Quy hoạch phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu quy hoạch nông thôn mới xã bình thuận huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 33)

III. QUY HOẠCH SẢN XUẤT

1. Quy hoạch phát triển nông nghiệp

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của xã, để khai thác và phát huy được tiềm năng lợi thế của xã trong phát triển nông nghiệp, với mục tiêu là phát triển nhanh nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng cao đặc biệt là phát triển cây chè, trồng lúa; quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hoàn hóa chất lượng cao được xác định như sau:

1.1. Quy hoạch sản xuất lúa và vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao:

- Căn cứ thực trạng diện tích lúa hiện có và quy hoạch xây dựng hạ tầng nông thôn, và các quy hoạch sản xuất khác; quy hoạch thành 03 vùng sản xuất tập trung với tổng diện tích là 109,67 ha, còn lại là các diện tích nhỏ lẻn nằm xen kẽ giữa các xóm, các khu dân cư với diện tích là 78,20 ha, cụ thể như sau:

+ Vùng 1: Cánh đồng La Vang, đồng Trên, đồng Giếng Ai, đồng Khu Thổ, thuộc địa phận các xóm: Trại 4, Trại 5, Đình 6, Đình 7, Chùa 8 và Chùa 9 có tổng diện tích khoảng 50,21 ha. Dự kiến quy hoạch vùng nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao bao gồm lúa và các loại hoa màu mang lại giá trị kinh tế cao.

+ Vùng 2: Cánh đồng Dưới, đồng La Mưa, La Vải, thuộc địa phận các xóm: Đình 6, Đình 7, Chùa 8 và Chùa 9, toàn bộ vùng này có tổng diện tích khoảng 40,99 ha. Dự kiến quy vùng trồng lúa chất lượng cao.

+ Vùng 3: Cánh đồng Cây Sữa, đồng Gốc Cau, đồng Soi, đồng Bé, đồng Gốc Ruối, đồng Gốc Ngái, đông Ba Ngăn thuộc địa phận các xóm: Thanh Phong 13, Văn Khúc 10, Văn Khúc 11, toàn bộ vùng này có tổng diện tích khoảng 18,47 ha. Dự kiến quy hoạch vùng lúa cao sản.

đồi núi với tổng diện tích khoảng 78,20 ha.

- Tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng tận dụng và khai thác hệ thống thuỷ lợi và hệ thống bờ vùng, bờ thửa sẵn có để quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng theo chuẩn nông thôn mới đáp ứng yêu cầu đưa cơ giới hoá và ứng dụng các tiến bộ KHCN vào trong sản xuất đế nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Rà soát đánh giá thực trạng các tuyến giao thông nội đồng để quy hoạch bố trí bờ vùng, bờ thửa. Đối với bờ vùng có khoảng cách từ 150-200m có một bờ vùng, có thể kết hợp kênh tưới, tiêu, áp dụng tiêu chuẩn đường cấp C, bề rộng lòng đường tối thiểu 2,0m, chiều rộng nền đường 3,0m, có điểm tránh xe. Đối với bờ thửa thiết kế kích thước từ 1,2- 1,5m; cứ khoảng cách 2 bờ thửa thì có một bờ thửa kết hợp luôn với kênh tưới, tiêu nước. (tất cả các bờ vùng bờ thửa thiết kế phù hợp với tùng khu đồng, áp dụng công nghệ và đưa cơ giới hóa vào sản xuất)

- Cùng với việc quy hoạch, mở rộng hệ thống giao thông nội đồng cần phải tiến hành dồn điền, đổi thửa để tạo ra những thửa ruộng có diện tích đủ lớn và thuận tiện cho việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất. Việc triển khai đồn điền đổi thửa liên quan trực tiếp đến các hộ nông dân, phạm vị ảnh hưởng rộng, do vậy khi triển khai thực hiện cần phải có sự bàn bạc thống nhất dân chủ từ cơ sở, tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân, trên cơ sở nhà nước định hướng và hỗ trợ nhân dân quy hoạch, điều chỉnh diện tích và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân.

- Đối với diện tích nhỏ lẻ nằm tại địa bàn các xóm cần tiến hành rà soát và khuyến khích tạo điều kiện cho các hộ nông dân dồn điền, đổi thửa; đồng thời bố trí quy hoạch các tuyến đường giao thông nội đồng, hệ thống thuỷ lợi một các hợp lý để thúc đẩy đưa cơ giới hoá vào sản xuất tại các khu vực có đủ điều kiện.

1.2. Quy hoạch sản xuất chè

* Vùng sản xuất chè: Cây chè là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong cơ cấu cây trồng của Huyện cũng như của xã. Tuy nhiên, tốc độ tăng về năng suất và sản lượng của xã vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của Tỉnh, Huyện, chưa khai thác hết được tiềm năng lợi thế phát triển cây chè. Trong giai đoạn tới sẽ tập trung vào cải tạo, thay thế diện tích chè Trung du trồng hạt (đặc biệt là các diện tích chè già cỗi, năng suất thấp) bằng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao; xác định một số diện tích sản xuất chè kém hiệu quả, cần chuyển đổi, diện tích chè giảm do quy hoạch vào mục đích sử dụng khác để trồng mới, đảm bảo ổn định quy mô diện tích. Cụ thể:

- Diện tích chè của xã quy hoạch đến năm 2015 là 213ha, đến năm 2020 là 213ha, được quy hoạch thành 04 vùng sản xuất như sau:

+ TC1: Khu vực trồng chè phía Bắc tập trung tại xóm Bình Khang, Bình Xuân có diện tích: 23,49 ha.

+ TC2: Khu vực trồng chè phía Nam tập trung tại xóm Bình Xuân, Thanh Phong 13, Thanh Phong 14 có diện tích: 60,76 ha.

+ TC3: Khu vực trồng chè phía Tây Nam tập trung tại xóm Đầm Mụ có diện tích: 20,24 ha.

+ Ngoài ra còn 58,36 ha chè trồng phân tán vườn hộ và các vị trí khác.

Dự kiến trong giai đoạn 2012- 2015 trồng mới: 5,0 ha chè giống mới (Kim tuyên, Phúc vân tiên, LDP1, TRI777, PH10, PH8, Keo am tích, Bát tiên) tại đồng Gốc Trà và đồng Hiềng. Giai đoạn 2012 – 2020 trồng thay thế 74 ha chè giống mới tại các xóm: Đầm Mụ, Bình Xuân, Bình Khang, Thanh Phong 13,14, Thuận Phong, Tiến Thành 1,2,3,4, Xóm Chùa, Văn Khúc 10,11.

Cần tiếp tục được đầu tư nghiên cứu, hướng dẫn người dân về kỹ thuật và giống để nâng cao hiệu quả kinh tế, trồng mới lại các diện tích chè trung du đã cằn cỗi, chất lượng và năng suất kém. Khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình nâng cao kỹ thuật, chất lượng sơ chế và chế biến chè thương phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn để cung cấp sản phẩm ra thị trường, nâng cao thu nhập.

1.3 Quy hoạch phát triển rau, màu

- Tận dụng lợi thế của xã về vị trí địa lý phát triển nền kinh tế hàng hóa chất lượng cao xã dự kiến sẽ cho trồng kết hợp các loại hoa màu như cải ngọt, su hào,… các loại hoa tại vị trí cánh đồng La Vang, đồng Trên, đồng Giếng Ai, đồng Khu Thổ, thuộc địa phận các xóm: Trại 4, Trại 5, Đình 6, Đình 7, Chùa 8 và Chùa 9 có tổng diện tích khoảng 50,21 ha. Kết hợp với trồng lúa chất lượng cao sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho xã đồng thời tạo cảnh quan cho khu du lịch hồ Núi Cốc và khu du lịch tâm linh.

Một phần của tài liệu quy hoạch nông thôn mới xã bình thuận huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w