Tình trạng sử dụng xe: Việc thanh lý, chuyển đổi, bán, quyết toán không chặt chẽ; sử dụng xe vào những mục đích

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước (Trang 32)

VỊ SỰ NGHIỆP VÀ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

2.2 Tình trạng sử dụng xe: Việc thanh lý, chuyển đổi, bán, quyết toán không chặt chẽ; sử dụng xe vào những mục đích

quyết toán không chặt chẽ; sử dụng xe vào những mục đích riêng

Để mở đầu xin nêu những điều mắt thấy, tai nghe: Tại tỉnh Đ. một vị cán bộ của huyện L. được thăng chức làm quan to trên tỉnh (Ông này giữ chức trưởng ban tổ chức tỉnh ủy) nên chỉ trong một thời gian ngắn sau đó đã có 3 - 4 vị cán bộ của “huyện nhà” được “nhấc” lên đảm trách những cương vị trưởng, phó các ban, ngành. Và, thế là, cứ mỗi chiều thứ 6 hàng tuần, người dân địa phương dọc theo quốc lộ nối thị xã P. với huyện L. lại thấy những chiếc xe con bóng lộn mang biển số xanh chở những vị công bộc của dân từ trụ sở cơ quan về dinh thự “đồng quê” thư giãn cuối tuần. Tương tự, mỗi sáng thứ hai, vẫn những chiếc xe trị giá hàng trăm triệu ấy vận hành theo lộ trình ngược lại. Có người bấm đốt: Với chiều dài mỗi “tua” lên tới gần 300 Km như thế, vị chi mỗi năm chi phí cho một xe quan về quê “guých - ken” sẽ là hàng chục ngàn cân thóc .

Chuyện mắt thấy, tai nghe nói trên xem ra chẳng có gì hấp dẫn, khi không ít người đã được chứng kiến hình ảnh ô tô biển số xanh xếp hàng dài tại những đền chùa, hang động vào mỗi mùa lễ hội; khi hầu như ai cũng biết có nhiều thủ trưởng đã cùng phu nhân, quý tử mãn nguyện “ngự” trong những chiếc “xế hộp” trở về nơi chôn rau để “bái tổ, vinh quy”?

Một công văn tuy ngắn gọn nhưng rất đáng chú ý vừa được Bộ Tài chính gửi tới người đứng đầu các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố, doanh nghiệp nhà nước. Theo công văn này, cần phải “thực hiện ngay việc thu hồi, hoặc trình cấp có thẩm quyền ra Quyết định thu hồi những

ôtô mua vượt tiêu chuẩn

Chính vì thế, chủ trương “thu hồi ngay” là rất đáng hoan nghênh. Tuy vậy, khi đọc công văn nói trên thấy nổi lên hai điều băn khoăn: Thứ nhất, nói “thu hồi” là một chuyện, nhưng có thu hồi được không lại là chuyện khác. Ai sẽ đi kiểm tra tình hình, ai sẽ thành khẩn nhận rằng mình đang dùng xe “vượt tiêu chuẩn”, ai sẽ đứng ra thu hồi? Liệu các cơ quan chức năng có đủ kiên quyết, không nể nang, không vị tình…để thu hồi về cho công quỹ những chiếc xe đang được sử dụng vượt tiêu chuẩn? Và cho dù ngay cả khi tất cả những chiếc xe “vượt tiêu chuẩn” đã được thu hồi thì vẫn còn băn khoăn thứ hai. Đó là tình trạng sử dụng xe lãng phí. Cái này thuộc về nhận thức, và thói quen, vì thế sẽ khó khắc phục hơn nhiều. Xe công đúng ra phải dùng vào việc công. Nhưng trên thực tế, người ta dùng xe công đi lễ, đi phủ, về quê, đưa đón con “xếp”, cháu “xếp”…hết sức riêng tư…Xe “chùa”, xăng “chùa”, lái xe “chùa”, tội gì không tận dụng!Chưa thay đổi được cơ chế sử dụng xe công, cũng như chưa thay đổi được nhận thức của người sử dụng những chiếc xe đó, thì mọi cố gắng nhằm xoá bỏ sự lãng phí trong lĩnh vực này, e chừng vẫn khó đem lại hiệu quả.

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành qui chế quản lý việc sử dụng tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp. Qui chế đã nêu rõ qui trình thu hồi, điều chuyển và thanh lý tài sản tài sản công; song những sai phạm những nguyên tắc này vẫn diển ra. Theo tôi, sơ hở lớn nhất là chế độ sử dụng xe công từ trước tới giờ chưa công khai, minh bạch, chưa rõ ràng. Xe đó được sử dụng đi đâu, làm gì, cơ chế kiểm soát như thế nào, nếu sai thì giải quyết làm sao, ai được ngồi xe đó, ai không được ngồi xe đó, định mức, chỉ tiêu...

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w