1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sinh 9 HK I

75 247 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 684,5 KB

Nội dung

Tuần 1: Phần I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Chương I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN Tiết 1: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC ( Giáo án tốt ) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học. - Trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. - Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, kí hiệu cơ bản của di truyền học. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức. 3. Thái độ: Có ý thức học tập tốt và yêu thích bộ môn. II. Chuẩn bị: + Giáo viên: Tranh phóng to H.1.2 Sgk/6 + Học sinh: Xem trước bài mới. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: Điểm danh. 2. Bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: -GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục ▽Sgk/5 -HS: Tự liên hệ bản thân -> 2-3 em trả lời. -GV: Từ ý kiến của HS nêu ra: + Yêu cầu HS phân biệt tính trạng nào do di truyền và biến dị? + Từ đó gọi HS rút ra khái niệm di truyền và biến dị? - HS: Đọc Sgk -> Trả lời -> Nhận xét, bổ sung. -GV: Giới thiệu: Di truyền và biến dị là 2 …… quá trình sinh sản. -GVH: + Di truyền và di truyền học khác nhau như thế nào? + Di truyền học có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của chúng ta? Hoạt động 2: -GV: Yêu cầu HS đọc mục “Em có biết” và trả lời các câu hỏi sau: + Năm sinh và năm mất của Menđen? + Các quy luật di truyền của Menđen được I. Di truyền hoc: - Di truyền học nghiên cứu về cơ sở vật chất,cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. - Di truyền học có vai trò quan trọng về mặt lí thuyết và thực tiễn cho khoa học chọn giống và y học, đặc biệt là trong công nghệ sinh học hiện đại. II. Menđen-người đặt nền móng cho di truyền học: - Grêgo Menđen (1822-1884) - Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen có nội dung: công bố vào năm nào? + Tại sao năm 1900 được xem là năm cơ bản của di truyền học? + Menđen mất vì lí do gì? -HS: Đọc mục “Em có biết” -> Trả lời. -GV:+ Treo tranh H.1.2 và giới thiệu. + Yêu cầu HS thảo luận nhóm, nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai. -HS: Dựa vào hình, thảo luận -> Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. -GVH:+ Để rút ra được các quy luật di truyền Menđen dùng phương pháp gì? + Nêu nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen? -HS: Trả lời -> Nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3: -GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin Sgk: + Nêu một số thuật ngữ cơ bản của di truyền học? Khái niệm? Cho ví dụ? + Giới thiệu các kí hiệu của di truyền học và giải thích? -HS: Dựa vào Sgk -> Trả lời, nhận xét, bổ sung. + Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản. + Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu. + Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học: ( Sgk/6, 7 ) 4. Củng cố: -Thế nào là di truyền và biến dị? - Nêu nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. 5. Dặn dò: - Học bài + Trả lời câu hỏi 1,2,3,4 Sgk/7 - Xem trước bài mới. Tuần 1: Tiết 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. - Phân biệt được kiểu gen với kiểu hình, thể đồng hợp với thể dị hợp. - Phát biểu được nội dung của quy luật phân li. - Giải thích được kết quả thí nghiệm của Menđen. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu và kênh hình. 3. Thái độ: Củng cố niềm tin vào khoa học trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học. II. Chuẩn bị: + Giáo viên: Tranh phóng to hình 2.1->3; Bảng kết quả thí nghiệm Sgk/8. + Học sinh: Xem trước bài mới. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: Điểm danh. 2. Bài cũ: - Thế nào là di truyền học? Ý nghĩa của di truyền học. - Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: -GV: Treo tranh hình 2.1 và giới thiệu. -GV: Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc Sgk và nêu cách tiến hành thí nghiệm. -HS phát biểu: Cây làm mẹ -> cắt bỏ nhị. -GVH: Vì sao Menđen phải cắt bỏ nhị của cây chọn làm mẹ? -HSTL: Ngăn sự tự thụ phấn. -GV: Treo bảng 2 Sgk/8 và giới thiệu. -GVH: +Thay đổi cây làm bố, mẹ thì kết quả như thế nào? +Xác định tỉ lệ kiểu hình F 2 ở bảng 2? +Qua bảng xác định tính trạng trội, tính trạng lặn? +Thế nào là tính trạng trội, tính trạng lặn? -HS: Trả lời -> Nhận xét, bổ sung. -GV giới thiệu: Các tính trạng hoa đỏ, hoa trắng, thân cao… gọi là kiểu hình. Vậy kiểu hình là gì? -GV: Treo tranh hình 2.2 -> Yêu cầu HS quan sát tranh và hoàn thành bài tập mục ▽ Sgk/9. -HS: Quan sát hình, dựa vào gợi ý -> hoàn thành bài tập. -GV: Nhận xét kết quả. Hoạt động 2: -GV: Treo tranh hình 2.3 Sgk/9 -> Yêu cầu HS quan sát hình. -GV lưu ý:+ Nhân tố di truyền A quy định tính trạng trội( hoa đỏ). Nhân tố di truyền a quy định I.Thí nghiệm của Menđen: - Thí nghiệm: P t/c : Hoa đỏ x Hoa trắng F 1 : Hoa đỏ F 2 : 3 Hoa đỏ: 1 Hoa trắng ★ Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ngay ở F 1. Ví dụ: Hoa đỏ. ★Tính trạng lặn là tính trạng mới được biểu hiện ở F 2. Ví dụ: Hoa trắng. - Kết luận: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F 1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F 2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn. II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm: - Menđen giải thích: Sgk/10 - Nội dung của quy luật phân li: Sgk/10. tính trạng lặn( hoa trắng). -GV: Yêu cầu HS quan sát hình và cho biết: + Cặp nhân tố di truyền AA cho mấy loại giao tử? + Cặp nhân tố di truyền aa cho mấy loại giao tử? + F 1 xuất hiện mấy kiểu hình? + Do đâu tất cả các cây F 1 đều cho hoa đỏ? -HSTL: Cho 1 loại giao tử A( a) – 1 – A lấn át hoàn toàn a. -GV: Cho HS quan sát hình 2.3 và làm việc với Sgk, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: + Trả lời 2 câu hỏi mục ▽Sgk/9. + Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào? + Phát biểu nội dung của quy luật phân li. -HS: Quan sát hình, thảo luận -> Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. - Từ sơ đồ GV đưa ra kiểu gen, kiểu hình, thể đồng hợp,thể dị hợp và cho HS về nhà nêu khái niệm. -GV quy ước: Chữ cái in hoa là kí hiệu cho nhân tố di truyền (gen) trội. Chữ cái in thường kí hiệu cho gen lặn. Nhân tố di truyền (NTDT) trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp, trong quá trình phát sinh giao tử NTDT tách ra (phân li) -> Trong thụ tinh NTDT tổ hợp lại. 4. Củng cố: - Đọc kết luận Sgk/10. - Hướng dẫn giải bài tập 4 Sgk/10. 5. Dặn dò: - Học bài + Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 Sgk/10. - Xem trước bài mới. Tuần 2: Tiết 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG ( TT ) I. Mục tiêu: Sgv/18. - Thái độ: Giúp HS củng cố niềm tin và ứng dụng di truyền học vào cuộc sống. II. Chuẩn bị: + Giáo viên: Tranh phóng to hình 3 Sgk/12. + Học sinh: Xem trước bài mới. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: Điểm danh. 2. Bài cũ: - Nêu kết luận về phép lai một cặp tính trạng của Menđen. - Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: -GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ, kết hợp Sgk và cho biết: + Thế nào là kiểu gen, kiểu hình, thể đồng hợp, thể dị hợp? -HS: Dựa vào Sgk và kiến thức đã học để trả lời. GV: Đưa ví dụ: Cho lai đậu hoa đỏ ở F 2 với đậu hoa trắng. Có 2 sơ đồ lai. F 2 : Hoa đỏ x Hoa trắng F 2 : Hoa đỏ x Hoa trắng AA aa Aa aa -GV: Gọi 2 HS lên bảng viết sơ đồ lai và cả lớp cùng làm. -HS: Lên bảng viết -> Nhận xét, bổ sung. -GV: Cho HS biết phép lai trên được gọi là phép lai phân tích. -GVH:+ Vậy phép lai phân tích là gì? + Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội? + Cho HS điền vào chỗ trống ở mục III Sgk/11. -HS: Trả lời -> Nhận xét, bổ sung. -GV: Đọc to cho cả lớp nghe câu kết luận trên. Hoạt động 2: -GV giới thiệu: Tương quan trội - lặn……tính trạng lặn là những tính trạng xấu -GV: Cho HS nghiên cứu mục IV Sgk và trả lời: + Tương quan trội- lặn có ý nghĩa gì? + Làm thế nào để xác định được tương quan trội- lặn? + Trong sản xuất, vì sao không dùng cơ thể lai F 1 để làm giống? + Trong sản xuất, để tránh sự phân li tính trạng, người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống bằng cách nào? III. Lai phân tích: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. + Nếu kết quả phép lai là đồng thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội. + Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp. IV. Ý nghĩa của tương quan trội- lặn: Trong chọn giống, vận dụng tương quan trội- lặn, người ta có thể xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao. -HS: Nghiên cứu thông tin -> Trả lời, nhận xét. Hoạt động 2: -GV:Treo tranh hình 3 và giới thiệu như ví dụ Sgk/12. -GV: Yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 3 Sgk, thảo luận 2 câu hỏi mục ▽ Sgk/12 bằng cách hoàn thành bảng 3 Sgk/13. -HS: Quan sát hình, thảo luận nhóm -> Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. -GVH:+ Vì sao F 1 lại xuất hiện hoa màu hồng? + Vì sao F 2 lại có tỉ lệ kiểu hình 1: 2: 1? + Thế nào là trội không hoàn toàn? -HSTL:+ Vì gen A không át hoàn toàn gen a. + Vì kiểu gen AA quy định một kiểu hình, kiểu gen Aa quy định một kiểu hình khác. -GV lưu ý: Trong trường hợp trội không hoàn toàn, không cần dùng lai phân tích cũng xác định được kiểu gen. V. Trội không hoàn toàn: Là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F 1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F 2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1. 4. Củng cố: - Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì? - Thế nào là trội không hoàn toàn? Vì sao không dùng cơ thể lai F 1 để nhân giống? 5. Dặn dò: - Học bài + Trả lời câu hỏi cuối bài. -Xem trước bài: “ Lai hai cặp tính trạng”. Tuần 2: Tiết 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG. I. Mục tiêu: Sgv/22. - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức yêu thích bộ môn. II. Chuẩn bị: + Giáo viên: Tranh phóng to hình 4 Sgk/14. + Học sinh: Xem trước bài mới. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: Điểm danh. 2. Bài cũ: - Thế nào là phép lai phân tích? - Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: -GV: Treo tranh hình 4 Sgk/14 và giới thiệu. -GV: Cho HS quan sát tranh, tìm hiểu thông tin, thảo luận nhóm để thực hiện lệnh ▽Sgk/14 điền kết quả vào bảng 4. (Lưu ý hoàn thành cột 4 trước). -GV: Kẻ sẵn bảng cho HS lên trình bày. -HS: Quan sát tranh, đọc Sgk, thảo luận -> Đại diện 4 nhóm lên bảng trình bày kết quả -> Nhận xét, bổ sung. -GV: Theo dõi, nhận xét và khẳng định đáp án. -GV lưu ý HS: Trong thí nghiệm của Menđen, sự di truyền của mỗi cặp tính trạng này không phụ thuộc vào các cặp tính trạng kia. Cụ thể là: tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau. -GV: Hình thành khái niệm hai sự kiện độc lập. Menđen dựa trên cơ sở tính xác suất: Hai sự kiện A và B được gọi là độc lập với nhau nếu P(AB) = P(A) . P(B) -GV: Cho HS hoàn thành bài tập điền từ Sgk/15. -HS: Trả lời -> Nhận xét, bổ sung. -GV: Nhận xét và chốt lại. Hoạt động 2: -GV: Yêu cầu HS đọc thông tin Sgk/16 và trả lời câu hỏi: + Thế nào là biến dị tổ hợp? + Biến dị tổ hợp xuất hiện khá phong phú ở hình thức sinh sản nào? -HS: Đọc Sgk -> Trả lời, nhận xét, bổ sung. -GV: Nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức. I. Thí nghiệm của Menđen: - Thí nghiệm: Sgk/14. - Kết luận: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F 2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. II. Biến dị tổ hợp: Sgk/16. 4. Củng cố: - Đọc kết luận Sgk/16. - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 Sgk/16. 5. Dặn dò: - Học bài + Trả lời câu hỏi cuối bài. - Kẻ sẵn bảng Sgk/18 và xem trước bài 5. Tuần 3: Tiết 5: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG ( TT ). I. Mục tiêu: Sgk/26. - Thái độ: Giáo dục tính học tập tích cực. II. Chuẩn bị: + Giáo viên: Tranh phóng to hình 5, bảng phụ ghi nội dung bảng 5 Sgk/18. + Học sinh: Kẻ sẵn bảng 5 Sgk/18. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: Điểm danh. 2. Bài cũ: - Nêu kết luận về phép lai hai cặp tính trạng của Menđen. - Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: -GV: Yêu cầu HS: + Nhắc lại tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F 2 . + Từ kết quả trên cho ta rút ra được kết luận gì? -HS nêu được tỉ lệ: Vàng/Xanh =3/1; Trơn/nhăn =3/1. -GV: Treo tranh hình 5 -> Cho HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin và cho biết: + Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình như thế nào? -GV lưu ý HS: F 1 khi hình thành giao tử có khả năng tổ hợp tự do giữa A và a với B và b như nhau -> tạo ra 4 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau. -GVH:+ Tại sao ở F 2 lại có 16 hợp tử? - HSTL: Do sự kết hợp ngẫu nhiên của 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái -> F 2 có 16 tổ hợp giao tử. -GV: Hướng dẫn HS cách xác định kiểu hình và kiểu gen ở F 2 -> Yêu cầu học sinh thảo luận và hoàn thành bảng 5. -HS: Dựa vào hình 5, thảo luận và hoàn thành III. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm: - Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. - Nội dung của quy luật phân li độc lập: (Sgk/18). bảng -> Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. -GV: Nhận xét và giới thiệu: Từ những phân tích trên, Menđen đã phát hiện ra quy luật phân li độc lập. -GV: Gọi HS đọc to phần chữ in nghiêng Sgk/18 Hoạt động 2: -GV: Cho học sinh nghiên cứu thông tin -> Trả lời các câu hỏi: + Tại sao các loài sinh sản hữu tính biến dị tổ hợp lại phong phú? + Nêu ý nghĩa của quy luật phân li độc lập. -HS: Đọc Sgk -> Trả lời, nhận xét, bổ sung. -GV: Nhận xét và chốt kiến thức. IV. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập: - Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh dẫn đến xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. - Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa. 4. Củng cố - Menđen giải thích kết quả thí nghiệm của mình trong phép lai hai cặp tính trạng như thế nào? - Hướng dẫn HS làm bài tập số 4. 5. Dặn dò: - Học bài + Trả lời câu hỏi Sgk . - Làm bài tập 4. - Xem trước bài thực hành, mỗi nhóm chuẩn bị 2 đồng kim loại. Tuần 3: Tiết 6: THỰC HÀNH: TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN CÁC MẶT CỦA ĐỒNG KIM LOẠI I. Mục tiêu: Sgk/20. - Thái độ: Rèn luyện tính nghiêm túc, chính xác, khoa học. II. Chuẩn bị: + Giáo viên: 8 đồng kim loại. + Học sinh: Mỗi nhóm 4 em ( 2 đồng kim loại) III. Hoạt động dạy học: 1 Ổn định lớp: Điểm danh. 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: -GV: Hướng dẫn HS qui trình và chia nhóm HS: 1/. Gieo đồng kim loại: + Lấy 1 đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi từ độ cao xác định. + Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.1. 2/. Gieo 2 đồng kim loại : + Lấy 2 đồng lim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi từ độ cao xác định. + Thống kê kết quả vào bảng 6.2. -HS: Ghi nhớ qui trình thực hành. -GV lưu ý: * Gieo 1 đồng kim loại: + Quy định trước mặt sấp và mặt ngửa. + Mỗi nhóm gieo 25 lần, thống kê mỗi lần ghi vào bảng 6.1. * Gieo 2 đồng kim loại: + Có thể xảy ra 1 trong 3 trường hợp sau: ・2 đồng sấp (ss) ・1 sấp, 1 ngửa (sn). ・2 đồng ngửa (nn) + Mỗi nhóm gieo 25 lần, thống kê kết quả vào bảng 6.2. -HS: Các nhóm tiến hành làm theo hướng dẫn của GV. Hoạt động 2: -GV: Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả tổng hợp ở bảng 6,1 và 6,2 -> ghi vào bảng tổng hợp(theo mẫu sau). Nhóm Tiến hành Gieo 1 đồng kim loại Gieo 2 đồng kim loại S N SS SN NN 1 2 Cộng Số lượng Tỉ lệ -HS: Đại diện nhóm lên bảng ghi kết quả -> Nhận xét, bổ sung. I. Gieo đồng kim loại: HS thực hiện theo yêu cầu của GV. II. Thống kê kết quả gieo: HS viết bài thu hoạch [...]... tập trắc nghiệm khách quan và b i tập di truyền 3 Th i độ: Giáo dục ý thức tự học, tìm t i, gi i quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến di truyền II Chuẩn bị: + Giáo viên: Chuẩn bị một số b i tập + Học sinh: Xem l i cách gi i b i tập và cách lấy giao tử III Hoạt động dạy học: 1 Ổn định lớp: i m danh 2 B i cũ: Không kiểm tra 3 B i m i: a) Hoạt động 1: Hướng dẫn cách gi i b i tập: 1 Lai một cặp... th i độ học tập nghiêm túc II Chuẩn bị: + Giáo viên: Tranh phóng to hình 13 Sgk + Học sinh: Xem trước b i m i III Hoạt động dạy học: 1 Ổn định lớp: i m danh 2 B i cũ: - Nêu những i m khác nhau giữa NST gi i tính và NST thường - Cơ chế xác định NST gi i tính Ý nghĩa của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa gi i tính 3 B i m i: Giáo viên thông báo cho HS vì sao Moocgan l i chọn ru i giấm làm đ i tượng... 3: -GV gi i thiệu: Bên cạnh NST gi i tính còn có các yếu tố m i trường ảnh hưởng t i sự phân hóa gi i tính + Tính đực c i + Tính trạng liên quan đến gi i tính II Cơ chế nhiễm sắc thể xác định gi i tính: - Cơ chế xác định NST gi i tính ở ngư i P: (44A + XX) x (44A + XY) Gp: 22A + X 22A+X; 22A+Y F1: 44A + XX : 44A + XY G i : Trai - Sự phân li của cặp NST gi i tính trong quá trình phát sinh giao tử và... thành chu i axit amin + Học sinh: Xem trước b i m i III Hoạt động dạy học: 1 Ổn định lớp: i m danh 2 B i cũ: - Tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin do những yếu tố nào xác định? - Vì sao n i prôtêin có vai trò quan trọng đ i v i tế bào và cơ thể? 3 B i m i: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ N I DUNG Hoạt động 1: I M i quan hệ giữa ARN và -GV: Cho HS nghiên cứu thông tin Sgk và cho prôtêin: biết: + Giữa gen... + Tinh bào bậc 1 qua 2 lần giảm phân cho 4 giao tử phát sinh thành 4 tinh trùng -GV: Chốt l i kiến thức Hoạt động 2: -GV: Cho HS nghiên cứu thông tin và cho biết: II Thụ tinh: + Thụ tinh là gì? - Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa + Bản chất của quá trình thụ tinh? 1 giao tử đực và 1 giao tử c i + T i sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực - Bản chất là sự kết hợp của 2 bộ nhân và c i l i tạo... kênh hình, so sánh 3 Th i độ: Giáo dục HS có ý thức yêu thích bộ môn II Chuẩn bị: + Giáo viên: Tranh phóng to hình 11 Sgk/34 + Học sinh: Xem trước b i m i III Hoạt động dạy học: 1 Ổn định lớp: i m danh 2 B i cũ: - Nêu những diễn biến cơ bản của giảm phân I và giảm phân II - Nêu ý nghĩa của giảm phân 3 B i m i: Các tế bào con được hình thành qua giảm phân sẽ phát triển thành các giao tử, nhưng có sự khác... hay sai? -HS: Quan sát hình, thảo luận thống nhất ý kiến: + Bố sinh ra 2 lo i tinh trùng 22A + X và 22A + Y + Sự thụ tinh giữa trứng v i: * Tinh trùng X -> XX (g i) * Tinh trùng Y -> XY (trai) + Do 2 lo i tinh trùng tạo ra tỉ lệ ngang nhau Xác suất tham gia thụ tinh 2 lo i tinh trùng ngang nhau Số lượng thống kê lớn -GV gi i thiệu: Những nghiên cứu trên ngư i …-> Đến tu i già thì số cụ bà nhiều hơn... (học ở chương III) -HS: Lắng nghe và ghi nhớ 4 Củng cố: - Đọc kết luận Sgk/26 - Thế nào là cặp NST tương đồng ? Phân biệt bộ NST lưỡng b i và đơn b i ? - Vai trò của NST đ i v i sự di truyền các tính trạng 5 Dặn dò: - Học b i và trả l i các câu h i Sgk - Xem trước b i 9 - Kẻ bảng 9. 1, 9. 2 vào vở b i tập Tuần 5: Tiết 9: NGUYÊN PHÂN I Mục tiêu: 1 Kiến thức: - Trình bày được sự biến đ i hình th i NST trong... nhữmg biến đ i cơ bản của NST trong các kỳ nguyên phân - Ý nghĩa nguyên phân đ i v i sự sinh trưởng cơ thể 2 Kỹ năng: Quan sát, phân tích kênh hình và hoạt động nhóm 3 Th i độ: Giáo dục HS có ý thức học tập tốt II Chuẩn bị: + Giáo viên: Tranh phóng to hình 9. 1- >9. 3 Sgk, bảng phụ ghi n i dung bảng 9. 2 + Học sinh: Kẻ trước bảng 9. 1, 9. 2 vào vở b i tập III Hoạt động dạy học: 1 Ổn định lớp: i m danh 2 B i. .. sánh 3 Th i độ: Giáo dục HS có ý thức yêu thích bộ môn II Chuẩn bị: + Giáo viên: Tranh phóng to hình 12.1 và 12.2 Sgk + Học sinh: Xem trước b i m i III Hoạt động dạy học: 1 Ổn định lớp: i m danh 2 B i cũ: - Trình bày kết quả của quá trình phát sinh giao tử đực và c i - Thụ tinh là gì? Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh 3 B i m i: Sự ph i hợp quá trình nguyên phân , giảm phân và thụ tinh đảm bảo . tìm t i, gi i quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến di truyền. II. Chuẩn bị: + Giáo viên: Chuẩn bị một số b i tập. + Học sinh: Xem l i cách gi i b i tập và cách lấy giao tử. III. Hoạt. thức học tập tốt. II. Chuẩn bị: + Giáo viên: Tranh phóng to hình 9. 1-> ;9. 3 Sgk, bảng phụ ghi n i dung bảng 9. 2. + Học sinh: Kẻ trước bảng 9. 1, 9. 2 vào vở b i tập. III. Hoạt động dạy học: . kim lo i. + Học sinh: M i nhóm 4 em ( 2 đồng kim lo i) III. Hoạt động dạy học: 1 Ổn định lớp: i m danh. 2. B i cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. 3. B i m i: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI

Ngày đăng: 25/04/2015, 01:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w