Các chính sách giá cả

Một phần của tài liệu tiểu luận đề tài truyền thông trong bán lẻ (Trang 33)

- Chi phí thuê mặt bằng BigC Đà Nẵng:

5.Các chính sách giá cả

Những chính sách giá cả được định ra để đáp ứng những đoài hỏi của nhà bán lẻ. Một doanh nghiệp bán lẽ có thể định ra những chính sách giá cả khác nhau, dưới đây là một số chính sách phổ biến nhất.

5.1. Chính sách một giá:

Có nghĩa là tất cả khách hàng cùng trả một giá cho cùng loại sản phẩm. Những khách hàng mua hàng tại cửa hàng một giá họ cảm thấy toàn, không lo ngại rằng mình sẽ bị lừa. Tâm trạng được

đảm bảo, điều đó làm tăng lòng tin của khách hàng và cũng có lợi cho nhà bán lẻ. Chính sách một giá thường rất thành công đối với các cửa hàng bán quần áo, tạp hóa.

Những lợi ích của chính sách một giá đối với nhà bán lẻ:

Làm giảm thời gian cần thiết cho việc bán hàng. Do không mặc cả, cần ít người bán.

Chính sách này cho phép khách hàng tự mình phục vụ trong các cửa hàng bán lẻ. Khách hàng chọn hàng hóa cho mình với nhận thức rằng không có chuyện mặc cả về giá cả.

Do chính sách này đẩy nhanh tốc độ giao dịch bán hàng, nên các cửa hàng, siêu thị có thể bán được một lượng hàng lớn một cách nhanh chóng.

Chính sách một giá tạo điều kiện dễ dàng cho việc giới thiệu hàng hóa bằng catolo và sử dụng máy tự động bán lẻ hàng hóa.

5.2. Chính sách giá cả khác nhau:

Còn gọi là chính sách giá cả linh hoạt cho phép khách hàng mặc cả về giá. Trái ngược với thái độ của hầu hết khách hàng thích giá được ấn định sẵn, thì một số người mua hàng thích được mặc cả với nhà bán lẽ, họ thích cảm giác chiến thắng. Bán hàng có mặc cả đoài hỏi phải có thời gian và sự quan tâm nên nhà bán lẻ phải bố trí thêm người bán hàng. Chính sách giá cả linh hoạt giúp nhà bán lẻ xử lý linh hoạt với với khách hàng.

5.3. Chính sách giá phức hợp:

Là một yếu tố tâm lý thu hút khách hàng. Theo chính sách này, một cửa hàng khuyến khích người mua hàng mua hai hay nhiều sản phẩm cùng chủng loại với cùng một đơn giá thấp hơn giá bán riêng rẽ từng chiếc. Do vậy, khách hàng lựa chọn mua hàng hóa lớn hơn với giá thấp hơn hay mua lượng hàng hóa nhỏ hơn với gia cao hơn. Mặc dù lợi nhuận bán ra đối với từng đơn vị hàng hóa có bị giảm khi bán với lượng lớn hơn, nhưng lợi nhuận tổng thể của nhà bán lẻ tăng lên.

Yếu tố tâm lý của chính sách giá phức hợp này có tác dụng nhiều đối với người mua hàng. Chính sách này thường được áp dụng tại các siêu thị và của hàng tạp hóa. Người mua hàng hy vọng được lợi từ việc mặc cả và nhà bán lẻ tiếp tục mời chào bán hàng cho khách với kiểu như vậy.

5.4. Chính sách ghi đơn giá:

Các doanh nghiệp khi bán hàng hoá có thể đưa ra mức giá khác nhau cho mỗi loại khách hàng để nhằm tìm kiếm khách hàng làm ăn lâu dài. Vd: mặt hàng a có giá 20.000, đối với khách mới doanh nghiệp có thể tính giá 20.000 nhưng đối với khách hàng trung thành doanh nghiệp có thể lấy giá 18.000/sp thôi, điều đó tuỳ thuộc vào chính sách công ty nhưng cần thiết phải đưa ra bảng báo giá chi tiết, tránh rắc rối với cơ quan thuế sau này.

5.5. Chính sách khung giá:

Nhà bán lẻ có thể làm cho việc mua hàng dể dàng hơn đối với khách hàng bằng việc áp dụng

chính sách khung giá cả. Nhà bán lẻ, bán các hàng hóa cùng chủng loại với giá khác nhau, và có đầy đủ chủng loại hàng hóa với giá cả qui định cho từng loại mặc hàng. Ví dụ, một cửa hàng họ có thể bán áo len với các mức giá 30$, 40$, 50$. Khách hàng có thể lựa chọn giá cao, giá thấp hoặc giá trung bình, cửa hàng cũng có thể áp dụng khung giá rộng hơn. Như vậy, khách hàng có thể không nhận thức rõ về sự khác nhau về chất lượng giữa các sản phẩm có các mức giá khác nhau.

Những lợi ích của khung giá:

Làm giảm sự nhận biết của khách hàng về sự lựa chọn hàng hóa. Chủng loại hàng hóa rộng hơn trong từng khung giá.

Có thể làm giảm lượng hàng hóa tồn kho đối với các nhà bán lẻ.

Giúp khách hàng dễ nhớ giá của hàng hóa, ít thắc mắc hơn về chất lượng hàng hóa.

Tạo cơ hội để khách hàng mua với giá cao hơn, khi người bán hàng thuyết phục được khách hàng mua hàng đắt hơn hoặc số lượng nhiều hơn so với dự kiến ban đầu.

Những bất lợi của khung giá:

Cần phải thay khung giá trong giai đoạn lạm phát hay thị trường có biến đổi. Nếu không lợi nhuận của nhà bán lẻ sẽ bị xâm hại.

Khó khăn trong việc duy trì khung giá khi các cửa hàng cạnh tranh chào bán với giá thấp hơn. Hạn chế sự đa dạng của hàng hóa đối với người mua tai các cửa hàng, vì việc mua hàng phải được thực hiện trong một khung giá nhất định.

Chính sách khung giá thường được sử dụng tại các cửa hàng bán máy móc và các cửa hàng bán các hàng hóa thịnh hành. Chính sách khung giá không phổ biến tại các siêu thị và các cửa hàng bán lương thực.

5.6. Chính sách giá thách thức đối với đối thủ cạnh tranh:

Chính sách này nhằm thu hút khách hàng của các đối thủ cạnh tranh đến với cửa hàng của mình,

thậm chí khi giá của đối thủ thấp hơn. Nhà bán lẻ tiếp tục cung cấp cho khách hàng những dịch vụ mà khách hàng đã quen, thách thức sự cạnh tranh sẽ khiến khách hàng trung thành hơn với nhà bán lẻ. Khách hàng thường cẩn thận cân nhắc giá cả dịch vụ/sản phẩm của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Không phải giá thấp hơn lúc nào cũng tốt. Thí dụ nhự nếu giá của bạn thấp hơn, liệu chất lượng của bạn hoặc giá thành sản xuất cũng thấp hơn? Nếu giá của bạn cao hơn những nhà cung ứng khác, liệu bạn có cung cấp những gía trị tăng thêm cho khách hàng? Khách hàng có nhận ra và đánh giá cao những lợi ích này?

5.7. Chính sách giá cạnh tranh:

Giá theo sự cạnh tranh là việc định giá lấy giá cả của các đối thủ cạnh tranh làm cơ sở chính

trong quá trình định giá, căn cứ vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm của bản thân doanh nghiệp từ đó lựa chọn ra một giá cả có lợi cho sự cạnh tranh trên thị trường.

Để kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ các nhà bán lẻ cần phải xem xét tới các yếu tố liên quan đến mức độ tự định giá. Nếu bạn bán sản phẩm phổ thông thì khả năng định giá khác thị trường sẽ không nhiều. Với mặt hàng phổ thông, sự khác biệt về giá được quyết định bởi sự phân loại chất lượng và mức độ khan hiếm của sản phẩm. Ví dụ, trong lĩnh vực thực phẩm, bạn bán trứng và giá bán của bạn sẽ được định giá khác nhau dựa trên chủng loại hay chất lượng của trứng (gà ta, gà tây) hay độ lớn của quả trứng. Nếu sản phẩm của bạn không phải là hàng hóa phổ thông thì bạn có “nhiều đất dụng võ” hơn thông qua việc làm khác biệt hóa sản phẩm hoặc những yếu tố khác tùy thuộc và đặc thù từng lĩnh vực kinh doanh.

Đối với các loại hình bán lẻ đôi khi có thể thực hiện được việc kiểm soát đáng kể về giá. Chẳng hạn như các cửa hàng chuyên doanh thường bày bán nhiều chủng loại hàng hóa nhằm thu hút khách hàng. Hay các của hàng tổng hợp thường cung cấp các dịch vụ mà nơi khác không có. Điều đó sẽ thu hút người mua có quan tâm đến chủng loại hàng , dịch vụ. Vì vậy họ có thể duy trì mức giá cao hơn mà vẫn có khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.

Các nhà bán lẻ có thể định giá các hàng khác nhau nhưng có thể định giá thấp hơn để cạnh tranh trực tiếp với đối thủ hoặc nâng giá hàng bán lên khi việc đó ít gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của mình.

5.8. Chính sách định giá đối với mặt hàng thống trị :

Mức độ cạnh tranh ngày càng cao trong ngành bán lẻ buộc các nhà bán lẻ phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để thu hút khách hàng. Một trong những cách đó là chính sách định giá đối với mặc hàng thống trị, nhà bán lẻ bán một hoặc nhiều loại sản phẩm với mức giá thấp hơn mức giá thông thường như vậy lợi nhuận của cửa hàng sẽ bị giảm đi. Ý tưởng của chính sách này là thu hút khách hàng đến mua mặc hàng “thống trị” với giá rẻ và hy vọng rằng họ sẽ mua các loại mặc hàng khác với giá thông thường. Phân tích mục đích của chính sách này là nhằm tăng lượng khách hàng, lượng bán và lợi nhuận.

5.9. Chính sách giảm giá tự động:

Một số nhà bán lẻ sử dụng chính sách giảm giá tự động nhằm thu hút người mua hàng và coi đó như là phần của việc khuến mãi thường xuyên. Ví dụ, ban đầu hàng hóa được bán với giá thông thường, hai tuần sau giảm giá 2%, một tuần sau giảm giá thêm 2%.

Một phần của tài liệu tiểu luận đề tài truyền thông trong bán lẻ (Trang 33)