Hoàn thiện công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân sự tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên
Trang 1Khi mà chiến tranh đã lùi xa vào trong quá khứ, cùng với sự phát triển củakhoa học kĩ thuật thì năng xuất lao động của con người đã ngày càng tăng Do
đó cuộc sống của người dân càng ngày càng được cải thiện và nhu cầu du lịchxuất hiện là tất yếu Nhưng cũng vì thế mà nhu cầu của con người ngày càngnâng cao hơn làm cho ngành kinh doanh khách sạn du lịch phát triển mạnh cả vềchất và lượng
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì doanhnghiệp muốn tồn tại phát triển cần phải tự mình thay đổi, củng cố mình để có thểthích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh Việc các doanh nghiệpphải luôn nghiên cứu thị trường, nắm bắt các thông tin về cung cầu du lịch là vôcùng quan trọng Từ đó đưa ra các chiến lược sản phẩm cũng như chiến lược giá
cả sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tiễn Để thực hiện được điều này thìyếu tố con người đóng vai trò quan trọng hơn cả
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì việc tuyển chọn và sử dụng laođộng cũng là một công việc rất quan trọng, nó cần được quan tâm đúng mức đặcbiệt là các doanh nghiệp khách sạn du lịch Hiện nay thị trường lao động là rấtphong phú và đa dạng Tuy nhiên để có thể tuyển dụng được những con ngườitốt phù hợp với doanh nghiệp mình là không phải đơn giản Tình trạng thừanhững lao động không có chuyên môn và thiếu những lao động có chuyên môntốt, được đào tạo chính quy, thạo ngoại ngữ vẫn xảy ra thường xuyên Chính vìvậy các doanh nghiệp khách sạn du lịch cần tuyển dụng kỹ càng và bố trí sửdụng hợp lí
Trang 2Bởi vậy nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyểndụng, bố trí và sử dụng nhân sự không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ýnghĩa thực tiễn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn dulịch Qua thời gian thực tập nghiên cứu thực tiễn tại công ty khách sạn du lịchKim Liên cùng với những kiến thức em đã học được trong trường đại học và sự
giúp đỡ tận tình của Tiến sỹ Trần Thị Phùng em đã trọn đề tài “ Hoàn thiện công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân sự tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên ”.
Trên cơ sở những lý luận cơ bản về quản trị nhân sự trong doanh nghiệpkhách sạn du lịch, luận văn đi sâu vào nghiên cứu công tác tuyển dụng, bố trí và
sử dụng nhân sự tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên Từ đó phân tích và tìm
ra những điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, khó khăn của khách sạn trongcông tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân sự Đưa ra những ý kiến đề xuất,kiến nghị phù hợp với khách sạn để góp phần hoàn thiện công tác tuyển dụng,
bố trí và sử dụng nhân sự tại công ty
Luận văn có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp quan sát, thống kê, phỏng vấn, phân tích và tổng hợp
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về công tác tuyển dụng, bố trí và sử
dụng nhân sự trong doanh nghiệp khách sạn.
Chương II: Thực trạng công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân
sự tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển
dụng, bố trí và sử dụng nhân sự tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên
Trang 3CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG, BỐ TRÍ VÀ
SỬ DỤNG NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP KHÁCH SẠN
1.1 Doanh nghiệp khách sạn và kinh doanh khách sạn
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm
a Khái niệm
Sự hình thành ngành khách sạn là kết quả của sự phát triển nhiều thế kỷ
về văn minh xã hội của con người Những thập kỷ trước thì khách sạn là nơi lưutrú phục vụ cho người giàu có, nhưng hiện nay cùng với sự phát triển của khoahọc công nghệ, giao thông vận tải…cho nên du lịch và khách sạn trở nên phổbiến đại chúng Hiện nay ngành kinh doanh khách sạn trở nên phổ biến và pháttriển rất đa dạng với các hình thức khác nhau Để có thể hiểu rõ hơn về kháchsạn thì chúng ta có thể tìm hiểu một số khái niệm sau về khách sạn Những kháiniệm đó sẽ phân tích kỹ hơn về thuật ngữ khách sạn cũng như chức năng hoạtđộng của khách sạn
“ Khách sạn được hiểu là một loại hình cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến đối với khách du lịch Đây là nơi sản xuất và cung ứng những dịch vụ hàng hoá nhằm đáp ứng thoả mãn các nhu cầu về ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác trong suốt thời gian khách ở tại khách sạn để phù hợp với động cơ và mục đích chuuyến đi.” (Bài giảng kinh tế Khách sạn –
Du lịch I)
Hiện nay, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao cho nên kinhdoanh khách sạn trở nên đa dạng phong phú, nó làm cho các dịch vụ trong kháchsạn ngày càng đa dạng Bên cạnh đó các khách sạn không những chỉ phát triển
về mặt số lượng dịch vụ mà còn phát triển cả về chất lượng đó là không ngừngnâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ chuyên nghiệp hơn, chuyên biệt hoá cáchình thức phục vụ Không những vậy các khách sạn cố gắng phát triển tốt cácdịch vụ bổ sung để phục vụ khách, tạo cảm giác cho khách như là ở nhà họ vậy.Mức độ các dịch vụ bổ sung thì phụ thuộc vào thứ hạng của khách sạn Tại Việt
Trang 4Nam theo cách phân hạng của Tổng cục du lịch, khách sạn được chia thành nămhạng sao đó là: Khách sạn một sao, khách sạn hai sao, khách sạn ba sao, kháchsạn bốn sao, khách sạn năm sao Chất lượng phục vụ tăng dần theo thứ tự sao,trong đó thì sang trọng nhất và qui mô lớn nhất là khách sạn năm sao, bên cạnh
đó khách sạn năm sao sẽ đầy đủ các dịch vụ bổ sung như bể bơi, phòngmassage, sân tenis…
Hospitality Industry1: Khái niệm này được thừa nhận rộng rãi bao gồmhoạt động của tất cả các loại hình phục vụ lưu trú, ăn uống cho những người đi
xa nhà Nó còn có thể hiểu rộng hơn nữa đó là tất cả các hoạt động liên quan đến
sự đón tiếp phục vụ khách từ nơi khác đến
Kinh doanh khách sạn là một hoạt động kinh doanh dịch vụ mang tínhtổng hợp nhất Thường thì khi khách đến lưu trú tại khách sạn khách sẽ cần phảiđược đáp ứng một số dịch vụ khác ngoài dịch vụ lưu trú như là ăn uống, vuichơi, cắt tóc, giặt là, chữa bệnh…Đối tượng chủ yếu của khách sạn là khách dulịch Tuy nhiên bên canh đó còn phục vụ một lượng khách vãng lai, khách địaphương Lượng khách này cũng rất quan trọng cho nên ta phải kết hợp thu hútcác loại khách này Hiện nay ngành kinh doanh khách sạn được coi là ngànhcông nghiệp không khói, ngành kinh tế mũi nhọn hay “gà đẻ trứng vàng”, tuyvậy mức độ cạnh tranh trong ngành là rất lớn, rủi ro cao, phụ thuộc lớn vào điềukiện kinh tế chính trị, y tế, có tính thời vụ cao Chính vì vậy các nhà quản trị cầnnghiên cứu kĩ về thị trường khách để có những phương hướng, chiến lược kinhdoanh phù hợp, làm thế nào để phát huy hết sức mạnh của mình và hạn chế đượcđiểm yếu của mình Đó là nền tảng của sự thành công trong kinh doanh kháchsạn
b Đặc điểm
Sản phẩm kinh doanh khách sạn rất đa dạng và phong phú, nó không nhữngmang tính vật chất mà nó còn mang tính phi vật chất Sau đây là năm đặc điểmnổi bật của sản phẩm kinh doanh khách sạn:
1 Ngành công nghiệp khách sạn
Trang 5 Không hiện hữu: đây là đặc tính rất điển hình của sản phẩm khách sạn vì nókhông thể xác định một cách cụ thể, mà nó chỉ mang tính vô hình chuyển giaodịch vụ cho khách hàng Nó cũng giống với các hàng hoá thông thường khác,
nó được kết hợp bởi ba yếu tố là công cụ lao động, đối tượng lao động và sứclao động Nhưng nó lại mang tính vô hình mà khách hàng chỉ có thể cảm nhậnđược nó khi đã sử dụng
Không xác định: chất lượng sản phẩm của khách sạn không được đo lườngđánh giá bởi một tiêu chuẩn nào cả mà nó phụ thuộc vào trạng thái tâm lý kháchhàng Cho nên công tác kiểm soát chất lượng phải được thực hiện từ trước vàsau khi cung cấp dịch vụ cho khách
Không tách rời: trong kinh doanh khách sạn thì sản xuất và tiêu dùng diễn rađồng thời cả về không gian và thời gian Chính vì vậy cần thành lập các bộ phậntrung gian hay thông qua các đại lý để có thể đưa dịch vụ đến với khách, sảnphẩm không thể sản xuất trước cho nên không thể biết trước chất lượng thế nào
và việc sửa chữa sai xót là rất khó khăn
Không tồn ế: Do sản phẩm khách sạn sản xuất và tiêu dùng đồng thời chonên nó không thể tồn kho hay dự trữ như hàng hoá thông thường được
Mang tính tổng hợp và trọn gói: vì nhu cầu của khách là rất đa dạng vàthường mang tính trọn gói, họ muốn các dịch vụ phải đầy đủ và tạo cảm giácnhư ở nhà họ Họ không những chỉ cần có ăn uống, ngủ nghỉ mà còn có các dịch
vụ khác như thể thao, âm nhạc, mua sắm, giặt là…
Ngoài những đặc điểm về sản phẩm thì kinh doanh khách sạn còn có một sốđặc điểm đặc trưng sau:
Tính thời vụ: Do đặc điểm của khách đi du lịch là mang tính thời vụ, họthường đi nhiều vào mùa hè hay khi họ được nghỉ phép…Tính thời vụ đó đã tácđộng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của khách sạn, thường thì vào những vụchính khách đông cho nên công suất phòng đạt tới 90-95% và phải thuê thêm laođộng Nhưng khi vào trái vụ thì lại không có khách, không thu nhập cho nên
Trang 6việc trả lương cho nhân viên là rất khó khăn, vì thế sử dụng lao động trongkhách sạn cũng mang tính thời vụ.
Sử dụng tài nguyên du lịch: trong kinh doanh khách sạn thì tài nguyên dulịch là rất quan trọng vì nó tác động tới thứ hạng, qui mô và loại hình của kháchsạn Mặc dù khách sạn không sử dụng trực tiếp tài nguyên du lịch nhưng mà nó
là nhân tố thu hút khách đến với khách sạn Nếu như khách sạn gần một trungtâm du lịch có tài nguyên đẹp thì nó sẽ nâng cao hình ảnh khách sạn và sẽ làđộng lực chính để khách đến lưu trú tại khách sạn
Dung lượng lao động trong kinh doanh khách sạn là rất lớn: Bởi nó là mộttrong những ngành dịch vụ cho nên sử dụng nhiều lao động trực tiếp, không thể
áp dụng cơ khí hoá được hay tự động hoá vào quá trình kinh doanh được
Cần một lượng vốn đầu tư ban đầu rất lớn: Đặc trưng của khách sạn là kinhdoanh lưu trú cho nên vốn ban đầu lớn vì cần đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắmtrang thiết bị, vốn lưu động để điều hành kinh doanh Vốn là một yếu tố quan
trọng vì nó là yếu tố cạnh tranh rất tốt cũng như có câu “Buôn tài không bằng dài vốn”, như vậy ngày xưa các nhà kinh doanh đã thấy vốn là yếu tố quyết định
trong kinh doanh và đặc biệt là kinh doanh khách sạn
Do đặc trưng của kinh doanh khách sạn là tạo ra các sản phẩm có tính tổnghợp cho nên trang thiết bị trong khách sạn đa dạng về chủng loại và chất lượng.Việc bảo trì và sửa chữa là rất phức tạp cho nên khách sạn cần có một bộ phậnchuyên sửa chữa chúng
Sự sẵn sàng đón tiếp khách trong mọi thời gian: Là do khách có thể đếnkhách sạn mọi lúc Vì vậy mà khách sạn luôn sẵn sàng đón tiếp khách với chấtlượng dịch vụ tốt nhất và đồng bộ Cũng vì lí do này mà trong kinh doanh kháchsạn lao động thường được chia thành các ca làm việc khác nhau Thường đượcchia làm ba ca trong ngày và mở cửa phục vụ 24/24h, 365ngày/năm
Đối tượng phục vụ của khách sạn là đa dạng về quốc tịch, giới tính, lứa tuổicũng như tôn giáo cho nên cần phục vụ sao cho hợp lí và tránh tình trạng thiên
vị trong phục vụ mà phải tạo sự công bằng với mọi khách
Trang 7 Nhóm khách sạn không được xếp hạng: đó là những khách sạn mini, cácnhà nghỉ, nhà trọ…với qui mô nhỏ, kinh doanh theo tính chất mùa vụ, chủ yếu làkinh doanh dịch vụ lưu trú, không có nhiều các dịch vụ bổ sung, nó có thể là cáckhách sạn nghỉ biển, khách sạn nghỉ núi, các khu nghỉ dưỡng…
Phân loại theo quy mô:
Khách sạn có qui mô lớn: Đó là những khách sạn với lượng vốn đầu tưlớn, có hệ thống cơ sở vật chất đồ sộ và trang thiết bị sang trọng, cùng với độingũ nhân viên đông đảo Đối với những loại khách sạn này thì chuyên phục vụnhững loại khách có khả năng thanh toán cao với đầy đủ các loại dịch vụ bổsung Khách sạn từ bốn đến năm sao là những khách sạn có qui mô lớn
Khách sạn có qui mô vừa: Là những khách sạn với lượng phòng vừa phải,cũng có các dịch vụ bổ sung nhưng không đầy đủ, lượng vốn đầu tư không lớnlắm, đội ngũ lao động không đông đảo
Khách sạn có qui mô nhỏ: Là những khách sạn với lượng phòng rất ít,hầu như là không có các dịch vụ bổ sung, số lượng nhân viên ít Khách sạn loạinày thường là các dạng nhà nghỉ, khách sạn mini, motel…
Trang 8 Phân loại theo hình thức sở hữu:
Khách sạn nhà nước: Là loại khách sạn mà hình thức sở hữu thuộc Nhànước, có vốn đầu tư của Nhà nước, mọi hoạt động kinh doanh dưới sự kiểm soátcủa Nhà nước Ví dụ: khách sạn Kim Liên, khách sạn Thắng Lợi, khách sạn LaThành…
Khách sạn liên doanh: Là những khách sạn có vốn đầu tư của nước ngoài,thường thì khách sạn liên doanh là những khách sạn có qui mô lớn, có xếp hạngcao trong hệ thống khách sạn Việt Nam Ví dụ: khách sạn Daewoo, khách sạnHorison, khách sạn Sofitel Plaza…
Khách sạn tư nhân: Là những khách sạn do một người bỏ vốn đầu tư,khách sạn chỉ có một chủ, khách sạn tư nhân là những khách sạn có qui mô nhỏ,chủ yếu phục vụ tập khách có khả năng thanh toán thấp
Phân loại theo đối tượng khách:
Khách sạn truyền thống: Là loại khách sạn chỉ phục vụ riêng loại kháchtruyền thống của mình Ví dụ: khách sạn Kim Liên II chỉ phục vụ khách du lịchcông vụ nội địa
Khách sạn hội nghị: Chuyên phục vụ tập khách hội nghị, hội thảo Cũngphục vụ những tập khách khác nhưng với số lượng nhỏ
Khách sạn nghỉ núi: Phục vụ tập khách đi du lịch mạo hiểm, leo núi,khám phá thiên nhiên, khách đi du lịch chữa bệnh…
Khách sạn nghỉ biển: Phục vụ tập khách đi du lịch nghỉ biển, lướt sóng,
an dưỡng, khám phá đại dương…
1.2 Lao động trong doanh nghiệp khách sạn
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại lao động trong khách sạn
Trang 9Lao động trong khách sạn là gồm các nguồn nhân lực làm việc trongngành kinh doanh khách sạn, gồm cả lao động gián tiếp và lao động trực tiếp.
Họ làm việc bằng sức lực và trí lực của mình để tạo ra sản phẩm phục vụ khách,
họ muốn có một mức lương ổn định để tái tạo sức lao động Trong ngành kinhdoanh khách sạn thì lao động chủ yếu là lao động trực tiếp cho nên yêu cầu trình
độ chuyên môn cao
b Đặc điểm
Trong ngành kinh doanh dịch vụ yếu tố con người luôn giữ vai trò quantrọng Đặc biệt trong kinh doanh khách sạn du lịch thì con người là yếu tố quyếtđịnh tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Do đó mà lao động trongkinh doanh khách sạn hình thành là một nhu cầu khách quan, nó là một bộ phậncủa lao động xã hội Lao động trong kinh doanh khách sạn du lịch là nhữngngười đang tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm vật chất hay phi vật chất, tức
là các dịch vụ trong hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch
Lao động trong khách sạn là một bộ phận của lao động xã hội cho nên nómang mọi đặc điểm chung của lao động xã hội Tuy nhiên nó còn mang một sốđặc điểm riêng biệt do đặc điểm kinh doanh khách sạn du lịch tạo nên
Sử dụng nhiều lao động sống: Kinh doanh khách sạn là một ngành dịch vụ
mà đặc trưng của ngành này là máy móc không thể thay thế con người được, sảnphẩm của nó mang tính đơn lẻ không thể dập khuôn Trong suốt quá trình tạo rasản phẩm cần phải có sự tiếp xúc trực tiếp của nhân viên với khách hàng Dovậy mà rất khó có thể áp dụng khoa học kĩ thuật như là tự động hoá, cơ giớihoá…mà chủ yếu vẫn sử dụng lao động sống Lao động sống là đặc thù củangành kinh doanh khách sạn du lịch mà không thể thay thế được, chính vì vậy
mà cần nâng cao kiến thức cũng như tay nghề cho nhân viên để có thể tạo rachất lượng sản phẩm tốt Bên cạnh đó để tạo ra một sản phẩm tốt còn phụ thuộcvào tâm sinh lý khách hàng vì chất lượng sản phẩm tỷ lệ thuận với tâm lý kháchhàng Nếu tâm lý khách hàng mà tốt thì chất lượng sản phẩm sẽ được nâng lên
Trang 10còn tâm lý khách mà không tốt như đang bực tức thì dù sản phẩm có tốt đến đâukhách hàng cũng không hài lòng.
Lao động có tính chuyên môn hoá cao: Do đặc tính của sản phẩm là tổnghợp và chọn gói cho nên yêu cầu của sự chuyên môn hoá là tất yếu Để có thểđáp ứng tốt được các yêu cầu của khách hàng thì phải có sự chuyên môn hoátrong phục vụ Nhờ có chuyên môn hoá mà năng suất lao động mới tăng lên, độthuần thục của nhân viên cũng được phát huy, nhờ vậy mà chất lượng sản phẩmđược nâng cao hơn Mặc dù chuyên môn hoá là tốt nhưng do tính tổng hợp củasản phẩm mà các bộ phận cần phối hợp, liên kết với nhau để tạo ra sự phong phúcho sản phẩm Sự đa dạng hóa sản phẩm là một yếu tố cần thiết để thu hút kháchhàng
Tuy nhiên cũng do chuyên môn hoá mà xảy ra tình trạng nhàm chán trongnhân viên Sự luân chuyển lao động từ bộ phận này sang bộ phận khác là rất khókhăn, sự cứng nhắc trong bố trí và phân công lao động Điều này đòi hỏi các nhàquản trị nên tuyển chọn, đào tạo, bố trí và sử dụng hợp lí
Thời gian làm việc của lao động phụ thuộc vào đặc điểm của khách: do đặctính của khách là có thể đến bất cứ lúc nào chính vì vậy mà thời gian làm việccủa người lao động cũng phải liên tục trong ngày, trong tháng, trong năm để cóthể luôn luôn sẵn sàng đón tiếp khách bất cứ khi nào Trong kinh doanh kháchsạn thì thời gian làm việc là 24/24h chính vì vậy mà thường là làm theo ca, dovậy mà việc phân công lao động rất khó khăn, tính lương cũng không đơn giản.Tính chất của công việc đòi hỏi nhân viên mất nhiều thời gian cho nên thườnglao động không có thời gian tham gia các hoạt động khác Các nhà quản lí nên
có chế độ lương, thưởng hợp lí cho người lao động để họ yên tâm làm việc
Người lao động trong khách sạn chịu áp lực tâm lý cao và môi trường làmviệc phức tạp Môi trường làm việc ở đây luôn mang bản chất giao tiếp cao,nhân viên thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên chịu sự chiphối của tâm lý Hơn thế nữa là khối lượng công việc lớn và phức tạp làm chonhân viên không kịp đáp ứng được yêu cầu của khách gây tâm lí căng thẳng, lo
Trang 11lắng và làm giảm hiệu suất công việc, có thể gây ra những sai xót không đáng có
mà thông thường không mắc phải
Lao động trong khách sạn đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao, biết ngoại ngữ, cóngoại hình khá, có khả năng giao tiếp tốt, nhanh nhẹn…Do đặc tính công việc làthường xuyên phải tiếp xúc với khách cho nên những kỹ năng giao tiếp, ngoạihình…là rất quan trọng, đặc biệt là nhân viên ở các bộ phận Lễ Tân, Buồng,Bàn, Bar
Ngoài ra thì lao động trong ngành khách sạn còn có một số đặc điểm khácnhư là cơ cấu lao động chủ yếu là lao động sống và đặc biệt là lao động nữchiếm tỉ trọng lớn Thành phần lao động cũng đa dạng và rất khác nhau về trình
độ, lao động trong ngành khách sạn thường có trình độ tương đối thấp đặc biệt làcác cơ sở hoạt động theo mùa Tuy nhiên yêu cầu đối với đội ngũ lao động đóphải có tay nghề cao, am hiểu về tình hình kinh tế, chính trị, biết ngoại ngữ, hiểubiết về tâm lý khách hàng…
c Phân loại lao động trong khách sạn
Trong kinh doanh khách sạn du lịch thì việc phân loại lao động là rất cầnthiết và nên làm triệt để Việc phân loại lao động làm cho công tác quản lí nhân
sự cũng như việc hoạt động kinh doanh diễn ra rễ ràng hơn, phân loại lao động
để tạo nên sự chuyên môn hoá trong sản xuất Với mỗi loại lao động sẽ có mộtphạm vi hoạt động và quyền hạn nhất định, việc phân chia như vậy để tránh sựchồng chéo và việc quản lí nhân sự cũng chuyên nghiệp hơn Hiện nay người tathường chia thành hai loại lao động là lao động quản trị và lao động thừa hành(Lao động thực hiện)
Lao động quản trị
Giám đốc doanh nghiệp: Là nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp đóngvai trò quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, là người đề racác chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Giám đốc doanh nghiệp là ngườichịu trách nhiệm chung về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo phápluật hiện hành Giám đốc thường xuyên phải quan hệ đối tác với các bạn hàng
Trang 12cho nên cần am hiểu các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tài chính, ngân hàng, y tế,marketing…Yêu cầu các giám đốc cần phải am hiểu lĩnh vực kinh doanh kháchsạn, biết ít nhất là một ngoại ngữ thông dụng, trình độ chính trị vững vàng, amhiểu luật pháp cũng như có trình độ quản lí, nhất thiết phải có trình độ đại họcchuyên ngành khách sạn du lịch.
Phó giám đốc doanh nghiệp: Là người do giám đốc uỷ quyền phụ trách từnglĩnh vực kinh doanh từng mảng công việc của doanh nghiệp Tuỳ theo loại hìnhcũng như quy mô của doanh nghiệp mà có thể có các loại phó giám đốc Nhưngthường thì có phó giám đốc phụ trách Kinh doanh, Nhân sự, Tài chính,Marketing, những doanh nghiệp hoạt động chuyên về lữ hành thì còn có các phógiám đốc phụ trách kinh doanh Tour du lịch, lưu trú, ăn uống…Yêu cầu chungcủa phó giám đốc cũng như yêu cầu của giám đốc tuy nhiên các phó giám đốcphải là những người có trình độ chuyên sâu đối với lĩnh vực được phân côngphụ trách
Trưởng các phòng chức năng: các phòng chức năng đóng vai trò tham mưu
và trợ giúp cho giám đốc giải quyết các vấn đề chuyên môn sâu trong hoạt độngkinh doanh của công ty Các phòng chức năng thường bao gồm: phòngMarketing, phòng Kế toán, phòng Nhân sự, phòng Kinh doanh…Các trưởngphòng là những nhà quản trị cấp trung gian, thông thường thì họ là nhữngchuyên gia chức năng giỏi, có nhiều kinh nghiệm và có trình độ đại học chínhqui chuyên ngành khách sạn du lịch Bên cạnh đó các trưởng phòng cần đảmbảo các yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, am hiểu luật pháp, có trình độ về quản líkinh tế và ngoại giao
Trưởng các bộ phận tác nghiệp: Các bộ phận này là các bộ phận trực tiếptham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh như là bộ phận Lễ tân, bộ phậnBàn, Bar, Bếp, Buồng…Đứng đầu các bộ phận là các giám đốc bộ phận hay tổtrưởng, đây là các nhà quản trị cấp cơ sở Yêu cầu đối với các trưởng bộ phậntác nghiệp là phải có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ sâu về lĩnh vực mà mìnhphụ trách Phải có trình độ ngoại ngữ tương sứng với chức danh, cần có trình độ
Trang 13quản lí và phân công lao động Thông thường họ phải có trình đội đại họcchuyên ngành khách sạn du lịch và có kinh nghiệm thực tế trong ngành.
Quản trị viên: là những người đảm nhận công việc trợ lý hoặc tham mưucho giám đốc, thực hiện các công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng chiếnlược và kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu và xử lý các tình huống phát sinhtrong kinh doanh…Quản trị viên phải am hiểu lĩnh vực hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp, am hiểu luật pháp, có khả năng nắm bắt và sử lí thông tinnhanh nhạy chính xác Yêu cầu quản trị viên phải tốt nghiệp đại học chuyênngành quản trị kinh doanh khách sạn du lịch và thông thạo một ngoại ngữ thôngdụng
Lao động thừa hành
Nhân viên Marketing: Là những viên chức của phòng Marketing trongdoanh nghiệp Họ chuyên nghiên cứu về thị trường tuỳ theo sự phân công củatrưởng phòng Marketing, do vậy yêu cầu họ cần nhanh nhẹn, tháo vát, có khảnăng nắm bắt và phân tích thông tin, có thể dự báo được những biến động củamôi trường kinh doanh Họ luôn phải tìm ra các giải pháp giúp cho doanhnghiệp nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị phần, nghiên cứu và phát triển sảnphẩm mới Đối với nhân viên marketing thì cần phải có trình độ đại học chuyênngành Marketing du lịch
Nhân viên Lễ tân: Đối với nhân viên Lễ tân thì họ là người trực tiếp đón tiếpkhách do vậy họ phải được đào tạo kĩ lưỡng về nghiệp vụ Lễ tân, phải có trình
độ ngoại ngữ giỏi, am hiểu tường tận các dịch vụ kinh doanh trong khách sạn, cótrình độ về giao tiếp, hiểu biết sâu rộng về phong tục, tập quán, thói quen, tâm lýcủa các đối tượng khách Nhân viên Lễ tân cần có trình độ từ trung cấp du lịchtrở lên
Nhân viên Bàn, Bar: Là những người lao động trực tiếp ở bộ phận Bàn, Bar
có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu ăn, uống của khách trong khách sạn Họ cần thôngthạo về kỹ thuật phục vụ bàn và pha chế đồ uống cho khách Bề ngoài phải ưunhìn, cân đối, tính tình vui vẻ Nhân viên Bàn Bar phải am hiểu các món ăn, đồ
Trang 14uống mà khách sạn phục vụ cho khách để hướng dẫn lựa chọn thực đơn hợp lý.Bên cạnh đó thì họ cần phải nhanh nhẹn, hiểu biết tâm lí cũng như thị hiếukhách, thao tác đúng kĩ thuật, cần có trình độ ngoại ngữ đủ có thể giao tiếp vàphục vụ khách.
Nhân viên Buồng: Là những nhân viên làm việc ở bộ phận lưu trú đáp ứngnhu cầu ở cho khách Họ cần được đào tạo về nghiệp vụ buồng, phải sử dụngthành thạo tối thiểu một ngoại ngữ thông dụng để giao tiếp phục vụ khách Đốivới nhân viên buồng thì yêu cầu phải yêu nghề, có trình độ giao tiếp, am hiểutâm lí khách, nhiệt tình, chu đáo…
Nhân viên Bếp: Bộ phận bếp trong khách sạn có nhiệm vụ chế biến các món
ăn đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng Đối với những khách sạn lớn thìnhân viên Bếp còn được chia thành các nhóm khác nhau như: nhân viên sơ chế,nhân viên cắt thái, nhân viên chế biến, nhân viên trang trí món ăn…Nhân viênbếp điều quan trọng nhất là sức khoẻ, yêu nghề và có năng khiếu về nấu ăn.Thường thì đối với nhân viên Bếp yêu cầu là trình độ từ trung cấp trở lên, có thể
là sơ cấp nấu ăn đối với nhân viên sơ chế Bên cạnh đó các nhân viên cần amhiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm, am hiểu quy trình kỹ thuật chế biến các món
ăn đồ uống, có tinh thần yêu nghề và đoàn kết lao động
Hướng dẫn viên du lịch : Là lao động làm việc trong doanh nghiệp haykhách sạn có dịch vụ kinh doanh tour du lịch Hướng dẫn viên du lịch phải làngười nhanh nhẹn, tháo vát, có khả năng đi công tác xa nhà, sử dụng thành thạomột ngoại ngữ thông dụng và các ngoại ngữ khác nếu có thể Họ phải là nhữngngười có năng khiếu diễn đạt, có trình độ hiểu biết sâu rộng về các tuyến điểm
du lịch do mình phụ trách Bên cạnh đó cần hiểu biết tâm lí, phong tục tập quáncủa khách du lịch do mình phụ trách Đồng thời hướng dẫn viên du lịch cầnđược đào tạo chuyên ngành du lịch ở bậc đại học
Các nhân viên khác: Trong kinh doanh khách sạn không chỉ có các chứcdanh trên mà còn có nhiều chức danh khác như: kế toán, thống kê, thủ quỹ, trựcđiện thoại, phụ trách điện, nước, y tế, lái xe, bảo vệ, mang vác hành lý, bán hàng
Trang 15lưu niệm…Đối với những nhân viên trên thì tuỳ thuộc vào từng chức danh màyêu cầu tương ứng sao cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu công việc.
1.3 Tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp khách sạn
1.3.1 Khái niệm và mục đích tuyển dụng
Tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp khách sạn du lịch là tiến trình tìmkiếm, thu hút và lựa chọn nhân viên phù hợp với các chức danh cần tuyển dụng.Tuyển dụng nhân sự trước hết là phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng lao động củatừng bộ phận trong doanh nghiệp và đặc điểm của từng công việc
Khi tuyển dụng thì cần phải nhạy bén với tình hình thực tế của thị trườnglao động, tức là cần phải quan tâm tới động cơ và tâm lý của người lao động.Bên cạnh đó cũng phải xem xét kĩ lưỡng luật lao động và các văn bản hiện hành
có liên quan đến vấn đề tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp
Mục đích của công tác tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp khách sạn làtạo ra và cung ứng kịp thời số lao động đủ tiêu chuẩn cho nhu cầu nhân lực củacác bộ phận khác nhau của doanh nghiệp Do đặc thù chung của doanh nghiệpkhách sạn là phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách cho nên yêu cầu củacông tác tuyển dụng là phải lựa chọn được những người có nghiệp vụ, yêu nghề,biết cách phục vụ, luôn thân thiện, am hiểu tâm lí khách hàng cũng như nhạybén với môi trường kinh doanh
1.3.2 Các nguồn tuyển dụng nhân sự
Các nguồn tuyển dụng có thể chia thành hai nguồn chính đó là nguồn nội bộtrong doanh nghiệp và nguồn bên ngoài doanh nghiệp
Nguồn bên trong doanh nghiệp:
Đó chính là các nhân sự trong doanh nghiệp đó được tuyển dụng vào cácchức danh khác cao hơn hay là có cơ hội thăng tiến hơn Đối với tuyển dụng làcác nhân viên nội bộ thì nó gần như là sự thuyên chuyển bộ phận của nhân viên
Nó sẽ tạo động lực cho nhân viên làm việc vì họ có cơ hội thăng tiến, nhân viên
dễ hoà nhập và quen công việc vì họ đã nắm bắt được mục tiêu cũng như chiếnlược kinh doanh cùa doanh nghiệp Tuy nhiên thì nó lại mang lại một điều bất
Trang 16cập là không tuyển dụng được những người tài ở ngoài doanh nghiệp và tạo một
sự tuyển dụng không công khai Cũng có một số doanh nghiệp họ tuyển nhânviên Pastime sau đó họ tuyển nhân viên chính thức từ nhân viên Pastime.Thường thì họ tuyển nội bộ khi mà thời gian tuyển dụng nó gấp hay họ không cóthời gian để hướng dẫn các nhân viên mới vào mà họ muốn nhân viên phải làmđược ngay trong một khoảng thời gian ngắn
Nguồn bên ngoài doanh nghiệp:
Các tổ chức đào tạo ngành khách sạn du lịch:
Đó là các trường đại học, cao đẳng, hay trung học chuyên nghiệp có đàotạo ngành khách sạn du lịch Thông thường nguồn nhân sự từ các tổ chức này làrất nhiều và có chất lượng đào tạo khá tốt Thông thường các doanh nghiệp thíchđược tuyển dụng từ các tổ chức này vì các nhân sự ở đây thường được đào tạo
cơ bản, trẻ, có tham vọng, cần cù chịu khó, có ý trí vươn lên và rất dễ huấnluyện để thành nhân viên giỏi của công ty
Bạn bè nhân viên: Các nhân viên trong khách sạn thường có hệ thống bè
bạn rất là nhiều và họ cũng muốn bạn mình vào làm cùng với mình cho nênnguồn nhân sự này tương đối là phổ biến Các ứng cử viên này thì có lợi thế làbạn mình đang làm ở đó nên sẽ biết được đường đi nước bước và có ưu tiên hơn
so với các ứng cử viên khác.Tuy nhiên thì các nhà quản trị phải tạo cho họ một
tư tưởng là việc xét tuyển dụng luôn công bằng, nghiêm chỉnh, không có thiên
vị, trong trường hợp hai ứng cử viên bằng điểm nhau thì ưu tiên ứng cử viên làbạn bè của nhân viên trong doanh nghiệp
Nhân viên của các doanh nghiệp khách sạn khác:
Nhân viên của các doanh nghiệp khác cũng là một trong những nguồn tuyển
dụng vì họ luôn muốn tìm một công việc ổn định hơn, có thu nhập hơn, cũngnhư có khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp hơn…Có rất nhiều lí do mà cácứng cử viên có thể tham gia vào quá trình tuyển dụng Đối với các ứng cử viênnày thì doanh nghiệp không phải bỏ ra chi phí và thời gian đào tạo cho nên việc
Trang 17thích ứng với công việc rất nhanh Thông thường thì đây là một cách tuyểndụng rất hay và tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp.
Nhân viên cũ:
Nhiều trường hợp vì một lí do nào đó họ rời bỏ doanh nghiệp đi tìm một
công việc khác Nhưng sau một thời gian họ thấy công việc không ổn định, hay
là xa nhà, hay là kém hơn so với công việc trước, hay là do sự thuyết phục củagia đình bạn bè…
Đối với những người này họ thường bị dư luận bàn tán là “ Đứng núi này
trông núi nọ” và không được tôn trọng Tuy nhiên thông thường những người
này lại làm việc tốt hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn trước rất nhiều, quí trọngcông việc hơn, vui vẻ với mọi người hơn, họ có nhiều kinh nghiệm vì đã làm ởchỗ khác Họ có thể so sánh và đưa ra các biện pháp hay nhằm nâng cao năngxuất lao động cũng như nâng cao sức cạnh tranh cua doanh nghiệp
Các trung tâm giới thiệu việc làm:
Một số nhân viên đã nhờ đến văn phòng giới thiệu việc làm để nhờ họ tuyển
chọn nhân sự theo đúng yêu cầu của mình Thông qua văn phòng giới thiệu việclàm thì ta có thể tìm được một số lượng lớn lao động để ta có thể tuyển chọn.Nhưng vì phải thông qua trung tâm đó nên chi phí khá tốn kém và mất nhiềuthời gian loại bỏ những hồ sơ không hợp lệ hay những người không phù hợp vơicông việc của doanh nghiệp
Ứng cử viên:
Đây là những người chủ động đến văn phòng công ty để nộp đơn xin việc
và họ được coi là ứng cử viên tự nguyện bởi vì công ty không đăng tin tuyểnngười qua mạng hay báo trí truyền hình Trong trường hợp này doanh nghiệpnên xử lí tế nhị và giữ hồ sơ lại Doanh nghiệp nên thiết lập mộ hệ thống nhữngloại hồ sơ này để khi cần có thể tuyển dụng họ Việc này giúp doanh nghiệp tiếtkiệm chi phí thời gian khi doanh nghiệp cần tuyển gấp
1.3.3 Quy trình tuyển dụng
Chuẩn bị và thông
Trang 18Sơ đồ1.1: Quy trình
tuyển dụng nhân sự trong khách sạn
Bước 1: Chuẩn bị và thông báo tuyển dụng
Như chúng ta biết là quy trình tuyển dụng nhân sự trong khách sạn baogồm 5 bước được thể hiện qua sơ đồ 1.1 ở trên Công tác tuyển dụng nhân sựphải xuất phát từ nhu cầu thực tế của khách sạn nhằm bổ sung đội ngũ nhân lựcmới, điều đó có nghĩa đây là một công việc phải được thực hiện một cách bàibản trở thành một trong những chiến lược phát triển của khách sạn Trong từnggiai đoạn kinh doanh nhất định, nhà quản trị phải xác định rõ nhu cầu nhân sựcủa mình và chức danh công việc cần tuyển dụng là gì, yêu cầu công việc ra sao,làm trong thời gian dài hay ngắn, qua đó tuyển dụng được những người đáp ứngđược nhu cầu công việc một cách tốt nhất
Sau khi đã xác đinh được rõ nhu cầu tuyển dụng và đích danh công việccần tuyển dụng là gì, yêu cầu công việc ra sao, tiếp theo là thành lập hội đồngtuyển dụng Công việc phải làm tiếp theo là phải làm phác thảo thông báo tuyểndụng, bộ hồ sơ xin việc, các mẫu trắc nghiệm, phỏng vấn…quy định rõ về sốlượng, thành phần và quyền hạn của hội đồng tuyển dụng Nghiên cứu kĩ các
Thu nhận hồ sơ và sơ
tuyển Phỏng vấn trực tiếp
và kiểm tra tay nghề Kiểm tra sức khỏe
Ra quyết định tuyển
dụng
Trang 19loại văn bản qui định của nhà nước và doanh nghiệp có liên quan đến tuyểndụng.
Doanh nghiệp có thể thực hiện thông báo tuyển dụng bằng các hình thứcsau: gửi thông báo đến các tổ chức giáo dục, các văn phòng giới thiệu việc làm,thông qua chính những người lao động trong doanh nghiệp, quảng cáo trên cácphương tiện thông tin đại chúng ( truyền hình, báo hàng ngày, đài, …)
Cần lưu ý trong thông báo tuyển dụng nhân viên, doanh nghiệp cần cungcấp đầy đủ các thông tin về các mặt như: mô tả nhiệm vụ chung của chức danhcần tuyển, số lượng và các yêu cầu cụ thể về bằng cấp, ngoại hình, sức khoẻ…đối với từng chức danh cần tuyển dụng
Bước2: Thu nhận hồ sơ và sơ tuyển
Sau khi ra thông báo tuyển dụng và nêu rõ các tiêu chuẩn cụ thể, bộ phận nhân
sự phải tiếp nhận hồ sơ của những người có nguyện vọng xin việc Tất cả các hồ
sơ xin việc phải được ghi vào sổ xin việc, có phân loại chi tiết để tiện cho việc
sử dụng sau này khi cần thiết Thông thường thì hồ sơ tuyển dụng bao gồm: Đơnxin việc, bản khai lý lịch có chứng thực của uỷ ban nhân dân cấp xã hoặcphường, giấy chứng nhận sức khoẻ do y, bác sỹ của cơ quan có thẩm quyền cấp,các loại giấy chứng nhận chuyên môn hay chứng nhận nghiệp vụ kỹ thuật
Nghiên cứu hồ sơ nhằm ghi lại các thông tin chủ yếu của các ứng cử viênnhư là: Học vấn, kinh nghiệm, các quá trình công tác, khả năng tri thức, sứckhoẻ, tính tình, đạo đức, nguyện vọng…Có thể coi đây là bước sơ tuyển, hộiđồng tuyển dụng sẽ xem xét các văn bằng chứng chỉ có đúng với yêu cầu tuyểndụng không, xem xét các khả năng khác của ứng cử viên để có thể đưa ra cácquyết định hợp lí
Để tăng thêm tính chuyên nghiệp trong hoạt động tuyển dụng nhân sự, cáckhách sạn nên có bộ mẫu hồ sơ riêng cho từng loại ứng cử viên vào các chức vụ,công việc khác nhau như là: nhân viên Lễ tân, Bàn, Bar, Bếp, nhân viên Kếtoán, Thu ngân, cán bộ quản lí như Quản đốc, giám đốc Buồng, Bàn…
Trang 20Thông qua việc thu nhận và xem xét hồ sơ của các ứng cử viên, khách sạn
có thể loại bớt những hồ sơ không hợp lệ so với yêu cầu tuyển dụng Do vậy màqua mỗi bước của quy trình tuyển dụng thì số lượng các ứng cử viên sẽ giảmdần, không cần phải làm một số các thủ tục khác trong tuyển dụng đối vớinhững ứng cử viên không hợp lệ và sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí khôngcần thiết cho doanh nghiệp
Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp và kiểm tra tay nghề
Sau khi đã loại bỏ bớt được một số ứng cử viên thì hội đồng tuyển dụng sẽ
tiếp tục phỏng vấn trực tiếp và kiểm tra tay nghề Có thể áp dụng các hình thứckiểm tra, trắc nghiệm và phỏng vấn ứng cử viên để có thể tìm được những ứng
cử viên xuất sắc nhất Đây là phương pháp kiểm tra chủ yếu giúp cho hội đồngtuyển dụng xét đoán và đánh giá về thiên hướng, tham vọng, phẩm chất, khảnăng, kiến thức, kinh nghiệm…của mỗi ứng cử viên, qua đó hội đồng tuyểndụng có thể kết luận là có phù hợp với công việc hay không
Khi đã phỏng vấn xong thì tiến hành kiểm tra tay nghề, việc kiểm tra taynghề là rất quan trọng đặc biệt là trong các doanh nghiệp khách sạn du lịch Đốivới những chức danh như nhân viên Lễ tân, Buồng, Bàn, Bar, Bếp, nhân viên Kếtoán…thì cần thiết phải kiểm tra tay nghề để khẳng định chuyên môn Ví dụ như
là thông việc chế biến một món ăn tự chọn của ứng cử viên, hội đồng có thểđánh giá trình độ chuyên môn của ứng cử viên Hoặc thông qua việc xử lí mộttình huống cụ thể để giải quyết nhu cầu thuê phòng của khách hàng có thể đánhgiá trình độ nghiệp vụ lễ tân của ứng cử viên đó…
Mục đích cơ bản nhất của phỏng vấn và kiểm tra tay nghề là giúp hộiđồng tuyển dụng đưa ra những kết luận đối với các ứng cử viên về các mặt như:trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tay nghề, kinh nghiệm làmviệc, ngoại hình, khả năng hoà nhập, định hướng nghề nghiệp…
Bước 4: Kiểm tra sức khoẻ
Đây là một khâu rất quan trọng trong quy trình tuyển dụng, nhằm khẳngđịnh khả năng làm việc ổn định và lâu dài của các ứng cử viên Sức khoẻ là một
Trang 21yêu cầu tất yếu vì nếu đáp ứng được tất cả các yêu cầu đề ra nhưng sức khoẻkhông đảm bảo thì cũng không nên tuyển dụng Nếu nhận một bệnh nhân vàolàm việc thì không những không có lợi về mặt chất lượng và hiệu quả công việc
mà còn gây ra nhiều phiền phức về mặt pháp lí cho doanh nghiệp nếu như bệnhnhân có điều gì xảy ra
Việc khám sức khoẻ cần phải được tiến hành cẩn thận, thường được giaocho bác sĩ quen để họ kiểm tra về thể lực và trí lực của người được tuyển chọnmột cách chính xác khách quan Nếu việc khám sức khoẻ được tiến hành trướcthì có thể giảm được chi phí cho tuyển dụng, do không phải mất công trắcnghiệm, phỏng vấn, thử việc…cho những ứng cử viên không đủ sức khoẻ
Do đặc thù của kinh doanh khách sạn là các nhân viên đa số phải trực tiếptiếp xúc với khách, đặc biệt là các nhân viên Bàn, Bar, Bếp không những trựctiếp tiếp xúc với khách mà còn trực tiếp tiếp xúc với món ăn hay đồ uống phục
vụ khách Cho nên các ứng cử viên phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về mặtsức khoẻ đã đề ra: không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da…Mặt khácthông qua việc kiểm tra sức khoẻ để lựa chọn các ứng cử viên đảm bảo các yêucầu về ngoại hình như: chiều cao, cân nặng sao cho phù hợp với từng vị trí cụthể
Bước 5: Ra quyết định tuyển dụng
Những ứng cử viên đã đạt yêu cầu của các bước tuyển dụng nói trên lànhững người trúng tuyển và sẽ được nhận quyết định tuyển dụng của doanhnghiệp Danh sách những người trúng tuyển cần niêm yết công khai và rõ ràng.Sau khi nhận được quyết định tuyển dụng thì người lao động cần phải trải quathời gian tập sự theo quy định hiện hành và thủ tục có liên quan đối với nhânviên mới của doanh nghiệp khách sạn du lịch
Tóm lại mục đích của tuyển dụng nhân sự nhằm lựa chọn được một độingũ lao động đạt các yêu cầu đã đề ra, đây có thể coi là một khâu quan trọng củacông tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Việc tuyển dụng nhân sựđược đặt ngay từ khi doanh nghiệp mới thành lập và nó tiếp tục được đề cập tới
Trang 22trong suốt quá trình doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm bổsung nhân sự cho các bộ phận của doanh nghiệp khách sạn khi cần thiết.
1.4 Bố trí và sử dụng nhân sự trong doanh nghiệp khách sạn
Công tác tuyển dụng nhân sự sẽ tạo ra cho doanh nghiệp một đội ngũ laođộng có khả năng thích ứng với công việc được giao Mặc dù công tác tuyểndụng là quan trọng và nó được tiến hành tốt nhưng hiệu quả sử dụng đội ngũ laođộng đó lại phụ thuộc chủ yếu vào vấn đề bố trí và sử dụng nhân viên có hợp líhay không Bố trí và sử dụng nhân viên hợp lí có nghĩa là các nhà quản trị nhân
sự của doanh nghiệp phải biết cách sắp xếp, điều chỉnh và tạo ra sự hội nhập củatừng nhân viên vào guồng máy hoạt động chung của doanh nghiệp nhằm nângcao hiệu quả sử dụng đội ngũ lao động của doanh nghiệp
Kinh doanh khách sạn du lịch mang tính thời vụ rõ dệt nên nhu cầu sửdụng lao động giữa các thời điểm khác nhau trong năm cũng như trong ngàykhông ổn định Hiện tượng tăng giảm lao động diễn ra thường xuyên ở từng bộphận trong doanh nghiệp Một phương pháp khắc phục tình trạng trên là thựchiện đề bạt hoặc thuyên chuyển nhân viên từ bộ phận này sang bộ phận khác.Với hình thức này có ưu điểm là không làm tăng thêm lao động, đồng thời gópphần nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ lao động hiện có của doanh nghiệp vàphát huy năng lực sở trường của nhân viên Bởi vậy, bố trí và sử dụng nhân viênsao cho có hiệu quả là một vấn đề quan trọng và phức tạp Nguyên tắc của vấn
đề bố trí và sử dụng nhân viên là phải đảm bảo “đúng người, đúng việc” nhằm
đạt được mục đích là nâng cao năng xuất lao động, chất lượng phục vụ, phát huynăng lực sở trường của người lao động, tạo động cơ và tâm lý hưng phấn cho họtrong công việc
1.4.1 Định mức lao động trong doanh nghiệp khách sạn
Bất kỳ một công việc gì cũng cần phải định mức lao động vì thông qua đó
ta mới có thể đánh giá được công việc đã đạt được so với định mức chưa Nếuchưa đạt được thì cố gắng phấn đấu để đạt bằng và vượt định mức Việc áp dụngđịnh mức lao động trong doanh nghiệp là rất cần thiết Ta có thể hiểu định mức
Trang 23lao động là: “Lượng lao động sống hợp lý để tạo ra một đơn vị sản phẩm hay
để hoàn thành một nghiệp vụ công tác nào đó hoặc để phục vụ một số lượng khách hàng trong những điều kiện nhất định.” (bài giảng QTKD Khách sạn-
Du lịch ).
Trong doanh nghiệp khách sạn du lịch thì định mức lao động được biềuhiện bởi số lượng sản phẩm (hay mức doanh thu hoặc số lượng khách) đối vớimột nhân viên hay một bộ phận công tác trong một thời gian nhất định Địnhmức lao động là cơ sở để bố trí và sử dụng lao động hợp lý và căn cứ để trả cônglao động Có nhiều cách phân loại định mức lao động khác nhau:
Theo đặc điểm nghề nghiệp: Có định mức phục vụ buồng, định mứcphục vụ bàn, định mức chế biến món ăn…ví dụ như là đối với một nhân viênphòng thì phải hoàn thành 6 phòng trong một ca làm việc hay là với một nhânviên bar thì một ca làm việc phải phục vụ 3 bàn ăn chẳng hạn
Theo trình độ chuyên môn: Có định mức lao động cho nhân viên bậc
1, bậc 2, bậc 3…đối với từng loại nghề nghiệp khác nhau Thông thường trongngành khách sạn thì tối đa là nhân viên bậc 7 tức là những người đã có tay nghề,kinh nghiệm dày dặn và phục vụ lâu năm
Theo cấp quản lý: Có định mức ngành hay còn gọi là định mứcchuẩn, định mức doanh nghiệp Đối với mỗi một doanh nghiệp thì lại có mộtđịnh mức khác nhau Đối với những khách sạn năm sao thì định mức lao độngcủa họ rất cao và cụ thể
Để xác định định mức lao động, các doanh nghiệp có thể sử dụng cácphương pháp khác nhau như: phương pháp thống kê- kinh nghiệm, phương phápphân tích, phương pháp quan sát…Khi xác định định mức lao động, cần phảitính đến các nhân tố ảnh hưởng đến định mức lao động như là: yếu tố công cụ vàđiều kiện lao động, trình độ chuyên môn hay tay nghề, vị trí kinh doanh, yếu tốtâm sinh lý của người lao động, tuổi tác, giới tính…
1.4.2 Tổ chức lao động và công việc trong khách sạn
Trang 24Tổ chức lao động và công việc trong doanh nghiệp là: “ Việc sắp xếp đội
ngũ lao động của doanh nghiệp phù hợp với từng loại công việc, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và tạo động lực kích thích người lao động làm việc.” (bài giảng QTKD Khách sạn –Du lịch ).
Tổ chức lao động và công việc trong doanh nghiệp khách sạn bao gồmnhững nội dung chủ yếu sau đây:
Phân công lao động: Sau khi tuyển dụng thì ta phải giao việc cho cá
nhân hay một bộ phận lao động nào đó trong doanh nghiệp Ta có thể thực hiệnhình thức khoán với doanh nghiệp khách sạn Tuỳ theo quy mô và loại hìnhdoanh nghiệp, có thể thực hiện khoán đối với từng cá nhân, từng bộ phận Tuynhiên trong kinh doanh khách sạn thì để nâng cao hiệu quả lao động và chấtlượng phục vụ khách hàng, cần kết hợp giữa phân công lao động và hợp tác laođộng Trong khách sạn thì việc kết hợp là rất cần thiết, những lúc đông khách thì
sự phối hợp hỗ trợ giữa các bộ phận( Bàn, Bar, Bếp…) là một trong những nhân
tố quyết định đến chất lượng phục vụ Nó vừa giúp cho khách sạn phục vụkhách hàng tốt hơn lại vừa tiết kiệm được lao động trong doanh nghiệp Tuynhiên trong doanh nghiệp khách sạn thì việc phối hợp có hiệu quả khi mà giữacác bộ phận càng gần nhau càng tốt Mặt khác thì phải nâng cao kỹ năng kỹ sảocủa nhân viên, tạo ra những lao động có tay nghề giỏi
Xác định quy chế làm việc: Quy chế làm việc là sự quy định thời
gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đối với người lao động và các quy định khácnhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ lao động của doanh nghiệp Xác địnhquy chế làm việc cho người lao động phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinhdoanh của doanh nghiệp, luật pháp hiện hành và khả năng làm việc lâu dài củabản thân người lao động…
Tổ chức chỗ làm việc: Chỗ làm việc là phần diện tích và không gian
đủ để cho một hoặc một nhóm người lao động làm việc Như vậy một chỗ làmviệc được coi là hợp lý khi nó đảm bảo có đủ diện tích để xắp xếp, bố trí trangthiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, thành phẩm…Đồng thời phải đảm bảo phần
Trang 25không gian để cho người lao động thao tác, đáp ứng các yêu cầu về an toàn laođộng như: thông hơi, thông gió, chiếu sáng, vệ sinh môi trường…Nghĩa là tuỳtính chất của mỗi công việc cụ thể mà tổ chức chỗ làm việc cho phù hợp.
1.5 Tầm quan trọng phải hoàn thiện công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng
nhân sự trong doanh nghiệp khách sạn
Nhân lực là một nhân tố đầu vào của doanh nghiệp khách sạn, nó là mộtvấn đề mà không chỉ cần thiết đối với doanh nghiệp mà nó còn mang tính chấtquốc gia Việc phát triển nhân lực giờ là một trong những vấn đề trọng tâmtrong việc phát triển nền kinh tế Tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân sự là mộtnội dung trong quá trình quản trị nguồn nhân lực, nó đang là vấn đề cần thiết,quan trọng cho ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp khách sạn nóiriêng
Đáp ứng tốt nhu cầu: Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn
du lịch có tính thời vụ, thời điểm rõ nét, bởi vậy nhu cầu sử dụng lao động là cótính co giãn cao Thông thường vào lúc chính vụ nhu cầu sử dụng lao động là rấtcao trong khi đó lúc trái vụ thì lại thừa lao động Khi đó nhà quản trị nhân sựcần áp dụng các biện pháp như thực hiện một chương trình tuyển dụng từ bênngoài vào nhằm lấp đầy chỗ trống như hình thức nhân viên Pastime hay là sửdụng hình thức tăng thời gian làm việc có sự thoả thuận với người lao động
Vào lúc trái vụ lượng khách đến với khách sạn là tương đối nhỏ Do đónhu cầu sử dụng lao động là hạn chế Lúc này nhà quản trị nhân sự lại phải ápdụng các biện pháp nhằm ứng phó kịp thời với tình trạng dư thừa lao động nhưgiảm bớt thời gian lao động, cho nghỉ tạm thời…Bên cạnh đó thì trong kinhdoanh khách sạn du lịch nhu cầu khách hàng còn biến đổi vào cả những thờiđiểm khác nhau trong ngày Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng lao động vàđáp ứng tốt nhu cầu của khách, hiện nay các doanh nghiệp đã và đang sử dụngchế độ lao động hợp đồng theo thời vụ cho các bộ phận có sự biến động lớn vềnhu cầu sử dụng lao động: Bếp, Bàn, Giặt là…
Trang 26Trong công tác tuyển dụng nhân sự thì cần phải quan tâm làm sao nhân sựluôn luôn phải đủ, kịp thời, có chất lượng tốt Doanh nghiệp cần tạo cho kháchhàng có một cảm giác yên tâm với sự phục vụ của nhân viên trong khách sạn.Cần tuyển chọn đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn tốt, hăng hái với côngviệc, say mê nghề nghiệp, luôn vui vẻ…
Nâng cao hiệu quả kinh doanh: Khi một doanh nghiệp hay một kháchsạn khi ra đời thì động cơ kinh doanh của nó chính là lợi nhuận và nếu muốn đạtđược lợi nhuận thì phải có doanh thu hay nó là kết quả của việc kinh doanh cóhiệu quả Hiệu quả kinh doanh là kết quả của rất nhiều nhân tố trong đó khôngthể không nói đến công tác tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động Trong kinhdoanh khách sạn thì yếu tố con người rất quan trọng vì nó là nhân tố quyết địnhđến sự thành công của một khách sạn Nếu công tác tuyển dụng nhân sự diễn ratốt, tuyển chọn được những người lao động tuyệt vời phù hợp với công việc vànguyện vọng Sau đó bố trí sắp xếp đúng người đúng việc thì sẽ tạo ra năng suấtlao động cao và tạo ra hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp khách sạn
Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ: Doanh nghiệp nào cũng muốnthu hút nhiều khách hàng và để thu hút được nhiều khách hàng thì doanh nghiệpkhách sạn cần phải cải thiện chất lượng phục vụ Trong kinh doanh khách sạnthì việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ là tối quan trọng, và người laođộng là nhân tố tạo nên chất lượng sản phẩm dịch vụ cho nên nếu doanh nghiệpkhách sạn có một đội ngũ lao động tốt có chuyên môn thì gắn liền với nó là chấtlượng sản phẩm dịch vụ cũng tốt Để có được một đội ngũ lao động tốt và đầy
đủ thì công tác tuyển dụng phải đặt lên hàng đầu
Đào tạo tầng lớp kế cận: Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậyviệc tạo ra một tầng lớp lao động kế cận là vô cùng cấp thiết và mang tính chiếnlược lâu dài Bên cạnh việc tạo ra một đội ngũ lao động trẻ nhiệt tình thì cầnphải không ngừng đạo tạo cải tiến trình độ cũng như chuyên môn của những laođộng lâu năm Việc đào tạo và bồi dưỡng là quan trọng để cho họ có thể theo kịpđược tốc độ phát triển công nghệ thông tin, sự công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
Trang 27nước Tầng lớp lao động kế cận nó là nhân tố quyết định tới tương lai của doanhnghiệp khách sạn trong tương lai.
1.6 Nhân tố ảnh hưởng đến tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân sự trong
có những kế hoạch cụ thể trong công tác tuyển dụng và bố trí sử dụng nhân sự.Việc bố trí cũng thường gặp khó khăn do sự thuyên chuyển lao động trong lúcthiếu hay thừa lao động
Mức độ phát triển du lịch của quốc gia, địa phương: khi trình độ pháttriển du lịch của quốc gia đó đã đạt ở mức cao thì lượng lao động trong ngànhcũng có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ tương ứng Bên cạnh đó thì chiếnlược quản trị nguồn nhân lực của họ cũng rất hợp lí tạo điều kiện thuận lợi chocác doanh nghiệp tuyển dụng và bố trí sử dụng họ Các doanh nghiệp khôngphải lo sợ thiếu lao động hay không an tâm với trình độ của họ
Các đối thủ cạnh tranh: Trong mọi lĩnh vực đều có sự cạnh tranh khốcliệt trong đó có sự cạnh tranh về nguồn nhân lực Nhân sự là cốt lõi của quản trị,
Trang 28để có thể tồn tại và phát triển thì cần phải quản trị nhân sự một cách có hiệu quả
và hợp lí Nguồn nhân sự là một loại tài nguyên quý nhất của doanh nghiệp, nếudoanh nghiệp không biết tuyển dụng và bố trí sử dụng họ hợp lí thì sẽ bị tuộtmất những người tài vào đối thủ cạnh tranh ngay Hiện nay việc thu hút nhân tài
từ đối thủ cạnh tranh diễn ra thường xuyên, với nhiều hình thức tinh vi hơn
Các nhân tố khác: ngoài những nhân tố trên thì còn có những nhân tốkhách quan khác như là chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, luật pháp, giáo dục,chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước, các bộ luật lao động, các quy chế
về tuyển dụng lao động, thị trường lao động… đều ảnh hưởng đến công táchoạch định, tuyển dụng và bố trí sử dụng nhân sự trong kinh doanh khách sạn
1.6.2 Nhân tố chủ quan
Quy mô và thứ hạng của khách sạn: Quy mô của doanh nghiệp kháchsạn quyết định tới số lượng lao động và phương thức tổ chức bố trí sử dụng laođộng theo kiểu chuyên môn hoá hay hình thức kiêm nghiệm, cơ cấu trực tuyếnhay chức năng Trong khi đó thứ hạng của khách sạn quyết định chất lượng củalao động Nếu khách sạn năm sao thì chất lượng lao động yêu cầu cao hơn sovới khách sạn hai ba sao Vậy là số lượng và chất lượng lao động phụ thuộc vàoquy mô thứ hạng của khách sạn
Trang thiết bị kỹ thuật khách sạn: Nếu như doanh nghiệp khách sạnđược trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật với dây truyền công nghệ hiện đạihợp lí sẽ tiết kiệm được sức lao động của người phục vụ Với trang thiết bị nhưvậy thì công tác tuyển dụng nhân sự phải làm sao cho phù hợp cả về chất lượnglao động và số lượng lao động
Khả năng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Với mỗidoanh nghiệp thì có một mục tiêu riêng Một mục tiêu quan trọng là làm sao cóđược một đội ngũ lao động tốt, hoàn hảo cho doanh nghiệp Tuy nhiên mục tiêucủa doanh nghiệp gắn liền với từng giai đoạn là khác nhau cho nên mà ứng vớitừng giai đoạn sẽ ảnh hưởng đến việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí và sử dụngnhân sự
Trang 29 Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp khách sạn: Doanh nghiệp có cơ cấu
tổ chức hợp lý sẽ thiết lập được các mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận vàcác phòng ban trong doanh nghiệp Từ đó thì thông tin sẽ được truyền thôngsuốt, giúp cho sự phối hợp giữa các bộ phận có hiệu quả và tạo điều kiện thuậnlợi cho công tác quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp Với mỗi loại cơ cấu thì
sẽ có cách tuyển dụng và bố trí sử dụng nhân sự cho phù hợp
Phẩm chất và năng lực của nhà quản trị: Đối với những nhà quản trị thìnăng lực và phẩm chất là rất quan trọng, nếu họ có nó thì họ sẽ biết cách bố trílao động sao cho phù hợp với từng công việc, biết cách tổ chức và phân công laođộng một cách hợp lý Từ đó thì mọi hoạt động của doanh nghiệp mới diễn tatrơn chu Nếu có những nhà quản lý tốt thì tạo niềm tin cho người lao động, tạotâm lý an tâm cho người lao động dưới quyền…
Kinh doanh khách sạn du lịch là một trong những hoạt động đem lạinguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước Doanh nghiệp du lịch là nơi đáp ứng cácnhu cầu không thể thiếu được cho khách du lịch, từ nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ,dịch vụ bổ sung và người lao động là người trực tiếp phục vụ và tạo ra các sảnphẩm dịch vụ đó là người lao động của doanh nghiệp Như vậy là lao động trongdoanh nghiệp khách sạn du lịch có tầm quan trọng đặc biệt, tuy nhiên người laođộng luôn muốn mình được làm ở vị trí mà mình thích và đúng với sở trườngcủa mình Điều đó có thể thực hiện được khi mà công tác bố trí và sử dụng laođộng được diễn ra hợp lí, khi đó thì người lao động sẽ yêu công việc, an tâm làmviệc, phát huy hết được công suất trong công việc Chính vì thế mà công táctuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân sự là rất khó nhưng lại có vai trò quan trọng
và cần phải hoàn thiện nó vì nó có tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp khách sạn du lịch
Trang 30CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG, BỐ TRÍ VÀ SỬ DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY KHÁCH SẠN DU LỊCH KIM LIÊN
2.1 Khái quát về công ty khách sạn du lịch Kim Liên
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty khách sạn du lịch Kim Liên.
Công ty khách sạn du lịch Kim Liên được thành lập từ 12/5/1961, trựcthuộc cục chuyên gia chỉ đạo, từ 1993 đến nay thuộc sự quản lý trực tiếp củaTổng cục Du lịch Việt Nam Trải qua hơn 40 năm xây dung và trưởng thànhcông ty đã trải qua 5 lần đổi tên: Khách sạn Bạch Mai, khách sạn Chuyên giaKim Liên, khách sạn chuyên gia và du lịch Kim Liên, công ty du lịch Bông SenVàng, công ty khách sạn Bông Sen Vàng và nay là công ty khách sạn du lịchKim Liên
Công ty khách sạn Kim Liên là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh tronglĩnh vực khách sạn và du lịch Với địa điểm khá lý tưởng đó là nằm trên phốĐào Duy Anh- Đống Đa- Hà Nội, gần trung tâm thủ đô Hà Nội vơi diện tích lớnkhoảng 36.331m2
Công ty có hai khách sạn lớn là khách sạn Kim Liên I và khách sạn KimLiên II với tổng số phòng là 450 phòng Trong đó khách sạn Kim Liên I baogồm nhà 4,9 đạt tiêu chuẩn 3 sao, được ưu tiên về trang thiết bị loại tốt và ngườiphục vụ thích hợp để phục vụ khách nước ngoài là chủ yếu Còn khách du lịchnội địa và khách công vụ thì chủ yếu là khách sạn Kim Liên II phục vụ cũng vớitiêu chuẩn 3 sao
Giai đoạn từ 1961- 1990
Từ 1961-1986: Giai đoạn từ khi thành lập đến đại hội Đản lần IV Sau khihoà bình lập lại, số lượng chuyên gia sang giúp ta hàn gắn vết thương chiếntranh ngày một tăng lên Họ ở rải rác nhiều nơi trong khách sạn như khách sạnBạch Đằng, Dân Chủ, Thống Nhất Nói là khách sạn nhưng thực chất chỉ là
Trang 31những cụm nhiều nhà, bao gồm các biệt thự Năm 1960 trước tình hình trên,theo sự chỉ đạo của phó thủ tướng, lãnh đạo cục chuyên gia đã trao đổi ý kiếnvới trưởng đoàn chỉ đạo chuyên gia nước bạn thống nhất ý kiến cần thiết phảiđưa chuyên gia vào ăn ở tại một khu tập chung để thuận tiện cho phục vụ vàđảm bảo an toàn, từ đó cục chuyên gia mới có kế hoạch xây dung khách sạn,điểm chọn là làng Kim Liên và Trung Tự nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội.Cuối năm 1961 ta đã hoàn thành toàn bộ nơi ăn ở cho chuyên gia(Nhà số 1) với
48 phòng, trong đó 13 phòng tầng 1 làm nhà ăn, quầy Bar còn lại là phòng ở chochuyên gia
Từ 1962- 1973: Khách sạn tiếp tục nhận thêm nhà 2,4,5,6 và cuối năm
1965 nhận nốt nhà 3,7 đưa vào phục vụ khách Trong giai đoạn này số lượngchuyên gia sang ta ngày một đông có đến 700 – 800 khách ăn, ở Đến năm 1971khách sạn đổi tên thành khách sạn chuyên gia để phù hợp với chức năng nhiệm
vụ của khách sạn
Từ 1973- 1985: Do số lượng chuyên gia tăng lên rất cao vì vậy khách sạnphải đề nghị cục chuyên gia dành nhà 8(nhà ở cán bộ nhân viên) để làm khu nhàchuyên gia và khu nhà 4 tầng gần đó(nhà E5 Kim Liên ) làm khu nhà ở cho cán
bộ nhân viên Từ 1986- 1990 khách sạn vẫn phải xây thêm nhà 9,10,11
Giai đoạn 1986-1990: Thời kỳ chuyển đổi sang hạch toán kế toán sau đạihội Đảng lần thứ IV nước ta chủ trương đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảngvới đường lối mới: xóa bỏ chế độ bao cấp tập trung trong kinh doanh mà thayvào đó là chế độ tự hạch toán kinh doanh Đầu năm 1988 khách sạn bắt đầu tiếnhành cải tạo thí điểm 16 căn hộ tầng 1 nhà 4 và tầng 1 nhà 6 thành 32 phòng đơnkhép kín theo kiểu phòng khách sạn để đáp ứng nhu cầu của không chỉ kháchchuyên gia, kết quả là chỉ trong 2 năm khách sạn đã thu hồi vốn
Giai đoạn 1991-1995: Thời kỳ hoạt động theo cơ chế thị trường, có sựquản lý định hướng XHCN của nhà nước Trong những năm đầu của thập niên
90 số lượng chuyên gia giảm mạnh làm cho khách sạn gặp rất nhiều khó khăn,
số lượng nhân viên bị cắt giảm từ 350 xuống còn 200 người Thêm vào đó năm
Trang 321991 chính phủ quyết định cắt 20.000m2 đất của khách sạn để làm nhà cho cán
bộ, nhâ viên thuộc văn phòng chính phủ và cục chuyên gia Trước tình hình đó
từ 1991 khách sạn đã đẩy mạnh việc nâng cấp và tu sửa để phục vụ hai đốitượng khách chủ yếu là khách quốc tế và khách trong nước Khách sạn đã cải tạotoàn bộ nhà 9 gồm việc nâng cấp các phòng ở và khu lễ tân tạo ra một mô hìnhkhách sạn nhỏ khép kín Đồng thời khách sạn lắp đặt một tổng đài 200 số, cảitoạ vỉa hè, sân, bãi đỗ xe với một cảnh quan đẹp Hệ thống chiếu sáng, hệ thốngcấp thoát nước cũng được cải tạo lại Đầu năm 1992 chính phủ chính thức giaovốn cho khách sạn, đây là mốc thời gian xác nhận công ty khách sạn du lịchKim Liên chính thức chấm dứt thời kỳ bao cấp
Giai đoạn từ 1996 đến nay: Ngày 16/10/1996 Tổng cục du lịch ra quyếtđịnh số 454/TCDL cho phép công ty khách sạn Bông Sen Vàng được đổi tênthành công ty khách sạn du lịch Kim Liên
Từ năm 1997, tổ chuyên trách nghiên cứu thị trường được thành lập trởthành trung tâm nghiên cứu thị trường du lịch đã góp phần thúc đẩy hoạt độngkinh doanh của công ty có hiệu quả
Với hơn 40 năm thành lập và phát triển, công ty khách sạn du lịch KimLiên đã đạt được những kết quả đáng tự hào Cụ thể là công ty khách sạn du lịchKim Liên đã được Đảng và Nhà Nước tặng thưởng huân chương lao động hạngIII, tuyên dương thành tích phục vụ chuyên gia trong thời chiến cũng như trongthời bình vào năm 1985 và còn tiếp tục được nhận bằng khen của hội đồng bộtrưởng năm 1990, nhận huân chương lao động hạng III lần thứ hai
Do nhu cầu của thị trường khách cho nên trong những năm gần đây haikhách sạn vẫn tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo lại đội ngũnhân viên phục vụ, đưa ra nhiều chính sách giá cả hợp lí, tăng cường các dịch vụ
bổ sung để thu hút được nhiều khách quốc tế cũng như khách nội địa Tăng sứchấp dẫn của khách sạn, đẩy mạnh hoạt động của công ty theo kịp xu hướng pháttriển du lịch hiện nay của đất nước và trên thế giới
2.1.2 Sơ đồ tổ chức của công ty khách sạn du lịch Kim Liên.
Trang 33Biểu 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức lao động công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên
Ban
giám
đốc
Trung tâmTM
Trung tâmCNTT
Kế toán ThuNgân
PhòngTCHC
TT lữ hànhquốc tếĐội bảo vệ
Đội tu sửaĐội giặt là
Nhà hàng
Ks KimLiên 1
Ban GĐđiều hành
Tổ lễ tân
Tổ phòng
Ks KimLiên 2
Ban GĐđiều hành
Tổ lễ tân
Tổ phòng
Nhà hàng số 9Nhà hàng số 7Nhà hàng số 5Nhà hàng số 3Nhà hàng số 2Nhà hàng số 1
BarPhòng KD
Trang 342.1.3 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Ban giám đốc: Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong công ty, cónhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty và phải chịu tráchnhiệm về toàn bộ kết quả đó
Phó giám đốc thay mặt ban GĐ chịu trách nhiệm về công tác thi đuakhen thưởng và kỷ luật Công tác đầu tư xây dựng cơ bản, công tác đảm bảo anninh, theo dõi mua sắm thay đổi trang thiết bị…Giúp GĐ và chịu trách nhiệm vềcông tác đầu tư liên doanh, liên kết, tiêu chuẩn định mức sản phẩm, vật tưnguyên liệu, công tác bảo hộ, bảo hiểm, vệ sinh, vui chơi giải trí
Phòng kinh doanh: Tham mưu cho GĐ công ty về xây dựng kế hoạchkinh doanh hàng năm, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, cơ cấu doanh số, nghiêncứu thị trường và nhu cầu của khách để có các chiến lược sản phẩm phù hợp
Phòng tổ chức hành chính: Làm công tác lao động tiền lương, quản líhành chính, quản lí cán bộ công nhân viên, hồ sơ, đánh giá khen thưởng, kỷ luật,thực hiện các chế độ chính sách, tuyển dụng lao động theo yêu cầu các phòngban, các bộ phận công ty
Phòng kế toán: Theo dõi ghi chép chỉ tiêu của công ty theo đúng hệ thống
TK và chế độ kế toán hiện thời của nhà nước, quản lý thống nhất vốn, bảo quản
và phát triển nguồn vốn đó Hàng năm tính khấu hao để xét lợi nhuận công ty
Trung tâm công nghệ thông tin: Quản lý, bồi dưỡng, sửa chữa và hướngdẫn sử dụng các trang thiết bị điện tử, hệ thống máy vi tính của công ty
Trung tâm thương mại: Chịu trách nhiệm các hoạt động thương mại củacông ty, kinh doanh các ki-ốt, bán các hàng hoá cho khách du lịch
Trung tâm lữ hành quốc tế: Tham mưu cho ban giám đốc công ty về côngtác thị trường Du lịch, chính sách khuyến khích kinh doanh và biện pháp thu hútkhách Xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình Du lịch cho khách,
ký kết các hợp đồng đưa đón khách, hướng dẫn tham quan các tuyến du lịch.Tìm hiểu thị trường, tuyên truyền quản bá sản phẩm của công ty với các đại lý
lữ hành trong và ngoài nước nhằm thu hút khách Nghiên cứu thị hiếu tâm lý
Trang 35khách nội địa cũng như quốc tế vào Việt Nam, mở rộng quan hệ bạn hàng vàphối hợp với các đợn vị để làm dịch vụ thuê ô tô, dịch vụ Visa, bán vé máybay…
Đội bảo vệ: Đảm bảo trật tự an ninh trong công ty, trông giữ xe chokhách và cán bộ công nhân viên trong công ty
Đội tu sửa: Thực hiện các công việc bảo trì, sửa chức các trang thiết bịtrong khách sạn cũng như các trang thiết bị ở trong các phòng ban
Đội giặt là: Chịu trách nhiệm giặt đồ cho khách sạn, đồng thời phục vụkhách trong và ngoài khách sạn
Ban giám đốc điều hành của khách sạn Kim liên 1 và Kim liên 2: chịutrách nhiệm trước ban giám đốc của công ty về hoạt động của hai khách sạn.Quản lý mọi hoạt động của bộ phận lễ tân và bộ phận phòng cuả khách sạn.Giám đốc nhà hàng: Quản lý toàn bộ 6 nhà hàng cùng đội ngũ nhân viên bàn,Bar, bếp, cung cấp dịch vụ làm thoả mãn nhu cầu ăn uống tổ chức các hội nghị,tiệc, hội thảo…của khách tại công ty cũng như lưu động tại các điểm trong vàngoài thành phố
2.1.4 Đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty khách sạn du lịch Kim Liên.
Ban đầu khách sạn có 8 dãy nhà bốn tầng tại làng Kim Liên phía namthành phố Hà nội Phục vụ chuyên gia và gia đình chuyên gia và gia đìnhchuyên gia các nước XHCN sang làm việc tại Việt Nam Các dãy nhà được đánh
số từ 1 đến 8, mỗi dãy nhà gồm 64 phòng, ngoài ra còn có các khu bổ trợ khácnằm trên diện tích 15600m2
Trong năm 1981 đến 1985 lượng chuyên gia sang Việt Nam tăng cho nênkhách sạn xây thêm hai dãy nhà 9 và 10 với số lượng 72 phòng
Đầu năm 1989 trước việc xoá bỏ bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường
Để thích ứng với sự thay đổi đó khách sạn đã nâng cấp một số phòng ở dãy nhà
4 và 6 thành 32 phòng đơn theo kiểu khách sạn với trang thiết bị đồng bộ
Trang 36Đến 1992 cục chuyên gia chính thức giao vốn cho khách sạn trong bốicảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt và năm 1994 khách sạn hoạt độngchia làm hai khu chính: Kim Liên I và Kim Liên II.
Từ 1997 đến nay khách sạn chú trọng nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật,trang thiết bị, đào tạo nhân lực nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách.Khách sạn tiến hành xây dựng phát triển một số dịch vụ mới như massge, sauna,vật lí trị liệu, bể bơi…
Khu khách sạn Kim Liên I: Bao gồm ba dãy nhà 4,5,9 Tổng số phòng là 171phòng với các trang thiết bị đồng bộ mới hiện đại chuyên để phục vụ khách quốc
tế và khách có khả năng thanh toán cao
Khu khách sạn Kim Liên II: Gồm 5 dãy nhà là 1,2,3,6,8 với tổng số phòng là
204 phòng, chủ yếu phục vụ khách công vụ nội địa với tiêu chuẩn 3 sao
Ngoài ra công ty còn có 6 nhà ăn gồm nhà hàng Hoa Sen 1,2,3,5,7,9 và mộtsân tenis, một bể bơi thông minh tiêu chuẩn quốc tế, một sân cầu lông, bóngbàn, các cửa hàng lưu niệm, khu thương mại mỹ nghệ và các phòng Massage…
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim Liên qua hai năm( 2003-2004).
%1000đ
%1000đ
%
879290282365473526,92594003729,53833425643,6
927219312525025427,232739267929,544007899843,23
479290315955190,3314526420,041744742-0,37
5,456,75-5,6-4,6-
7176182177,4
2792821-1,04
4-
2096011022,6
20000821,04
10,54-
Trang 3716370035466128234
17793108006993
12,243,785,76
-284439
35657248782
282003
43626238377
-2436
7969-10405
-0,86
22,34-4,2
và doanh thu dịch vụ khác tăng thêm 4,6% tương ứng tăng thêm 17447742nghìn đồng Như vậy ta thấy doanh thu của công ty tăng là tốt và trong đó tathấy tốc độ tăng doanh thu của lưu trú là cao nhất trong đó thì doanh thu của cácdịch vụ khác lại không tăng là bao điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp cần đầu
tư chú trọng đầu tư vào các dịch vụ bổ sung nhiều hơn nữa Mặt khác ta thấy tỉtrọng của doanh thu lưu trú và tỉ trọng của doanh thu ăn uống đã tăng hơn so vớinăm trước nhưng mà không đáng kể chỉ là 0,33% và 0,04% trong đó thì tỉ trọngcủa doanh thu các dịch vụ khác lại giảm 0,37% cho nên doanh nghiệp cần đầu tưnhiều hơn nữa các dịch vụ khác
Trang 38Ta thấy tổng chi phí của năm nay tăng hơn so với năm trước là 4% tươngứng tăng thêm 2792821 nghìn đồng Việc gia tăng chi phí là không thể tránhkhỏi vì công ty phải nâng cấp các trang thiết bị và xây dựng một số khu nhà mới
để nâng cao khả năng cạnh tranh Nhưng mà tỉ xuất chi phí lại giảm hơn so vớinăm cũ là 1,04% điều này là rất tốt chứng tỏ công ty đã làm ăn có lãi Tuy vậythì cần tiết kiệm hơn nữa để có thể làm giảm tỉ suất chi phí xuống thấp hơn Nhờ vậy mà lợi nhuận trước thuế tăng 10,54% tương ứng tăng thêm
2000082 Chính vì thế mà tỉ suất lợi nhuận tăng thêm 1,04% và nó là một tínhiệu tốt lành vì việc kinh doanh của công ty đã có lợi nhuận tuy nhiên cần kinhdoanh có hiệu quả hơn nữa để có thể thúc đẩy tỉ suất lợi nhuận tăng hơn nữa.Trên cơ sở đó mà doanh nghiệp đã nộp ngân sách tăng hơn so với năm trước là12,1% tương ứng là 1629588 nghìn đồng và tỷ suất tăng thêm 1% như vậy cũng
là rất tốt vì hiện tại thì các công ty thuộc nhà nước làm ăn có lãi là không nhiều
và công ty khách sạn du lịch Kim Liên là một trong số đó
Lợi nhuận sau thuế là 5868831 nghìn đồng tăng thêm 6,73% so với nămngoái và nó tăng là 370422nghìn đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế tăng 0,08%.Trong tình hình kinh doanh hiện nay mà công ty vẫn giữ được tỷ suất lợi nhuậnsau thuế tăng như vậy là rất khích lệ
Những sự thành công trên là do lượng khách đến với khách sạn tăng thêm12,2% tương ứng là 17793 khách Trong đó thì phải kể đến lượng khách quốc tếtăng thêm 43,78% tương ứng là 10800 khách và lượng khách nội địa cũng tăngthêm 5,76% tương ứng là 6993 khách Tuy vậy thì số ngày khách lại giảm là0,85% tương ứng số ngày khách giảm 2436 ngày Trong đó ta phải nhận thấy là
số ngày khách của khách quốc tế là tăng 22,34% tương ứng tăng thêm 7969ngày nhưng mà số ngày khách của khách nội địa lại giảm mạnh đó là 4,2%tương ứng giảm 10495 ngày Ta thấy số khách đến càng nhiều đặc biệt là kháchquốc tế, họ đến vơi Việt Nam nhiều hơn và họ ở lại cũng dài ngày hơn đó là điềuđáng mừng vì như vậy là đã chứng tỏ chúng ta càng ngày càng có nhiều hơn cácdịch vụ để giữ khách ở lại lâu hơn Nhưng số ngày khách của khách nội điạ lại
Trang 39giảm cho nên công ty cần chú trọng hơn công tác Khuyếch chương sản phẩm,quảng cáo nhiều hơn nữa đối với khách nội địa chứ không nên chỉ tập trung vàothị trường khách quốc tế.
Do công ty ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh chi nên nhu cầu laođộng ngày càng nhiều hơn Cụ thể là số lao động trong công ty tăng thêm 8,3%tương ứng tăng thêm 50 lao động Việc tăng thêm lao động là không thể tránhkhỏi nhưng mà cần chú ý đến công tác tuyển dụng nhân sự vì việc này các công
ty nhà nước thường không thực hiện tốt Do năng suất của công nhân viên tăngcho nên tiền lương bình quân cũng tăng thêm 2,03% tương ứng là 30 nghìnđồng Ta có thể thấy mức lương bình quân là 1430 nghìn đồng là rất cao so vớicác doanh nghiệp khác vì thường thì các doanh nghiệp khác chỉ đạt từ 800 nghìnđông đến 1 triệu là cao Điều đó chứng tỏ công ty khách sạn du lịch Kim Liên làmột trong những công ty làm ăn tốt hàng đầu trong hệ thống các công ty thuộcquản lí của nhà nước
Như vậy, hiệu quả kinh doanh của công ty tăng hơn so vơi năm trước, cóđược kết quả như vậy khách sạn đã nắm chắc được công tác thị trường và thựchiện tốt các công tác quản lý các bộ phận để phục vụ khách Bên cạnh đó kháchsạn cũng đã tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cũng như trangthiết bị và đội ngũ lao động, đa dạng hoá các loại hình sản phẩm phục vụ tốtnhất nhu cầu của khách Song yêu cầu năm tới là cần cố gắng phát huy hơn nữanhững gì đã đạt được và giảm tối đa chi phí đem lại lợi nhuận tối đa cho kháchsạn
2.2 Thực trạng đội ngũ lao động tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên.
2.2.1 Số lượng, cơ cấu lao động tại công ty
Trang 404 Số lao động trong biên chế Người 126 143 17 13,5
5 Số lao động ngoài biên chế Người 474 507 33 6,97
đi đúng hướng và đang thuận buồng xuôi gió Bên cạnh việc không ngừng mởrộng qui mô lao động thì chúng ta cần phải phát triển cả về chất lượng cũng như
sự chuyên môn hoá Luôn phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chỉ có vậythì doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh trên thị trường Nhân tố con người laođộng là rất quan trọng, nó là yếu tố thành bại của doanh nghiệp và có thể nói nó
là nhân tố tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp với nhau
b Cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động theo mức độ tham gia lao động:
Qua biểu 2.1 ta thấy rằng số lượng lao động năm 2004 tăng hơn so với sốlượng lao động của năm 2003 là 8% và tương ứng tăng thêm 50 người Trong đóthì số lượng lao động trực tiếp tăng thêm 7,6% tương ứng tăng thêm là 40 người
Số lao động gián tiếp tăng thêm 13,3 tương ứng tăng thêm 10 người Ta có thểthấy rằng tỷ lệ lao động gián tiếp tăng nhanh hơn so với tỷ lệ tăng của lao độngtrực tiếp và đây là một dấu hiệu không tốt Vì trong kinh doanh khách sạn du