Thời Gia Long.

Một phần của tài liệu Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858 (Trang 33)

Thế kỷ XIX mở ra với vương triều Nguyễn – triều đại phong kiến duy nhất thừa hưởng và tổ chức quản lý toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ Lạng Sơn tới Cà Mau. Gia Long lên ngôi năm 1802 thiết lập chế độ quõn chủ chuyên chế

trung ương tập quyền. Kế thừa kinh nghiệm của các triều đại trước Gia Long cũng chú trọng đến việc khẩn hoang. Trong đó nhà vua đặc biệt chú trọng đến khu vực Nam kỳ. Cả Gia Long và Minh Mạng đều nhận xét “Nam kỳ đất rộng,

người thưa là khu vực chủ yếu để phát triển chế độ đồn điền” [51; tr91].

Gia Long cho lập đồn điền ở 4 phủ thuộc Gia Định thành: phủ Tõn Bình (tức trấn Phiên An), phủ Phước Long (trấn Biên Hòa), phủ Định Viễn (trấn Vĩnh Thanh), phủ Kiến An (trấn Định Tường) gần như trên toàn vùng Đồng Nai – Gia Định. “Ông giải ngũ một số quân đội cho họ ruộng đất và lập đồn điền mà người đăng tịch là lính và hương chức, là sĩ quan họ sẽ

tòng quân chống thù khi giặc tới” [10; tr154]. Năm 1804, Gia Long quyết

định phát triển đồn điền loại thứ nhất là đồn điền mang tính chất quân sự thuần túy ra toàn tỉnh Quảng Ngãi “Sai Lê Văn Duyệt và Lê Quang Định

biền binh và dân Quảng Ngãi chia ra làm 10 kiên cơ” [39; tr601]. Đối với

đồn điền loại hai là loại đồn điền dùng dân thường thì vẫn cho phát triển bình thường. Tuy nhiên ngày càng ít được chú trọng hơn vỡ dõn đồn điền bị trưng tập nhằm phục vụ mục đích quốc phòng.

Nét đặc biệt trong chính sách lập đồn điền của Gia Long là ông cho quân sự hóa toàn bộ đồn điền loại hai ở toàn vùng Gia Định (Nam kỳ) vào năm 1810. Lãnh thổ nước ta dưới triều Nguyễn quá rộng, mà những vùng đất mới bỏ hoang thường gần biên giới nên để đảm bảo mục đích an ninh quốc phòng, Gia Long cho tất cả các đồn điền loại hai cũng như các phủ huyện ở Nam kỳ đều phải trích ra một nửa số người làm hương binh tại chỗ

Có việc thì làm lính, không có việc thì làm ruộng. Đó là thượng sách để

cùng nhau giữ gìn yên ổn” [39; tr798]. Sở dĩ Gia Long quyết định như vậy

vỡ ụng cho rằng “Chân Lạp và Xiêm La hiềm khích nhau, thì việc võ bị ở biên cương không thể thiếu được. Nếu lại điều động binh ở nơi khác đến thì không quen phong thổ, quyết không bằng dân thổ trước các ngươi biết

Dưới thời Gia Long các đồn điền thường gọi tên theo các tổng huyện sở cho nên rất dễ lẫn lộn tổng xã với tên đồn điền. “Năm Gia Long thứ 16, lại hạ lệnh thành Trấn Tây đất rộng béo tốt, mà còn nhiều chỗ bỏ hoang phải nên chiêu mộ dân binh đem đến nơi khai khẩn. Những lính hiện đang đóng ở đó nhân được lúc này vô sự nờn trớch lấy một nửa để khai những đất

gần trụ sở, vừa cày cấy vừa luyện tập” [29; tr7].

Những quyết định dưới triều vua Gia Long cho thấy lợi ích thiết yếu và lâu dài của chính sách lập đồn điền, nó không chỉ dừng lại trong việc giải quyết khó khăn nhất thời. Gia Long đã cho phát triển thêm đồn điền loại một, giảm nhẹ thóc sưu nhưng quân sự hóa đồn điền loại hai. Một mặt mong mở rộng diện tích thu hút số dân lưu tán vào sản xuất, hòa hoãn được sự đấu tranh của nhân dân. Mặt khác lại phân bố được một số dân đinh tương đối có tổ chức theo thể thức quân đội dưới sự điều khiển của nhà nước vừa lao động vừa chiến đấu.

Một phần của tài liệu Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858 (Trang 33)