Xuất phát từ thực trạng quản lý và sử dụng tài sản công nói chung và ô tô công nói riêng cộng với những vụ tiêu cực xảy ra gần đây, từ nhữngvấn đề quan sát được và quá trình học tập, ngh
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Để phát triển kinh tế–xã hội thành công, điều hết sức quan trọng làmỗi quốc gia có khả năng đương đầu với nhịp độ thay đổi trong một thếgiới ngày càng không ổn định và bị chi phối bởi quá trình toàn cầu hoá ỞViệt Nam, với đà quay ngày càng nhanh của bánh xe quốc tế thì nhất thiếtphải có một quá trình cải cách hiệu quả
Đã có nhiều phương hướng, chính sách được đưa ra nhằm đem lại sựcải tổ toàn diện về cả chính trị, kinh tế và các vấn đề về xã hội
Một trong những vấn đề được quan tâm đó là chính sách quản lý tàisản công trong khu vực cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanhnghiệp Nhà nước Liên quan đến lĩnh vực này là sự quản lý trong quá trìnhhình thành, sử dụng và bảo quản của một trong những nguồn nội lực to lớn
và quan trọng nhất nhằm phát huy tối đa vai trò ảnh hưởng của nó
Câu hỏi được đặt ra đó là chúng ta đã quản lý tài sản công như thếnào? Vì sao luôn tồn tại những hiện tượng tiêu cực như: lạm dụng, sử dụnglãng phí tài sản hay lợi dụng tài sản công để thực hiện những hành vi saiqui định của Nhà nước? Chúng ta đã có những giải pháp gì để xử lý nhữnghiện tượng trên?
Xuất phát từ thực trạng quản lý và sử dụng tài sản công nói chung và
ô tô công nói riêng cộng với những vụ tiêu cực xảy ra gần đây, từ nhữngvấn đề quan sát được và quá trình học tập, nghiên cứu; tôi xin đề ra các giải
pháp trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp “ Quản lý sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước” nhằm góp một phần nhỏ trong quá trình cải cách nói trên.
Chuyên đề là sự tổng hợp những vụ việc, hiện tượng đã và đang xảy
ra từ đó có cải nhìn đầy đủ về quản lý sử dụng tài sản công trong các cơ
Trang 2hạn chế và khắc phục những hạn chế này Tuy nhiên do bị hạn chế về trình
độ nhận thức, tôi chỉ xin đưa ra các vấn đề cụ thể nhất, thực tế nhất của vấn
đề trên
Chuyên đề được chia làm ba phần:
Phần I : Lý luận chung về tài sản công
Phần II: Thực trạng quản lý ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước
Phần III: Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước
Trong quá trình làm chuyên đề thực tập, ngoài nổ lực của bản thân;
em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo- Ths Phạm Hồng Vân.Qua bốn tháng thực tập tại cơ quan là Vụ pháp chế - Bộ Tài chính, em cũngđược các cô, chú và các anh chị trong Vụ nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
để đạt được kết quả như mong muốn
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 3ƯƠ NG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ
TÀI SẢN CÔNG
1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của tài sản công
1.1.1 Khái niệm tài sản công
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, bất cứ một quốc gianào cũng phải dựa vài một trong những nguồn lực quan trọng đó là tài sảnquốc gia Đó là những tài sản do thành viên của quốc gia tạo ra hay dothiên nhiên ban tặng hoặc do con người thu nạp được Trong phạm vi mộtđất nước, tài sản quốc gia có thể thuộc sở hữu riêng của từng nhóm thànhviên và có thể sở hữu chung của tất cả các thành viên trong cộng đồng quốcgia Những tài sản do nhà nước nắm quyền sở hữu thường được gọi là tàisản công Tuỳ thuộc vào quan hệ sản xuất đặc trưng của xã hội ở từng giaiđoạn lịch sử mà tài sản công chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tài sảncủa quốc gia Trong hình thái kinh tế - xã hội, quan hệ sản xuất dựa trênchế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu thì tài sản công chỉ chiếm mộtphần nhỏ trong tổng tài sản quốc gia ( tài sản thuộc sở hữu của một nhómthành viên ) vì trong các chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là chủyếu, nhà nước chỉ đại diện quyền lợi một nhóm người trong xã hội Còntrong chế độ xã hội chủ nghĩa, phần lớn tài sản quốc gia thuộc sở hữu toàndân do nhà nước là chủ sở hữu
Nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã chọn con đường đilên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa Trong thời kỳ quá
độ đi lên Chủ nghĩa xã hội, các nhân tố cuả Chủ nghĩa xã hội dần dần hìnhthành, phát triển, hoàn thiện đạt tới mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội; Đảng tathực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóngsức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài để
Trang 4nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống nhân dân Khu vựckinh tế Nhà nước, bao gồm cả tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, đóng vai tròchủ đạo, từng bước phát triển và hoàn thiện trở thành nhân tố kinh tế củaChủ nghĩa xã hội
Tài sản công ở nước ta được thể hiện tại Điều 17 Hiến pháp năm 1992của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; “đất đai, rừng núi, sông hồ,tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời,phần vốn do Nhà nước đầu tư vào xí nghiệp, công trình thuộc các ngành,lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao,quốcphòng, an ninh cùng các tài sản khác mà Pháp luật qui định là của Nhànước đều thuộc sở hữu toàn dân” Trong Bộ luật dân sự đã được Quốc hộinước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 8 thông quangày 28/10/1995 và các văn bản pháp luật khác qui định cụ thể các tài sảnkhác thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm: “ các tang vật, phương tiện vi phạmpháp luật bị tịch thu xung quĩ Nhà nước, tài sản bị chôn dấu, chìm đắm tìmthấy, tài sản vắng chủ, vô chủ được xác lập sở hữu Nhà nước, tài sản do tổchức, cá nhân trong và ngoài nước hiến tặng Chính phủ hoặc tổ chức Nhànước” Từ những căn cứ pháp luật hiện hành, chúng ta có thể khẳng định:
tài sản công là những tài sản được hình thành từ nguồn Ngân sách Nhà nước( NSNN), tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước theo qui định của pháp luật, đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời.
1.1.2 Đặc điểm của tài sản công
Khái niệm về tài sản công trên đây đã phản ánh đầy đủ các tài sảncông đã được thể chế hoá trong Hiến pháp năm 1992 và các văn bản kháccủa Nhà nước ta, đồng thời đã đưa ra những đặc trưng chung về tài sảncông mà ở các chế độ khác nhau đều phải có
Trang 5Thứ nhất, ở mọi chế độ khác nhau, với mức độ khác nhau đều tồn tại
tài sản công là các tài sản thuộc sở hữu của mọi thành viên của quốc gia màNhà nước là người đại diện chủ sở hữu Ở Việt Nam, Nhà nước là ngườiđại diện chủ sở hữu toàn dân Nói một cách khác, Nhà nước là người đạidiện sở hữu của tài sản thuộc sở hữu toàn dân và có trách nhiệm đảm bảo
sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân tiết kiệm và có hiệu quả cao để đemlại lợi ích cho toàn dân
Thứ hai, tài sản công đã bao hàm các loại tài sản có trong tài sản công
ở tất cả các chế độ khác nhau như tài sản có được từ đầu tư xây dựng, muasắm bằng quĩ tiền tệ tập trung của Nhà nước, các tài sản khác nhau mà Nhànước thu nạp được và các nguồn tài sản do thiên nhiên ban tặng cho conngười Tài nguyên ở hầu hết các nước đang phát triển đều được Hiến pháp
và pháp luật xác nhận như là một tài sản của quốc gia, Nhà nước là ngườichủ toàn bộ của tài nguyên thiên nhiên
Trên đây là những đặc điểm chung nhất của tài sản công, tuy nhiên tàisản công khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanhnghiệp Nhà nước lại có những đặc điểm cụ thể
Tài sản công khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp là nhữngtài sản Nhà nước giao cho các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, cáclực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chínhtrị-xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp quản lý,
Trang 6Các tài sản khác gắn liền với đất đai.
Các phương tiện giao thông vận tải (ôtô, xe máy, tàu, thuyền…)
Các trang thiết bị làm việc và các tài sản khác
Những tài sản trên đây chính là cơ sở để tiến hành các hoạt độngquản lý Nhà nước và các hoạt động sự nghiệp Các cơ quan hành chính,đơn vị sự nghiệp chỉ có quyền quản lý, sử dụng các tài sản này để thực hiệncác nhiệm vụ được giao, không có quyền sở hữu Việc sử dụng tài sản phảiđúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước ban hành;không được sử dụng vào mục đích cá nhân, kinh doanh và các mục đíchkhác, trừ những trường hợp được pháp luật qui định cụ thể
Tài sản công khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước có các đặc điểm chủ yếu sau:
a) Tài sản công khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đềuđược đầu tư xây dựng, mua sắm bằng nguồn kinh phí NSNN hoặc cónguồn từ NSNN
b) Sự hình thành và sử dụng tài sản công khu vực cơ quan hành chính,đơn vị sự nghiệp phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cơquan, đơn vị này
c) Vốn đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản công khu vực cơ quan hànhchính, đơn vị sự nghiệp không thu hồi được trong quá trình sử dụng tài sảncông
1.1.3 Phân loại tài sản công
Ở mổi nước khác nhau, người ta có những cách khác nhau để phânloại tài sản công, song để nhận biết và sử dụng có hiệu quả với từng loại tàisản, tài sản công có thể được phân chia theo các tiêu thức sau:
1.1.3.1 Phân loại tài sản công theo thời gian sử dụng
Trang 7Theo cách phân loại này, tài sản công bao gồm các loại tài sản có thể
sử dụng vĩnh viễn không mất đi như tài nguyên đất, tài nguyên nước,không khí…và các tài sản có thời gian sử dụng nhất định như tài nguyênkhoáng sản và các tài nguyên nhân tạo khác Tuy nhiên, cách phân loại nàycũng chỉ mang tính tương đối vì ngay như tài nguyên đất nếu không có biệnpháp quản lý, sử dụng và bảo vệ thì nó sẽ bị cằn cỗi, xói mòn hay khôngthể sử dụng được
1.1.3.2 Phân loại tài sản công theo nguồn gốc hình thành
Với cách phân loại này, có thể chia tài sản công thành tài sản công cónguồn gốc thiên nhiên và tài sản nhân tạo
Tài nguyên thiên nhiên là các loại tài sản do thiên nhiên tạo ra bantặng cho quốc gia và thuộc chủ quyền quốc gia như: đất, rừng, vùng trời,vùng biển, mặt nước, khoáng sản trong lòng đất, những danh lam thắngcảnh, không khí, môi trường…
Tài sản nhân tạo là những tài sản do con người tạo lập và được duy trìqua các thế hệ như: cơ sở hạ tầng, các công trình văn hoá, các cổ vật, nhà ở,nhà làm việc, nhà dùng vào sản xuất kinh doanh, xe cộ và điều kiện làmviệc, thiết bị và máy móc sản xuất, tài sản tài chính…Tài sản nhân tạo chủyếu được hình thành từ kinh phí của NSNN và một phần là những tài sản
mà Nhà nước thu nạp được như các tài sản sung quĩ Nhà nước, tài sản hiếntặng của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước
1.1.3.3 Phân loại tài sản công theo tượng quản lý và sử dụng tài sản
Theo cách phân loại này, tài sản công bao gồm:
1.1.3.3.1 Tài sản Nhà nước thuộc khu vực các cơ quan, đơn vị sựnghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước
Trang 8Đây là những tài sản của Nhà nước giao cho các cơ quan hành chính,các đơn vị sự nghiệp, các lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị , tổ chứcchính trị xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp quản lý và sử dụng gồm:
- Đất và các vật kiến trúc trên đất thuộc các trụ sở làm việc, nhà công
vụ, kho tàng, trường học, bệnh viện, trạm thí nghiệm, nghiên cứu…
- Các phương tiện vận tải, các trang thiết bị làm việc, thông tin, cứuhoả, hệ thống cấp thoát nước và các tài sản khác
1.1.3.3.2 Tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợiích quốc gia bao gồm:
- Hệ thống giao thông: đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, bếncảng, bến phà, bến xe, cầu, sân bay, nhà ga…
- Hệ thống các công trình thuỷ lợi: đê điều, hệ thống kênh mương, trạmbơm, hồ chứa nước, đập thuỷ lợi…
- Hệ thống chiếu sáng, cấp, thoát nước, công viên…
- Hệ thống các công trình văn hoá, di tích lịch sử đã được xếp hạng 1.1.3.3.3 Tài sản Nhà nước giao cho các doanh nghiệp quản lý, sửdụng bao gồm nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, vốnbằng tiền…
1.1.3.3.4 Tài sản Nhà nước được xác lập quyền sở hữu Nhà nước theopháp luật qui định bao gồm:
- Tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quĩ Nhànước
- Tài sản chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy, tài sản vắng chủ, vô chủ vàcác tài sản khác được trở thành tài sản Nhà nước theo qui định của phápluật
Trang 9- Tài sản do các tổ chức biếu tặng, đóng góp hoặc giao lại Nhà nước vàtài sản viện trợ của Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ.
- Tài sản khác…
1.1.3.3.5 Tài sản dự trữ Nhà nước
1.1.3.3.6 Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên tronglòng đất, nguồn lợi thuỷ sản, vùng trời, thềm lục địa ( gọi chung là đất đai
và tài nguyên quốc gia )
1.1.4 Vai trò của tài sản công
Tài sản quốc gia nói chung và tài sản công nói riêng đều tạo ra choquốc gia một tiềm lực phát triển, một niềm tự hào dân tộc, một cuộc sốngvật chất, văn hoá, tinh thần, vô cùng quí giá Bác Hồ kính yêu của chúng ta
đã khẳng định: “ tài sản công là nền tảng, là vốn liếng để khôi phục và xâydựng kinh tế chung, để làm cho dân giàu, nước mạnh, để nâng cao đời sốngnhân dân”1 Vai trò của tài sản công có thể được xem xét, nhìn nhận dướinhiều khía cạnh: kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, tinh thần; nhưng ở đây,chúng ta chỉ nhìn nhận vai trò của tài sản công thể hiện ở mặt kinh tế
1.1.4.1 Tài sản công là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất xã hội:Bất cứ nền sản xuất nền sản xuất nào kể cả nền sản xuất hiện đại đều
là sự tác động của con người vào các yếu tố lực lượng tự nhiên nhằm thoảmãn nhu cầu nào đó của con người Nói một cách khác, sản xuất luôn là sựtác động qua lại của ba yếu tố cơ bản: sức lao động con người, tư liệu laođộng và đối tượng lao động Đối tượng lao động và tư liệu lao động đều làtài sản quốc gia nói chung và tài sản công nói riêng Như vậy, nói tư liệulao động và đối tượng lao động là hai yếu tố cơ bản của quá trình sản xuấtvật chất cũng có nghĩa là tài sản quốc gia nói chung và tài sản công nóiriêng là hai yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất Người lao động với kinh
Trang 10nghiệm sản xuất, kỹ năng, kỹ xảo và thói quen lao động của họ kết hợp vớitài sản công tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.1.1.4.2 Tài sản công là nguồn vốn tiềm năng cho đầu tư phát triển:Đầu tư phát triển có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tếcủa mổi quốc gia nhằm đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấukinh tế -xã hội và để phát triển toàn diện vững chắc của nền kinh tế xã hội.Nhờ đầu tư phát triển, tài sản quốc gia nói chung và tài sản công nói riêngđược bảo tồn, phát triển Nhưng muốn đầu tư phát triển thì phải có vốn đầu
tư, đó là đại diện của hàng hoá, tài sản và dịch vụ đưa vào sản xuất Muốn
có vốn đầu tư phát triển mọi quốc gia đều phải khai thác từ các nguồn tiếtkiệm, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài sản vôhình Nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài sản vô hình chính lànhững tài sản quốc gia, trong đó tài sản công chiếm vai trò chủ yếu Các tàisản này là những nguồn tài chính tiềm năng thể hiện dưới dạng hiện vật,Các tài sản này dưới tác động của sức lao động của con người thì sẽ chuyểnthành các nguồn tài chính tiền tệ Vì nếu nguồn tài nguyên thiên nhiênđược sử dụng, khai thác vào sản xuất kinh doanh một cách tiết kiệm và cóhiệu quả, sẽ tạo điều kiện để phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất ngànhnông lâm nghiệp và các ngành công nghiệp hoạt động dựa trên nguồn tàinguyên thiên nhiên Như vậy, chính nguồn tài nguyên thiên nhiên là vốnđầu tư phát triển sản xuất thay cho vốn mua nguyên liệu, nhiên liệu đưa vàosản xuất
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường đổimới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương huy động mọi nguồn vốn trong vàngoài nước để đầu tư phát triển, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyếtđịnh, vốn nước ngoài có ý nghĩa quan trọng; kết hợp tiềm năng, sức mạnhbên trong và khả năng có thể ở bên ngoài Với nhu cầu vốn đầu tư pháttriển càng lớn, việc khai thác các tiềm năng kinh tế từ nguồn tài sản công
để đầu tư phát triển càng có ý nghĩa quan trọng
Trang 111.1.5 Chức năng quản lý Nhà nước của Bộ tài chính về tài sản công
Nhà nước là một chủ thể xã hội đặc biệt của xã hội Sự ra đời và pháttriển của Nhà nước gắn liền với sự xuất hiện của quốc gia Nhà nước làngười đại diện cho mọi thành viên của cộng đồng, do đó Nhà nước có chủquyền đối với tài sản quốc gia Nhà nước là chủ sở hữu của mọi tài sảncông, nhưng không phải là người trực tiếp sử dụng tài sản công Để sửdụng tài sản một cách tiết kiệm và có hiệu quả, Nhà nước giao tài sản côngcho các cơ quan thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước, các đơn vị kinh tế Nhànước sử dụng tài sản công Để thực hiện vai trò chủ sở hữu tài sản công củamình, Nhà nước phải phát huy chức năng quản lý Nhà nước đối với tài sảncông để buộc mọi người được giao quyền sử dụng phải bảo tồn, phát triểnnguồn tài sản công và sử dụng tài sản công tiết kiệm, có hiệu quả phục vụ
sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ được môi trường môi sinh
Bộ tài chính là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lýnhà nước về tài chính, NSNN, thuế, phí, lệ phí và thu khác của NSNN, dựtrữ quốc gia, các quỹ tài chính Nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanhnghiệp và hoạt động dịch vụ tài chính, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập
và giá cả trong phạm vi cả nước; quản lý Nhà nước các dịch vụ công tronglĩnh vực tài chính - ngân sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giácả; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệptheo qui định của pháp luật
Bộ tài chính có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quyền hạn qui định tạinghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủqui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơquan ngang bộ
Một trong những chức năng quan trọng của Bộ tài chính đó là quản lý tài sản nhà nước, được thể hiện:
Trang 12a Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ qui định nguyên tắc quản lýviệc mua sắm tài sản công trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước;
b Trình Thủ tướng Chính phủ qui định tiêu chuẩn, định mức sử dụngtài sản trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước;
c Trình Thủ tướng chính phủ quyết định hoặc qui định theo thẩmquyền việc mua sắm, điều chuyển, đấu giá, thanh lý, chuyển đổi sở hữu đốivới tài sản Nhà nước theo qui định của pháp luật;
d Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra việc thực hiện các qui định của Nhànước về mua sắm, sử dụng, quản lý tài sản Nhà nước; tổng hợp tình hìnhquản lý tài sản Nhà nước trong cả nước theo qui định của Chính phủ;
e Thống nhất tổ chức quản lý tài sản của Nhà nước chưa giao cho tổchức, cá nhân quản lý, sử dụng
1.2 Nội dung quản lý ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước
Vai trò cuả tài sản công đối với sự phát triển của xã hội là rất tolớn Mặt khác, đây lại là vấn đề còn nhiều tồn tại trong quá trình hìnhthành, sử dụng tài sản, do đó để nguồn tài sản công phát huy cao nhất hiệuquả sử dụng cho nền kinh tế cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ trongquá trình hình thành, trong quá trình sử dụng Quản lý sử dụng ô tô trongcác cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nướccũng đặt ra nhiều bức xúc cho các nhà quản lý
1.2.1 Đối tượng quản lý và nguyên tắc quản lý ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước
Ô tô là một trong những tài sản công đặc biệt quan trọng Nó làphương tiện không thể thiếu trong hoạt động công tác của các đơn vị tuykhông trực tiếp giải quyết các công việc Nó đảm bảo yêu cầu công tác vàvới từng con người cụ thể theo chức năng và vai trò của từng người Song ô
Trang 13tô không phải là một vật thể chết Trong qúa trình hoạt động, nó phải sửdụng xăng dầu, phải được bảo dưỡng, sữa chữa và khi hết thời hạn sốngcủa sản phẩm, nó được thanh lý Như vậy, đối tượng quản lý của ô tô trongkhu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhànước chính là quản lý quá trình hình thành, sử dụng, bảo quản, sửa chữa,điều chuyển và đào thải của loại tài sản này Và nói chung đây là nguyêntắc sử dụng trong quản lý tài sản Nhà nước.
1.2.1.1 Quản lý quá trình hình thành tài sản
Để phục vụ nhu cầu công tác, các cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước được phép mua sắm phương tiệnvận tải để trang bị mới hoặc thay thế những tài sản mới đã bị hư hỏngkhông còn khả năng sử dụng
1.2.1.1.1 Lập dự toán mua sắm tài sản
Hàng năm, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanhnghiệp Nhà nước được NSNN đầu tư kinh phí hoạt động căn cứ vào thựctrạng phương tiện hiện có; căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng ô tô do
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền qui định để xác định nhu cầu mua sắm,lập dự toán báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên để:
- Bộ, cơ quan, tổ chức ở Trung ương tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính
- Sở, ban, cơ quan ở địa phương và UBND cấp huyện tổng hợp báocáo với Sở Tài chính
1.2.1.1.2 Thẩm định và quyết định dự toán mua sắm tài sản
- Bộ trưởng Bộ Tài chính thẩm định đưa vào dự toán chi ngân sáchTrung ương hàng năm về mua sắm phương tiện vận tải cho các cơ quanhành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước thuộc Trung ươngtrình cấp thẩm quyền quyết định theo qui định của pháp luật về NSNN
Trang 14- Giám đốc Sở Tài chính thẩm định trình UBND cấp tỉnh xem xét,quyết định đưa vào ngân sách địa phương hàng năm về mua sắm phươngtiện vận tải cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanhnghiệp thuộc địa phương và trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quyđịnh của pháp luật về NSNN.
1.2.1.1.3 Thực hiện mua sắm và thanh quyết toán
Sau khi dự toán chi về mua sắm phương tiện vận tải được cơ quan cóthẩm quyền duyệt:
- Cơ quan tài chính Nhà nước tổ chức cấp kinh phí mua sắm cho các
cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhànước theo dự toán NSNN đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phêduyệt
- Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp có tráchnhiệm sử dụng kinh phí đúng mục đích và thực hiện mua sắm tài sản theođúng qui định của Nhà nước
- Kết thúc năm ngân sách, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp vàcác doanh nghiệp Nhà nước phải quyết toán đầy đủ, kịp thời kinh phí muasắm tài sản theo qui định của pháp luật về nhân sách Nhà nước
1.2.1.1.4 Các hình thức mua sắm tài sản
Việc mua sắm tài sản được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau,tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất của tài sản và yêu cầu quản lý của Nhànước trong từng thời kỳ Các hình thức mua sắm tài sản công nói chungcũng như mua sắm ô tô nói riêng hiện nay bao gồm: mua sắm tài sản thôngqua đấu thầu và mua sắm tài sản không thông qua đấu thầu
a Đấu thầu mua sắm tài sản: Bao gồm hai loại
Đấu thầu rộng rãi: Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời rộngrãi các nhà thầu có đủ năng lực tham dự Đây là hình thức chủ yếu được áp
Trang 15dụng trong đấu thầu mua sắm tài sản của các cơ quan đơn vị hành chính sựnghiệp
Đấu thầu hạn chế: Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một sốnhà thầu có đủ năng lực tham dự Danh sách nhà thầu tham dự phải đượcngười có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt Hình thức đấuthầu hạn chế chỉ được xem xét áp dụng khi thỏa mãn một trong các điềukiện sau:
Chỉ có một số nhà thầu đáp ứng được gói thầu;
Theo yêu cầu của bên tài trợ nguồn vốn thực hiện việc mua sắm;
Do tình hình cụ thể của gói thầu mà đấu thầu hạn chế có lợi thế
b Các hình thức mau sắm không thông qua đấu thầu
Chào hàng cạnh tranh: Là hình thức lựa chọn nhà thầu cung cấp hànghóa trên cơ sở chào hàng của các nhà thầu Hiện nay, ở nước ta hình thứcnày dược áp dụng trong trường hợp mua sắm hàng hóa có giá trị từ 100triệu đồng đến 200 triệu đồng mà không đủ điều kiện để áp dụng hình thứcchỉ định thầu
Mua sắm trực tiếp: Là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu cung cấphàng hóa trên cơ sở kết quả đấu thầu đã được đơn vị tổ chức trong năm
Hình thức này được áp dụng trong hai trường hợp:
Cơ quan, đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa phục vụ cho hoạtđộng thường xuyên trong năm với số lượng và chủng loại ổn định
Thực hiện việc mua sắm trực tiếp trong trường hợp bổ sung hợpđồng cũ đã thực hiện trong năm hoặc hợp đồng đang thực hiện với điềukiện bên mời thầu có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa mà trước đó đãtiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo đơn giá không vượt quá đơn giátrong hợp đồng đã ký trước đó
Trang 16 Chỉ định thầu: Là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầucủa gói thầu Hình thức chỉ định được áp dụng trong các trường hợp sau:
Mua sắm khẩn cấp do thiên tai, địch họa, sự cố, dịch bệnh cần khắcphục ngay;
Gói thầu theo yêu cầu của cơ quan tài trợ phải chỉ định thầu;
Hàng hóa do doanh nghiệp trong nước độc quyền sản xuất và có giábán thống nhất trong toàn quốc;
Hàng hóa do công ty nước ngoài độc quyền sản xuất, đồng thời cóđộc quyền phân phối, tiêu thụ ở Việt Nam;
Các gói thầu có tính chất đặc biệt, là hàng hóa có liên quan chặt chẽtới hàng hóa khác đã được một nhà thầu cung cấp và có bằng chứng chứngminh rằng chỉ nhà thầu đó mới có thể thực hiện gói thầu với chất lượng tốtnhất và chi phí hợp lý nhất;
Các trường hợp đặc biệt do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Thủtướng Chính phủ) quyết định
1.2.1.2 Đăng ký tài sản
Ngay sau khi hoàn thành việc mua sắm hoặc sau khi hoàn tất thủ tụctiếp nhận tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; cơquan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước trực tiếp
sử dụng tài sản phải làm thủ tục đăng ký tài sản theo qui định của Bộ tàichính Nội dung đăng ký gồm: Tên, đặc điểm, ký hiệu tài sản, đặc điểm sửdụng, giá trị, mục đích sử dụng, thời gian đưa vào sử dụng
1.2.1.3 Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công khu vực cơ quan hànhchính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước
Để đảm bảo hoạt động bình thường của các tài sản, các cơ quan, đơn
vị sử dụng tài sản phải tiến hành việc bảo dưỡng, sữa chữa tài sản theo cácnguyên tắc chung: Mọi tài sản Nhà nước trong cơ quan hành chính, đơn vị
Trang 17sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước đều phải được bảo dưỡng, sữachữa theo đúng chế độ, tiêu chuẩn kỷ thuật về bảo quản, sử dụng tài sảntheo qui định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và dự toán ngân sáchđược duyệt.
Trình tự thực hiện bảo dưỡng; sửa chữa tài sản được thực hiện nhưsau:
- Hàng năm, đơn vị thụ hưởng NSNN căn cứ vào thực trạng tài sản vàchế độ tiêu chuẩn kỷ thuật về quản lý, sử dụng tài sản công, lập dự toán chi
về bảo dưỡng, sữa chữa tài sản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếpđể:
+ Bộ, cơ quan, tổ chức Trung ương tổng hợp báo cáo Bộ Tài chínhthẩm định, xem xét đưa vào dự toán ngân sách trình cấp có thẩm quyềnquyết định theo qui định của pháp luật về NSNN;
+Sở, ban, cơ quan ở địa phương và UBND cấp huyện tổng hợp báocáo Sở Tài chính thẩm định, xem xét đưa vào dự toán ngân sách trình cấp
có thẩm quyền quyết định theo qui định của pháp luật về NSNN;
- Sau khi dự toán chi về bảo dưỡng, sửa chữa tài sản được duyệt, các
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước phải
sử dụng kinh phí theo đúng mục đích và có hiệu quả, kết thúc năm ngânsách phải quyết toán số kinh phí được cấp và báo cáo kết quả bảo dưỡng,sửa chữa tài sản cho cơ quan Nhà nước trực tiếp cấp kinh phí
1.2.1.4 Điều chuyển tài sản công khu vực cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước
Như đã nói ở trên, những nguyên tắc dùng để quản lý tài sản Nhànước nói chung cũng chính là những nguyên tắc được áp dụng trong quản
lý ô tô khu vực này
Trang 18Do thay đổi về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị hoặc yêucầu quản lý của Nhà nước trong từng thời kỳ, nên một số tài sản côngkhông còn đáp ứng được yêu cầu hoặc dư thừa; trong khi các cơ quan hànhchính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp khác hoặc các tổ chức kinh tếđang có nhu cấu sử dụng Để tránh tình trạng lãng phí trong sử dụng tàisản, Nhà nước thực hiện việc điều chuyển tài sản công giữa các cơ quanNhà nước, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước với nhau hoặcgiữa các cơ quan, đơn vị này với các đơn vị khác.Việc điều chuyển tài sảnphải tuân thủ những nguyên tắc và được thực hiện theo một trình tự chặtchẽ.
1.2.1.4.1 Nguyên tắc điều chuyển tài sản:
Tài sản công do cơ quan hành chính sự nghiệp đang quản lý, sử dụngchỉ được điều chuyển cho cơ quan hành chính sự nghiệp hoặc cơ quan, tổchức khác khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừtrường hợp đặc biệt có lệnh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điềuđộng tài sản để khắc phục thiên tai, địch họa;
Mọi tài sản công khi điều chuyển từ cơ quan này sang cơ quan khácphải đựơc kiểm kê, xác định giá trị còn lại, ghi tăng, giảm tài sản và giá trịtài sản, đăng ký lại tài sản đối với tài sản phải đăng ký
1.2.1.4.2 Thẩm quyền điều chuyển tài sản:
Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển tài sản là đất đai và nhà,công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai giữa các Bộ, cơ quan, tổ chức
ở Trung ương với nhau, giữa các cơ quan hành chính sự nghiệp Trungương với các tổ chức khác; giữa các cơ quan hành chính sự nghiệp Trungương với cơ quan hành chính sự nghiệp ở địa phương;
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển các loại tài sản côngcòn lại giữa các Bộ, cơ quan, tổ chức ơr Trung ương với nhau, giữa các cơquan hành chính sự nghiệp ở Trung ương với các tổ chức khác; giữa các cơ
Trang 19quan hành chính sự nghiệp Trung ương với cơ quan hành chính sự nghiệpđịa phương;
Bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ quyết định điều chuyển tài sản công giữa các đơn vị hành chính
sự nghiệp thụ hưởng ngân sách thuộc nội bộ ngành trực tiếp quản lý;
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định điều chuyển tài sản công giữa các
cơ quan hành chính sự nghiệp địa phương
1.2.1.4.3 Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản công giữa các cơ quanhành chính sự nghiệp:
Các cơ quan hành chính sự nghiệp có tài sản cần điều chuyển lập hồ
sơ báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Hồ sơ đề nghị điều chuyểntài sản bao gồm:
Văn bản đề nghị điều chuyển tài sản của cơ quan hành chính sựnghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản;
Bảng tổng hợp dnah mục tài sản công đề nghị điều chuyển kèm theobiên bản đánh giá lại giá trị tài sản điều chuyển và các hồ sơ của tài sản;
Văn bản của cơ quan hành chính sự nghiệp tiếp nhận tài sản
Sau khi có quyết định điều chuyển tài sản của cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền:
Cơ quan có tài sản điều chuyển bàn giao tài sản cho cơ quan hànhchính sự nghiệp được tiếp nhận tài sản theo đúng quyết định của cấp thẩmquyền và thực hiện ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo đúng qui định củaNhà nước;
Cơ quan tiếp nhận tài sản thực hiện ghi tăng tài sản và giá trị tài sảntheo đúng qui định của Nhà nước
1.2.1.5 Thu hồi tài sản công khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự
Trang 201.2.1.5.1 Các trường hợp thu hồi tài sản:
- Đơn vị được giao trực tiếp sử dụng tài sản công không còn nhu cầu
sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do sát nhập, hợp nhất, thay đổi chứcnăng, nhiệm vụ và các nguyên nhân khác;
- Tài sản công được trang bị vượt quá tiêu chuẩn, định mức được phép
sử dụng;
- Tài sản sử dụng sai mục đích, trái qui định của Nhà nước
1.2.1.5.2 Thẩm quyền thu hồi tài sản công:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi đất đai, nhà, công trình xâydựng khác gắn liền với đất đai; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồicác tài sản còn lại do các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và cácdoanh nghiệp Nhà nước ở Trung ương quản lý;
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đai, nhà, công trìnhxây dựng khác gắn liền với đất đai và phương tiện vận tải; Giám đốc SởTài chính quyết định thu hồi các tài sản còn lại do cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước địa phương quản lý;
- Thủ trưởng các Bộ, các cơ quan đoàn thể ở Trung ương thu hồi tàisản công của các cơ quan, đơn vị Bộ, cơ quan, đoàn thể mình quản lý;
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể thuộc cấp tỉnhquyết định thu hồi tài sản công của các cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước trong phạm vi nội bộ Sở, ban,ngành, cơ quan, đoàn thể thuộc cấp tỉnh và cấp huyện
1.2.1.5.3 Trách nhiệm của các cơ quan bị thu hồi tài sản và các cơquan tài chính Nhà nước
- Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhànước trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công bị thu hồi phải thực hiệnchuyển giao đầy đủ tài sản công theo đúng qui định phải thu hồi;
Trang 21- Cơ quan tài chính Nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý tàisản thu hồi và lập phương án sử dụng tài sản đó để trình cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền điều chuyển tài sản công quyết định
1.2.1.6 Thanh lý tài sản công
Đối với những tài sản không cần dùng, không còn sử dụng mà không
có quyết định thu hồi hoặc điều chuyển của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản đó phải ra quyếtđịnh hoặc báo báo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thanh lý tàisản
1.2.1.6.1 Thẩm quyền thanh lý tài sản công:
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thanh lý tài sản là nhà và các côngtrình xây dựng khác gắn liền với đất của cơ quan hành chính sự nghiệpTrung ương;
Thủ trưởng các Bộ, cơ quan đoàn thể ở Trung ương quyết định thanh
lý tài sản công ( trừ nhà và các công trình xây dựng gắn liền với đất) của cơquan của cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc phạm vi mình quản lý;
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thanh lý tài sản là nhà, công trìnhxây dựng khác gắn liền với đất và phương tiện đi lại của cơ quan hànhchính sự nghiệp địa phương;
Giám đốc Sở Tài chính quyết định thanh lý các tài sản ( trừ nhà và cáccông trình xây dựng khác gắn liền với đất và phương tiện đi lại ) có giámua từ 100 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản của các cơ quan hành chính
sự nghiệp địa phương;
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan đoàn thể thuộc cấp tỉnh vàUBND cấp huyện quyết định thanh lý các tài sản có giá mua ban đầu dưới
100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản ( trừ nhà, công trình xây dựng khác gắn
Trang 22liền với đất và phương tiện đi lại ) của các cơ quan hành chính sự nghiệptrực thuộc.
1.2.1.6.2 Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản:
Khi có tài sản cần thanh lý, thủ trưởng các cơ quan hành chính sựnghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản đó lập hồ sơ đề nghị thanh lý tàisản gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý Hồ sơ đề nghị thanh lýgồm:
Văn bản đề nghị của cơ quan có tài sản cần thanh lý;
Tổng hợp danh mục tài sản xin thanh lý kèm theo các hồ sơ có liênquan đến tài sản;
Biên bản đánh giá tài sản của Hội đồng thanh lý tài sản của đơn vịhoặc biên bản thẩm định chất lượng tài sản của cơ quan chức năng đối vớitài sản là nhà làm việc, xe ô tô và các thiết bị đồng bộ;
Sau khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có tài sảnthanh lý thực hiện các công việc sau:
Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản do thủ trưởng cơ quan hànhchính sự nghiệp có tài sản thanh lý làm Chủ tịch Các thành viên khác gồm:đại diện bộ phận kế toán, tài vụ của cơ quan, đại diện bộ phận trực tiếpquản lý tài sản thanh lý, cán bộ có hiểu biết về đặc điểm và tính năng kỷthuật của tài sản thanh lý;
Tổ chức việc bán thanh lý hoặc hủy tài sản, ghi giảm tài sản và giá trịcủa tài sản theo qui định của Nhà nước;
Lập và cấp hóa đơn bán tài sản thanh lý do Bộ Tài chính phát hành( nếu thanh lý theo hình thức bán )
1.2.1.7 Báo cái tài sản công
Để cơ quan Nhà nước có thể nắm được tình hình quản lý, sử dụng tàisản công khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh
Trang 23nghiệp Nhà nước; từ đó tổng hợp tài sản chung của quốc gia, đồng thời cóphương án đầu tư mới, điều chuyển, xử lý tài sản một cách kịp thời, hiệuquả, các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công phải thực hiện chế
độ báo cáo tài sản công
Việc báo cáo được thực hiện định kỳ hàng năm hoặc báo cáo đột xuất
về tài sản công như sau:
Đối với cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công thuộc Trungương quản lý, thì báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; các cơ quan Nhà nước khác và tổchức ở Trung ương tổng hợp báo cáo tài sản công của Bộ, cơ quan, đơn vịmình đối với Bộ tài chính;
Đối với cơ quan tực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công thuộc địaphương quản lý, thì báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để các sở, ban, cơquan, đơn vị trực thuộc UBND cấp tỉnh; UBND quận, huyện, thị xã, thànhphố trực thuộc tỉnh tổng hợp báo cáo tài sản công của cơ quan, đơn vị mìnhvới Sở Tài chính Sở Tài chính tổng hợp báo cáo tài sản công do địaphương quản lý với UBND cấp tỉnh và đồng gửi báo cáo với Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, phân tích và tổng hợp báo cáoThủ tướng Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng tài sản công khu vựchành chính sự nghiệp trong phạm vi cả nước
1.2.2 Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hànhchính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công nói chung và ô tô nóiriêng là một công cụ quan trọng của Nhà nước để thực hiện quản lý tài sảncông khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệpNhà nước Vai trò đó được thể hiện ở các mặt sau:
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản là cơ sở để thực hiện việc trang
Trang 24chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước; là cơ sở để xử lýcác vi phạm về quản lý, sử dụng, xử lý tài sản;
Đảm bảo sự công bằng trong quản lý, sử dụng tài sản công;
Là cơ sở để đánh giá việc sử dụng tài sản tiết kiện hay lãng phí
Ở nước ta hiện nay, hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sảncông khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệpNhà nước đã được hình thành tương đối đầy đủ và đồng bộ bao gồm: Trụ
sở làm việc, ô tô, xe máy công, điện thoại
Tiêu chuẩn, định mức sử xe ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp và các doanh nghiệo Nhà nước là một trong những nội dungquan trọng trong việc quản lý tài sản công khu vực này
Căn cứ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số122/1999/QĐ-TTG ngày 10 tháng 5 năm 1999 về việc ban hành qui địnhtiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng Chính Phủ ban hànhbản Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hànhchính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước Tuy nhiên, quy định này chođến nay đã có những điểm không còn phù hợp với điều kiện thực tế nữa do đó Bộtài chính đang nghiên cứu để đưa ra những qui định mới nhằm đáp ứng với yêu cầutrong công tác quản lý hiện nay Song đây vẫn là căn cứ pháp lý quan trọng để Nhànước thực hiện việc quản lý ô tô trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và cácdoanh nghiệp Nhà nước
1.2.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng tới nội dung quản lý ô
tô trong các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp và cácDoanh nghiệp Nhà nước
Để nâng cao hiệu quả sử dụng của ô tô công, ngoài các biện pháp hành chínhcũng như các biện pháp xử lý bằng các công cụ pháp luật cần phải tính đến nhữngnhân tố ảnh hưởng đến đến việc quản lý loại tài sản này
Trang 25Những nhân tố tác động trực tiếp đến quản lý ô tô công như: việc bảo quản,bảo vệ và sử dụng ô tô của chính đơn vị trực tiếp sử dụng; quá trình mua sắm, thanh
lý, chuyển đổi, bán quyết toán hay phụ thuộc cụ thể vào từng địa phương, cơ quan
cụ thể thì việc quản lý ô tô công cũng có những đặc trưng khác nhau
Tiếp theo phải kể đến những nhân tố tác động một cách gián tiếp lên công tácquản lý ô tô đó là: cơ chế chính sách quản lý nói chung cũng như các cơ chế ápdụng trong quản lý tài sản công và trong quản lý ô tô; các yếu tố ngẩu nhiên như sựbiến động và kinh tế, chính trị trong và ngoài nước hay những biện pháp mà Nhànước sử dụng trong các thời kỳ khác nhau
Các nhân tố trên một mặt là các công cụ để quản lý ô tô công, mặt khác nó lại
là những tiêu chí để đánh giá hiệu quả của quá trình sử dụng tài sản Chúng có thểcùng lúc tác động lên tài sản công trên nhiều phương diện khác nhau hay cũng cóthể tác động lần lượt lên việc quản lý tài sản Do đó cần phải đưa các nhân tố nàyvào để nghiên cứu cũng như đưa vào trong quản lý tài sản nhằm đem lại hiệu quả
sử dụng tài sản cao nhất
Trang 26Tài sản công, được hiểu đơn giản chính là những gì thuộc sở hữu củaChính phủ Nói rộng ra, chúng thuộc sở hữu của của mọi người dân, đượcđại diện bởi Chính phủ Công tác quản lý tài sản công chiếm giữ một vaitrò quan trọng trong nền tài chính quốc gia Có thể đánh giá công tác quản
lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp đã đạt dược nhiều thànhcông đáng ghi nhận
Theo quyết định số 466/TTG ngày 2/7/1997 của Thủ tướng Chínhphủ; qua tổng kiểm kê tài sản cố định của Nhà nước tại khu vực hành chính
sự nghiệp đã kiểm kê tài sản của 55.325 đơn vị đạt 96,2% tổng số cơ quan,đơn vị hành chính sự nghiệp Như vậy, lần đầu tiên Nhà nước đã nắm vàkiểm soát được tài sản cố định; xây dựng và tổ chức thực hiện tiêu chuẩn,định mức sử dụng tài sản đối với hai loại tài sản chủ yếu là trụ sở làm việc
và ô tô phục vụ công tác Thực hiện thẩm định nhu cầu mua sắm sữa chữatài sản Qua kết quả thẩm định này của 38 địa phương có thể kết luận rằng:Nếu tất cả các Bộ, ngành, địa phương đều làm tốt việc thẩm định mua sắm,sữa chữa tài sản của các cơ quan hành chính sự nghiệp đã giảm nhu cầu chingân sách khoảng 241 tỷ đồng bằng 4% so với dự toàn dược duyệt Mặtkhác, các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện điều chuyển tài sản từ nơi