1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm nhân cách của phạm nhân

51 2,3K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 284,5 KB

Nội dung

Đặc điểm nhân cách của phạm nhân

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Ngày nay vấn đề nhân cách được nhiều khoa học quan tâm nghiên cứu.Trong quá trình phát triển của các khoa hoc, đặc biệt là các khoa hoc xã hội,nghiên cứu về con người nói chung và nhân cách nói riêng là một đòi hỏi tấtyếu

Ở Việt Nam, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đặcbịêt coi trọng nguồn lực con người Muốn công nghiêp hoá, hiện đại hoá đấtnước thành công thì phải đặt con người lên vị trí trung tâm, phải có con ngườiđạo đức trí tuệ Xây dựng con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải gắn liềnvới xây dựng nhân cách phát triển hài hoà

Trong khoa học tâm lý, nhân cách là vấn đề trung tâm và hết sức rộng lớn,trong đó mỗi chuyên nghành lại đi sâu vào những lĩnh vực khác nhau Giốngnhư các chuyên nghành khác, tâm lý học pháp lý cũng nghiên cứu nhân cáchnhưng đối tượng mà nó hướng tới là nhân cách của những người tham gia tốtụng như: bị can, bị cáo, người phạm tội, luật sư, kiểm sát viên

Trong các nhóm xã hội, phạm nhân là nhóm người đăc biệt Họ là nhữngngười đã phạm lỗi lầm nghiêm trọng trong quá khứ, bị đưa ra xét xử, bị kết án tù

và hiện đang phải chấp hành hình phạt tù tại trại giam Theo các nhà tâm lý họcpháp lý, ở phạm nhân có nhiều nét nhân cách tiêu cực, có nhiều biểu hiện lệchlạc trong lĩnh vực động cơ Ngoài ra, trong tâm lý học tội phạm từ lâu cũng đãtồn tại quan điểm cho rằng, phạm nhân là những người có nhiều điểm tâm lýkhông phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của xã hội và đây chính là một trong nhữngnguyên nhân đưa họ đến hành vi phạm tội Thời gian phạm nhân chấp hành hìnhphạt tại trại giam là thời gian diễn ra nhiều diễn biến tâm lý phức tạp trong conngười họ Đây có lẽ là một trong những lí do khiến không ít nhà tâm lý học chọnphạm nhân làm khách thể nghiên cứu, thậm chí trong tâm lý học còn xuất hiệnnhiều chuyên nghành nghiên cứu về phạm nhân: tâm lý học tội phạm, tâm lý họccải tạo

Trang 2

Trên thực tế, từ trước đến nay, trên thế giới có rất nhiều các công trìnhkhoa học nghiên cứu về nhân cách, đặc điểm nhân cách, tuy nhiên vẫn chưa cócông trình khoa học nào nghiên cứu về nhân cách phạm nhân một cách sâu sắc.Mặc dù đây là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lí luận và thực tiễn

Về mặt lí luận, nghiên cứu nhân cách phạm nhân góp phần làm rõ hơn cácquan điểm về nhân cách, đặc điểm nhân cách Đồng thời bổ sung vào các côngtrình nghiên cứu tâm lý học về nhân cách

Về mặt thưc tiễn, nghiên cứu nhân cách phạm nhân nhằm chỉ ra các phẩmchất tâm lý tích cực, tiêu cực ở phạm nhân, giúp họ phát huy các phẩm chất tíchcực; chỉ ra những thay đổi về nhân cách, đặc điểm nhân cách của họ trong thờigian chấp hành hình phạt tù Đồng thời, tìm ra các phương pháp cải tạo phù hợpcũng như những trợ giúp xã hội cho phạm nhân, đưa ra các hướng mới trongnghiên cứu quá trình tái hoà nhập xã hội của họ Nghiên cứu nhân cách phạmnhân còn có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn phòng ngừa tội phạm, và hoạtđộng của các cán bộ trại giam…

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Đặc điểm nhân cách của phạm nhân” là vấn đề nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ đặc điểm nhân cách của phạm nhân, những điểm tích cực, tiêucực Từ đó, đưa ra kiến nghị cho công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân tại trạigiam

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát cơ sở lý luận về nhân cách, đặc điểm nhân cách

- Khảo sát về thực trạng và nghiên cứu phạm nhân ở một số khía cạnh:đặc điểm nhân cách phạm nhân, các nguyên nhân tâm lý- xã hội dẫn họ đếnhành vi phạm tội, những thay đổi tâm lý trong thời gian chấp hành hình phạt tại trạigiam

- Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quá trình giáo dục cảitạo phạm nhân

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Trang 3

- Đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm nhân cách của phạm nhân

- Khách thể nghiên cứu

Phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam

Ngoài ra, chúng tôi có tiến hành thu thập và lấy ý kiến của một số cán bộgiáo dục, quản giáo trại giam

5 Giới hạn nghiên cứu

- Về khách thể nghiên cứu:

Chúng tôi chỉ tiến hành điều tra,khảo sát trên một số lượng hạn chế cácphạm nhân hiện đang thi hành án tại trại giam

- Nội dung: Vấn đề nhân cách là một vấn đề phức tạp và đến nay vẫn còn

nhiều tranh luận trong giới khoa học Trong khoá luận này, chúng tôi đi vào tìmhiểu đặc điểm nhân cách của các phạm nhân được nghiên cứu, tìm hiểu cácnguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn họ tới hành vi phạm tội Trong đó,đặc biệt chú trọng đến các nguyên nhân liên quan đến bản thân phạm nhân, giađình và các yếu tố xã hội khác

6 Giả thuyết khoa học

Qua quá trình tổ chức nghiên cứu, tiếp xúc với các phạm nhân, tôi chorằng nhân cách của phạm nhân có những nét đặc trưng, khác biệt so với các đốitượng khác Sự khác biệt này biểu hiện trên nhiều mặt khác nhau: nhận thức,cảm xúc, hành vi, các thuộc tính tâm lí nhân cách

7 phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu;

- Trắc nghiệm nhân cách của Cattell;

- Phương pháp phỏng vấn sâu;

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ phạm nhân;

- Phương pháp thống kê toán học

8 Bố cục khoá luận

Ngoài phần mở đầu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luậnnày bao gồm 3 chương:

Trang 4

- Chương I: Cơ sở lý luận

- Chương II: Tổ chức nghiên cứu

- Chương III: Kết quả nghiên cứu thực tiễn

Trang 5

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề nhân cách

Từ lâu, nhân cách đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học:triết học, xã hội học, đạo đức học Tuy nhiên, đối với khoa học tâm lý, từ cuốithế kỉ thứ 19 cho đến nay, các nhà tâm lý học mới nghiên cứu nhiều về nhâncách

Trong tâm lý học phương tây, nhân cách được nghiên cứu trên cơ sở củanhiều lý thuyết khác nhau với các đại diện: thuyết phân tâm (S Freud), thuyếtđặc điểm nhân cách (Allport, Cattell, Esensk), thuyết hiện tượng (C Rogers)

W Stern đã viết tác phẩm “Bàn về tâm lý học khác biệt cá nhân” trong

đó, ông đã đưa ra khái niệm “person” để chỉ bất kì một thực thể nào có khả năng

tự xác định và tự phát triển trong thế giới vô cơ lẫn thế giới hữu cơ Theo ông,toàn bộ thế giới là một cơ chế có thứ bậc của các “person” có thuộc tính nhâncách Đó là những phẩm chất tích cực, cá biệt, có xu hướng và mục đích hoạtđộng W.Stern cho rằng, nhân cách như là một kiến tạo hoàn chỉnh của đời sốngtâm lý con người

Học thuyết có ảnh hưởng to lớn trong các lĩnh vực đời sống xã hộiphương Tây là học thuyết phân tâm của S Freud Ông cho rằng, yếu tố sinh học

và vô thức quyết định việc hình thành nhân cách, coi đối tượng của tâm lý họckhông phải là ý thức mà là vô thức, coi sự thoả mãn tình dục là động lực hoạtđộng Ông giải thích mọi hiện tượng xã hội, tệ nạn, chiến tranh đều do bản năngtình dục gây ra

Không đồng ý với chủ nghĩa sinh học trong học thuyết phân tâm của S.Freud, một số cộng sự cũng như học trò của ông đã rời bỏ học thuyết Freud vàhình thành học thuyết phân tâm học mới phát triển theo nhiều hướng khác nhau:Karl Jung, Erich Fromn

Trang 6

Lí thuyết đặc điểm nhân cách với các đại diện như: Cattell, Allport,Esensk, mặc dù đi sâu vào những vấn đề khác nhau và đưa ra các quan điểmkhác nhau về nhân cách nhưng theo họ nhân cách con người đều có những nétđặc trưng nhất Các đặc trưng đó là nền tảng của nhân cách Những nhà tâm lýhọc này đều cho rằng, hành vi và nhân cách con người có thể được sắp xếp theotrật tự trên dưới, trật tự này là thứ tự của các đặc điểm nhân cách Tuy nhiên cácnghiên cứu đều còn coi nhẹ mặt thực tại xã hội của nhân cách.

Có những lý thuyết khác lại đề cao tính xã hội trong quan điểm về nhâncách Họ cho rằng chỉ cần chú trọng đến những yếu tố xã hội là đủ để hiểu vềnhân cách con người, mà không hề tính đến vai trò của các yếu tố sinh học, nhưthuyết siêu đẳng bù trừ (Adler), thuyết tương tác xã hội (G H Mead), thuyết liênnhân cách (R Sears), thuyết hiện tượng ( C Rogers)…

Gần đây, các nhà tâm lý học khác cũng đưa ra một số định nghĩa về nhâncách David G Myers cho rằng, nhân cách là mô hình tư duy cảm xúc và hànhđộng mang đặc điểm của bản thân Robert A Baron lại nhận định nhân cách lànhững hành vi, tư duy và cảm xúc có tính ổn định và đặc biệt của cá nhân…

Ở Liên Xô cũ trước đây, có nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu về nhân cáchnhư: Rubinstein, Lêônchiev, Ananiev, Platonov… Dựa trên quan điểm của triếthọc Macxit và phương pháp luận duy vật biện chứng, các nhà tâm lý học đều có

sự thống nhất chung về phương pháp luận nghiên cứu

Nhà tâm lý học xuất sắc Ananiev đã nghiên cứu nhân cách trên cơ sởthâm nhập một cách hữu cơ các khoa học nghiên cứu về con người Ông chorằng, muốn xây dựng khoa học nhân cách phải dựa trên các khoa học nghiêncứu về con người Theo Ananiev, nhân cách là cá thể có tính chất xã hội, làkhách thể và chủ thể của bước tiến lịch sử Nhân cách không tồn tại ngoài xãhội, không tồn tại ngoài lịch sử Vì thế, nghiên cứu nhân cách phải nghiên cứulịch sử cá nhân, đồng thời phải gắn liền nhân cách với hoàn cảnh xã hội Tác giả

đã lần lượt nghiên cứu nhân cách dưới bốn hướng tiếp cận: nghiên cứu nhâncách phải nghiên cứu con người với tư cách là chủng loài, từ đó tìm ra các yếu

tố lý hoá tác động đến hoạt động sống của con người Nghiên cứu nhân cách

Trang 7

cũng cần nghiên cứu con người với tư cách là cá nhân và sự phát triển cá thể của

nó Đồng thời nghiên cứu con người với tư cách là chủ thể, theo đó ông cho rằngnhân cách là chủ thể và khách thể của quá trình lịch sử, của mối quan hệ xã hội.Cuối cùng, nghiên cứu con người với tư cách là nhân cách và con đường sốngcủa nó; trong đó phải nghiên cứu xu hướng, tính cách, hành vi xã hội, động cơhành vi, cấu trúc nhân cách, vị thế nhân cách, con đường sống của nhân cáchtrong xã hội

Lêônchiev lại dựa vào thuyết hoạt động để nghiên cứu nhân cách Tác giảcho rằng, hoạt động là cơ sở của nhân cách Vì thế, phải lấy hoạt động để phântích kiến giải hiện tượng nhân cách Khi phân tích nhân cách phải kể đến động

cơ, nhu cầu, mục đích và hành động của cá nhân trong hoạt động Từ đó mới cóthể tách bạch được con người ở những cấp độ khác nhau: cấp độ sinh vật, cấp độtâm lý với tư cách chủ thể và cấp độ xã hội [13]

Nhà tâm lý học Platonov đã đưa ra hệ thống cấu trúc chức năng cơ độnglàm nền tảng để giải quyết những vấn đề về nhân cách Đó là cấu trúc xu hướngbao gồm ý hướng, ý nguyện, hứng thú, cấu trúc này không có yếu tố tự nhiên tácđộng Cấu trúc thứ hai là kinh nghiệm bao gồm các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo vàthói quen Cấu trúc thứ 3 là các quá trình tâm lý bao gồm những quá trình tâm lýriêng lẻ và các chức năng tâm lý với hình thức phản ánh Cấu trúc thứ 4 là cácthuộc tính sinh học qui định nhân cách, đó là thuộc tính của khí chất, giới tính,lứa tuổi, bệnh lý của cá nhân

Ngoài ra, ở Liên xô còn có xu hướng nghiên cứu nhân cách theo xuhướng là cách tiếp cận cá thể hoá Hoặc trên cơ sở phân tích hành vi phản xạ cóđiều kiện của con người (quan điểm của Dobrưhin) Kovalev nêu quan điểm chorằng, nghiên cứu nhân cách là nghiên cứu điều kiện hình thành nhân cách, hành

vi, ý thức đạo đức, mối quan hệ nhân cách…

Nền tảng tâm lý học Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của nền tâm lý họcLiên xô cũ Những luận điểm cơ bản của các nhà tâm lý học Macxit, sự vậndụng phương pháp luận duy vật biện chứng của họ mãi mãi là bài học lớn chocác nhà tâm lý học Việt Nam

Trang 8

ở nước ta, các nhà tâm lý học như Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thuỷ, LêĐức Phúc, Nguyễn Quang Uẩn đều có những công trình nghiên cứu, bài viết vềvấn đề nhân cách, đặc điểm nhân cách Các nhà khoa học không chỉ nghiên cứu

lý luận, làm rõ khái niệm nhân cách, đặc điểm nhân cách và các khía cạnh cóliên quan mà còn tiến hành nhiều phương pháp thực nghiệm, từ đó chỉ ra nhữngnét đặc trưng, cấu trúc, đăc điểm của nhân cách Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tồntại nhiều quan điểm khác nhau

Tác giả Trần Trọng Thuỷ nhấn mạnh: nhân cách có quan hệ với các thuộctính nhất định của cá thể, có nghĩa nó là tính cá biệt [ DT 7; tr.41]

Theo Lê Đức Phúc, nhân cách là những nét bản chất, những phương thứchành vi, biểu hiện độc đáo riêng biệt trong hoạt động với những mối quan hệhiện thực của một người Và khi người ta chết đi, sự hoạt động của não bộkhông còn nữa, thì chỉ có sự phản ánh nhân cách của họ thông qua những ngườikhác, tạo nên những hiện tượng tâm lý có thể giải thích khác nhau mà thôi [16]

Trần Hiệp viết: “là kết quả của quá trình xã hội hoá cá nhân, nhân cáchbao gồm tập hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý đã qui định hoạtđộng và hành vi của cá nhân, qua đó giá trị của cá nhân ấy được xác đinh.” [DT7]

Nguyễn Quang Uẩn xác định: nhân cách là tổ hợp những đăc điểm, nhữngthuộc tính tâm lý đã qui định hoạt động và hành vi của cá nhân, qua đó giá trị xãhội của cá nhân ấy được xác định Tác giả cho rằng, nhân cách có 4 đặc điểm cơbản như: tính thống nhất, tính ổn định, tính tích cực và tính giao lưu [24]

Đỗ Long coi: nhân cách là một chủ thể tự ý thức ở mỗi con người, thểhiện thông qua quá trình tự khẳng định trong hoạt động chủ đạo của chính mình

Theo Vũ Dũng, “một mặt nhân cách là sản phẩm của sự phát triển lịch sử

xã hội, mặt khác nhân cách cũng là ngươì sáng tạo ra hoàn cảnh, điều kiện, củacải xã hội… Những nét đặc trưng của nhân cách bao gồm: tính tích cực hoạtđộng và mở rộng phạm vi của nó, xu hướng với một hệ thống động cơ vữngchắc, trình độ tự nhận thức về các quan hệ của mình với hiên thực” [3, tr.179]

Trang 9

Tóm lại, các nhà tâm lý học Việt Nam mặc dù có quan điểm không đồngnhất nhưng họ đã đưa ra những kết luận tương đối nhất quán: khái niệm nhâncách là một phạm trù xã hội lịch sử, nhân cách thường được xác định như là một

hệ thống các quan hệ của con người, nhân cách thuộc về con người cụ thể baohàm những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý cá nhân biểu hiện bản sắc và giátrị xã hội của họ, nhân cách bao gồm các mặt luôn có tác động qua lại với nhau

là nhận thức, xúc cảm, động cơ và ý chí…

1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề nhân cách phạm nhân

Mặc dù nhân cách là vấn đề được nghiên cứu rất sâu rộng, nhưng riêng vềvấn đề nhân cách phạm nhân cho đến nay trên thế giới vẫn rất ít được nghiêncứu, thỉnh thoảng mới được gián tiếp đề cập đến trong một số công trình nghiêncứu về phạm nhân Chẳng hạn khi nghiên cứu những yếu tố chi phối thái độchấp hành nội quy, quy chế trại giam, Ph.R Xundurov đã nhận thấy rằng nhữngphạm nhân có gia đình ít vi phạm kỉ luật hơn những phạm nhân chưa có gia đìnhhoặc đã có nhưng li hôn [DT 4]

Ở Việt Nam, đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào tiến hànhnghiên cứu về đặc điểm nhân cách của phạm nhân Các nhà tâm lý học mới chỉnghiên cứu về nhân cách chung chung, hoặc đăc điểm nhân cách của môt số đốitượng khác, mà không nghiên cứu về nhân cách phạm nhân: Nhà tâm lý học LêThị Hà với đề tài nghiên cứu “Đặc điểm nhân cách của gái maị dâm và địnhhướng giải pháp giáo dục” (Luận án tiến sĩ tâm lý học)

2 Các khái niệm cơ bản

2.1 Khái niệm nhân cách và đặc điểm nhân cách

2.1.1 Khái niệm nhân cách (NC)

NC là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học và nhiều ngành khoa họckhác: giáo dục học, triết học, xã hội học… Trong tâm lý học, NC là một vấn đềrất rộng lớn và phức tạp, các quan điểm tiếp cận lại rất đa dạng, mỗi quan điểmlại đưa ra khái niệm NC trên những góc độ nghiên cứu của mình Cho nên đếnnay, giới nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm này

Trang 10

Về mặt thuật ngữ, từ NC bắt nguồn từ chữ “persona” trong tiếng Hi Lạp

cổ đại Trong từ điển Anh - Việt, “personality” nghĩa là nhân cách, nhân phẩm,

cá tính, người, cá nhân Theo Từ điển Nga- Việt, từ “litrnost” nghĩa là: nhâncách, nhân phẩm, con người, nhân vật, cá nhân Còn trong từ điển tiếng Việt, từ

NC được hiểu là tư cách và phẩm chất của con người [15, tr.407]

Trong tâm lý học phương Tây, NC được nghiên cứu trên cơ sở của nhiều

lý thuyết Có những lý thuyết đề cao quan điểm mặt sinh học trong cách hiểu về

NC, coi yếu tố sinh học là cái quan trọng hơn cả cần nghiên cứu trong hệ thốngnghiên cứu về NC, như bản năng vô thức (S Freud), đặc điểm hình thể(Kretschmer), thể trạng (Sheldon)…

Có những lý thuyết lại đề cao quan điểm xã hội trong định nghĩa về NC,cho rằng chỉ cần chú trọng đến những yếu tố xã hội là đủ để hiểu về NC conngười mà không tính đến vai trò của các yếu tố sinh học: G.H Mead, C.Rogers…

Theo H Thomae, NC là khái niệm bao hàm tất cả sự kiện hợp thành mộttiểu sử cá nhân

Cattell cho rằng NC là hành vi của một người trong một tình huống nhấtđịnh

Esensk quan niệm NC là một tổ chức mang tính ổn định ít hay nhiều củatính cách, khí chất, trí tụê và sinh lý của cá nhân, qui định tính độc đáo của sựthích nghi đối với môi trường của nó

Ở Liên Xô trước đây cũng có rất nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu về NC.Xuất phát từ quan điểm cuả tâm lý học Macxit cho rằng: NC là một phạm trù xãhội, có bản chất xã hội – lịch sử, các tác giả đã đưa ra các định nghĩa NC khácnhau

X.L Rubinstein đã viết: “Con người là cá tính do nó có những thuộc tínhđặc biệt, không lặp lại, con người là NC do nó xác định được quan hệ của mìnhvới những người xung quanh một cách có ý thức”

Trang 11

Theo Lêônchiev, NC không phải được sinh ra mà là được hình thành, làmột cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong các quan hệ sống cá nhân do hoạtđộng của người đó được cải biến mà thành [13].

Còn theo Ananiev, NC là cá thể có tính chất xã hội, là khách thể và chủthể của bước tiến lịch sử, NC không tồn tại ngoài xã hội, ngoài lịch sử

Tác giả Platonov hiểu NC đồng nghĩa với con người Theo đó, ông chorằng, NC là con người có ý thức, NC là con người có lí trí, có ngôn ngữ, lao động

Tóm lại, các nhà tâm lý học có quan niệm khác nhau về khái niệm NCnhưng họ đều thống nhất với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:

NC là một phạm trù xã hội có tính lịch sử, NC không phải có sẵn hay bẩm sinh

mà được hình thành và phát triển như những quan hệ xã hội mà trong đó cá nhânđang lớn lên và đang biến đổi

Trong cách hiểu của người Việt, NC có thể đươc hiểu dưới các mặt: thứnhất, NC được hiểu là con người có tài đức hay là tính cách và năng lực hoặc làcon người có các phẩm chất: đức, trí, thể, mỹ Thứ hai, NC được hiểu như cácphẩm chất và năng lực của con người Thứ ba, NC có thể được hiểu như mặt đạođức, giá trị làm người của con người

Trong khoa học tâm lý Việt Nam, NC là một khái niệm được các nhà tâm

lý học nghiên cứu từ nhiều năm nay Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có một kháiniệm thống nhất

Các nhà nghiên cứu khi đưa ra định nghĩa về NC đều căn cứ vào các quanđiểm của tâm lý học Macxit, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người,đạo đức cách mạng

Tác giả Phạm Hoàng Gia đã coi NC là giá trị xã hội hay phẩm giá của một

cá nhân

Theo Bùi Văn Huệ, bản chất của NC là phạm trù thuộc cấp độ xã hội, baotrùm lên một không gian rộng lớn hơn nhiều so với không gian của lớp đặc điểmtâm sinh lý cá nhân [10, tr.56]

Các tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ đưa ra địnhnghĩa: "NC không phải là tổng hoà không phải mọi đặc điểm cá thể của con

Trang 12

người mà chỉ là những đặc điểm nào qui định con người như là thành viên của

xã hội, như là một công dân, một người lao động, một nhà hoạt động có ýthức… NC là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân, qui địnhgiá trị xã hội và hành vi của họ" [DT 7, tr.84]

Nguyễn Ngọc Bích cho rằng, "NC là hệ thống những phẩm giá xã hội của

cá nhân, mối quan hệ qua lại của cá nhân với cá nhân khác, với tập thể xã hộivới thế giới xung quanh và mối quan hệ của cá nhân với công việc trong quákhứ, hiện tại và tương lai" [2, tr.222]

Theo chúng tôi, “NC là một tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cánhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy” [22, tr.179]

Trong khái niệm trên, “thuộc tính tâm lý” được hiểu là những hiện tượngtâm lý tương đối ổn định, có tính qui luật chứ không xuất hiện một cách ngẫunhiên “Tổ hợp” có nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp thành NC có quan hệchặt chẽ với nhau, tác động qua lại làm thành một tổ hợp cấu trúc nhất định

“Bản sắc” là muốn nói tới trong số những thuộc tính tâm lý đó, có cái chung từ

xã hội, song trong từng con người cụ thể đã biến thành cái riêng, cái khác biệtcủa từng người không giống với các tổ hợp khác của bất cứ người nào “Giá trị

xã hội" nghĩa là những thuộc tính tâm lý đó ở cá nhân được thể hiện ra bằngnhững việc làm, hành vi, lao động ở người ấy và được xã hội đánh giá

Trong các nghiên cứu về ĐĐNC của giới tâm lý học phương Tây, nổi lêncác lý thuyết theo trường phái ĐĐNC (trait theory) của các tác giả: Allport,Cattell, Eysensk, Pervin… Họ cho rằng, đặc điểm là thiên hướng ứng xử theomột cách thức nhất định của NC, đặc điểm qui định và điều chỉnh hành vi Mặc

Trang 13

dù chưa có cách hiểu thống nhất, chưa đưa ra một khái niệm ĐĐNC giống nhaunhưng các tác giả khi đưa ra định nghĩa về thuật ngữ ĐĐNC đều đặt trong mốiquan hệ mật thiết với hành vi, coi hành vi như là hệ quả của những đặc điểmnhân cách mang tính ổn định, nhất quán Lý thuyết về ĐĐNC nhìn nhận hành vicon người một cách đa dạng với đa biến số, phương pháp tiến hành nghiên cứucũng rất độc đáo và phát triển từng bước Các nhà nghiên cứu đã chú trọng đếnnhiều nguồn của số liệu nghiên cứu: phòng thí nghiệm, quan sát tự nhiên vàbảng hỏi Các nhà nghiên cứu về ĐĐNC đã cho ra đời những công cụ đo lường

NC ổn định và rất hữu ích trong công việc đánh giá và dự báo về NC

Theo Allport, đặc điểm là các đơn vị cơ bản của NC, các đặc điểm thực sựtồn tại và dựa trên hệ thần kinh Chúng đại diện cho những thiên hướng kháiquát của NC và chịu trách nhiệm về tính ổn định trong vận hành của một ngườitrong suốt các tình huống và thời gian Ông phân biệt hai loại đặc điểm là đặcđiểm cá nhân và đặc điểm chung Đặc điểm chung là những đặc điểm có ở đa sốmọi người, đặc điểm cá nhân là những đặc điểm tạo nên tính duy nhất của người

đó hoặc của một số người Theo ông, lý thuyết NC phải nhấn mạnh đến đặcđiểm cá nhân Những đặc điểm cá nhân sau này được ông gọi là thiên hướng cánhân và thiên hướng này cũng được chia thành ba loại: thiên hướng chủ yếu,thiên hướng trung tâm và thiên hướng thứ yếu

Lý thuyết về ĐĐNC của Eysenck cho rằng, NC là một tổ chức có tính thứbậc Cấp độ đơn giản nhất của hành vi là những phản ứng đặc biệt, tiếp đến mộtnhóm thói quen kết hợp với nhau tạo nên các đặc điểm Chúng tổng hợp nên mộtyếu tố bậc cao nhất, được gọi là các siêu yếu tố Ông đã xác định các chiều cạnh

cơ bản của NC nằm sau các yếu tố hoặc các đặc điểm đã tìm được Các chiềucạnh cơ bản này ông gọi là các loại hình hay các kiểu loại NC, bao gồm: tínhhướng nội- hướng ngoại, tính nhạy cảm, dễ bị kich thích hay là ổn định và bất

ổn định và tính tâm thần Eysenck nhấn mạnh rằng các ĐĐNC có cơ sở sinh học

và phủ định vai trò của yếu tố xã hội trong sự hình thành nên các ĐĐNC

Với Cattell, yếu tố cơ bản về mặt cấu trúc là đặc điểm, được định nghĩanhư là một thiên hướng Theo ông thì các đặc điểm không đồng nhất với nhau,

Trang 14

chúng khác nhau về quá trình hình thành, về khả năng thay đổi, về vai trò trongcấu trúc NC Ông đã tìm cách để phân biệt các loại đặc điểm khác nhau và chiachúng thành hai nhóm: nhóm thứ nhất ông phân biệt giữa các đặc điểm nănglực, đặc điểm tính khí và đặc điểm động thái, còn nhóm thứ hai là phân biệt giữacác đặc điểm bề ngoài và đặc điểm nguồn gốc Kết quả hàng loạt các nghiên cứuthực nghiệm của ông là một bảng hỏi có tên 16 yếu tố nhân cách con người.

Cattell không coi con người là một đơn vị cố định ứng xử theo một cáchthức trong tất cả các tình huống Các ứng xử phụ thuộc vào ĐĐNC và động cơthích ứng với tình huống đó Thêm vào đó trạng thái và các vai trò cũng có tầmquan trọng đặc biệt liên quan đến sự thay đổi của hành vi

Ông cũng quan tâm tới hai vấn đề lớn là yếu tố di truyền và giáo dụctrong sự phát triển NC con người Từ các nghiên cứu ông cho rằng, ảnh hưởngcủa di truyền và môi trường thay đổi theo từng đặc điểm

Nhìn chung, các đại diện của dòng lý thuyết về ĐĐNC đều cho rằngĐĐNC là thiên hướng phản ứng chung của cá nhân và là đơn vị cơ sở của NC.Điểm khác nhau ở họ là số lượng và ý nghĩa của các đặc điểm cần thiết để có thể

có những mô tả hoàn chỉnh về NC

Theo các nhà tâm lý học Macxit, con người là một thực thể xã hội và do

đó, NC, về nguyên tắc được quyết định bởi hoạt động trong xã hội đó Conngười sống và hoạt động trong xã hội đều chịu sự tác động của tổng hoà các yếu

tố xã hội trong toàn bộ cuộc sống của mình Các yếu tố đó có mối quan hệ mậtthiết với nhau và tạo thành môi trường xã hội của NC Điều này có thể thấy rõtrong lý thuyết về NC của Lêônchiev- lý thuyết hoạt động, coi hoạt động là cơ

sở của NC Theo đó, tác giả coi NC như là một cấu tạo tâm lý mới hình thànhtrong các quan hệ sống của cá nhân do kết quả hoạt động cải tạo con người, do

đó hoạt động là cơ sở của NC Từ đó ông cho rằng, ĐĐNC luôn được thể hiệntrong các hoạt động của con người, nhất là các hoạt động chủ đạo

Các nhà tâm lý học Việt Nam thường coi ĐĐNC là nét NC hoặc các thuộctính tâm lý của cá nhân Trong từ điển tâm lý học, khái niệm nét NC được hiểu

Trang 15

là “Đặc điểm tương đối bền vững của hành vi con người, lặp đi lặp lại trongnhững hoàn cảnh khác nhau” [3].

Theo quan điểm của tác giả Bùi Văn Huệ, ĐĐNC đó là thuộc tính nhấtđịnh của NC, đại diện cho một cá nhân, giúp ta phân biệt được cá nhân này vớihàng loạt cá nhân khác không có thuộc tính ấy, và cùng với hàng loạt những NCkhác cũng có những thuộc tính ấy, nó thể hiện cái toàn thể mang tính chất bộphận [10, tr.65]

Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: "ĐĐNC qui định giá trị xã hội của cá nhân

Nó tương đối khó hình thành nhưng cũng khó mất đi" [24]

Giáo trình Tâm lý học trường đại học luật Hà nội liệt kê 4 đặc điểm cơbản của NC, bao gồm: tính ổn định, tính thống nhất, tính tích cực và tính giaotiếp [22]

Trên cơ sở các quan điểm khác nhau về ĐĐNC, chúng tôi cho rằng: “Đặcđiểm nhân cách có thể được hiểu chung là những thuộc tính tâm lý nhất định tạonên nét đặc trưng cho NC của của cá nhân, giúp ta phân biệt được cá nhân nàyvới các cá nhân khác, đồng thời quy họ về một nhóm Nó được thể hiện trongcấu trúc của NC và trong hành động của mỗi người” [7]

2.2 Khái niệm nhân cách của phạm nhân

2.2.1 Khái niệm phạm nhân

Phạm nhân là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng rất rộng rãi và phổbiến trong đời sống hằng ngày cũng như trong khoa học pháp lý Là thuật ngữchuyên ngành của pháp luật hình sự, “phạm nhân” còn được sử dụng rộng rãitrong các khoa học khác như: điều tra hình sự, tội phạm học, tâm lý học tưpháp…

Theo từ điển Hán- Việt, phạm nhân có nghĩa là người phạm tội Trong từđiển tiếng Việt thông dụng (Nguyễn Như Y chủ biên), phạm nhân được hiểu làngười phạm tội, người bị kết án Và trong suy nghĩ của nhiều người, “phạmnhân” được hiểu đồng nghĩa với người phạm tội

Tuy nhiên trong thực tiễn pháp luật hai khái niệm phạm nhân và ngườiphạm tội hoàn toàn khác nhau, trong đó nội hàm khái niệm người phạm tội rộng

Trang 16

hơn khái niệm phạm nhân Theo pháp luật hình sự Việt Nam, người phạm tội làngười có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiệnhành vi phạm tội cụ thể được qui định trong bộ luật hình sự [25] Trong đó,người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệmhình sự và không thuộc các trường hợp ở trong tình trạng không có năng lựctrách nhiệm hình sự.

Nhưng không phải người phạm tội nào cũng được coi là phạm nhân Mặc

dù khi thực hiện hành vi phạm tội họ đã đủ độ tuổi luật định, là người có nănglực trách nhiệm hình sự và đã bị kết án Nhưng nếu như hình phạt mà họ phảichấp hành không phải là hình phạt tù, hoặc phải chấp hành hình phạt tù nhưngđược hưởng án treo thì không thể gọi những người đó là phạm nhân

Trong Từ điển luật học, khái niệm phạm nhân được hiểu theo hai nghĩa.Theo nghĩa rộng, phạm nhân là người đã bị toà án hình sự tuyên xử là đã phạmtội và bị hình phạt, bản án đã có hiệu lực pháp luật Theo nghĩa hẹp, phạm nhân

là người đã bị toà án phạt tù và đang bị giam giữ hoặc bị án tử hình [21, tr.361]

Theo Pháp lệnh thi hành án phạt tù, “Thi hành án phạt tù là buộc nhữngngười bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân chấp hành hình phạt tại trại giamnhằm giáo dục họ trở thành người lương thiện” (điều 1); và “trại giam là nơichấp hành hình phạt của người bị kết án tù” (điều 6) [26]

Như vậy, từ đây có thể hiểu: phạm nhân là người bị kết tù có thời hạn, tùchung thân và hiện đang phải chấp hành hình phạt tại trại giam

2.2.2 Đặc điểm nhân cách của phạm nhân

Trên cơ sở các hiểu biết trên đây về NC, ĐĐNC có thể đưa ra các kết luậnsau đây:

- Thứ nhất, về NC của người phạm tội nói chung và NC phạm nhân nóiriêng, đó là những đặc điểm tâm lý không phù hợp với những chuẩn mực xã hội

và luôn trái ngược với lợi ích Nhà nước và cộng đồng

Nhân cách người phạm tội không phải tự nhiên mà có cũng không phải dobẩm sinh di truyền, mà được hình thành trong quá trình thực hiện tội phạm, quátrình tác động qua lại giữa cá nhân với môi trường sống xã hội tiêu cực

Trang 17

- Thứ hai, ĐĐNC của phạm nhân là những thuộc tính tâm lý nhất định tạonên nét đặc trưng cho nhân cách của phạm nhân, giúp ta phân biệt được phạmnhân với các cá nhân khác ĐĐNC của phạm nhân được thể hiện trong cấu trúcnhân cách và trong hành động của họ.

2.3 Các mặt nhân cách cơ bản

Giá trị xã hội của nhân cách phạm nhân phụ thuộc rất lớn vào hành vi của

họ Hành vi của phạm nhân đó là kết quả của sự tác động qua lại của nhiều yếu

tố Vì thế nghiên cứu NC của phạm nhân liên quan đến viêc nghiên cứu các mặtcủa NC Theo Bùi Văn Huệ, “NC có cấu trúc xác định, NC không phải là vôđịnh Các phần tử tạo nên NC liên hệ với nhau rất hữu cơ làm cho NC trọn vẹn”[10, tr.57]

Chúng tôi cho rằng, cấu trúc của NC gồm 4 thuộc tính: xu hướng, nănglực, tính cách, khí chất

2.3.1 Xu hướng

Hoạt động của cá nhân trong cộng đồng, trong xã hội bao giờ cũng nhằmmột mục đích nhất định hoặc hướng tới một mục đích nào đó, không có hoạtđộng nào là không có phương hướng Sự hướng tới này được phản ánh trongtâm lý mỗi người như là xu hướng của nhân cách Xu hướng nói lên hướng pháttriển của nhân cách, nhân cách phát triển từ đâu theo chiều hướng nào là do xuhướng quyết định

Xu hướng cá nhân là một hệ thống động cơ và mục đích định hướng vàthúc đẩy con người tích cực hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu, hứng thú hoặcvươn tới mục tiêu mà cá nhân sẽ lấy làm lẽ sống của mình

Trong cuộc sống, xu hướng biểu hiện ra bên ngoài ở nhu cầu, hứng thú, lítưởng, thế giới quan và niềm tin

- Nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của con người trong những điềukiện nhất định, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của họ Nhu cầu bao giờ cũng làđòi hỏi về một cái gì đó, có thể là nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần hay là nhucầu gắn liền với các chức năng xã hội Lúc đó nhu cầu trở thành động lực thúcđẩy con người hoạt động để thoả mãn chính những nhu cầu đó

Trang 18

- Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó mà đốitượng đó vừa có ý nghĩa trong đời sống, vừa hấp dẫn về mặt tình cảm đối với cánhân đó Hứng thú có vai trò to lớn trong hoạt động nhận thức, làm tăng hiệuquả của quá trình này Hứng thú tạo nên ở cá nhân khát vọng tiếp cận và đi sâuvào đối tượng Nó biểu hiện ở chỗ nhờ có sự hứng thú mà cá nhân tập trung chú

ý cao độ vào cái làm mình hứng thú, điều chỉnh các quá trình tâm lý theo mộthướng xác định Do đó, hoạt động con người được tích cực hoá theo hướng phùhợp với hứng thú

- Lý tưởng là mục tiêu được phản ánh vào đầu óc con người dưới hìnhthức một hình ảnh mẫu mực và hoàn chỉnh, có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ toàn

bộ cuộc sống của cá nhân trong một thời gian tương đối lâu dài và hoạt động đểvươn tới mục tiêu đó

Lý tưởng có ba chức năng:

+ Xác định mục tiêu và chiều hướng phát triển của cá nhân;

+ Lý tưởng là động lực thúc đẩy và điều khiển hoạt động của con người;+ Lý tưởng trực tiếp chi phối sự hình thành phát triển tâm lý của cá nhân

- Thế giới quan: là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thânhình thành ở mỗi người và xác định phương châm hành động của người đó Đó

là nền tảng cho toàn bộ đời sống tâm lý cá nhân, chi phối mọi phẩm chất tâm lýkhác của con người, là cơ sở để định hướng thái độ, hành động của cá nhân, thểhiện trong lời nói, cử chỉ, hành vi, hành động và hoạt động của con người

- Niềm tin: là hệ thống các quan niệm vững chắc quyện chặt với tình cảmsâu sắc và ý chí mãnh liệt con người Niềm tin có cơ sở vào lý tưởng mà conngười theo đuổi trong cuộc sống hằng ngày Niềm tin là một bộ phận của thếgiới quan cá nhân, nó thúc đẩy NC hành động phù hợp với những quan điểm củamình

2.3.2 Năng lực

Năng lực của mỗi người bao giờ cũng gắn liền với hoạt động của chínhngười đó và các sản phẩm chính của hoạt động ấy Năng lực chỉ hình thành vàphát triển trong hoạt động Đến lượt nó Kết qủa của hoạt động lại tuỳ thuộc vào

Trang 19

trình độ phát triển của năng lực được hình thành trong hoạt động này Vì thế, khinói đến năng lực bao giờ người ta cũng nói đến năng lực trong về một hoạt độngnào đó

“Năng lực là tổng hoà các thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù hợpvới những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạtđộng đó diễn ra có kết quả” [22, tr.188]

Năng lực là sự tổng hợp các thuộc tính, chúng được kết hợp theo một cấutrúc nhất định Trong số những thuộc tính tâm lý của nhân cách cấu tạo nên mộtnăng lực về một hoạt động bao giờ cũng có những thuộc tính có tầm quan trọnghàng đầu, còn những thuộc tính khác có vai trò bổ sung hỗ trợ Cấu trúc củanăng lực gồm 3 thành phần chính: những thuộc tính làm chủ đạo, những thuộctính làm chỗ dựa, những thuộc tính làm nền

Năng lực được biểu hiện ở các mức độ: tư chất, thiên hướng, năng khiếu,tài năng và thiên tài

2.3.3 Tính cách

Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức tạp của cá nhân bao gồm một hệthống thái độ của nó đối với hiện thực thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ,cách nói năng tương ứng

Theo tác gỉa Bùi Văn Huệ, tính cách là những phẩm chất chung của NC,

là tập hợp không phải tất cả mà chỉ những đặc điểm điển hình nhất của NC ởtrong mối liên hệ rất chặt chẽ [10, tr.65]

Như vậy, có thể hiểu tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý

ổn định của con người, những đặc điểm này qui định phương thức hành vi điểnhình của người đó trong những điều kiện và hoàn cảnh sống nhất định thể hiệnthái độ của họ đối với thế giới xung quanh và bản thân

2.3.4 Khí chất

Khí chất là một thuộc tính tâm lý gắn liền với kiểu hoạt động thần kinhtương đối bền vững của cá nhân, đặc trưng cho hoạt động tâm lý về cường độ,tốc độ, nhịp độ, thể hiện sắc thái riêng về hành vi và cử chỉ của người đó [22]

Trang 20

Khí chất là thuộc tính tâm lý có liên quan trực tiếp đến đặc điểm mangtính bẩm sinh di truyền, khí chất của cá nhân có cơ sở sinh lý là các kiểu thầnkinh cơ bản, nhưng khí chất là một hiện tượng tâm lý nên nó mang bản chất xãhội lịch sử, có thể thay đổi do rèn luyện, giáo dục và tự giáo dục.

Có bốn kiểu khí chất:

- Kiểu khí chất linh hoạt;

- Kiểu khí chất bình thản;

- Kiểu khí chất nóng;

- Kiểu khí chất ưu tư

Như vậy, cấu trúc của NC gồm 4 thuộc tính cơ bản:

- Xu hướng biểu hiện ở nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan và niềm tin

- Năng lực biểu hiện ở sự hiểu biết, sự tự ý thức và đánh giá khả năngđảm nhận một cương vị trong xã hội, vai trò trong gia đình

- Tính cách: thể hiện qua cách ứng xử, quan hệ, tính khí thái độ đối vớithế giới xung quanh và chính bản thân mình

- Khí chất: là cá tính con người có liên quan đến thần kinh

Các thuộc tính này liên hệ tác động qua lại với nhau tạo thành một thểthống nhất, người ta gọi đó là tính thống nhất của nhân cách

Ở phạm nhân, 4 thành phần cấu trúc NC tạo nên một tổng hoà ở mỗi cánhân với bản sắc, cá tính rõ rệt và cùng ảnh hưởng đến cuộc sống và hành độngcủa họ

Kết luận chương 1

Thông qua nghiên cứu sơ lựơc vấn đề nhân cách nói chung và nhân cáchphạm nhân nói riêng cho thấy, cho đến nay, hầu như chưa có công trình tâm lýhọc ở trong và ngoài nước nghiên cứu về ĐĐNC của phạm nhân

Trên bình diện tâm lý học, chúng tôi tìm hiểu các quan điểm khác nhau về

NC, ĐĐNC, các mặt của NC, một số lý thuyết chủ yếu về ĐĐNC Chúng tôinhận thấy rằng, các lý thuyết về ĐĐNC đã xem xét một cách tương đối toàndiện về các khía cạnh khác nhau của ĐĐNC Đồng thời các tác giả cũng đã đưa

Trang 21

ra các phương pháp đo về ĐĐNC một cách khách quan và có nhiều ứng dụng trênthực tế.

Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận, chúng tôi nhận thấy rằng,nghiên cứu của R.B Cattell về các ĐĐNC đã dựa trên nhiều nguồn dữ liệu khácnhau, có độ tin cậy tương đối cao và phù hợp với việc nghiên cứu ĐĐNC củaphạm nhân trên thực tế

Việc nghiên cứu NC nói chung và ĐĐNC của phạm nhân nói riêng còn

có thể thông qua các đặc điểm của các mặt: xu hướng, tính cách, khí chất vànăng lực được biểu hiện trong hoạt động và giao tiếp thực tế

Tuy nhiên, để tìm hiểu ĐĐNC của phạm nhân một cách toàn diện, đầy đủ

và khách quan, song song với việc sử dụng trắc nghiệm của Cattell, chúng tôicòn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác: phuơng pháp phỏng vấnsâu, nghiên cứu văn bản tài liệu, lấy ý kiến của một số chuyên gia (chúng tôi sẽphân tích chi tiết ở chương 2)…

Trang 22

CHƯƠNG II

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu

1.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu

Phương pháp này được sử dụng để thực hiện phần cơ sở lý luận và xâydựng phương pháp nghiên cứu của đề tài

1.2 Phương pháp điều tra bằng trắc nghiệm Cattell

Trong phạm vi của đề tài, phương pháp này được áp dụng đối với phạmnhân đang thi hành án tại trại Đây là phương pháp chính được sử dụng để tìmhiểu ĐĐNC của phạm nhân

Trắc nghiệm Cattell được sử dụng chủ yếu để tìm hiểu ĐĐNC của conngười Trắc nghiệm này là một bảng hỏi về NC, lần đầu tiên được xây dựng vàonhững năm 1940 bởi R.B Cattell Trắc nghiệm có đầy đủ 16 nhân tố đặc trưngcho NC con người bình thường, bao gồm các yếu tố với các nội dung:

- Yếu tố A: kín đáo - cởi mở;

- Yếu tố L: tin tưởng- nghi ngờ;

- Yếu tố M: thực tế- viễn vông;

- Yếu tố N: trực tính- xã giao;

- Yếu tố O: tự tin- lo hãi;

- Yếu tố Q1: bảo thủ- cấp tiến;

- Yếu tố Q2: tuân thủ- không tuân thủ;

- Yếu tố Q3: tự kiểm soát thấp - tự kiểm soát cao;

Trang 23

- Yếu tố Q4: yếu đuối - căng thẳng.

Để tìm ra các nhân tố này, Cattell phải dựa vào nhiều nguồn dữ liệu khácnhau: trắc nghiệm khách quan, các tình huống điển hình trong cuộc sống, thôngqua những câu hỏi trên giấy và bút chì Test Cattell gồm 5 phiên bản với 3 mẫu

A, B, C, nó bao quát tương đối đầy đủ các yếu tố đặc trưng cho cấu trúc NCchung của con người Chúng tôi chọn mẫu C rút gọn của test Cattell để nghiêncứu ĐĐNC của phạm nhân

Mẫu C của Cattell gồm có 105 item Mỗi item có 3 phương án trả lời,khách thể sẽ chọn một trong ba phương án đó phương án nào trùng với suy nghĩcủa mình Điểm số được tính theo từng yếu tố và điểm của mỗi yếu tố bằng tổngđiểm đạt được trong mỗi item của yếu tố đó Điểm số của toàn bộ test được tínhtheo bảng mã mà Cattell đã đưa ra Việc tính điểm được tiến hành như sau:

- Nếu khách thể chọn phương án 1 và phương án 3 trùng với những ôđánh dấu bôi đen của bảng mã thì được 2 điểm

- Nếu khách thể chọn phương án 2 trùng với ô đánh dấu bôi đen của bảng

mã thì được 1 điểm

- Nếu không chọn phương án trên thì bị điểm 0

- Riêng yếu tố B (yếu tố trí tuệ): khách thể chọn phương án nào trùng với

ô bôi đen của bảng mã thì được 1 điểm, còn trường hợp không trùng thì bị điểm0

Cách tính điểm cho các yếu tố như sau:

- Điểm cao nhất của các yếu tố là 12

- Điểm thấp nhất là 0

- Điểm cao nhất của yếu tố MD là 14

- Điểm cao nhất của yếu tố B là 8

Điểm của nhóm bằng điểm trung bình của tất cả các thành viên trongnhóm Vì thế khác với điểm của cá nhân, điểm của trung bình của nhóm có sốthập phân Mức điểm của từng yếu tố được tính cụ thể như sau:

- Yếu tố B:

+ Mức thấp : 1- 2.9 điểm

Trang 24

+ Mức cao: từ 8.1 điểm trở lên

- Các yếu tố còn lại: (các yếu tố A, C, I, O, M, N, E, F, G, H, L, Q1, Q2,Q3, Q4) có các mức điểm dưới đây:

+ Mức thấp : 1- 4.9 điểm

+ Mức trung bình: 5 - 7 điểm

+ Mức cao: từ 7.1 điểm trở lên

Số liệu thu được từ bảng hỏi này sẽ được xử lý theo phép thống kê toánhọc Xử lý số liệu thu đựơc từ bảng hỏi, chúng tôi tính điểm trung bình cho cảnhóm thuộc mẫu điều tra

1.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp này được sử dụng để hỗ trợ cho phương pháp điều tra nhằmtìm hiểu rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu Do phạm nhân là những đối tượng đặcbiệt, điều kiên tiếp xúc khó, nên chúng tôi không tiến hành phỏng vấn toàn bộđối tượng được khảo sát mà chỉ tiến hành trên một số lượng nhất định phạmnhân đang giáo dục cải tạo tại trại

Nội dung phỏng vấn không qui định những câu hỏi cứng bắt buộc mà cốgắng đề cập đến những nội dung cần quan tâm nhằm tạo ra không khí thoải mái,chân thực Các câu hỏi thường xoay quanh các vấn đề: hoàn cảnh gia đình phạmnhân, vài nét về bản thân (tuổi tác, học vấn, nghề nghiệp), điều kiện hoàn cảnhphạm tội, thái độ đối với cuộc sống ở trại, suy nghĩ của phạm nhân về gia đìnhcuộc sống ở trại, dự định trong tương lai, tâm tư, nguyện vọng

- Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo ý kiến của một số cán bộ làm côngtác quản lý tại trại giam- những người trực tiếp quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân

- Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiếp thu ý kiến của một số chuyên gia tâm

lý nhằm có cái nhìn chính xác hơn về đời sống tâm lý của phạm nhân

Trang 25

1.4 Phương pháp thống kê toán học

- Các dữ liệu thu được từ việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trongphạm vi đề tài được xử lý theo các phương pháp của toán thống kê

- Những phép thống kê toán học được sử dụng chủ yếu trong phạm vi đề tàilà:

+ Tính gía trị trung bình: dùng tính điểm đạt được của từng yếu tố

+ Phép so sánh:

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu dùng phép so sánh hai nhóm vớinhau về một tiêu chí nào đó, ví dụ như so sánh nhóm phạm nhân có kết quả cảitạo khá- tốt và nhóm có kết quả trung bình- kém, so sánh nhóm phạm nhân cótrình độ THPT và nhóm phạm nhân có trình độ THCS…

2 Tổ chức nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu lý luận

Nhiệm vụ của giai đoạn này là thực hiện phần cơ sở lý luận của đề tài vànghiên cứu các bảng hỏi để chuẩn bị tiến hành nghiên cứu thực tiễn

Để có cơ sở cho việc nghiên cứu lý luận cơ bản về ĐĐNC của phạm nhân

và những vấn đề lý luận khác có liên quan, trong giai đoạn này chúng tôi sửdụng phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu là chủ yếu Các văn bản tài liệuđược nghiên cứu từ các nguồn chính sau đây:

- Những nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về vấn đề NC, ĐĐNC,các lý thuyết về ĐĐNC và một số khái niệm có liên quan;

- Những nghiên cứu về phạm nhân, những đặc điểm tâm lý đặc trưng củaphạm nhân;

- Một số bài báo về phạm nhân;

- Một số văn bản pháp luật có liên quan: pháp lệnh thi hành án phạt tù, bộluật hình sự, bộ luật tố tụng hình sự

Trên cơ sở đó, chúng tôi phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoácác vấn đề liên quan đến NC, ĐĐNC, các nét tâm lý đặc trưng của phạm nhân.Thông qua việc nghiên cứu lý luận, chúng tôi xác định được các khái niệm cóliên quan đến NC, ĐĐNC của phạm nhân, tìm hiểu, tổng hợp các nghiên cứu

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chu Liên Anh- Chu Văn Đức (2002), Giáo trình tâm lý học tư pháp Viện đại học mở Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học tư pháp
Tác giả: Chu Liên Anh- Chu Văn Đức
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2002
2. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách- một số vấn đề lý luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học nhân cách- một số vấn đề lý luận
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
3. Vũ Dũng (chủ biên) (2000), Từ điển tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tâm lý học
Tác giả: Vũ Dũng (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2000
4. Chu Văn Đức (2002), “Định hướng giá trị của phạm nhân”, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng giá trị của phạm nhân”
Tác giả: Chu Văn Đức
Năm: 2002
5. Chu Văn Đức (2002), “Nghiên cứu thái độ của các nhóm phạm nhân đối với tự do, công lý, tương lai, lao động, kỉ luật và tiền bạc”, Tạp chí tâm lý học, số 4/ 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thái độ của các nhóm phạm nhân đối với tự do, công lý, tương lai, lao động, kỉ luật và tiền bạc"”, Tạp chí tâm lý học
Tác giả: Chu Văn Đức
Năm: 2002
6. Chu Văn Đức (2007), “Một số đặc điểm tâm lý của phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại giam”, Tạp chí tâm lý học, số 4/ 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm tâm lý của phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại giam”, "Tạp chí tâm lý học
Tác giả: Chu Văn Đức
Năm: 2007
7. Lê Thị Hà (2003), “Đặc điểm nhân cách của gái mại dâm và định hướng giải pháp giáo dục”, Luận văn tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm nhân cách của gái mại dâm và định hướng giải pháp giáo dục”
Tác giả: Lê Thị Hà
Năm: 2003
8. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1992), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học
Tác giả: Phạm Minh Hạc (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
9. Nguyễn Ngọc Hoà (chủ biên) (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giải thích thuật ngữ luật học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hoà (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 1999
10. Bùi Văn Huệ (1996), Tâm lý học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học
Tác giả: Bùi Văn Huệ
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
11. Nguyễn Hồi Loan- Đặng Thanh Nga (2004), Tâm lý học pháp lý, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học pháp lý
Tác giả: Nguyễn Hồi Loan- Đặng Thanh Nga
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2004
12. Đỗ Long (1999), “Nhân cách- những vấn đề đang đặt ra để tiếp tục nghiên cứu”, Tạp chí tâm lý học, số 4, 8/ 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân cách- những vấn đề đang đặt ra để tiếp tục nghiên cứu”, "Tạp chí tâm lý học
Tác giả: Đỗ Long
Năm: 1999
13. Lêônchiev A. N (1980), Hoạt động, ý thức, nhân cách, Phạm Hoàng Gia và Phạm Minh Hạc dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động, ý thức, nhân cách
Tác giả: Lêônchiev A. N
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1980
14. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lý thuyết phát triển tâm lý người
Tác giả: Phan Trọng Ngọ (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2003
15. Hoàng Phê (chủ biên) (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Trung tâm từ điển học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1994
16. Lê Đức Phúc (1995), “Vấn đề nhân cách trong tâm lý học hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (8/ 1995) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề nhân cách trong tâm lý học hiện nay”, "Tạp chí nghiên cứu giáo dục
Tác giả: Lê Đức Phúc
Năm: 1995
17. Sổ tay tâm lý học (1990), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay tâm lý học
Tác giả: Sổ tay tâm lý học
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1990
18. Nguyễn Văn Tập (2001), “Định hướng nghiên cứu tâm lý học và cảm hoá phạm nhân”, Tạp chí tâm lý học, số 7/ 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng nghiên cứu tâm lý học và cảm hoá phạm nhân”, "Tạp chí tâm lý học
Tác giả: Nguyễn Văn Tập
Năm: 2001
19. Trần Trọng Thuỷ (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lý, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học chẩn đoán tâm lý
Tác giả: Trần Trọng Thuỷ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
20. Từ điển bách khoa Việt Nam 1 (1995), Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Việt Nam 1
Tác giả: Từ điển bách khoa Việt Nam 1
Năm: 1995

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Điểm trung bình của các yếu tố theo trắc nghiệm Cattell - Đặc điểm nhân cách của phạm nhân
Bảng 1 Điểm trung bình của các yếu tố theo trắc nghiệm Cattell (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w