Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 80 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
80
Dung lượng
789 KB
Nội dung
Vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. MỤC LỤC Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài II. Mục tiêu nghiên cứu III.Nhiệm vụ nghiên cứu IV.Phương pháp nghiên cứu Phần nội dung Chương I: Một số vấn đề lí luận của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TH 1. Cơ sở khoa học của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TH 2. Cơ sở pháp lý của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TH 3. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TH Chương II: Thực trạng của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Nam Sơn, Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. 1. Một số đặc điểm của trường tiểu học Nam Sơn, Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. 2. Một số biện pháp của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Nam Sơn, Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. 2.2. Về công tác quản lý, tổ chức 2.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên nhà trường 3 5 1 2.3. Một số tồn tại của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Nam Sơn, Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. 2.4. Một số vấn đề đặt ra trong việc quản lý nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học Nam Sơn, Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. Chương III: Một số biện pháp của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Nam Sơn, Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. 1. Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Nam Sơn, Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. 1.2. Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên. 1.3. Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường tiểu học. 1.4. Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. 2. Một số kiến nghị về việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Phần kết luận 1. Kết luận 2. Bài học kinh nghiệm 2 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Nhân dân ta rất hiếu học và rất coi trọng vai trò của thầy giáo. Câu ca dao “ Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.” đã nói lên điều đó. Trong lễ giáo trước đây, người ta sắp xếp thứ bậc: Quân - Sư – Phụ; xếp thầy trên cha. Thứ bậc ấy tuy là của đạo Nho nhưng được nhân dân ta chấp nhận, điều đó chứng tỏ nhân dân ta đánh giá cao vai trò của giáo dục, của học vấn trong sự phát triển của xã hội. Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đội ngũ thầy giáo. Về sự nghiệp giáo dục, người đã từng nói: “ Vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Về vai trò thầy giáo, Bác dạy “ nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục ”. Nhưng để thực hiện được vai trò vẻ vang của mình, trước hết: “ Thầy phải xứng đáng làm thầy, thầy phải được lựa chọn cẩn thận vì không phải ai cũng làm thầy được .” Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khóa VIII về những giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu GD-ĐT từ nay đến năm 2010 đã nêu: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải đủ đức, đủ tài ”. Điều đó có nghĩa là giáo viên không đủ đức, đủ tài không thể tạo ra những con người đi vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của trí tuệ, kỷ nguyên của KHKT hiện đại; và sẽ không hoàn thành sứ mệnh CNH - HĐH đất nước. Đề cập đến vai trò đội ngũ giáo viên, Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương 2, khóa VIII nhấn mạnh : “Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học, giáo viên là nhân tố quyết định, là lực lượng cốt cán để biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, có vai trò quyết định về chất lượng và hiệu quả giáo dục”. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Nghề dạy học là nghề sáng tạo bậc nhất vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010" đã ghi nhận rõ lí do vì sao phải xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo 3 dục : “Trong lịch sử nước ta, "tôn sư trọng đạo" là truyền thống quý báu của dân tộc, nhà giáo bao giờ cũng được nhân dân yêu mến, kính trọng. Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập. Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng, miền. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu và truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học; một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo dức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh, sinh viên. Năng lực của sự nghiệp giáo dục. Chế độ, chính sách còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và chấn hưng đất nước”. Từ nhận thức trên đây, tôi thấy vị trí, vai trò của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục, càng thấy hơn trách nhiệm xây dựng đội ngũ giáo viên “vừa hồng vừa chuyên” của các nhà quản lý giáo dục. Từ những suy nghĩ trên đây, tôi thấy rõ hơn trách nhiệm xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ở các trường tiểu học là việc làm cần thiết và phải làm ngay. Đó cũng là mục tiêu hàng đầu của quản lý nhà nước. Xuất phát từ những lý do khách quan và lý do chủ quan như đã phân tích ở trên, tôi lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học Nam Sơn, Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá”. II. Mục tiêu nghiên cứu 4 Xuất phát từ nhiệm vụ, vai trò, vị trí và trọng trách của đội ngũ giáo viên; xuất phát từ thực trạng bức xúc của đội ngũ giáo viên nói riêng và giáo dục đào tạo nói chung hiện nay; trước sự đòi hỏi, phát triển của đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá - HĐH đất nước, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học Nam Sơn, Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá”. III. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học 2. Thực trạng của đội ngũ giáo viên trường tiểu học Nam Sơn, Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. 3. Những giải pháp, biện pháp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học Nam Sơn, Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. 4. Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học Nam Sơn, Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ (biểu bảng, sơ đồ). PHẦN NỘI DUNG: CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC. 1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, ngành giáo dục Việt Nam đã không ngừng chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngày nay, chúng ta đã có một hệ thống trường sư phạm đào tạo giáo viên mọi cấp, từ Trung ương đến địa phương. Tỉ lệ giáo viên chuẩn 5 ngày một cao hơn. Đội ngũ giáo viên đó đã tạo nên thành tựu rực rỡ cho nền giáo dục XHCN Việt Nam. Vấn đề đội ngũ giáo viên hiện nay là họ đã thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương 2, Ngành giáo dục và đào tạo đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên phổ thông nói riêng, đã và đang không ngừng lớn mạnh về số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây với cơ chế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực, đã gây nên những biến động lớn, làm đảo lộn nhiều bậc thang giá trị trong xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Nguyên nhân của sự giảm sút này có nhiều, trong đó vấn đề đội ngũ giáo viên là nguyên nhân quan trọng. Bởi một số giáo viên còn có những biểu hiện chưa toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục, và một số bộ phận không đủ điều kiện đảm nhận trách nhiệm người thầy. Sự phân bố đội ngũ giảng dạy lại không đồng đều; nơi thừa, nơi thiếu, môn thừa, môn thiếu. Đời sống cán bộ giáo viên cũng có sự phân bố sâu sắc. Trong lúc đó, đất nước ta trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ giỏi về trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm, trình độ công nghệ thông tin, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt. Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục đã và đang có chính sách và những biện pháp tích cực, cụ thể nhằm tháo gỡ những khó khăn của giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng, chuẩn bị cho sự đổi mới toàn diện giáo dục khi bước vào thiên niên kỉ mới. Tuy nhiên, mọi chính sách, biện pháp dù tích cực đến mấy cũng trở thành hình thức nếu bản thân đội ngũ giáo viên và mỗi giáo viên không ý thức đầy đủ trách nhiệm khó khăn và cao cả của mình để tự đổi mới và tự vươn lên. b) Nguyên tắc tập trung dân chủ Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động chính trị xã hội ở nước ta, đồng thời cũng là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước của nước ta. Tập trung dân chủ là một nguyên tắc Hiến định; Điều 6, Chương I, Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ xung năm 2001) ghi nhận: "Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ". 6 Quan điểm về tổ chức và hoạt động của nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ đã được Nhà nước CHXHCN Việt Nam ghi nhận trong ba văn bản Hiến pháp: Hiến pháp 1959 (Điều 4, Chương I); Hiến pháp 1980 (Điều 6, Chương I); Hiến pháp 1992 (Điều 6, Chương I - sửa đổi). * Những yêu cầu và nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ Tập trung dân chủ là sự kết hợp hài hoà giữa sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của các cơ quan trung ương, của cấp trên với mở rộng dân chủ, nhằm tăng cường tính chủ động, sáng tạo và khai thác mọi tiềm năng của các cơ quan địa phương, của cấp dưới, đồng thời đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân. Sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương cần tập trung vào các vấn đề vĩ mô như: thể chế, chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế, còn mở rộng dân chủ ở địa phương là phải có sự phân định rõ ràng về thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền; tiến hành phân cấp quản lý cho địa phương quản lý các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, đời sống, thu - chi ngân sách, tổ chức nhân sự ở địa phương; xác định rõ trách nhiệm quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Các cơ quan quyền lực nhà nước là do dân bầu ra, các cơ quan đó phải chịu trách nhiệm, phải báo cáo công tác trước nhân dân, phải chịu sự giám sát của nhân dân. Các cơ quan tư pháp, hành pháp tối cao là do Quốc hội lập ra, các cơ quan đó cũng phải chịu sự giám sát của Quốc hội; phải chịu trách nhiệm và phải báo cáo công tác trước Quốc hội. Nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi phải có sự qui định rõ ràng về các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng loại cơ quan nhà nước, của từng chức danh công chức, cán bộ. Phải có sự phân định rõ trách nhiệm tập thể của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm cá nhân của từng công chức, cán bộ. Phải xây dựng chế độ kết hợp giữa tập thể lãnh đạo và cá nhân phục trách. Quản lý nhà nước về giáo dục cũng tuân thủ nguyên tắc này. Dưới góc độ vĩ mô nguyên tắc này có nghĩa là nhà nước thống nhất quản lí HTGDQD về mục tiêu, chương trình, nội dung, qui chế thi cử và hệ thống văn bằng 7 (Luật Giáo dục 2005). Bên cạnh đó phân cấp rõ ràng về QLGD cho địa phương và tạo điều kiện để cơ sở phát huy chủ động và sáng tạo. Nguyên tắc tập trung dân chủ quá quen thuộc đối với tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, các đơn vị sự nghiệp… ở Việt Nam. Tuy nhiên để hiểu đúng và có thể vận dụng được nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lí nhà nước về giáo dục ở cơ sở cần suy nghĩ để trả lời câu hỏi : Làm thế nào giải quyết tốt mối quan hệ giữa chế độ thủ trưởng và thực hiện dân chủ cơ sở ở một trường học ? Như vậy, nguyên tắc tập trung dân chủ đối với quản lí trường tiểu học có nghĩa là nhà nước thống nhất, tập trung quản lí về chế độ, chính sách giáo dục ; về mục tiêu, nội dung giáo dục và qui chế văn bằng đồng thời tạo điều kiện cho cơ sở chủ động sáng tạo trong việc triển khai các hoạt động giáo dục và quản lí trường tiểu học cụ thể, tránh việc ôm đồm hoặc buông lỏng trên cơ sở phân cấp, phân quyền về quản lí trường tiểu học rõ ràng bằng một hành lang pháp lí hợp lí, đồng bộ. Đối với cơ sở phát huy quyền làm chủ của tập thể sư phạm, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân theo chế độ thủ trưởng đối với việc quản lí trường tiểu học. Dân chủ hoá giáo dục, dân chủ hoá nhà trường là các tư tưởng lớn, tuy nhiên việc dựa vào các văn bản pháp luật, pháp qui để đảm bảo quyền và nghĩa vụ đối với mọi đối tượng tham gia hoạt động giáo dục là điều cần nắm chắc khi triển khai nguyên tắc tập trung dân chủ ở cơ sở. Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ ở đây là phát huy quyền chủ động của Hiệu trưởng phối hợp với tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể xã hội trong quản lý trường TH. Sự phối hợp giữa Hiệu trưởng với tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể xã hội trong trường TH hình thành nên hệ thống các mối quan hệ. Hệ thống quan hệ này có nhiều mức độ. Có thể chỉ tham gia ở mức độ góp phần vào một hoạt động, một tổ chức chung nào đó, chưa thể hiện được chiều sâu trong việc làm. Có thể cùng góp sức làm chung một công việc, nhưng có thể không thực hiện chung một trách nhiệm. Sự cộng tác đôi khi có tính chất nhất thời, tuỳ từng vụ việc. 8 Sự hợp tác cùng chung sức, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc một lĩnh vực hoạt động, nhằm một mục tiêu giáo dục (MTGD) Tóm lại quan hệ đó là quan hệ phối hợp với nhiều mức độ khác nhau. Quan hệ ấy cũng nhiều tầng, bậc do vai trò của từng lực lượng trong quan hệ phối hợp. . Hiệu trưởng phối hợp với tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể trong trường TH nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, cụ thể là : a) Quan hệ phối hợp trên cơ sở quy định của pháp luật Để phát triển giáo dục nói chung và phát triển trường tiểu học nói riêng có nhiều văn bản pháp luật quy định nhiệm vụ, trách nhiệm của nhà trường và các tổ chức đoàn thể. - "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân;…. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở." (Điều 27 Luật Giáo dục). - "Các đoàn thể nhân dân trước hết là Đoàn TNCS HCM, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên, nhi đồng". "Đoàn TNCS HCM có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, vận động thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện tham gia sự nghiệp giáo dục". Điều 22, Điều lệ trường TH quy định: ”Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể trong trường 1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường tiểu học lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Đảng. 2. Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức 9 xã hội khác hoạt động trong trường tiểu học theo quy định của pháp luật và Điều lệ của từng tổ chức nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”. Như vậy, nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ ở đây phải được biểu hiện ở sự phối hợp giữa Chi bộ Đảng, chính quyền, Công đoàn, Đoàn TNCS HCM trong trường THPT được các văn bản nhà nước quy định, là trách nhiệm chung, sự thống nhất thực hiện MTGD. Trong mối quan hệ phối hợp vì MTGD, Hiệu trưởng phải luôn luôn giữ vai trò trung tâm, nòng cốt. Tuỳ theo nội dung hoạt động, đặc điểm của tổ chức đoàn thể làm cơ sở để xác định mức độ phối hợp và xây dựng cơ chế phối hợp. Sự vận hành của cơ chế được chỉ đạo bởi nguyên tắc Đảng lãnh đạo - Chính quyền quản lý - Nhân dân làm chủ, toàn xã hội tham gia dưới sự quản lý của Nhà nước. . Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn trong trường THPT Quan hệ phối hợp giữa Hiệu trưởng và Công đoàn trong trường THPT là sự vận dụng mềm dẻo, có tính nguyên tắc về quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn với thủ trưởng đơn vị cơ quan. - Quyền kiến nghị, tham gia ý kiến của Công đoàn đối với Hiệu trưởng trong các hoạt động : Xây dựng chương trình kế hoạch năm học ; Dự hội nghị của trường và các cuộc họp quan trọng do Hiệu trưởng tổ chức ; Giải quyết và sắp xếp việc làm của cán bộ, giáo viên, nhân viên; Quản lý bảo hiểm xã hội ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo - Quyền cùng thực hiện công việc của Công đoàn với Hiệu trưởng: Tổ chức thi đua; Chăm lo công tác bảo hiểm xã hội; Quản lý quỹ phúc lợi; Quyền thoả thuận quyết định của Công đoàn với Hiệu trưởng: Quy định mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với Công đoàn; Quyết định tiền lương, thưởng, nhà ở, kỷ luật; Điều kiện làm việc cung cấp thông tin cho Công đoàn; Thời gian hoạt động, điều kiện hoạt động của cán bộ Công đoàn. - Quyền "đối thoại" giữa Công đoàn và Hiệu trưởng. Đại diện người lao động đối thoại với Hiệu trưởng; Cấp phát tài chính, và nhiều hoạt động khác. 10 [...]... hóa giáo dục Năm vấn đề trên sẽ được giải quyết trong nội dung của chương III CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TH Mục đích của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, nâng cao. .. tồn tại trong việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Nam Sơn – Quảng Xương – TH: Qua quá trình hoạt động, quản lý của nhà trường, đặc biệt là quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có thể thấy mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng đội ngũ giáo viên còn thiếu, vừa yếu về chất lượng chuyên môn, kinh nghiệm tổ chức, Trước thực trạng đó, nhà trường. .. quyền tự chủ với thực hiện dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TH 1.1 Thực hiện tốt vai trò quản lý nhà trường của Hiệu trưởng Nhà trường tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Hiệu trưởng đại diện cho nhà trường. .. phạm - Chức năng của thầy giáo - Các năng lực: chuyên môn, ngoại ngữ, sử dụng công nghệ thông tin, năng lực chủ nhiệm, công tác xã hội hóa giáo dục 1.4 Một số vấn đề đặt ra trong việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Nam Sơn, Quảng Xương, TH Trên cơ sở xác định cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, qua... quả giáo dục" - Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010 " đã ghi nhận mục tiêu của việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010 là : “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, nâng. .. 1 Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Với đặc điểm và thực trạng của ngôi trường mới thành lập, đội ngũ giáo viên phần lớn là sinh viên mới ra trường, còn trẻ Ban giám hiệu nhà trường đã đưa ra một số biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên phù hợp với thực tế trường Một số biện pháp cụ thể như sau: 1.1 Về công tác quản lý, tổ chức: 1.1.1 Ban giám hiệu Trường mới thành lập... huy dân chủ, mặt khác dân chủ phải gắn liền với tập trung nghĩa là phải kết hợp giữa quyền quản lý tập trung của Hiệu trưởng với phát huy dân chủ, đảm bảo cho đội ngũ giáo viên và nhân viên tham gia quản lý nhà trường; Có làm được như vậy mới tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu lực thực hiện các văn bản pháp luật về giáo dục và đào tạo của nhà trường. .. định ở khoản 1, Điều 17, Điều lệ Trường trung học và điều 4, Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường; trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm của Hiệu trưởng là phải thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường và nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý trường học 32 Hiệu trưởng thực hiện quản lý tập trung theo chế độ thủ trưởng, đề cao trách nhiệm cá nhân của Hiệu... quyết BCH Trung ương 2 của Đảng CSVN về giáo dục và đào tạo đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Có thể nói rằng: trong những năm qua, đội ngũ giáo viên phổ thông nói chung, giáo viên TH nói riêng không những lớn mạnh về số lượng cũng như về chất lượng, trình độ chuẩn ngày một nâng cao 21 Tuy nhiên trên thực tế, đội ngũ giáo viên TH vẫn còn trong tình trạng chưa đủ về số lượng, ... thông là lực lượng chủ chốt, quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường Sự thành bại của một nhà trường chủ yếu phụ thuộc vào cán bộ quản lý và giáo viên của trường Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ; muốn vậy, Hiệu trưởng phải tạo ra được động lực để phát huy năng lực, sở trường của từng cán bộ, giáo viên thông qua hoạt động cải thiện đời sống vật chất, tinh . vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TH 1. Cơ sở khoa học của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. lý của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TH 3. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội. Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Nam Sơn, Quảng Xương,