Các mục tiêu định giá thông dụng: 1 Định giá để tồn tạ

Một phần của tài liệu tiểu luận đề tài truyền thông trong bán lẻ (Trang 25)

- Chi phí thuê mặt bằng BigC Đà Nẵng:

2. Các mục tiêu định giá thông dụng: 1 Định giá để tồn tạ

2.1. Định giá để tồn tại

Nhiều doanh nghiệp theo đuổi tồn tại như là mục tiêu chính yếu của họ. Đó là những doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng: dư thừa năng lực sản xuất, thiếu công ăn việc làm, cạnh tranh mãnh liệt, hoặc những nhu cầu thay đổi của người tiêu thụ. Lợi nhuận không quan trọng bằng sự tồn tại khi nào mà những giá cả bù đắp được những chi phí biến đổi và một số chi phí cố định thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh. Tuy nhiên, tồn tại chỉ là một mục tiêu ngắn hạn. Về lâu dài, doanh nghiệp phải học cách để tăng thêm giá trị hoặc đối phó với sự tiêu diệt.

2.2. Định giá để đạt được lợi nhuận tối đa

Nhiều doanh nghiệp cố gắng định giá sao để tối đa hoá lợi nhuận. Họ ước lượng nhu cầu và chi phí liên hệ với những giá cả thay thế và chọn giá nào tạo được lợi nhuận tối đa.

2.3. Định giá để đạt được doanh thu tối đa

Một số doanh nghiệp định giá để tối đa hoá doanh thu bán hàng. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp chỉ cần ước tính nhu cầu thị trường. Nhiều nhà quản lý tin rằng, tối đa hoá doanh thu về lâu về dài sẽ đưa tới sự tối đa hoá lợi nhuận và sự tăng trưởng lợi nhuận.

2.4. Định giá để tăng trưởng bán hàng tối đa

Một số doanh nghiệp cần bán được nhiều hàng, họ tin rằng, một khối lượng bán hàng cao hơn sẽ dẫn tới những chi phí đơn vị thấp hơn. Họ định giá thấp nhất và cho rằng thị trường cảm ứng với giá cả.

Những điều kiện sau đây thuận lợi cho việc định giá thấp:

Thị trường rất nhạy cảm với giá cả và một giá thấp sẽ kích thích sự tăng trưởng hơn nữa của thị trường.

Những chi phí sản xuất và phân phối sẽ giảm đi nhờ tăng thêm kinh nghiệm (hiệu quả kinh tế theo quy mô lớn).

Giá cả thấp sẽ làm nản lòng sự cạnh tranh tiềm tàng và thực sự.

2.5. Định giá để lướt qua thị trường

Nhiều doanh nghiệp định ra giá bán ban đầu tương đối cao để lướt qua thị trường. Cách lướt qua thị trường này chỉ có ích khi:

 Có đủ số người mua với sức mua cao.

 Giá cả đầu tiên cao không lôi cuốn nhiều người cạnh tranh hơn.  Giá cả cao hỗ trợ hình ảnh của một sản phẩm thượng hạng.

2.6. Định giá để dẫn đạo chất lượng sản phẩm

Một doanh nghiệp có thể nhắm tới sự kiện có thể trở thành một đơn vị lãnh đạo trong dự phần thị trường.

Như vậy, xuất phát từ mục tiêu chung của marketing, doanh nghiệp lựa chọn và xác định mục tiêu định giá. Những mục tiêu này càng rõ ràng thì việc định giá càng dễ dàng và chúng được sử dụng như là những hướng dẫn cho việc ra các quyết định giá.

3. Nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá3.1. Quan hệ giữa giá cả với cung - cầu:

Một phần của tài liệu tiểu luận đề tài truyền thông trong bán lẻ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w