Nguyên nhân xuất phát từ cơ chế quản lý và chính sách chưa phù hợp

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước (Trang 34)

VỊ SỰ NGHIỆP VÀ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

2.3.1 Nguyên nhân xuất phát từ cơ chế quản lý và chính sách chưa phù hợp

phù hợp

Cuối năm 2004, dư luận đã một dạo xôn xao về việc ông Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cưỡi trên chiếc xe trị giá đến 3.000 con trâu. Nhưng vào đầu năm 2006, công chúng đã không thể thốt nên lời khi biết rằng ông Tổng giám đốc PMU18 đã “cưỡi” trên hàng trăm chiếc xe và hơn thế nữa đã mang số tiền tương đương một nửa số trâu của 11 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng đi đánh bạc.

Câu chuyện ở đây không phải vấn đề trâu bò mà là cơ chế quản lý tài sản công như thế nào mà một số ít người lại có thể lấy tiền thuế của nhân dân đi “đốt” như vậy?

Ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, một Nhà nước muốn tồn tại và phát triển thì việc quản lý Nhà nước phải thông qua các cơ chế chính sách phù hợp với từng quốc gia đó. Mọi hoạt động trong xã hội từ bên trên kiến thượng tầng đến cơ sở hạ tầng đều phải thông qua một cơ chế chính sách nhất quán.

Trong quản lý tài sản công cũng phải qui định rõ chế độ sử dụng, tiêu chuẩn sử dụng đồng thời cần phải có chế độ kiểm tra, kiểm toán nhằm sử dụng tài sản một cách có hiệu quả nhất.

Muốn quản lý thì phải thông qua cơ chế chính sách; song trên thực tế những chính sách mà chúng ta đưa ra chưa thật sự phù hợp. Trong đó, chế độ sử dụng và yêu cầu từ thực tế còn có một khoảng cách rất lớn. Chúng ta đi từ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn định mức sử dụng xe ô tô ban hành năm 1999. Quyết định này tuy đã qui định một cách khá đầy đủ về tiêu chuẩn và định mức sử dụng xe ô tô công song nó cũng tồn tại nhiều bất cập cần được sửa đổi cho phù hợp. Thứ nhất: Quyết định không qui định rõ cơ quan nào cần số lượng cụ thể là bao nhiêu xe. Điều này là bất hợp lý vì nó đánh đồng những nhu cầu của các cơ quan khác nhau; mặt khác đây lại là kẻ hở để các đối tượng lạm dụng nhằm sử dụng xe công với những mục đích cá nhân khác. Thứ hai: Việc qui định về chế độ sử dụng, thanh lý, bảo quản chưa đựơc qui định cụ thể. Bên cạnh đó, những qui định trong quyết định nay đã không còn phù hợp với những thay đổi hiện nay trong các khâu qui định về tính khấu hao, giá xe hay trong khâu thanh lý, chuyển đổi, nhượng bán.

Thực tế cho thấy, công tác bảo quản xe ô tô công trong quá trình sử dụng vẫn còn rất tùy tiện do chưa có một cơ chế nào qui định rõ điều này. Do là tài sản Nhà nước nên các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có tiêu chuẩn sử dụng xe cứ ngang nhiêu sử dụng một cách thoải mái; hỏng thì mua xe khác. Vụ việc xảy ra ở PMU 18 và một minh chứng cụ thể cho điều

vài trăm triệu tới hơn 1 tỷ đồng, được nguyên Tổng GĐ PMU18 Bùi Tiến Dũng cho "mượn" vô tội vạ từ nhiều năm nay, đã được xác định. Tuy nhiên, con số cuối cùng của những chiếc xe cho mượn, đơn vị nào mượn, lý do mượn, mượn từ thời gian nào... hiện đang tiếp tục được CQĐT xác

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước (Trang 34)