Phương thức sử dụng hoa lợi thu được.

Một phần của tài liệu Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858 (Trang 53)

Đồn điền thuộc sở hữu trực tiếp của nhà nước. Trong mỗi loại đồn điền khác nhau thì phương thức sử dụng hoa lợi cũng khác nhau.

Đồn điền do binh lính sản xuất, sản phẩn thu hoạch xong đều được giao nộp vào kho của nhà nước. “Năm Gia Long thứ 3 (1805) số thóc thu hoạch vụ chiêm và vụ mùa ở những ruộng của cơ binh Quảng Ngãi khai hoang thì trừ đi số thóc giống mỗi mẫu 40 thăng, còn bao nhiêu nộp vào

kho nhiều ớt tùy theo” [32; tr100].

Vì vừa đảm nhiệm việc giữ gìn an ninh trong vùng, vừa sản xuất nên lực lượng binh lính được biên chế luân phiên nhau. Để động viên các lực lượng tham gia khai hoang theo phương thức đồn điền, Minh Mạng đưa ra những biện pháp khuyến khích để họ yên tâm sản xuất. Khi bắt đầu tiến hành lập các đồn điền, nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí cho nông dân và binh lính chủ yếu bằng hiện vật như trõu, bũ, nông cụ (trừ đồn điền ở Trấn Tõy cũn được hỗ trợ một số tiền nhất định). Ngay sau khi thu hoạch, trong những năm đầu khi đồn điền mới được thiết lập sản phẩm thu được chưa bị sung công. Vì theo Minh Mạng: “Về việc biền binh khẩn ruộng đã

chuẩn cho được vay mượn để làm mà ăn, chờ sau khi thành ruộng sẽ lấy đó làm lương thực khẩu phần. Đó là cái kế cốt làm đủ lương ăn và đủ quõn lính. Nay nhập cả vào kho cái số mà họ đã khai khẩn cày cấy được, thì lấy gì để khuyến khích người cố sức làm ruộng và còn mong gì là đồng ruộng

ngày được mở mang” [42; tr897].

Vì thế đồn điền ở Quảng Ngãi thỏng 11/1826, cỏc lớnh đồn điền được giữ lại một nửa sản phẩm thu hoạch để chi dùng. Minh Mạng cho rằng: “Thuế khóa nhà nước chẳng phải nhờ số ruộng ấy mà thêm nhiều. Huống chi cho biền binh cơ lục kiên vốn đã canh giữ khó nhọc, lại thêm cày ruộng, thực cũng đáng thương…vậy bắt đầu từ nay, phàm những ruộng khai khẩn không cứ số mẫu sào đẳng hạng, số thóc gặt vụ chiêm, vụ

mùa được bao nhiêu thì lấy một nửa nộp vào kho” [40; tr555].

Những nơi gần biên giới có vị trí quốc phòng quan trọng thì nhà nước lại có chế độ ưu đãi riêng. Đồn điền ở Hà Tiên năm 1835 cho phép

Họ được ăn dùng những thóc gạo, hoa lợi do họ đã làm ra. Đợi sau một,

hai năm thành điền rồi mới lấy thóc lúa, hoa lợi sung làm khẩu lương” [42;

tr561 – 562]. Khi sản xuất ổn định rồi thì những thứ mượn của nhà nước trước đây mới phải trả lại. Đồn điền ở Trấn Tây sau hai năm bị thu thuế, còn đồn điền ở Phỳ Yờn ưu ái hơn“chiếu lệ 3 năm bắt đầu thu thuế” [43; tr576 – 577]. Đặc biệt với đồn điền ở Gia Định, vào năm 1831, Minh Mạng cũn ban cho đặc ân miễn thuế “Tõn Mão, năm Minh Mạng thứ 12 (1831) mùa hạ, tháng 7…tha thuế thõn, thuế dao năm nay cho lính đồn điền, mỗi năm mỗi người phải nộp 1 quan 5 tiền thuế thõn, 2 hộc thóc thuế dao. Lính

Thanh Châu tam đội mỗi người 10 quan tiền thuế dao” [41; tr195]

Đối với binh lính trong hai, ba năm đầu mới khẩn hoang, họ vừa được hưởng lương bằng tiền và hiện vật lại vừa được hưởng cả hoa lợi trên ruộng đất đồn điền của mình. Khi ruộng đã thành thục, ngoài số lúa thuế phải đóng cho nhà nước họ vẫn được hưởng những sản phẩm còn lại trong

đồn điền thậm chí nếu đạt sản lượng cao còn được thưởng tiền. “Nhà nước chia diện tích ruộng đất cho binh lính khẩn hoang thì cho họ được sử dụng tất cả, chỗ nào số thóc thu hoạch được 7 phần thì không được thưởng, còn chỗ nào thu hoạch được từ 7 phần trở lên thì trừ số thóc giống ra, còn bao nhiêu chia làm 10 thành. Những binh lính tham gia khai khẩn nếu là lớnh trỳ phũng của kinh hay của tỉnh phái vẫn được ăn lương thì được hưởng

một thành rưỡi để tỏ sự khuyến khích còn bao nhiêu nộp vào kho” [29; tr8].

Trong thời gian hai năm đầu lính đồn điền khai phá vất vả, ruộng đất này thuộc sở hữu của nhà nước lính đồn điền chỉ được hưởng hoa lợi. Họ không có quyền đem chia, bán, hay nhượng lại những mẫu đất họ làm, chỉ có việc canh gác và nhập ngũ khi có chiến tranh là nghĩa vụ quân sự bắt buộc của lính đồn điền. Ngoài ra họ được hưởng mọi đặc quyền về dân sự như làm Hương chức, buôn bán và đi lại tự do. “Ở hầu hết cả tỉnh Nam kỳ từ Quảng Ngãi đến đảo Cụn Lụn đều có binh đồn điền , mỗi tỉnh khai khẩn được từ vài trăm đến một ngàn mẫu ruộng đặc biệt có nơi làm được 3.000 mẫu” [31; tr100]. Dưới thời Minh Mạng đồn điền ở Nam kỳ thu được những kết quả khả quan và cách thức sử dụng ở mỗi vùng lại khác nhau.

Bớnh thân, Minh Mạng năm thứ 17 (1836), mùa Xuân, tháng giêng

lĩnh của nhà nước 100 hộc thóc giống, đồn điền ở huyện Hà Châu, tỉnh Hà Tiên thu hoạch được 300 hộc” [42; tr897].

“Mậu Tuất, Minh Mạng năm thứ 19 (1838), mùa xuân, tháng hai, binh đồn điền ở Hà Tiên khai khẩn ruộng đất, tất cả được 2.000 mẫu, thu hoạch được hơn 930 hộc thóc, trừ đi lệ trưng thu và liệu để làm giống còn thừa 590 hộc” [43; tr267].

“Kỷ Hợi, Minh Mạng năm thứ 20 (1839, mùa hạ, tháng tư thành Trấn Tây khai khẩn được trên 3.000 mẫu, nhưng ruộng ấy phần lớn bị hạn, lụt tổn hại nên thóc gạo chỉ thu được 4.00 đến 5.000 hộc” [43; tr488].

Cũng năm đó“huyện Tuy Hòa, tỉnh Phỳ Yờn đất hoang nhiều sai dân khai khẩn thành ruộng tất cả được hơn 1.00 mẫu” [43; tr576 – 577].

“Canh Tý, năm Minh Mạng thứ 21 (1840) hai đồn điền Xích Lam ở Biờn Hòa thu được thóc hơn 4.600 hộc, đồn điền An Giang thu được 9.000 hộc”[43; tr664]. “Ở Trấn Tây, ruộng đồn điền có hơn 300 mẫu, thu hoạch được hơn 13.000 hộc, cấp cho binh lính tù phạm hơn 280 hộc, còn bao

nhiêu chứa vào kho” [43; tr842].

Đối với tù phạm 2 năm đầu họ được hưởng tất cả hoa lợi thu được, đến năm thứ ba thì phải nộp một nửa cho nhà nước. “Năm 1840, Minh mạng đặt lệ là một phần ruộng đất do tù phạm khai khẩn có thể đem cấp cho tù nhân hết hạn nếu ở lại đại phương, một phần bán cho dân chúng

làm tư điền, nếu không ai mua thì giao cho dân sở tại làm công điền” [2;

tr158]. Như vậy một bộ phận diện tích đồn điền được chuyển sang làm ruộng công điền của làng xã. Sang thời kỳ Thiệu Trị, nhà vua cũng quyết định chuyển toàn bộ diện tích đồn điền ở các tỉnh Sơn Tây, Định Tường, Khỏnh Hòa và Biờn Hòa sung làm ruộng công.

Năm 1853, triều đình Tự Đức mới giao cho Nguyễn Tri Phương lãnh đạo việc lập đồn điền ở Nam kỳ lục tỉnh. Đến tháng chạp năm Quý Sửu (1853) kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương tõu nói: “Biờn dân Hà Tiên ứng mộ khai khẩn ở Tiền Giang tất cả 500 người, ở Hậu Giang tất cả 435

người đã dồn làm cơ Ninh Biên nhất, nhị, tam” [45; tr295].

Năm 1854, sau gần một năm tiến hành lập đồn điền Nguyễn Tri Phương báo cáo đã thành lập được 25 cơ. Trong đó tình hình phân bố cụ thể các cơ đồn điền như sau:

Gia Định có 6 cơ: Gia Trung, Gia Thuận, Gia Hùng, Gia Nhuệ,

Gia Tráng, Gia Tiệp.

An Giang có hai cơ: An Vũ và An Dũng

Vĩnh Long có 7 cơ: Long Hùng, Long Dũng, Long Tự, long Hựu, Long Minh, Long Nghĩa, long Vinh.

Hà Tiờn cú hai cơ: Hà Kiên, Hà Nghĩa” [45; tr326].

Trong 21 cơ ấy mỗi cơ đều đặt một phó quản cơ, một Hiệp quản, một Hiển ty và 10 suất đội. Riêng những người ứng mộ đi sông Vĩnh Tế thì ở An Giang dồn riêng làm Ninh Biên nhất, nhị, tam, tứ, tổng số 4 cơ. Như vậy toàn bộ Nam kỳ có 25 cơ đồn điền đều do binh lính, dân nghèo và tù phạm khai phá. Các cơ đều mang tên tổng mà cơ đú đó thành lập và mỗi đội cũng lấy tên cơ kèm theo từ đệ nhất đến đệ thập đội. Diện tích khai phá được trong các đồn điền dưới thời Tự Đức là rất lớn. Riờng ở Vĩnh Long là 14.060 mẫu, số dân là 3.515 người. Địa chí tỉnh Vĩnh Long cho biết thời Tự Đức đồn điền được lập khắp các huyện trong tỉnh, nhất là các huyện Vĩnh Bình, Vĩnh Trị, Bảo Hựu, Tân Minh, Trà Vinh.

Như vậy, kết quả thu được trong các đồn điền dưới triều Nguyễn được chia thành nhiều dạng khác nhau. Một bộ phận chuyển thành ruộng đất công làng xã trong thời Minh mạng và hầu hết dưới thời Thiệu Trị, còn lại thì tất cả diện tích đồn điền thuộc sở hữu trực tiếp của nhà nước. Bên cạnh đó sản phẩm thu được trong các đồn điền cũng được nhà nước quy định khác nhau. Trong binh đồn điền ở giai đoạn đầu thì nhà nước thu toàn bộ sản phẩm cày cấy được, tới giai đoạn sau thì chỉ lấy một nửa. Với dân đồn điền thì phải nộp thuế sưu, thuế thân tùy theo quy định của từng triều vua khác nhau. Một số đồn điền được lập ở những vị trí trọng yếu gần biên giới như ở Hà Tiờn, Biờn Hòa thỡ nhà nước lại cho người sản xuất ở đấy được hưởng toàn bộ hoa lợi thu được. Từ năm 1854 đến trước khi thực dân Pháp xâm lược thì không thấy có tài kiệu nào ghi chép thêm về thành quả của việc lập đồn điền dưới triều Nguyễn ở Nam kỳ.

Nhìn lại toàn bộ công cuộc khai hoang lập đồn điền của nhà Nguyễn ta thấy việc lập đồn điền ở Nam kỳ hoàn toàn không xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà nằm trong ý đồ chủ quan của những người đứng đầu nhà nước. Bối cảnh lịch sử đầu thế kỷ XIX đặt ra cho nhà Nguyễn nhiều thách thức to lớn. Bên cạnh những thuận lợi căn bản thì triều nguyễn phải đối mặt với tình hình chính trị thiếu thống nhất trong cả nước rồi nạn dân lưu tán, ruộng đất bỏ hoang và khởi nghĩa nông dân bùng nổ mạnh mẽ. Thực trạng đó buộc nhà Nguyễn phải đưa ra các biện pháp để thoát khỏi khó khăn cả về kinh tế lẫn xã hội, một trong những biện pháp quan trọng là khai hoang lập đồn điền.

Vua Nguyễn cho mở rộng hoạt động lập đồn điền ra khắp các tỉnh Nam kỳ nhất là ở các vùng biên giới, bằng hình thức kết hợp cả hai loại đồn điền do cả ba lực lượng sản xuất là binh lính, dân nghèo và tù phạm cùng tham gia. Dần dần chuyển hóa thành một loai đồn điền có tính chất quân sự để làm việc kinh tế là chính. Phương thức canh tác và hoa lợi thu được trong các đồn điền cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên dù ở hình thức nào thì đồn điền vẫn thuộc sở hữu trực tiếp của nhà nước phong kiến Nguyễn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w