Khoán kinh phí cho người có tiêu chuẩn, chế độ sử dụng phương tiện đi lại ( “tiền tệ hóa” xe công) phục vụ công tác

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước (Trang 41)

CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG Ô TÔ

3.1.1 Khoán kinh phí cho người có tiêu chuẩn, chế độ sử dụng phương tiện đi lại ( “tiền tệ hóa” xe công) phục vụ công tác

phương tiện đi lại ( “tiền tệ hóa” xe công) phục vụ công tác

Xe công có hai loại, loại dùng chung cho công vụ của cơ quan với nhiều loại xe khác nhau và loại xe du lịch dùng riêng cho cán bộ lãnh đạo có tiêu chuẩn đưa đón đi làm bằng xe công. Đối tượng của phương án trên chính là loại thứ hai bởi tình trạng một số lãnh đạo các cấp sử dụng xe đắt

đã có 6.000 xe mới được mua trong đó có tới 2.000 xe vượt quá quy định) và xu thế “tư nhân hoá xe công” khá phổ biến đã ít nhiều gây bất bình trong dư luận xã hội nên cần phải có sự thay đổi phương thức quản lý cho phù hợp.

Có thể khái quát giải pháp này là cần mở rộng các phương thức quản lý sử dụng xe theo hướng: Cùng với việc trang bị phương tiện đi lại theo chức danh, cần áp dụng hình thức thuê phương tiện đi laị của doanh nghiệp dịch vụ để phục vụ công việc hoặc có thể khoán kinh phí sử dụng xe cho người có tiêu chuẩn, chế độ sử dụng phương tiện đi lại.

“Tiền tệ hóa” xe công, tức là bỏ chế độ xe đưa đón mà tính khoản chi phí đó và trong lương cho người có tiêu chuẩn là cần thiết, nhiều nước trên thế giới đã làm từ lâu, ngay Trung Quốc mới đây cũng đã bõ xe công đối với tất cả các cấp phó.

Từ nhà đến cơ quan là bao nhiêu cây số nhân đôi lên, quy ra số xăng cần dùng rồi nhân với giá xăng mà tính vào tiền lương hàng tháng, còn đi công tác thì sử dụng xe công dùng chung. Ðó mới thực là công bằng và đúng với tinh thần của chủ trương tiền tệ hoá xe công. Khi tiến hành tiền tệ hoá xe công thì trước hết phải rà soát lại tiêu chuẩn được sử dụng xe công đưa đón theo quy định của nhà nước để loại ra những người đã sử dụng xe công không đúng tiêu chuẩn.

Nội dung của phương án này được thực hiện như sau:

- Thực hiện xây dựng mức khoán kinh phí để dưa vào lương hàng tháng cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng phương tiện đi lại phục vụ công tác. Trước mắt, khoản kinh phí này chưa tính khấu hao xe vào mức khoán.

- Trên cơ sở thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định mức tiêu chuẩn sử dụng số xe ô tô phục vụ công tác, sẽ thu hồi một số xe

trang bị cho doanh nghiệp dịch vụ, số xe trang bị mới do ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí.

- Các chức danh có tiêu chuẩn xe phục vụ công tác, các cơ quan có nhu cầu sử dụng xe phục vụ công tác chung sẽ thực hiện đăng ký xe ô tô của các doanh nghiệp dịch vụ và thanh toán theo số km thực tế với mức giá mà nhà nước qui định cho doanh nghiệp.

Với nội dung trên, phương án sẽ được thực hiện theo phương thức: - Khoán kinh phí cho từng đơn vị đối với nhu cầu sử dụng xe trong các trường hợp đi công tác ra khỏi nội thành thành phố Hà Nội: đảm bảo không vượt quá kinh phí thường xuyên đã bố trí trong dự toán ngân sách năm của đơn vị ( chi phí bao gồm chi phí xăng xe, sữa chữa xe và vận hành xe, lái xe).

- Không bố trí xe đưa đón mà thực hiện khoán kinh phí cho các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo dưới 1,3 có tiêu chuẩn sử dụng xe đưa đón từ nơi ở tới nơi làm việc, đi họp, công tác trong nội thành thành phố Hà Nội. Nguồn kinh phí để khoán lấy từ nguồn kinh phí đã được bố trí trong dự toán ngân sách trong năm của từng đơn vị.

- Thuê xe ô tô phục vụ công tác: các đơn vị tự cân đối trong khoản kinh phí đã được bố trí trong dự toán ngân sách năm để chi cho việc thuê xe phục vụ công tác; chi trả cho người có chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc, đi công tác trong nội thành thành phố Hà Nội. Đảm bảo chi phí khoán để thuê xe dịch vụ thấp hơn chi phí sử dụng theo chế độ trang cấp hiện hành và thấp hơn giá trị thị trường, đảm bảo chất lượng phục vụ đáp ứng cho việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan.

Ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, hoàn toàn tán đồng chủ trương khoán kinh phí sử dụng xe

thân người được đi xe cũng tằn tiện hơn. Như ông, mỗi tháng làm việc tại 24 Chi cục Thuế, nếu được khoán chi phí xăng, khấu hao xe trả tiền tài xế thì không chỉ ít tốn kém mà còn rất chủ động trong công việc. Theo ông, lâu nay do không khoán kinh phí nên tình trạng làm dụng xe công xảy ra rất nhiều, có người mang cả tài xế lẫn xe về nhà để phục vụ việc riêng của mình.

Trên thực tế việc khoán chi hành chính tại một số cơ quan hành chính thời gian qua đã thu được những kết quả khả quan. Đây là một minh chứng về hiệu quả của cơ chế khoán chi và chúng ta có thể vững tin vào kết quả của cơ chế khoán kinh phí sử dụng xe công.

Theo ông Lê Minh Hoàng (Giám đốc Công ty điện lực TP.HCM): Nếu làm được việc khoán kinh phí thì sẽ không còn tình trạng không quản lý nổi việc sử dụng xe công không đúng mục đích hoặc lạm dụng trong sử dụng xe công gây thất thoát lãng phí. Mặt khác, không làm mất cán bộ như vừa qua một số cán bộ công chức đi xe công bừa bãi bị phát hiện, rồi kiểm điểm có khi mất chức mất việc...Tuy nhiên, khi nguồn kinh phí được khoán ấy không tính vào lương mà tính vào chi phí hoạt động của cơ quan thì tôi e ngại lại xảy ra hiện tượng đua nhau đi xin bổ sung ngân sách, do đó cần phải có văn bản hướng dẫn cũng như các qui định cụ thể để các cơ quan, đơn vị có người được đi xe công thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w