1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858

86 1.1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Lư MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Dưới triều Nguyễn, vào nửa đầu thế kỷ XIX, nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu. Để đảm bảo cho kinh tế nông nghiệp tồn tại và phát triển thì vấn đề ruộng đất là một trong những yếu tố quyết định. Được thiết lập vào năm 1802, trong bối cảnh đất nước vừa trải qua chiến tranh, kinh tế nông nghiệp bị đình trệ, ruộng đất bỏ hoang, nhân dân xiờu tỏn khắp nơi, xã hội rối loạn, an ninh quốc phòng chưa được củng cố vững chắc, đặc biệt ở các vùng biên viễn. Trước thực tế đó, triều Nguyễn đã thực thi những chính sách lớn, nhằm khôi phục ản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nông dân, ổn định xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Một trong những chính sách quan trọng đó là khai hoang, lập đồn điền. Nam kỳ, là một trong những khu vực được chính quyền nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm trong việc khai hoang, lập đồn điền. Bởi vì, cho tới đầu thế kỷ XIX, Nam kỳ là khu vực có đất đai trù phú, màu mỡ, nhưng lại chưa khai thác được nhiều. Bên cạnh đó, dân cư ở đây lại còn thưa thớt. Nam kỳ còn là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, có đường biên giới giáp với Campuchia và vịnh Thái Lan. Nghiên cứu đồn điền ở Nam kỳ nửa đầu thế kỷ XIX, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hon về tình hình kinh tế Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, qua đó đánh giá một cách khách quan về vai trò của triều Nguyễn đối với lịch sử dân tộc thông qua đánh giá vai trò của việc khai hoang, lập đồn điền ở Nam kỳ. Qua việc nghiên cứu đồn điền ở Nam kỳ, giúp chúng ta tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa đồn điền ở Nam kỳ với đồn điền ở Bắc và Trung kỳ. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 1 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Lư Xuất phát từ những mục đích trờn, tụi đó lựa chọn đề tài “ Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Vấn đề khai hoang dưới triều Nguyễn cũng như việc lập đồn điền nói chung trong lịch sử dân tộc đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Trong đó, các nguồn sử liệu về công cuộc khẩn hoang nói chung và khẩn hoang theo hình thức lập đồn điền nói riêng khá đa dạng. Qua quá trình thống kê và sưu tầm tư liệu tôi thấy có một số tác phẩm đề cập đến vấn đề lập đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn. Bộ Đại Nam thực lục, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, NXB Giáo dục, năm 2007. Đây là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại cỏc chỳa Nguyễn và các vua Nguyễn, gồm phần tiền biên và chớnh biờn. Tác phẩm cung cấp những tư liệu lịch sử dưới triều Nguyễn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nội dung của công cuộc khai hoang lập đồn điền cũng được nhắc đến cụ thể, đặc biệt ở vùng đất Nam kỳ. Tuy nhiên do viết theo lối biên niên nên những vấn đề nghiên cứu nằm rải rác không theo hệ thống. Bộ Quốc triều chớnh biờn toỏt yếu, NXB thuận Hóa, Huế, năm 1998. Nội dung của bộ sách này ghi lại những sự kiện lớn dưới các triều triều vua Nguyễn ở mức độ khái quát. Trong đó có đề cập đến những chính sách khai hoang lập đồn điền ở vùng đất Nam kỳ mà chủ yếu là dưới triều vua Minh Mạng và Tự Đức. Bộ Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ do Nội các triều Nguyễn biên soạn, NXB Thuận Hóa, năm 2004. Đây là bộ sách ghi chép khá đầy đủ các sự kiện chính từ đời vua Gia Long đến vua Duy Tân. Trong đó có đề cập tới chính sách lập đồn điền ở Nam kỳ. Từ những năm 50 của thế kỷ XX trở đi, các nhà sử học quan tâm nhiều hơn đến vấn đề ruộng đất và công cuộc khẩn hoang của triều Nguyễn. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Lư Năm 1960, tác giả Phan Huy Lê đã cho xuất bản cuốn sách “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam” tập 3 của NXB Giáo dục. Tác phẩm đã khái quát lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX. Trong đó có giới thiệu về quá trình khai phá vùng đất phía Nam của nước ta từ thời nhà Trần, Hồ, Lê sơ, Lê – Trịnh đến nhà Nguyễn. Tuy Nhiên việc lập đồn điền chỉ được tìm hiểu kỹ ở thời kỳ Lê – Trịnh và chúa Nguyễn. Trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 53/1963, tác giả Chu Thiên cũng giới thiệu bài viết “Chính sách khai hoang dưới triều Nguyễn”. Tác giả đề cập đến chính sách khẩn hoang từ thời kỳ Nguyễn Ánh chiếm giữ Gia Định đến thời kỳ trị vì của vua Tự Đức. Trong các hình thức khai hoang có hình thức đồn điền và kết quả của nó ở mức độ khái quát nhất. Tác giả Nguyễn Thế Anh, năm 1971 cho công bố tác phẩm “Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn” của NXB Sài Gòn. Nội dung cuốn sách giới thiệu về đời sống kinh tế và xã hội của triều Nguyễn, cũng như những tác động của nó đến tình hình chính trị đương thời. Trong đó, vấn đề lập đồn điền và ý nghĩa của nó được tác giả nhấn mạnh trong hai triều vua Gia Long và Minh Mạng. Sau năm 1975, khi đất nước hoàn toàn độc lập thỡ cỏc nhà nghiên cứu cũng có điều kiện để tìm hiểu về nhà Nguyễn cũng như các vấn đề liên quan tới vương triều này. Vì vậy mà các công trình nghiên cứu rất da dạng. Năm 1979, tác giả Vũ Huy Phúc giới thiệu tác phẩm “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX “của NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Trong đó việc thành lập đồn điền ở nửa đầu thế kỷ XIX được trình bày theo các giai đoạn cùng với quá trình trị vì của bốn vị vua đầu triều Nguyễn. Trong mỗi giai đoạn, tác giả đề cập cụ thể cả địa điểm lập đồn điền, lực lượng lao động và kết quả sản xuất trong các đồn điền. Tuy nhiên tác phẩm trình bày rải rác việc lập đồn điền trên toàn quốc còn ở Nam kỳ thì mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu chưa đi vào chi tiết. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 3 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Lư Tới năm 1984, tác giả Sơn Nam đã cho xuất bản cuốn sách “Đất Gia Định xưa” của NXB Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung của cuốn sách giới thiệu về vùng đất Gia Định xưa trong thời kỳ từ thế kỷ XVII đến hết thế kỷ XIX. Trong đó tác phẩm dành một phần trình bày về vị trí và ý nghĩa của việc lập đồn điền ở vùng đất Nam kỳ dưới triều Nguyễn. Trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 2/1984, tác giả Huỳnh Lứa đã cho trình bày bài viết “Mấy nhận xét về cơ cấu sử dụng ruộng đất ở vùng Đồng Nai – Gia Định nửa đầu thế kỷ XIX”. Bài viết giới thiệu về lịch sử khai phá vùng đất Đồng Nai – Gia Định qua các thời kỳ lịch sử từ trước khi chúa Nguyễn tới cho đến thế kỷ XIX. Trong đó có trình bày khái quát về chính sách lập đồn điền của vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức ở Nam kỳ. Cũng trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3/1984, tác giả Vũ Huy Phúc với bài viết “Đồn điền một loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp quan trọng nửa đầu thế kỷ XIX”. Bài viết đã đề cập đến việc lập đồn điền trong giai đoạn trước thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XIX từ 1802 – 1858. Dưới triều Nguyễn hình thức đồn điền được chia theo thời kỳ trị vì của các vị vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ tập trung nhấn mạnh về chính sách lập đồn điền của cả nước trên toàn quốc chưa đi sâu tìm hiểu ở Nam bộ. Cũng trong năm 1984, tác giả Trần Thị Thanh Thanh công bố tác phẩm “Quá trình khai phá vùng đất Nam bộ trong thế kỷ XVII, XVIII” của NXB Đại học sự phạm Hà Nội. Tác phẩm đã trình bày khái quát lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ qua các giai đoạn khác nhau của chúa Nguyễn. Trong đó chương 1 có đề cập đến những tiềm năng để thành lập các đồn điền ở Nam bộ. Năm 1994, tác giả Trần Thị Thu Lương cho ra mắt tác phẩm “Chế độ sở hữu và canh tác ruộng đất ở Nam bộ nửa đầu thế kỷ XIX” của NXB Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm nghiên cứu việc sử dụng và canh tác Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 4 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Lư ruộng đất ở Nam bộ dựa vào nguồn tư liệu địa bạ của triều Nguyễn. Do đó đề cập rất toàn diện về các loại ruộng đất ở khu vực Nam bộ nửa đầu thế kỷ XIX. Trong đó, tác giả có nhắc đến hình thức khẩn hoang lập đồn điền của triều Nguyễn và kết quả của nó thuộc sở hữu trực tiếp của nhà nước. Năm 1997, tập thể tác giả: Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang, Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân, Nguyễn Quang Trung Tuyến đã cho xuất bản tác phẩm “Tình hình nông nghiệp và đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn” của NXB Thuận Hóa. Tác phẩm giới thiệu toàn bộ nền kinh tế nông nghiệp dưới triều Nguyễn từ công tác trị thủy, chính sách ruộng đất của nhà nước đến thực trạng nông thôn Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX. Trong phần 2, tác giả đề cập đến chính sách khai hoang phục hóa của nhà Nguyễn, quá trình thực hiện và kết quả. Trong đó, đồn điền được coi là một biện pháp khai hoang tích cực. Mặc dù vậy thông tin về đồn điền chỉ được trình bày một cách khái quát nhất là ở Nam kỳ. Năm 1999, tác giả Nguyễn Đình Đầu cho ra đời tác phẩm “Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam kỳ lục tỉnh” của NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm thống kê các dạng ruộng đất công điền công thổ ở Nam kỳ trong đó có đồn điền. Tác giả tập trung nhấn mạnh mức thuế trong các đồn điền ở Nam kỳ mà người sản xuất phải đóng góp, cũn cỏc nội dung khác về đồn điền thì chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu. Năm 2000, tác giả Huỳnh Lứa đã công bố công trình “Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam bộ qua các thế kỷ XVII, XVIII, XIX” của NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác phẩm trình bày các chính sách khai hoang của chính quyền nhà nước trong suốt 3 thế kỷ ở Nam kỳ. Trong đó tác giả trình bày những chính sách lập đồn điền của Nguyễn Ánh mà sau này là vua Gia Long. Đồng thời thống kê kết quả của việc lập đồn điền ở Nam kỳ trong từng giai đoạn. Tuy nhiên đồn điền chỉ là một phần nhỏ trong công trình nghiên cứu của giả Huỳnh Lứa nên vấn đề chưa được khai thác nhiều. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 5 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Lư Năm 2002, tập thể tác giả Trần Bạch Đằng, Huỳnh Lứa, Lê Xuõn Diệm cho xuất bản cuốn sách “Nam bộ đất và người” của NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm giới thiệu lịch sử hình thành và đời sống dân cư Nam bộ trong giai đoạn đầu khai phá lập làng cho đến thời kỳ đổi mới của đất nước. Trong tình hình nông nghiệp tác phẩm đề cập đến việc lập đồn điền của các vị vua Nguyễn ở thế kỷ XIX và những đóng góp của nó đối với sự phát triển kinh tế của cả vùng. Năm 2007, tập thể các tác giả: Trần Thị Mai, Cao Tự Thanh, Hồng Duệ, Hoàng Mai cũng cho ra mắt tác phẩm “Lịch sử Gia Định – Sài Gòn từ 1802 – 1875” của NXB Văn hóa Sài Gòn. Tác phẩm giới thiệu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của vùng đất Gia Định – Sài Gòn trong khoảng thời gian 73 năm dưới sự trị vì của các vị vua triều Nguyễn. Trong đó vấn đề lập đồn điền ở Gia Định – Sài Gòn được coi là một trong những biện pháp có ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn lao. Tuy nhiên tác phẩm chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu vị trí và vai trò của việc lập đồn điền chứ chưa tìm hiểu sâu. Ngày mùng 4/5/2006, tại thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra hội thảo khoa học lịch sử Việt Nam về Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam bộ đến cuối thế kỷ XIX. Năm 2009, các báo cáo của Hội thảo được in thành tập “Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam bộ đến cuối thế kỷ XIX” của NXB Thế giới. Trong đó có rất nhiều bài viết về chính sách ruộng đất của nhà nước đối với vùng đất Nam kỳ từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, nhưng không có bài viết nào nghiên cứu sâu về việc lập đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn. Năm 2009, tác giả Mai Tấn Phỳc đó công bố công trình “Chính sách đồn điền dưới triều Nguyễn (1802 – 1883)”. Tác phẩm khái quát chính sách đồn điền trong lịch sử phong kiến và tập trung nghiên cứu những quyết định thành lập đồn điền trong cả nước của các vị vua từ Gia Long Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 6 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Lư đến Tự Đức. Do đó, chưa đi sâu nghiên cứu toàn bộ về việc lập đồn điền ở Nam kỳ trong nửa đầu thế kỷ XIX. Ngoài các tác phẩm kể trên thì vấn đề khai hoang lập đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn còn được đề cập rải rác trong các giáo trình đã được xuất bản như: Đại cương lịch sử Việt Nam tập1, do tác giả Trương Hữu Quýnh chủ biên và Đại cương lịch sử Việt Nam tập 2 của tác giả Đinh Xuõn Lõm chủ biên của NXB Giáo dục, năm 2006. Tiến trình lịch sử Việt Nam của Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, Lịch sử Việt Nam quyển 2, tập 2 của Nguyễn Phan Quang chủ biờn… Như vậy, trong các công trình nghiên cứu kể trên vấn đề lập đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn giai đoạn từ 1802 – 1858 mới chỉ được đề cập ở mức độ khái quát, đơn giản mà chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyờn sõu. Do đó tôi mong muốn nghiên cứu vấn đề “Đồn điền nhà Nguyễn ở Nam kỳ từ 1802 đến 1858” một cách hệ thống và toàn diện dựa trên sự kế thừa thành quả của những người đi trước. 3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 3.1 Đối tượng. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858. 3.2 Phạm vi nghiên cứu. Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu đồn điền ở Nam kỳ . Tức là địa bàn từ Bình Thuận tới mũi Cà Mau. Về thời gian: Khóa luận chỉ nghiên cứu sâu đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn trong giai đoạn từ 1802 đến 1858. Từ khi triều Nguyễn được thiết lập tới khi thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta. 3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề sau: Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 7 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Lư Khỏi quát về vùng đất Nam kỳ từ vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, sông ngòi để thấy được tiềm năng khai phá đất đai của khu vực này. Đây là nền tảng để nhà Nguyễn thi hành rộng rãi việc lập đồn điền ở Nam kỳ. Chính sách khai hoang, quy mô, hình thức, phương thức canh tác và kết quả trong các đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 – 1858. Từ đó làm nổi bật lên nét đặc trưng của hình thức khai hoang lập đồn điền so với các hình thức khai hoang khác. Thông qua việc nghiên cứu đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn rút ra các đặc điểm, đánh giá vai trò của đồn điền đối với tình hình kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng triều Nguyễn. 4. Nguồn tư liệu và Phương pháp nghiên cứu. 4.1. nguồn tư liệu. Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng các nguồn tư liệu chính sau: Tư liệu gốc : Bao gồm các bộ sử do Quúc sử quán triều Nguyễn biên soạn như : Đại Nam thực lục, Quốc triều chớnh biờn toỏt yếu,… Nguồn tài liệu tham khảo : Đó là sách chuyên khảo về kinh tế triều Nguyễn, tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Xuất phát từ đối tượng và nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên cứu, Tôi sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lụgic. Bên cạnh đó, Tôi còn sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá sự kiện…để làm rừ tớnh khách quan khoa học của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. 5. Đóng góp của đề tài. Nghiên cứu đề tài “Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858” góp phần khôi phục lại hoạt động sản xuất trong các đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn qua đó đánh giá được nét tích cực và hạn chế trong chính sách khai hoang lập đồn điền của nhà Nguyễn. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 8 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Lư Đồng thời, những kết quả mà khóa luận nghiên cứu được sẽ là luận cứ cho những nhận định, đánh giá khách quan nhất về những đóng góp của nhà Nguyễn với lịch sử dân tộc mà đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Đề tài còn là nguồn tư liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử triều Nguyễn. 6. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận chia làm ba chương với bố cục như sau: Chương 1: Khái quát về Nam kỳ Chương 2: Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858. Chương 3: Đặc điểm, vai trò của đồn điền đối với kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh triều Nguyễn từ năm 1802 đến 1858. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 9 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Lư NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ Nam KỲ 1.1. Vị trí địa lý, địa hình, đất đai. Nam kỳ là một trong những bộ phận cấu thành lãnh thổ nước ta. Phía Tây giáp với vịnh Thái Lan. Đây là một trong những vũng vịnh kín gió nhất của khu vực Đông Nam Á. Vào thế kỷ thứ VI, phía Tõy Nam kỳ thuộc lãnh thổ của nước Phù Nam nhờ có vị trí giáp vịnh Thái Lan mà Phù Nam đã trở thành một đế quốc hùng mạnh thời cổ đại. Dưới thời nhà Nguyễn, khu vực giáp vịnh Thái Lan này là cảng biển đồng thời là nơi neo đậu tàu thuyền buôn bán của nước ta với bên ngoài. Phía Đông của Nam kỳ giáp biển Đông là điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy và kỹ thuật hàng hải phát triển. Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia, đất nước có lịch sử truyền thống văn hóa lâu đời. Đây là cửa ngõ liên hệ với Campuchia và Thái Lan, Malaysia thông qua mạng đường bộ xuyên Á. Đồng thời có thể kết hợp với cửa ngõ phía Đông liên hệ với các nước trên thế giới thông qua hệ thống cảng biển Sài Gòn, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thị Vải. Việc hình thành cửa ngõ phía Đông và phía Tây đã tạo lập thành hành lang kinh tế Đông – Tây, nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế sôi động trong vùng, đồng thời tạo lên sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào. Nam kỳ cũn cú một mặt tiếp giáp với Tõy nguyên và Nam trung bộ nơi có nguồn đất đai màu mỡ. Với vị trí địa lý thuận lợi, nơi đây từ rất sớm đã thu hút sự quan tâm đầu tư phát triển của chính quyền nhà nước ngay từ thời kỳ cổ đại. Trải qua nhiều thế kỷ, vùng đất Nam kỳ là tài sản quý giá của đất nước đem lại rất nhiều nguồn lợi. Giống như các nước phong kiến khác, nhà Nguyễn cũng muốn mở mang bờ cõi xuống phía Nam. Lúc này, Nam kỳ giữ vai trò là Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 10 [...]... xóm làng, thiết lập hệ thống chính quyền cho vùng đất Nam kỳ nước Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 24 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Lư ta Các vua triều Nguyễn tiếp tục khai phá đất đai, một trong những hình thức khai hoang đó là lập đồn điền Chương 2 ĐỒN ĐIỀN Ở Nam KỲ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN TỪ 1802 ĐẾN 1858 2.1 Khái quát về triều Nguyễn từ 1802 – 1858 2.1.1 Chính trị Bước sang thế kỷ XIX lịch sử chế... [39; tr601] Đối với đồn điền loại hai là loại đồn điền dùng dân thường thì vẫn cho phát triển bình thường Tuy nhiên ngày càng ít được chú trọng hơn vỡ dõn đồn điền bị trưng tập nhằm phục vụ mục đích quốc phòng Nét đặc biệt trong chính sách lập đồn điền của Gia Long là ông cho quân sự hóa toàn bộ đồn điền loại hai ở toàn vùng Gia Định (Nam kỳ) vào năm 1810 Lãnh thổ nước ta dưới triều Nguyễn quá rộng, mà... Chăm ở Nam kỳ ngày nay đã là công dân Việt Nam Đây là một trong những thành phần cư dân có mặt khá sớm và góp phần tích cực vào công cuộc khai phá và bảo vệ vùng đất phía Nam của tổ quốc Việt Nam 1.4 Quá trình khai phá vùng đất Nam kỳ đến 1802 Kể từ khi nền độc lập của dân tộc được khôi phục sau hơn 1000 năm Bắc thuộc các triều đại Lý, Trần, Lờ đó mở mang bờ cõi nước ta vào Nam và dần lấn phần đất từ. .. điền của triều Nguyễn từ 1802 – 1858 2.2.1 Thời Gia Long Thế kỷ XIX mở ra với vương triều Nguyễn – triều đại phong kiến duy nhất thừa hưởng và tổ chức quản lý toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ Lạng Sơn tới Cà Mau Gia Long lên ngôi năm 1802 thiết lập chế độ quõn chủ chuyên chế Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 33 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Lư trung ương tập quyền Kế thừa kinh nghiệm của các triều. .. triển vùng đất này Nam kỳ còn thu hút nhiều thành phần cư dân tới khai phá trong đó có người Việt, người Chăm, Khơmer, người Hoa Người Việt đã nhanh chóng hoà đồng với các cộng đồng cư dân tại chỗ và những cư dân mới đến cùng nhau mở mang, phát triển Nam Bộ thành một vùng đất trù phú Những yếu tố thuận lợi này là cơ sở để nhà Nguyễn cho thi hành việc lập đồn điền trên quy mô lớn ở Nam kỳ vào nửa đầu thế... và Châu Đốc) Từ sau năm 1698, việc di dân vào vùng đất Nam kỳ trở thành một chủ trương lớn của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng trong Lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ trước tiên được viết bởi những lưu dân liều mình vượt biển tìm đất sống từ thế kỷ XVI Trong bước đầu khai phá, để có nguồn nhân lực khai hoang, trồng trọt cỏc chỳa Nguyễn đã cho mộ dân nghèo, dân lưu tán ở Trung bộ, đưa người vào Nam bộ Cùng... nhiên thuận lợi ở Nam kỳ như mưa thuận gió hòa, ớt mưa bão, đất đai màu mỡ đó giỳp cho các đơn vị khai khẩn gia đình có thể khai phá sinh sống đơn lẻ không nhất thiết phải hợp tác, rằng buộc với một cộng đồng ở một nơi cố định Người Việt vào Nam bộ sinh sống từ thế kỷ XVII, lúc này ở đó người gốc Khơmer cổ là đông nhất Dân Nghèo miền Trung đầu tiên tới Nam kỳ tụ cư ở Mô Xoài (Bà Rịa và Đồng Nai) sau... Quảng Nam, Phú Yên Họ Nguyễn cũng sử dụng một phần lực lượng quân đội đồn trú trong việc khẩn ruộng đất ở Trung kỳ và Nam kỳ mới chiếm được của Chân Lạp và Chiêm Thành để giải quyết một phần vấn đề quân lương Những ruộng Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 22 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Lư đất do binh lính khai khẩn đều trở thành quan đồn điền, quan điền trang của nhà nước Trong đó họ Nguyễn. .. giáp ranh với Lào, Cao Miờn, Xiêm Với lực lượng quân đội đóng đồn trú trong các Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 27 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Lư đồn điền được xem như hàng rào chắn bảo vệ đất nước Do đó trong suốt nửa đầu thế kỷ XIX, đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn rất phát triển Trong quan hệ với các nước phương Tây thì vua Nguyễn thi hành chính sách “Bế quan tỏa cảng” hạn chế việc mua... quyền Ngay từ khi Nguyễn Ánh lên ngụi dõn ở khắp vùng từ Hà Tĩnh trở ra đều lần lượt nổi dậy chống triều đình Chỉ trong một vùng Sơn Nam và Hải Dương từ năm 1803 – 1807, tổng trấn Bắc thành đã phải mở trên 30 cuộc tấn công mới tạm đàn áp được Tình hình này xảy ra với cả vùng Đồng Nai – Gia Định Căn cứ vào sử biên niên của nhà Nguyễn, trong 18 năm làm vua, Gia Long phải chứng kiến hơn 50 cuộc khởi nghĩa . đề tài. Nghiên cứu đề tài Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858 góp phần khôi phục lại hoạt động sản xuất trong các đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn qua đó đánh giá được. của khóa luận là đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858. 3.2 Phạm vi nghiên cứu. Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu đồn điền ở Nam kỳ . Tức là địa bàn từ Bình Thuận tới. lập đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn. Năm 2009, tác giả Mai Tấn Phỳc đó công bố công trình “Chính sách đồn điền dưới triều Nguyễn (1802 – 1883)”. Tác phẩm khái quát chính sách đồn điền

Ngày đăng: 23/04/2015, 11:33

Xem thêm: Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w