng cũng như duy trì khả năng cạnh tranh.
Sử dụng giảm giá như một công cụ khyến mại: Giảm giá thường được sử dụng
nhằm khuyến khích bán hàng. Nhận thấy người tiêu dùng phản ứng tích cực đối với việc giảm giá, nên các nhà bán lẻ thường sử dụng biện pháp này để lôi kéo khách hàng cũng như tăng số lượng hàng bán.
Mức độ giảm giá: Mức độ giảm giá phải có độ lớn để khách hàng phản ứng tích cực.
Tính mức phần trăm giảm giá: Ví dụ, một cái áo bán với giá là 30$, giảm giá 5$ thì giá mới sẽ là 25$. Mức phần trăm giảm giá là 5/25 = 20% hoặc mức phần trăm của Mardow là tỷ lệ giữa Mardow và giá bán cũ 5/30 = 13.6%.
6.2. Chủ động tăng giá:
Trong những năm gần đây nhiều nhà bán lẻ đã buộc phải tăng giá. Họ phải làm như vậy dù ý thức được rằng việc tăng giá sẽ gây bất bình ở nơi người tiêu dùng. Nhưng việc tăng giá thành công có thể tăng đáng kể lợi nhuận.
Một trong những hoàn cảnh chủ yếu buộc phải tăng giá là:
Nạn lạm phát triền miên trên toàn thế giới do tăng chi phí.
Tăng chi phí không tương ứng với tăng năng suất sẽ dẫn đến giảm định mức lợi nhuận và buộc nhà bán lẻ phải thường xuyên tăng giá.
Nhu cầu quá lớn.
Khi nhà bán lẻ không đủ sức đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng, họ có thể nâng giá. Có thể nâng giá mà không nhận thấy trên thực tế bằng cách xóa bỏ chiết khấu và bổ sung vào chủng loại hàng hóa những phương án đắt tiền hơn và điều này có thể làm công khai.
Để tăng giá thành công, doanh nghiệp nên tránh tạo ấn tượng mình là kẻ đục nước béo cò. Phải hỗ trợ việc tăng giá bằng một chương trình truyền thống, nhằm nói cho khách hàng biết lý do tăng giá. Các lực lượng bán hàng của Công ty nên giúp đỡ khách hàng tìm các phương cách tiết kiệm.