1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6

54 312 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 549 KB

Nội dung

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC PHỤ LỤC SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC VIẾT TẮT LĐ : Lao động QLĐS : Quản lý đường sông ĐTNĐVN : Đường thủy nội địa Việt Nam GTVT : Giao thông vận tải ATGT : An toàn giao thông SXKD : Sản xuất kinh doanh TC - HC : Tổ chức hành chính CBCNV : Cán bộ công nhân viên KH - KD : Kế hoạch kinh doanh BHXH : Bảo hiểm xã hội BHLĐ : Bảo hộ lao động BHYT : Bảo hiểm y tế TC - KT : Tài chính kế toán QLTX : Quản lý thường xuyên HĐQT : Hội đồng quản trị TSCĐ : Tài sản cố định SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết khi nghiên cứu đề tài: Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp là một chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, vì thế mà vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có tính quan trọng, nó quyết định sự tồn tại cũng như phát triển của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp có tổ chức tốt sẽ luôn tạo ra lợi thế trong cạnh tranh cũng như hợp tác cho doanh nghiệp đó. Kinh doanh hiện nay diễn ra trong một môi trường đầy phức tạp, và trong trường hợp có nhiều yếu tố tương tác liên hệ qua lại lẫn nhau và không một yếu tố nào có thể đưa ra hoàn toàn độc lập với các yếu tố khác, vì vậy việc xây dựng cơ cấu tổ chức doanh nghiệp một cách hiệu quả sẽ đưa doanh nghiệp đến thành công. Cơ cấu tổ chức có vai trò quan trọng, quyết định đến toàn bộ hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, linh hoạt, đảm bảo tính khoa học hợp lý, mang lại hiệu quả hoạt động kinh tế cao cho doanh nghiệp. Ngược lại, một tổ chức không hợp lý với nhiều cá nhân, nhiều bộ phận chồng chéo lên nhau sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn, trì trệ, kém hiệu quả. Để phát triển và tồn tại được trong điều kiện cạnh tranh và biến động hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nâng cao và tự đổi mới năng lực quản lý của mình nhằm tạo ra lợi thế trên thị trường. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6, em đã tìm hiểu về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty và nhận thấy cơ cấu tổ chức của Công ty còn những điểm hạn chế nhất định. Vì tiền thân của Công ty là đơn vị được Nhà nước thí điểm chuyển đổi mô hình hoạt động từ đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu sang Công ty Cổ phần nên cơ cấu của công ty còn nhiều bất cập về tổ chức quản lý. Cụ thể là do ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức cũ nên quá trình phân chia công việc, cũng như nhiệm vụ cụ thể của từng công việc chưa được sắp xếp một cách hợp lý và khoa học. Vẫn có sự chồng chéo trong quản lý và cách bố trí trong các phòng ban chưa thực sự hợp lý. Do đó, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6 ” làm đề tài cho chuyên đề của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của cơ quan thông qua phân tích chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong Công ty. Để từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty trong thời gian tới. SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6, tập trung nghiên cứu hệ thống, chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế vận hành của bộ máy quản lý của Công ty. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6: 160 Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên, TP Hà Nội. Về thời gian: từ năm 2009 - 2013 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập tài liệu, thống kê dữ liệu thông qua quan sát trực tiếp từ quá trình thực tập và qua các bản báo cáo của các phòng ban. Phương pháp sử dụng bảng hỏi: khảo sát từ các nhân viên và cán bộ quản lý trong Công ty. Phương pháp thống kê và phương pháp đánh giá so sánh cũng được sử dụng. Để từ đó phân tích, đánh giá, tổng hợp đưa ra nhận định cũng như phương hướng giải quyết hoàn thiện về cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty. 5. Nội dung nghiên cứu: 3 phần Phần 1: Tổng quan về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp. Phần 2: Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6. Phần 3: Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6. SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1. Một số khái niệm cơ bản. Để tìm hiểu rõ về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp, cần phải hiểu một số khái niệm cơ bản liên quan đến nó. 1.1.1.Khái niệm tổ chức. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có tổ chức. Vậy tổ chức được hiểu như thế nào? Tổ chức là một tập hợp các cá nhân riêng rẽ và tương tác lẫn nhau, cùng làm việc hướng tới những mục tiêu chung nhất định và mối quan hệ làm việc được xác định theo những cơ cấu nhất định. Cơ cấu tổ chức là sự phân chia tổng thể của một tổ chức thành những bộ phận nhỏ theo các tiêu thức chất khác nhau của chất lượng, tuy những bộ phận nhỏ đó thực hiện chức năng riêng biệt nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. 1.1.2.Khái niệm quản lý. Hiện nay có rất nhiều khái niệm về Quản lý, có khái niệm cho là: quản lý là chỉ huy; là cai trị; là điều khiển, điều hành. Những quan niệm này tuy không khác biệt về phía nội dung mà chỉ khác nhau ở cách sử dụng thuật ngữ. Do vậy, có định nghĩa khái niệm về quản lý như sau: Quản lý là sự tác động qua lại giữa chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện môi trường thay đổi của chủ thể quản lý. 1.1.3.Khái niệm bộ máy quản lý. Bộ máy quản lý là hệ thống các phân hệ, các bộ phận, các cá nhân với trách nhiệm, quyền hạn nhất định được thực hiện, điều hành mọi hoạt động của tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Bộ máy quản lý thường được xem xét trên ba mặt chủ yếu sau: - Nhiệm vụ, chức năng của bộ máy quản lý. - Tổ chức, cơ cấu bộ máy. - Lực lượng lao động quản lý để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của bộ máy. Và trong đó, vai trò quyết định là lực lượng lao động. SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1.4.Khái niệm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là tổng hợp các bộ phận có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có quyền hạn, trách nhiệm, nhiệm vụ nhất định; được bố trí theo những khâu, cấp khác nhau tiến tới những mục tiêu đã xác định nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức. 1.1.5. Lao động quản lý. Lao động quản lý bao gồm những nhân viên,cán bộ tham gia vào việc thực hiện các chức năng quản lý. Lao động quản lý là bộ phận phụ trách quản lý cấp dưới của mình đồng thời là người trực tiếp ra quyết định, thay đổi nhân sự, sắp xếp và thay đổi cơ cấu lao động vì vậy mà liên quan trực tiếp đến tổ chức bộ máy quản lý. Phân loại lao động quản lý: - Cán bộ quản lý: Giám đốc, phó Giám đốc…là người đưa ra đường lối chiến lược, quyết định quan trọng của doanh nghiệp. - Cán bộ quản lý: trưởng phòng, phó phòng, trưởng quản đốc, phó quản đốc…chỉ đạo và thực hiện những quyết định của cấp trên giao cho. - Cán bộ quản lý: Viên chức chuyên môn nghiệp vụ… thực hiện những công việc cụ thể. 1.2. Một số vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp. 1.2.1.Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý. Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý gắn liền với phương hướng, sẽ chi phối cơ cấu hệ thống. Nếu một hệ thống có phương hướng, quy mô, mục tiêu lớn thì cơ cấu tổ chức của cũng phải có phương hướng, quy mô lớn. Còn nếu có quy mô vừa phải, đội ngũ, trình độ tham gia hệ thống sẽ ở mức vừa phải. Những nguyên tắc tổ chức chính thường được sử dụng trên thực tế là: Thống nhất chỉ huy: Mỗi nhân viên trong tổ chức sẽ chịu trách nhiệm báo cáo cho người quản lý trực tiếp của mình. Hiệu quả: Bộ máy tổ chức muốn đạt hiệu quả tối ưu cần được xây dựng trên nguyên tắc chi phí tiết kiệm. Cân đối: Cân đối giữa trách nhiệm, quyền hành, và các công việc giữa các đơn vị với nhau. Phải có cân đối trong mô hình tổ chức DN và sự cân đối tạo sự ổn định trong DN. Gắn với mục tiêu: Cơ sở để xây dựng bộ máy tổ chức của DN là mục tiêu SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của nó. Và mục tiêu bao giờ cũng phải phù hợp với bộ mát tổ chức. Linh hoạt: Để đối phó một cách kịp thời với sự thay đổi của môi trường bên ngoài bộ máy QL và người quản trị cần phải linh hoạt trong các hoạt động để có thể có các quyết định đáp ứng với sự thay đổi của tổ chức. Ngoài ra, khi xây dựng bộ máy tổ chức, người quản lý cần chú ý đến các yêu cầu: lấy chất lượng làm chủ yếu chứ không lấy số lượng là trọng tâm, chuyên môn hóa, khoa học, để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của DN. Kết hợp quyền lợi, quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức theo công việc, nhiệm vụ chứ không theo nhu cầu của mỗi cá nhân hay là mỗi con người. 1.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức thay đổi dưới tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan. Những yếu tố khách quan : là những yếu tố mà tổ chức không thể thay đổi cũng như dự đoán và kiểm soát được nó. - Khối lượng nhiệm vụ kế hoạch được giao. Trong tổ chức kinh tế nào thì cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đều là hai mặt không thể tách rời nhau. Nếu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty thay đổi thì cơ cấu tổ chức cũng thay đổi theo, vì nếu không thay đổi theo thì bộ máy quản lý cũ sẽ làm cản trở việc phấn đấu đạt được mục tiêu mới đề ra của tổ chức doanh nghiệp. Nhưng không phải bao giờ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thay đổi cũng làm thay đổi bộ máy quản lý, theo các kết quả nghiên cứu đều cho rằng bộ máy quản lý cần được thay đổi đi kèm với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. - Trình độ kỹ thuật, công nghệ, trang bị lao động. Trình độ kỹ thuật, trang thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới tổ chức bộ máy quản lý. Một hệ thống cơ cấu tổ chức phải phù hợp với hệ thống công nghệ, trình độ kỹ thuật, trang thiết bị lao động và phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ trong việc ra các quyết định của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn phát triển kịp theo xu hướng cần biết nắm bắt công nghệ kịp thời và hiệu quả để đạt kết quả quản lý tốt nhất. - Những quy định về hệ thống tổ chức và phân cấp của Nhà Nước. Các quy định về tổ chức của Nhà nước cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp dù có cơ cấu tổ chức như thế nào, SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gì thì vẫn phải phù hợp theo những quy tắc và luật pháp của Nhà nước. - Phạm vi hoạt động và môi trường hoạt động của tổ chức. Khi địa bàn hoạt động của doanh nghiệp được mở rộng hay phân tán cũng dẫn đến sự thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý. Vì vậy thay đổi phạm vi hoạt động của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Môi trường luôn biến động nhanh chóng và muốn có được thành công đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy quản lý có mối quan hệ hữu cơ. Vì vậy mà môi trường hoạt động cũng rất cần thiết cho tổ chức phát triển. Những yếu tố chủ quan: là những yếu tố ở bên trong tổ chức, ảnh hưởng mạnh đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. - Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức cũ. Những doanh nghiệp được chuyển đổi sang hình thức kinh doanh mới thường bị ảnh hưởng của cơ cấu quản lý cũ. Nếu không biết cách tổ chức, sắp xếp một cách hợp lý thì cơ cấu sẽ dễ bị chồng chéo và hoạt động của doanh nghiệp không mang lại hiệu quả. - Trình độ, năng lực, ý chí của người lãnh đạo. Nhân tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tổ chức bộ máy quản lý. Một doanh nghiệp nếu có người lãnh đạo có trình độ, có khả năng quyết đoán, có ý chí và sự nhiệt tình thì sẽ đảm nhiệm được nhiều công việc và góp phần giảm bớt lượng nhân viên không cần thiết trong doanh nghiệp. Đồng thời, cơ cấu quản lý cũng sẽ được tổ chức một cách khoa học, hợp lý, gọn nhẹ hơn là với người quản lý không có năng lực. - Mức đảm nhận của các nhân viên. Với các nhân viên trong một doanh nghiệp, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc của mình. Nếu trình độ, năng lực của nhân viên không phù hợp với công việc của mình thì không thể mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà tổ chức cần chọn lựa những nhân viên phù hợp với từng công việc, đảm bảo tính thống nhất cao trong tổ chức. - Quan hệ bên trong tổ chức: mức độ hợp tác giữa các nhân viên, mức độ thể hiện quyền lực, mức độ kiểm soát của người lãnh đạo. Trong một tổ chức, cần có sự hợp tác và mối quan hệ giữa các cấp, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các nhân viên với nhau nhằm đảm bảo sự thống nhất và phát huy khả năng của người lãnh đạo. SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.2.3.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp. Việc đánh giá tính hiệu quả và hợp lý của mỗi một tổ chức rất phức tạp. Cơ cấu sẽ phục vụ cho những mục tiêu hoạt động của các tổ chức. Và bất cứ một tổ chức nào khi ra đời cũng phải được xuất phát từ những nhu cầu khách quan của thực tế. Có thể đánh giá qua các chỉ tiêu thong thường như sau:  Chỉ tiêu tổng quát: được tính bằng cách so sánh mức độ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của năm nay so với năm trước hoặc sau khi cơ cấu tổ chức có sự thay đổi.  Các chỉ tiêu riêng đặc thù: - Thời gian hoặc tốc độ chuyển tải thông tin giữa cấp trên và cấp dưới. Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ giúp tăng tốc độ thực hiện và giảm thời gian khi chuyển tải thông tin, tránh tình trạng thông tin truyền qua nhiều cấp. - Tính hiệu lực của các quyết định. Thể hiện ở mức độ thực hiện các quyết định. Lãnh đạo và quản lý có đủ năng lực để các nhân viên dưới quyền tuân theo hay không. - So sánh cơ cấu tổ chức hiện tại với thiết kế tổ chức ban đầu để phát hiện những chồng chéo về chức năng giữa các bộ phận cũng như sự xuất hiện những bộ phận mới trong quá trình hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận đó với nhiệm vụ chức năng đề ra. 1.2.4.Vai trò của cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức có vai trò rất là quan trọng, nó quyết định đến toàn bộ hoạt động của tổ chức cũng như DN. Một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý và hiệu quả không những cần đủ những bộ phận cần thiết mà phải có một tổ chức vững chắc với những con người có khả năng, có năng lực thực sự. Khi đánh giá mức độ hợp lý của cơ cấu tổ chức thì có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp đánh giá mức độ hợp lý của tổ chức: phương pháp tương tự, phân tích, thăm dò, khảo sát thực tế phản ứng của các cá nhân …Phương pháp tương tự cho phép chũng ta so sánh khi các tổ chức có sự tương đối đồng đều về nhiệm vụ chức năng thì có sự tương đối đồng nhất về cơ cấu hay không? và ngược lại. Phương pháp phân tích thì cho phép hiểu kỹ và đi sâu những nhân tố, lý do ảnh hưởng tạo ra sự khác nhau trong cơ cấu các tổ chức, chỉ ra những yếu tố, những bộ phận không hợp lý trên cơ sở phân tích nhiệm vụ, chức năng và những mối quan hệ giữa các bộ phận. SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B 7 [...]... Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12 PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐƯỜNG SÔNG SỐ 6 2.1.Tổng quan về Công ty 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6 ( sau đây gọi là Công ty ) có trụ sở đóng tại 160 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội Là đơn vị được Nhà nước thí điểm...Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 1.3 Các loại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp Để thực hiện chức năng quản lý có hiệu quả các hoạt động phải có bộ máy quản lý Sau đây là một số loại cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý thường gặp: 1.3.1 Cơ cấu theo trực tuyến Đây là một trong những kiểu cơ cấu tổ chức đơn giản nhất, trong đó có cấp dưới và cấp trên Cơ cấu trực tuyến tạo ra điều kiện thuận lợi... So với cơ cấu trực tuyến, đối tượng quản lý theo cơ cấu chức năng phải chịu sự lãnh đạo của nhiều lãnh đạo, vì vậy mà cơ cấu này làm suy yếu chức năng của lãnh đạo Kiểu cơ cấu này sẽ luôn phù hợp với DN có quy mô rộng lớn, chức năng tổ chức phức tạp Sơ đồ 1.2: Cơ cấu theo chức năng Người lãnh đạo Người LĐ chức năng A Người LĐ chức năng B Người LĐ chức năng C Đối tượng quản lý 1 Đối tượng quản lý 2 Đối... đồng với Công ty gồm: Chi cục đường thuỷ nội địa phía Bắc, các đơn vị thi công cầu, thi công kè thuỷ lợi, các đơn vị có công trình trên sông (bến đò, đường điện, cảng dầu, bến thuỷ…) 2.3 Phân tích thực trạng bộ máy quản lý của Công ty 2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức hiện nay của Công ty Đứng đầu là Hội Đồng Quản Trị Chịu trách nhiệm quản lý lãnh đạo và quyết định những vấn đề lớn, quan trọng của Công ty Tiếp... hoạch - Kinh doanh Trạm quản lý đường sông Phòng Tài chính - Kế toán Trạm điều tiết khống chế Phòng tổ chức hành chính Tổ báo hiệu điện ( Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính, 2012) Khác với cơ cấu bộ máy quản lý cũ của Công ty khi là đơn vị sự nghiệp có thu, chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà Nước Hoạt động theo mô hình cơ cấu trực tuyến Cơ cấu gọn nhẹ, chưa phân ra các bộ phận chức năng riêng biệt như... Công ty Cổ phần tại Quyết định số 4013/QĐ – BGTVT, ngày 25/10/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Đoạn QLĐS số 6 trực thuộc Cục ĐTNĐVN thành Công ty Cổ phần Ngày 20/03/20 06 Công ty Cổ phần QLĐS số 6 chính thức đi vào hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103011338 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của Công ty. .. ATGT 140 km đường sông đơn vị quản lý trong đó Sông Hồng 120km từ ngã ba Việt Trì đến bến đò Phú Khê, sông Đuống 20km từ ngã ba Cửa Dâu đến Đổng Viên, ngoài ra Công ty còn thực hiện một số nhiệm vụ khác theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Tên Công ty: Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6 - Tên giao dịch: No .6 Inland Waterway Management Joint Stock Company - Tên viết tắt: WAMACO NO 6 - Địa chỉ... chính: Số 160 Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội - Điện thoại: 04.38271435 - Vốn điều lệ: 13.140.000.000 đồng ( Mười ba tỷ một trăm bốn mươi triệu đồng chẵn ) 2.1.2 Quyền hạn và nhiệm vụ của Công ty cổ phần quản lý đường sông số 6 Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6 là một đơn vị được Nhà nước thí điểm chuyển đổi mô hình hoạt động từ đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu sang Công. .. hoạt động của người lãnh đạo, đến các bộ phận quản lý là các trạm trưởng Sau khi thành lập, mô hình tổ chức đã hoàn thiện hơn, có các phòng ban chức năng chuyên trách nhiệm vụ của mình Sau 8 năm hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty có nhiều sự thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cũng chú ý trong việc cải tổ lại cơ cấu cho phù hợp, tinh nhanh, gọn nhẹ,... Cuối cùng là các phòng: Kỹ thuật, Tổ chức hành chính, Kế hoạch kinh doanh, Tài chính kế toán và các Trạm quản lý đường sông đều chịu sự lãnh đạo của Ban giám đốc Nên mô hình cơ cấu của Công ty là: trực tuyến - chức năng SV: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 20 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần QLĐS số 6 Hội Đồng Quản Trị Ban Giám Đốc Ban kiểm soát . cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6. Phần 3: Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6. SV: Nguyễn. cứu: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6, tập trung nghiên cứu hệ thống, chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế vận hành của bộ máy quản. thiện về cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty. 5. Nội dung nghiên cứu: 3 phần Phần 1: Tổng quan về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp. Phần 2: Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức bộ

Ngày đăng: 26/04/2015, 23:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Trần Xuân Cầu. Giáo trình phân tích lao động xã hội - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2002 Khác
2. Chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn - quan hệ công tác - định biên chức danh của các phòng nghiệp vụ, Công ty CPQLĐS số 6, 2006 Khác
3. Báo cáo tài chính các năm 2009 - 2012 của Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6 Khác
4. Đảng ủy Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6, 2013 Khác
5. Báo cáo phòng Tố chức - Hành chính Công ty CPQLĐS số 6, 2011 - 2013 Khác
6. Ths. Nguyễn Vân Điềm & PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân. Giáo trình Quản trị nhân lực - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2007 Khác
7. PGS.TS.Trần Thị Thu & PGS.TS.Vũ Hoàng Ngân. Giáo trình quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w