Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 107 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
107
Dung lượng
517,5 KB
Nội dung
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Dung MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Người H'Mông là một trong những dân tộc thiểu số co dân số đông ở miền Bắc Việt Nam. Theo số liệu của cuộc điều tra dân số năm 1999 thì dân số của dân tộc H'Mông là trên 55 vạn người. người H'Mông cư trú chủ yếu trên những vùng núi có độ cao trên dưới 1000m. Trải qua quá trình thiên di hàng trăm năm tới định cư ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, người H'Mông đã xác lập cho mình một diện mạo kinh tế - văn hoá – xã hội khá rõ nét. Cùng với 53 dân tộc anh em, người H'Mông luôn luôn là một phần của sự thống nhất khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú cho nền văn hoá các dân tộc Việt Nam. Vì thế mà đã từ lâu, người H'Mông trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trong nước và trên thế giới. Văn hoá H'Mông là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà họ sáng tạo ra trong diễn trình lịch sử của mình. Trong văn hoá H'Mông, văn hoá tinh thần là một yếu tố không thể thiếu được trong cuộc sống của con người. Việc nghiên cứu văn hoá tinh thần của các dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc H'Mông nói riêng là sự đóng góp quan trọng trong việc bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống. Nghiên cứu văn hoá tinh thần còn là cơ sở khoa học cho nhiều ngành văn hoá, nghệ thuật… vận dụng, kế thừa tính dân tộc, giá trị văn hoá, quan điểm thẩm mỹ… phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Đặc biệt, dưới góc độ văn hoá, lịch sử, nghiên cứu văn hoá tinh thần còn góp phần làm sáng tỏ thêm những đặc trưng tộc người. Trên cơ sở đó, chúng ta có những cứ liệu khoa học đánh giá đúng vị trí văn hoá các dân tộc nói chung và văn hoá người H'Mông nói riêng để có định hướng đúng cho việc xây dựng và phát triển một nền văn hoá Việt Nam dân tộc và hiện đại. Líp: K55B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 1 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Dung Là một người con của vùng núi Tây Bắc - nơi có số lượng người H'Mông cư trú khá đông nên tôi có dịp được điền dã ở một số vùng người H'Mông sinh sống như Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái). Đó chính là điều kiện quan trọng có tính quyết định về mặt tài liệu để tôi lựa chọn và thực hiện đề tài khoá luận. Mặt khác trong quá trình đi điền dã, văn hoá H'Mông, đặc biệt là văn hoá tinh thần có sức thu hút với rất lớn đối với tôi. Đó chính là những lý do thôi thúc tôi chọn đề tài về đời sống văn hóa tinh thần của người H'Mông. Tuy nhiên khi chọn địa bàn để nghiên cứu tôi đã chọn địa bàn huyện Mù Cang Chải. Bởi nếu các vùng người H'Mông cư trú khác hầu hết đều tiếp giáp với biên giới Lào và Trung Quốc thì Mù Cang Chải là một khu vực hoàn toàn biệt lập. Bao quanh huyện là đồi núi với dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao và độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh; nhiều điểm cao trung bình từ 2000m đến dưới 3000m so với mực nước biển. Do đó sự giao lưu và trao đổi hàng hoá không phát triển như các nơi khác. Hơn nữa Mù Cang Chải là một huyện thuần người H'Mông (chiếm 95% dân số của huyện. Do đó văn hoá tinh thần của người H'Mông ở đây còn giữ được hầu như nguyên vẹn tính truyền thống. Tôi hy vọng việc nghiên cứu về “Đời sống văn hóa tinh thần của người H'Mông ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái” sẽ góp thêm những hiểu biết về người H'Mông nói chung và người H'Mông ở Mù Cang Chải nói riêng, đồng thời góp phần nhận diện và gìn giữ những giá trị văn hoá tộc người trước những biến đổi của cuộc sống trong thời đại mới. 2. Lịch sử vấn đề. Nghiên cứu về đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc ta nói chung, đời sống văn hoá của các dân tộc thiểu số nói riêng nhằm mục đích bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá của cộng đồng dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước đã và đang được các nhà khoa học quan tâm và thực hiện. Líp: K55B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Dung Đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc H'Mông được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý văn hoá vùng người H'Mông đi sâu tìm hiểu, trong đó có đời sống văn hoá tinh thần của người H'Mông ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái đã được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong các công trình đó. Trong cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Mù Cang Chải do huyện uỷ Mù Cang Chải biên soạn năm 1995 đã giới thiệu sơ lược về người H'Mông và truyền thống đấu tranh của của người H'Mông ở Mù Cang Chải. Cuốn Yên Bái nơi hội tụ của đồng bào các dân tộc của nhà nghiên cứu Hà Lâm Kỳ, Nxb Văn hoá dân tộc, 1996 đã giới thiệu những nét khái quát nhất về nguồn gốc, tên gọi, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc hiện đang sinh sống trên đất Yên Bái trong có nhắc đến dân tộc H'Mông ở huyện Mù Cang Chải. Cuốn Mỗi nét hoa văn do nhà nghiên cứu Hà Lâm Kỳ làm chủ biên, Nxb Văn hoá dân tộc, 2001. Đây là tác phẩm viết về những nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của một số dân tộc ở Yên Bái, trong đó có bài viết của tác giả Minh Khương về một số nghi lễ trong cuộc sống gia đình của đồng bào H'Mông ở Mù Cang Chải. Cuốn Dân tộc Mông ở Việt Nam của hai tác giả Hoàng Nam và Cư Hoà Vần, Nxb Văn hoá dân tộc, 1994. Các tác giả đã giới thiệu khái quát về lích ử di cư, tên gọi, địa bàn cư trú, phân nhóm, sinh hoạt vật chất và tinh thần của dân tộc H'Mông ở Việt Nam, trong đó có đề cập tới người H'Mông ở Mù Cang Chải. Cuốn Lịch sử người Mèo của cha cố Savina (người Pháp), xuất bản tại Hồng Kông năm 1924. Đây là công trình nghiên cứu về đặc điểm trong đời sống văn hoá và xã hội của dân tộc H'Mông để phục vụ cho mục đích truyền đạo và thiết lập ách thống trị của thực dân Pháp ở vùng người H'Mông. Vì vậy, công trình này manh nặng quan điểm của thực dân Pháp Líp: K55B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 3 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Dung áp đặt khiên cưỡng khi cho rằng người H'Mông và văn hoá dân tộc H'Mông có nguồn gốc sâu xa từ phương Tây. Mặc dù vậy, công trình này cũng có giá trị về mặt tư liệu trong việc nghiên cứu về nguồn gốc và những tập tục xã hội của dân tộc H'Mông. Cuốn Văn hoá tâm linh của người H'Mông ở Việt Nam truyền thống và hiện đại của tác giả Vương Duy Quang, Nxb Văn hoá Thông tin, 2005. Tác giả viết về đời sống tâm linh truyền thống của người H'Mông, những nét mới trong đời sống tâm linh của đồng bào H'Mông hiện nay và những tác động của sự biến đổi đó tới văn hoá dân tộc H'Mông, trong đó tác giả có đề cập tới đời sống tâm linh của người H'Mông ở Mù Cang Chải. Cuốn Dân ca H'Mông của nhà sưu tầm văn hoá dân gian Doãn Thanh, Nxb Văn học, 1984 là công trình sưu tập hệ thống các bài hát dân ca của dân tộc H'Mông - một yếu tố quan trọng làm nên văn hoá tinh thần của dân tộc H'Mông. Cuốn Âm nhạc dân tộc H'Mông của Hồng Thao, Nxb Văn hoá dân tộc, 1997. Trong tác phẩm tác giả đi sâu nghiên cứu về các nhạc khí của dân tộc H'Mông, lời ca trong bài hát H'Mông, trên cơ sở đó tác giả rút ra những đặc điểm của âm nhạc H'Mông. Đây là một tài liệu có giá trị quan trọng để nghiên cứu về văn hoá thần của dân tộc H'Mông ở Việt Nam nói chung và dân tộc H'Mông ở Mù Cang Chải nói riêng. Ngoài những tác phẩm trên, đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc H'Mông ở Mù Cang Chải còn được phản ánh trong nhiều bài viết, công trình nghiên cứu trên các tạp chí: Dân Tộc học, Văn hoá dân gian, Nghiên cứu lịch sử… Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu và dựng lại toàn diện đời sống văn hoá của người H'Mông ở Mù Cang Chải – Yên Bái. Đây là vấn đề mới mẻ và là việc làm cần thiết phục vụ cho mục đích bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc H'Mông nói chung, văn hóa người H'Mông ở huyện Mù Cang Chải nói riêng. Líp: K55B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 4 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Dung 3. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. 3.1. Nguồn tư liệu. Nghiên cứu đời sống văn hoá tinh thần của các dân tộc H'Mông ở Mù Cang Chải tác giả đã dựa vào các nguồn tư liệu chủ yếu sau: a. Các tác phẩm, các công trình nghiên cứu đề cập đến người H'Mông và văn hoá tinh thần của dân tộc H'Mông của các nhà nghiên cứu như: - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái. - LỊch sử Đảng bộ huyện Mù Cang Chải. - Lịch sử người Mèo của Savina. - Yên Bái nơi hội tụ của đồng bào các dân tộc của Hà Lâm Kỳ. - Mỗi nét hoa văn của Hà Lâm Kỳ. - Các báo cáo của sở văn hoá Yên Bái. … b. Nguồn tư liệu địa phương. Tác giả đã tiến hành điền dã tại một số xã tập trung người H'Mông sinh sống trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tập hợp nguồn tư liệu truyền miệng về phong tục tập quán, tục lệ xã hội, ca dao, lễ hội,…của người H'Mông do những người am hiểu phong tục tập quán của dân tộc H'Mông cung cấp. 3.2. Phương pháp nghiên cứu. Sưu tầm tài liệu tại các thư viện Quốc Gia, Phòng tư liệu của Bảo tàng dân tộc học, thư viện trường Đại học khoa học xã hội nhân văn, Thư viện tỉnh Yên Bái, Bảo tàng tỉnh Yên Bái, Thư viện huyện Mù Cang Chải, Phòng văn hoá thông tin huyện Mù Cang Chải. Phương pháp thực địa, điền dã tại một số xã của huyện Mù Cang Chải, trò chuyện trực tiếp với cán bộ địa phương và đồng bào dân tộc H'Mông ở đây. Líp: K55B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 5 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Dung Đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích, so sách, tổng hợp, đánh giá và rút ra những kết luận xác thực nhất cho vần đề cần nghiên cứu. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc H'Mông, cụ thể là dân tộc H'Mông ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái trên các khía cạnh chủ yếu của đời sống văn hoá tinh thần đồng thời cũng nêu thêm những nét mới trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc H'Mông Mù Cang Chải và đưa ra một giải pháp để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá tộc người. 4.2. Đối tượng nghiên cứu + Về không gian: huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái + Về thời gian: Khoá luận nghiên cứu văn hoá tinh thần của dân tộc H'Mông từ khi dân tộc H'Mông đến sinh sống ở huyện Mù Cang Chải đến ngày nay. 5. Bố cục của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gốm ba chương. Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên và người H'Mông ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái. Chương 2: Đời sống văn hoá tinh thần truyền thống của người H'Mông ở huyện Mù Cang Chải - Yên Bái. Chương 3: Sự biến đổi trong đời sống văn hoá tinh thần của người H'Mông ở huyện Mù Cang Chải và những vấn đề đặt ra. Líp: K55B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 6 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Dung Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGƯỜI HMÔNG Ở HUYỆN MÙ CANG CHẢI – YÊN BÁI 1.1. Điều kiện tự nhiên. 1.1.1. Điều kiện tự nhiên: Là một huyện vùng cao nằm phía Tây tỉnh Yên Bái. Mù Cang Chải giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai về phía Bắc, huyện Mường La tỉnh Sơn La về phía Nam, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái về phía Đông và huyện Than Uyên tỉnh Lào Cai về phía Tây. Tổng diện tích của huyện là 119.913 ha, trong đó đất nông nghiệp là 6.193 ha, đất lâm nghiệp 13.041 ha, đất ở 195 ha, đất chưa sử dụng 100.215 ha. Riêng diện tích trồng lanh chỉ khoảng từ 35 ha đến 40 ha. Địa phận huyện Mù Cang Chải hiện nay thuộc phạm vi dãy Hoàng Liên Sơn với hệ thống núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam nên địa hình bị chia cắt dữ dội và có độ dốc lớn. Độ cao trung bình của toàn huyện là 800 - 1200 m nhưng có nhiều đỉnh cao hơn 2000m, thậm chí có đỉnh núi thuộc xã Nậm Có cao tới 2771m. Đất Mù Cang Chải chủ yếu là loại đất pheralít núi có mùn phát triển trên đá phiến thạch rất thích hợp với cây chè, thông, mía. Đất thung lũng và đất phù sa không bồi chiếm tỉ lệ thấp. Những nơi có độ cao lớn như Lao Chải, Nậm Có có tầng mùn dầy, trồng đậu, lạc, vừng rất tốt. Với vị trí địa lý nằm sát chí tuyến Bắc, hàng năm mặt trời hai lần đi qua thiên đỉnh (trung tuần và hạ tuần tháng 6) nhưng do chịu ảnh hưởng của quy luật đai cao nên khí hậu Mù Cang Chải mang tính chất á nhiệt đới gió mùa vùng núi cao. Ở đây, tổng nhiệt độ năm là 6500 – 7000 0 C, nhiệt độ trung bình hàng năm là 15-20 0 C nhưng những tháng mùa đông, có ngày nhiệt độ xuống dưới 0 0 C cùng với những hiện tượng thời tiết như sương muối, băng giá và tuyết và mùa hè vào những đợt nắng nóng có gió Lào, nhiệt độ buổi trưa có khi lên tới 30–35 0 C. Líp: K55B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 7 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Dung Mạng lưới suối chiếm khoảng 2% tổng diện tích tự nhiên phân bố rải rác ở nhiều nơi trong huyện. Phần lớn các suối là suối nhỏ, ngắn và dốc, lưu lượng nước ít, thất thường và hầu như không có bồi tụ, lòng suối đầy những tảng đá lớn. Trong hệ thống thủy văn ở đây, Nậm Kim là con suối dài và lớn nhất, bắt nguồn từ vùng núi cao Púng Luông chảy dọc quốc lộ 32 qua địa phận các xã La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Mồ Dề, Kim Nọi, Lao Chải, Khao Mang, Hổ Bốn rồi đổ về dòng Nậm Mu ở Than Uyên. Suối Nậm Kim có nguồn nước khá dồi dào nên có khả năng mở mương máng thủy lợi dẫn nước tưới ruộng và xây dựng các trạm thủy điện. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Mù Cang Chải là 1500- 2000mm, nhưng lại phân bố không đều. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, cực đại vào tháng 6,7, có tới 112 ngày mưa tập trung 88% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3, khô nhất là vào các tháng 12 và tháng 1. Trong các tháng mùa khô, chỉ có 36 ngày mưa với lượng mưa hơn 200mm (chiếm 12% lượng mưa cả năm), trong khi lượng bốc hơi quá lớn, gần 600mm, gây nên tình trạng khô hạn ở nhiều nơi, nhất là vùng cao, thậm chí nước cho sinh hoạt còn thiếu. Nhìn chung, khí hậu Mù Cang Chải không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Mùa đông thì rét kéo dài, có năm ở một số xã còn có tuyết rơi. Mùa hè thì mưa to, đá lở làm xói mòn đồi núi và sạt lở đường giao thông. Sương muối xuất hiện nhiều vào tháng 1 và tháng 2. Mưa đá thường xảy ra vào cuối tháng 4, tháng 5, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất cũng như đời sống của nhân dân. Thảm thực vật ở Mù Cang Chải cũng rất phong phú về chủng loại. Ở đây, rừng á nhiệt đới núi cao chiếm ưu thế, bao gồm những vùng lá kim chính như pơmu, các loại thông, sa mộc, liều sam xen lẫn với các loài cây lá rộng thuộc họ sổi dẻ và họ đỗ quyên. Lên cao hơn từ độ cao 1800m trở Líp: K55B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 8 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Dung lên, là đai rừng ôn đới trên núi với những loại cây thật quý hiếm như lãnh sam, vân sam, thiết sam, thông mọc xen kẽ. Hệ động vật ở Mù Cang Chải gồm nhiều loài đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới như hổ, báo, nai, hoẵng, sơn dương, mèo rừng, các loại chim, công, trĩ Thế nhưng, do nhiều năm qua, việc du canh du cư, phát rừng làm rẫy của đa số cư dân ở đây và quá trình khai thác bừa bãi đã làm cho diện tích rừng ở Mù Cang Chải ngày càng bị thu hẹp. Tính đến năm 2005, diện tích rừng của Mù Cang Chải chỉ còn hơn 11 000 ha (6216 ha rừng tự nhiên; 5300,92 ha rừng trồng) chiếm 10% tự nhiên toàn huyện. Trong số diện tích rừng tự nhiên ít ỏi đó chủ yếu là rừng thứ sinh với các sa van cỏ, sa van cây bụi. Hiện nay, trong rừng tuy vẫn còn những loại gỗ quý như lát, lim, pơ mu, chò chỉ nhưng khối lượng không nhiều; các loài thú quý như hổ, báo, gấu còn không đáng kể. Về mặt phân chia hành chính thì Mù Cang Chải gồm có 13 xã với 110 bản được tách ra từ một số huyện của các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lào Cai vào ngày 18-10-1957 và cái tên Mù Cang Chải cũng ra đời trong thời gian này. Mù Cang Chải là tên ghép của hai địa danh đầu và cuối của huyện: dãy núi Mù Cang (nghĩa là: núi có nhiều cây khô) ở phía Nam và xã Lao Chải (nghĩa là: nơi ở lâu) ở phía Bắc. Theo thống kê năm 1997, huyện có 4855 hộ với 35295 người, trong đó, dân tộc Hmông chiếm 91,1%, Kinh 3,9%, Thái 3,8% và dân tộc Tày chiếm 1,2%. Được sự đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình như phát triển vùng cao, xây dựng nông thôn mới , nhất là các chương trình định canh định cư kéo dài hơn 30 năm nay, huyện đã xây dựng được một số hồ đập chứa nước, hàng trăm con mương, trong đó có những con mương lớn như mương Dế Xu Phình, Nậm Có, Lao Chải, Chế Cu Nha, Kim Nọi Do địa hình phần lớn là núi cao nên cư dân ở đây, đặc biệt là người Hmông đã cố gắng khai mở các đường mương dẫn nước trên các sườn núi, tạo nên Líp: K55B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 9 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Dung một hệ thống ruộng bậc thang rất ngoại mục, nhất là ở hai khu vực xã Púng Luông và xã La Pán Tẩn. Về mạng lưới giao thông, Mù Cang Chải có quốc lộ 32 chạy qua địa phận của 10 xã (trừ 3 xã là Nậm Có, Nậm Khắt và Chế Tạo) với chiều dài khoảng 60km là con đường huyết mạch giao thông quan trọng nhất. Năm 1971, huyện mở đường Ngã Ba Kim đi Nậm Khắt. Qua nhiều năm, nhiều lần tu bổ, xe cộ đã có thể đi lại trên tuyến đường này. Ngoài ra, Mù Cang Chải còn có hai con đường mòn dân sinh quan trọng là đường Chế Cu Nha đi Nậm Có và Nậm Khắt đi Khao Vai. Nhìn chung, mạng lưới giao thông như vậy đảm bảo việc đi lại của người dân trong vùng. Nhưng do chất lượng của mặt đường còn thấp, chủ yếu là đường đất, thậm chí ngay quốc lộ 32 được rải đá cấp phối nhưng mùa mưa xe cộ đi lại còn rất khó khăn, hạn chế nhiều việc giao lưu trao đổi hàng hóa của nhân dân các xã trong huyện cũng như đối với các nơi khác. Cùng với sự chuyển đổi phương thức quản lý của nhà nước từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, từ cuối những năm 1980 thị trường địa phương đã được hình thành. Huyện đã thành lập ba trung tâm vùng ở ba khu vực: Púng Luông, huyện lỵ và Khao Mang với hệ thống chợ, các cửa hàng bách hóa tổng hợp thuộc nhiều thành phần kinh tế, bước đầu đã đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán của nhân dân trong huyện. Hàng năm, hàng hóa của huyện xuất ra trao đổi với bên ngoài chủ yếu gồm có: sơn trà 2300 tấn, chè búp khô 10 tấn, trâu bò 500 con, ý dĩ 100 tấn, mật ong 6 tấn, nhựa thông 100 tấn. Các dân tộc Mù Cang Chải tuy thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau nhưng đều chung sống xen kẽ. Người dân có thể nói nhiều thứ tiếng của các dân tộc anh em, am hiểu và tôn trọng phong tục tập quán của nhau. Các dân tộc còn có kho tàng văn hóa dân gian phong phú bao gồm hệ thống dân ca, truyện cổ và các loại nhạc cụ khác nhau. Hệ thống lễ hội khá phong Líp: K55B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 10 [...]... lập ở miền núi cao Xã hội có sự phân hóa giai cấp, thường xuyên đấu tranh với âm mưu của chủ nghĩa Đại Hán, nên ý thức cộng đồng, nhất là cộng đồng dòng họ, dân tộc luôn được đề cao… Những đặc điểm này ảnh hưởng và chi phối đến đời sống văn hóa tinh thần của người H'Mông ở đây Líp: K55B - Khoa Lịch sử Hà Nội 23 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Dung Nguyễn Thị Kim Chương 2 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN... THỐNG CỦA DÂN TỘC HMÔNG Ở HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI 2.1 Tín ngưỡng tôn giáo Trong xã hội truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo là một trong những thành tố quan trọng của văn hoá tinh thần, nó tác động mạnh mẽ đến nghệ thuật và văn học dân gian Tín ngưỡng, tôn giáo của người H'Mông ở Mù Cang Chải có nhiều nét tương đồng với các tín ngưỡng, tôn giáo của các tộc người khác Sự khác biệt thường bộc lộ ở. .. Tổ tiên và thổ thần có chi phối đến đời sống tinh thần người H'Mông Tổ tiên gần như bị hoà đồng với các ma nhà, nhiều khi vai trò của tổ tiên không được đề cao bằng “xử ca” hoặc ma cửa “xìa mềnh” Còn thổ thần lại có vai trò khá mờ nhạt, người H'Mông chỉ nhớ đến thần khi phải cầu xin che chở hoặc cúng thần ngày đầu năm Khác với người Việt, người Tày các thần bản mệnh cộng đồng làng của người H'Mông chưa... chung, người trưởng họ của người Hmông có vai trò rất quan trọng, mức độ uy tín của trưởng họ khác nhau Những bậc cha, chú là người giám sát việc làm của trưởng họ Nếu ông ta không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ bị bãi miễn Ý kiến của trưởng họ có trọng lượng nhưng không thể đi lại quyền lợi chung của cả dòng họ Trưởng họ không được hưởng quyền lợi gì ngoài sự kính trọng của các thành viên Ngoài trưởng họ... ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Dung Nguyễn Thị Kim Một hướng khác từ vùng núi phía Nam Lào Cai đến Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Bắc Yên rồi sang vùng núi Mộc Châu Một số nhóm từ Mù Cang Chải chuyển thẳng tới Tủa Chùa, Thuận Châu, Điện Biên Những chặng đường di cư của người H'mông vào Tây Bắc còn được phản ánh trong những bài cúng đưa hồn người chết về với tổ tiên So với các khu vực khác, huyện Mù Cang Chải là... thấy thế giới bên kia của thấy Sa man cũng đơn giản Thế giới trên trời có Chử lầu và các thần sét, thần mưa, thần gió, thần sương mù Các thần linh này là những kẻ phán xét hồn người chết sẽ đầu thai thành người hay súc vật (tuỳ theo đạo đức của từng người khi sống) Trên trời có vườn hoa thơm cỏ lạ Gin-Giang-Ca nhiều hồn người đi dễ bị lạc, mải chơi không về Ở trên trời còn có nơi ở của tổ tiên Quan niệm... Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Dung Nguyễn Thị Kim 1.2 Các dạng thức văn hóa cơ bản Trong phần này tôi chỉ xin giới thiệu sơ lược về một số dạng thức văn hóa liên quan đến sinh hoạt vật chất, tổ chức xã hội Riêng về đời sống tinh thần là nội dung chính của luận văn nên tôi sẽ không giới thiệu ở đây Ăn, uống: Nguồn lương thực chủ yếu là ngô, lúa, tùy từng nơi mà đồng bào coi trọng ngô hoặc lúa Người H'mông...Khóa luận tốt nghiệp Dung Nguyễn Thị Kim phú, bao gồm các loại hội xuân như hội xuống đồng, hội “sải sán”, hội mùa thu mừng được mùa ăn cơm mới và hàng loạt các sinh hoạt văn hóa dân gian khác góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa truyền thống các dân tộc ở Mù Cang Chải 1.2 Đôi nét về lịch sử người H'Mông Người Hmông là một trong các dân tộc thiểu số có dân số tương đối đông ở miền Bắc... Đề Chu, Trống Trở, Páo Láu, Háng Áng thuộc xã Hổ Bốn 2 Một số đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội 2.1 Kinh tế Từ khi đến sinh cơ lập nghiệp ở Mù Cang Chải, đồng bào H'mông đã trải qua một quá trình lao động lâu dài để không ngừng biến tài nguyên thiên nhiên thành những của cải vật chất cần thiết đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống Mặc dù có một ít ruộng nước nhưng nguồn sống chính của người Hmông vẫn... thường xuyên, định kì hay theo một nguyên tắc nào Căn cứ vào ba tiêu chí trên, tác giả so sánh việc thờ cúng tổ tiên của người H'Mông so với người Phù Lá, người Tày và người Dao Tiêu chí Người Phù Lá Người HMông Người Tày Người Dao Quan Bố mẹ và anh Ba thế hệ (bố, Bốn thế hệ Chin thế hệ niệm về em trai của bố ông, cụ) tổ tiên Địa điểm Trổ ở cửa sổ Không có Đặt ở gian Đặt ở gian thờ Thời gian gian trong Cúng . và người H'Mông ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái. Chương 2: Đời sống văn hoá tinh thần truyền thống của người H'Mông ở huyện Mù Cang Chải - Yên Bái. Chương 3: Sự biến đổi trong đời sống. ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái trên các khía cạnh chủ yếu của đời sống văn hoá tinh thần đồng thời cũng nêu thêm những nét mới trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc H'Mông Mù Cang. nghiên cứu về Đời sống văn hóa tinh thần của người H'Mông ở huyện Mù Cang Chải – Yên Bái sẽ góp thêm những hiểu biết về người H'Mông nói chung và người H'Mông ở Mù Cang Chải nói