VỊ SỰ NGHIỆP VÀ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
2.1.2 Mua ngoài tiêu chuẩn cho phép
Đi liền với hiện tượng các cơ quan, đơn vị và cá nhân “tự nhiên” mua ô tô vượt xa so với mức giá mà Nhà nước qui định là hiện tượng mua xe với số lượng lớn hơn nhiều lần theo qui định cho phép. Sự việc này không những gây ra sự lảng phí to lớn cho Nhà nước mà còn dẫn đến hiện
lý tài sản công mà đặc biệt là ô tô được mua sắm trực tiếp từ nguồn NSNN đã là một việc vô cùng khó khăn nhưng việc quản lý tài sản công từ các dự án ODA còn khó khăn hơn nhiều. Tài sản công được giao cho các đơn vị, cá nhân sử dụng để thực thi những nhiệm vụ mà người nộp thuế giao phó. Nhưng, khác với tài sản tư, loại tài sản gắn liền với quyền sở hữu và quyền lợi cá nhân, nên nó được quản lý và sử dụng một cách chặt chẽ khi mà một ai đó được giao sử dụng luôn biết nhiệm vụ của mình là gì. Trong khi, đối với tài sản công, việc xác định nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành đối với người được giao sử dụng là điều không dễ dàng. Do đó, việc lạm dụng tài sản công là điều rất dễ xảy ra.
Một vị có trách nhiệm ở Bộ GTVT cho biết quy trình lập một dự án vay vốn nước ngoài, trong đó có việc mua sắm và thanh lý ôtô của các dự án. Theo đó, khi xong mỗi dự án, chủ đầu tư phải báo cáo Bộ để xin ý kiến việc thanh lý, điều chuyển ôtô như thế nào. Bộ GTVT cũng không thể quyết mà phải báo cáo lại Bộ Tài chính để xin hướng xử lý: Hoặc thanh lý, hoặc điều chuyển cho các dự án khác.
Và nếu Bộ GTVT làm đúng nguyên tắc này, chắc chắn rằng không có chuyện một lúc PMU 18 sở hữu đến 140 cái ôtô để rồi cho mượn tràn lan đến thế.
Những con số sau đây có thể nói lên phần nào hiện tượng trên. Từ năm 1995 đến năm 2005, PMU 18 đã sắm khoảng 138 chiếc ô tô trong đó có 3 chiếc Crown 3.0; xe Landcruiser: 12 chiếc; xe Camry 2.4, và 3.0 là 17 chiếc. Đặc biệt, nhân có tiền vay được, Bùi Tiến Dũng còn sắm một xe BMW và một xe Mercedes 2.4.
Số tiền mua ô tô của PMU 18 trong 10 năm qua là 76,8 tỷ đồng và đến nay giá trị còn lại của số ô tô này là 43 tỷ đồng.
Những dự án do PMU 18 làm chủ hầu hết đều là dự án có vốn vay nước ngoài, và đều là tiền "có vay có trả" chứ không phải tiền từ thiện, tiền
cho không. Ai sẽ trả cho những món nợ kếch xù mà người ta đã dùng một từ rất nhẹ nhàng là "làm thất thoát" như thế? Chắc chắn, đó là thế hệ những người đang còn sống và làm việc bây giờ, và nhiều hơn, là những thế hệ cháu con chúng ta sẽ phải è cổ trả những món nợ mà chúng không vay, cũng rất ít nhờ được vào.
Câu hỏi thứ nhất: Tại sao PMU 18 có 200 người mà mua tới 140 ôtô và cho mượn tràn lan, lẽ nào Bộ chủ quản không biết? Quản lý tới 15 dự án nhóm A (toàn vốn vay của nước ngoài) do PMU 18 làm chủ đầu tư, đều với tư cách đại diện Bộ GTVT, lãnh đạo Bộ GTVT phải nắm rất chắc số ôtô mà PMU 18 đã mua.
Nếu vậy, một câu hỏi khác cần được đặt ra: Tại sao các vị lãnh đạo vẫn duyệt cho mua ôtô nhiều như vậy? Và đã duyệt cho mua như thế, lẽ nào lãnh đạo Bộ không biết họ sẽ dùng vào việc gì? Cả Ban Quản lý dự án PMU 18 có tổng số 220 người, vậy mà sở hữu tới 140 xe ô tô các loại. Theo Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, chỉ riêng một gói thầu cầu Bãi Cháy, vậy mà doanh nghiệp này đã nhập về 12 xe ô tô loại đắt tiền. Trong số đó, có xe trị giá tới 1 tỷ 700 triệu đồng. Xe nhập về, do không sử dụng hết, Dũng chỉ đạo cho mượn dài hạn hoặc dưới hình thức “hối lộ” cho một số đơn vị và cá nhân dưới nhiều dạng khác nhau. Việc cho mượn xe của PMU 18 có hai dạng: Mượn có giấy tờ và mượn không có giấy tờ. Đây là một hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước rất nghiêm trọng.
Thực ra thì việc quan chức nhà nước xài xe quá tiêu chuẩn và xài “vô tội vạ” đã nhiều lần bị dư luận lên án. Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH Trần Quốc Thuận cho biết: ”Theo quy định ở Trung ương thì từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên, ở địa phương thì từ Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh trở lên mới được hưởng tiêu chuẩn xe riêng, nhưng rồi thì cấp Cục, Vụ, thậm chí Trưởng phòng cũng xài xe con''.
Ở địa phương Chủ tịch, Phó Chủ tịch tỉnh, Bí thư, Phó Bí thư tỉnh uỷ đi xe con đã đành, nhưng Giám đốc các sở, ban ngành cũng đi. Rồi thì Chủ tịch, Bí thư huyện uỷ cũng đều đi xe con mua từ ngân sách nhà nước. Cứ mỗi lần “thăng quan tiến chức” là lại đổi xe mới. Cán bộ thuộc diện dân cử, bầu cử cũng vậy, cứ 5 năm một lần, thay người là lại thay xe”. Mua xe đã vậy, sử dụng xe lại còn tốn kém hơn nữa.