Đối với Quốc phòng, an ninh.

Một phần của tài liệu Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858 (Trang 70)

Vấn đề vựng biờn luụn là vấn đề phức tạp và dành nhiều sự quan tâm của cỏc cỏc vua triều Nguyễn. Vùng biên giới có ổn định thì đất nước mới yên bình, vì vậy việc lập đồn điền đã đồng thời giải quyết được nhiều công việc cùng một lúc. Trong đó, việc bảo vệ vùng biên giới là một trong những lợi ích đồn điền mang lại.

Thứ nhất, góp phần ổn định tình hình an ninh trong nước. Trong quá

trình khai hoang triều Nguyễn đã cố gắng định cư dân chúng ở những vùng quan trọng về mặt quân sự, an ninh vì những nơi này thường là nơi xa xôi hoặc không được yên ổn. Những nơi biên viễn như Trấn Ninh, Châu Đốc, Hà Tiên cũng như những miền đất sa bồi ven biển, cây cối rậm rạp, thuận cho trộm cướp tụ họp, cần phải đặt canh phòng. Đặt những đội lính ở đây

ngay từ đầu nhà nước đã kết hợp với việc tiến hành khai hoang. “Bãi Tiền – Châu hoang vu, bọn phỉ thường lấy đó làm tổ tụ tập. Nay nếu khai phá chỗ ấy không những khả dĩ yên nghiệp dân nghèo mà còn có thể tuyệt hẳn

đẳng ác nữa” [55; tr48]. Khi thành Trấn Tây mới được thiết lập Minh

Mạng đã ý thức được không chỉ phải củng cố trật tự bên trong mà còn phải chú ý cả ý nghĩa của vị trí nơi thiết lập đồn điền. Vì thế “Nhân nay vô sự, tìm cách sửa sang, mới là cái kế lâu dài. Việc cần thứ nhất, đối với dân Man thì vỗ về chiêu tập để cho họ được an cư lạc nghiệp, yên tĩnh lâu dài. Đối với bọn quan phiờn thỡ tùy tài bổ dụng, người nào tài giỏi thỡ tõu xin liệu cho quan chức, khiến họ mộ đạo nghĩa, theo phong hóa, đều biết cảm

kích phấn khởi” [40; tr701].

Dưới triều Tự Đức, Nguyễn Tri Phương đã nhận định: “Đất Nam kỳ liền với giặc mọi, dõn xiờu tỏn nhiều nay mượn điều chiêu mộ để dụ dân về, đốc việc khai khẩn để nuụi dõn ăn, thiệt là một cách quan yếu để giữ

giặc và yờn dõn đú” [38; tr402]. Lập đồn điền là để nhằm tăng cường củng

cố an ninh quốc gia, đặc biệt là khu vực biên giới.

Thứ hai, lập đồn điền có ý nghĩa bảo vệ những vùng biên cương quốc gia, rỏnh được sự nhòm ngó, xâm lược từ bên ngoài. Trong lời tâu của Tôn Thất Phan đã nói lên tầm quan trọng của việc tổ chức khai hoang, xây dựng quốc phòng ở biên giới Nam kỳ “Nay nên cho đóng quân đồn điền, dựng kho chứa thóc ở địa hạt tỉnh ấy (Hà Tiên, An Giang) một là để dự trù quân lương thảo cho đủ, hai là để tập giữ việc biên phòng, rồi nhân đấy chiêu tập dân phiêu bạt, xây dựng thôn ấp. Đõy chớnh là điểm mấu chốt

nhất cho việc chỉnh đốn công việc ngoài biên giới ngày nay” [26; tr63].

Minh Mạng lại cho lập đồn điền ở biên giới giỏp Xiờm để trấn giữ vùng đất này. “Đinh Dậu, Minh Mạng năm thứ 18 (1837), mùa đông, tháng 10. Nay dõn Phiờn mới yên, mà giặc Xiêm chưa hết nom dòm, về việc biên phòng quan trọng không phải là nhỏ, cũng là hàng năm phỏi quõn di canh

giữ giúp, sao bằng chỉnh đốn giúp một phen khó nhọc mà nhàn rỗi, lâu dài chẳng hơn ư?...Mở đồn điền, luyện quõn lính, chứa sắm quân nhu, khí giới thanh thế của ta đã lớn mạnh, giặc ở bên ngoài tất sợ mãi mà không dám

động đến” [43; tr178]. Việc lập đồn điền còn để củng cố an ninh quốc

phòng ở những nơi hải đảo như đảo Cụn Lụn. Nhà nước cấp cho tiền lương dự trữ trong vòng một năm để binh lính cày cấy ở những vùng hải đảo xó xôi. “Bính Thân, Minh Mạng năm thứ 17 (1836), mùa xuân, thỏng2…Nơi ấy lại có nhiều đất bỏ hoang, có thể cày cấy được. Quân lính nhiều khi làm việc tuần phòng hải phận đã nhàn rỗi, sức cho khẩn hoang trồng cấy, giặc biển không dám lại đến, thuyền bán ngày một đông nhiều, sau vài năm tất

thành một nơi vui vẻ, mà việc phòng giữ mặt biển sẽ bền vững được” [42;

tr872-873].

Sang thời kỳ vua Tự Đức năm 1853, cũng cho lập đồn điền ở vùng Ba Xuyên, Tịnh Biên. Nơi đây có ý nghĩa đặc biệt về an ninh quốc gia vì là nơi sinh sống của người Khơmer. Trong cách nhìn của triều đình nhà Nguyễn nơi đây là nơi cần ổn định, nhất là sau cuộc nổi dậy của dân chúng vùng này chống lại triều đình vào khoảng năm 1841 – 1843. Đồn điền được thành lập đã góp phần giúp triều đình kiểm soát và khống chế người Khơmer. Lập đồn điền đảm bảo ổn định vựng biên giới An Giang, Hà Tiên và vùng đất của người Miên ở Vĩnh Long. Lực lượng bán quân sự của đồn điền trợ giúp đắc lực cho quân sĩ triều đình khi giữ thành Trớ Hòa và tham gia các cuộc khởi nghĩa về sau.

Mặc dù việc sản xuất và luyện tập trong đồn điền ở các khu vực trọng yếu biên giới quốc gia đã được nhà nước quan tâm và ưu đãi đặc biệt. Chẳng hạn như ngay từ thời kỳ Minh Mạng đã quyết định không thu thuế ở các đồn điền biờn giới mà cho họ hưởng toàn bộ sản phẩm thu được. Nhưng do sự quản lý không tốt của những người đứng đầu các đồn điền nên sản xuất ở đây không được duy trì ổn định. “Vì nhu cầu giữ gìn biên

giới, tổng đốc An Hà (An Giang – Hà Tiên) là Cao Hữu Dực đã đưa ra nhiều hình thức thúc ép dân, đến nỗi các quan ở Nội các phải can thiệt. Dân làm lâu trong các làng có nếp sinh hoạt thuần thục vẫn khỏe thân hơn

là bị bắt đi nơi khác để làm đồn điền” [55; tr47]. Trong khi đó An Giang

và Hà Tiên là hai tỉnh có nhiều diện tích bỏ hoang và cũng là hai điểm nóng của khu vực biên cương thường xuyên bị giặc Miên và Chân Lạp quấy rối. điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình biên giới. Sự mất ổn định trong các đồn điền làm cho tình trạng binh lính và dân thường sản xuất ở đây thường không chú tâm vào công tác phòng bị đúng như ý đồ của triều đình phong kiến.

Như vậy, việc lập đồn điền có tác dụng nhiều mặt, đa dạng và phù hợp với bối cảnh của đất nước. Vấn đề xã hội và anh ninh quốc phòng được đảm bảo tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Do đó trong một chừng mực nhất định chúng ta có thể thừa nhận đồn điền là một trong những công cụ để củng cố và duy trì sự tồn tại của nhà Nguyễn, là biện pháp tích cực và có hiệu quả. Mặc dù còn tồn tại những hạn chế nhưng phần nào đồn điền cũng có vai trò qua trọng trong xã hội nước ta ở nửa đầu thế kỷ XIX.

* Tiểu kết chương 3:

Hình thức khai hoang lập đồn điền dưới triều Nguyễn ở Nam kỳ trong nửa đầu thế kỷ XIX có ý nghĩa thiết thực và lâu dài. Mở rộng diện tích canh tác, tăng nguồn thu cho nhà nước, giải quyết nạn dân xiờu tỏn, ổn định xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các biện pháp tổ chức khuyến khích trong đồn điền đều thu được kết quả tốt và không phải mọi lực lượng tham gia lao động sản xuất trong các đồn điền đều được đảm bảo quyền lợi. Người dân lao động trong các đồn điền bị biên chế theo thể thức quân đội phải luyện tập quân sự sản xuất gò bó và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhà nước khiến họ bất mãn bỏ trốn. Bên cạnh đó những người phụ trách việc

quản lý đồn điền thường thiếu năng lực, tham nhũng đã làm cản trở và giảm đi kết quả sản xuất trong các đồn điền. Đặc biệt diện tích ruộng đất đồn điền khai phá được cũng vẫn thuộc sở hữu của nhà nước, người dân chịu cực khổ lao động nhưng không được hưởng quyền sở hữu về mỡnh nờn họ không hào hứng sản xuất.

Sở dĩ công cuộc khai hoang lập đồn điền của nhà Nguyễn mặc dù đã được đầu tư chú ý nhưng kết quả vẫn không được như triều đình phong kiến mong đợi là do mâu thuẫn giữa chủ trương muốn đẩy mạnh khai hoang nhằm các mục tiêu kinh tế, quân sự và ổn định tình hình xã hội với chủ trương duy trì và mở rộng hỡnh thức sở hữu công của nhà nước. Vì thế không tạo được lực đẩy khuyến khích người dân và làm giảm hiệu quả của công cuộc khai hoang lập đồn điền.

KẾT LUẬN

Trong lịch sử dựng nước và giữa nước của nhân dân ta, ngay từ đầu khai hoang nhằm mở rộng địa bàn cư trú và diện tích canh tác là một hoạt động kinh tế - xã hội có vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Chế độ đồn điền trong nửa đầu thế kỷ XIX đã góp phần củng cố nền thống trị của nhà nước phong kiến. Không chỉ có tác dụng về mặt kinh tế xã hội mà còn cả an ninh quốc phòng.

Lịch sử khai khẩn đất đai, sản xuất nông nghiệp ở vùng đất Nam kỳ mới thực sự bắt đầu được đẩy mạnh kể từ khi Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh năm 1698 vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh dinh vùng đất này thành lập phủ Gia Định. Chỉ hơn một thế kỷ sau, nơi đây đã trở thành vựa lúa khổng lồ của cả xứ Đàng trong. Không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực cho dân cư tại chỗ mà còn có thể cung cấp một lượng lương thực để xuất khẩu đến các điạ phương phía Bắc và ra cả nước ngoài. Kế thừa kinh nghiệm của các triều đại trước nhà Nguyễn ngay từ khi lên thiết lập vương triều cũng rất chú ý đến công tác khai hoang ở vùng đất Nam kỳ.

Hơn nữa, vào nửa đầu thế kỷ XIX, đứng trước những khó khăn lớn của đất nước, nhà Nguyễn với cương vị đại diện cho giai cấp thống trị đã cố gắng nỗ lực đẩy mạnh khai hoang, phục hóa nhằm ổn định cuộc sống của nhân dân, phát triển sản xuất nông nghiệp. Điều này xuất phát từ lợi ích rất căn bản của nhà nước và giai cấp thống trị đương thời. Với mục đích “Khai ruộng hoang để yên nghiệp dõn nghốo” hoàn toàn phù hợp với tình thế lúc bấy giờ, góp phần duy trì được trị an, đưa dân lưu tán về sản xuất, tăng thu nhập cho nhà nước cả về thuế người và thuế ruộng đất. Chớnh sách khai hoang dưới triều Nguyễn được coi như quốc sách để giải quyết, những khó khăn cấp thiết đã được đặt ra sát với thực tế và có được những

biện pháp cụ thể. Vì thế, đồn điền được phát triển rộng rãi ở khắp Nam kỳ với số lượng đông đảo và mỗi địa phương lại có những điều lệ chi tiết, những quy định cụ thể cho thích hợp với tình hình.

Lực lượng lao động và phương thức canh tác trong các đồn điền rất da dạng. Tuy từng loại đồn điền mà áp dụng những phương thức khác nhau. Tất cả dân nghèo, binh lính và tù phạm cũng tham gia sản xuất trong các đồn điền, đặc biệt là ở những nơi biên viễn. Tuy diện tích đất đai khai phá được từ hình thức đồn điền đều thuộc sở hữu trực tiếp của nhà nước nhưng phương thức sử dụng hoa lợi trong từng loại đồn điền lại khác nhau. Điều này làm nên sự khác biệt giữ đồn điền ở khu vực Nam kỳ với Bắc kỳ và Trung kỳ.

Do gặp phải rất nhiều khó khăn nên công cuộc khai hoang lập đồn điền của nhà Nguyễn ở Nam kỳ mặc dù rất phù hợp với nguyện vọng của nhân dân ta lúc đó nhưng vẫn chưa thu hút được đông đảo mọi người tham gia. Cũng vì thế mà song song với quá trình khai hoang tình trạng nông dân lưu tán, ruộng đất bỏ hoang vẫn tiếp tục diễn ra phổ biến. Mặc dù vậy, nhìn một cách tổng quát chính sách và biện pháp của nhà Nguyễn về việc khai hoang lập đồn điền ở Nam kỳ vào nửa đầu thế kỷ XIX mang lại hiệu quả thiết thực và có ý nghĩa lớn trên những phương diện. Diện tích canh tác được mở rộng và tăng nhanh chóng so với các thế kỷ trước. Việc di dân liên tục đến các tỉnh thuộc Nam kỳ và sự gia tăng dân số tự nhiên đã làm cho vùng đất vốn đang còn nhiều tiềm năng, hoang vu, rậm rạp, vươn dần lên thành vùng kinh tế phát triển hiệu lực quản lý của nhà nước trờn vựng đất mới ngày càng được xác lập vững chắc. Đây là thành quả mà nhà Nguyễn đã đạt được trong thời gian trị vì từ năm 1802 đến năm 1858.

Một phần của tài liệu Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w