Sang thời Minh Mạng việc lập đồn điền tiếp tục được thực hiện một cách quy củ hơn với chủ trương và mục đích rõ ràng hơn. Minh Mạng cho lập đồn điền ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh gần biên giới như Hà Tiên, thành Trấn Tây, đảo Cụn Lụn…
Do yêu cầu về trị an và quân sự ở Nam kỳ được đặt lên hàng đầu nên năm 1822, Minh Mạng chuyển toàn bộ 9.703 người dân đồn điền vào ngạch binh lính và đổi tên đồn điền vốn theo tên tổng huyện sở tại thành tờn phiờn hiệu quân đội như sau:
“Tõn Bình đổi thành Gia Bình hiệu gồm 3 hiệu, 22 trại và 750 người Phúc Long đổi thành Gia Phúc gồm 1 hiệu, 4 trại và 130 người Định Viễn đổi là Gia Viễn hiệu gồm 14 hiệu, 142 trại và 6.174 người Kiến An đổi là Gia An hiệu có 8 hiệu, 79 trại và 2.641 người.” [40; tr231].
Đồng thời 48 viờn chỏnh phó đốc suất được bỏ thuế thõn, và thóc sưu. Vậy là toàn bộ dân đồn điền được chuyển thành binh đồn điền và tên gọi theo tên tổng huyện sở tại được đặt lại và ghi theo ngạch binh.
Ngoài ra Minh Mạng còn cho phát triển cỏc quõn đồn điền này ra các tỉnh biên giới hải đảo như Hà Tiên (năm 1855), thành Trấn Tây (năm 1835), Khỏnh Hòa (năm 1836) và đảo Cụn Lụn (năm 1840). Đây là những địa điểm trọng yếu liên quan đến biên giới của nước ta. Vì thế chính sách lập đồn điền ở đây được Minh Mạng rất coi trọng.
Tháng 5/1828, đặt đồn điền ở Trấn Ninh: “Trấn Ninh đất rộng người thưa địa lợi chưa mở hết mà quân lính không có việc gì trông vào người để lấy lương ăn thì làm sao làm kế lâu dài được. Vậy, sai hiệu úy Nguyễn Văn
Lễ đốc suất binh lính cựng tự phạm ra sức làm đồn điền để lấy thóc chứa”
[40; tr738].
Tháng 3/1835, lập đồn điền ở Hà Tiên “đất Hà Tiờn cũn nhiều nguồn lợi, mà nay tỉnh hạt vô sự. Vậy dụ sai tuần phủ Trần Chấn phỏng theo cách đồn điền thời cổ, chọn những chỗ đất có thể cày trồng được, cấp trâu cày và
đồ làm ruộng cho biền binh trá phòng ở đấy” [42; tr562]. “Trần Chấn chọn
được thôn Bình An, xã Mỹ Đức, huyện Hà Châu (gần thành Châu Nham) lấy 50 lính (người Phiên) Hà Tiên ở thành Châu Nham ra cày cấy và 100 người
vào ở hẳn đồn điền Bình An, ngoài thời vụ thì luyện tập” [49; tr55].
Tháng 6/1835, lập đồn điền ở thành Trấn Tây “thành Trấn Tây mới được thiết lập, trong phải trấn áp dân ở biên giới, ngoài phải phòng ngừa giặc láng giềng. Thành này là nơi quan trọng ở biờn thựy…chớnh phải nên
chiêu mộ dân kinh, theo khai khẩn cày cấy và cư trú” [42; tr701].
Tháng 9/1839, lập đồn điền ở tỉnh Phỳ Yên “Huyện Tuy Hòa tỉnh Phỳ Yên nhiều đồng ruộng, vì sông ngòi hơi xa nên bỏ hoang. Thự đốc là
Trong giai đoạn đầu, Minh Mạng chủ trương phát triển đồn điền quân sự loại một nhưng tới giai đoạn sau vẫn cho phép lập đồn điền dõn sự, tuy nhiên ở mức độ ít hơn. Năm 1839, Minh Mạng sai quan các tỉnh Vĩnh Long, Gia Định, Biờn Hòa, Định Tường mộ dân lập đồn điền. Năm 1840, lập đồn điền ở Cụn Lụn “Biền binh vừa canh phòng vừa khai khẩn…Dõn thường, già trẻ, gái trai tới khẩn ruộng cũng được cấp vốn mỗi người 3
quan rưỡi” [21; tr51].
Để phát triển và nâng cao năng suất trong các đồn điền, Minh Mạng đã đưa ra các biện pháp khuyến khích đi kèm với chính sách lập đồn điền để người dân yên tâm sản xuất.
Năm 1835, khi lập đồn điền ở Hà Tiên, nhà nước “cấp trâu cày và đồ làm ruộng cho biền binh trú phòng ở đây khiến họ vừa cày ruộng vừa thao diễn và cho họ được ăn dùng những thóc gạo, hoa lợi do họ làm được” [42; tr526].
Năm 1836, đồn điền ở Trấn Tây cũng nhận được sự hỗ trợ về vật chất như thế nhưng do địa hình ở Trấn Tây gặp nhiều khó khăn trong khai thác nên nhà nước còn cấp cho binh lính, dân nghèo một số tiền gạo
“người nào nguyên là lớnh thỡ hàng tháng cấp cho 5 tiền, một phương
gạo, đến khi thành ruộng thì thôi không cấp nữa”[42; tr1007].
Năm 1837, đồn điền ở Khỏnh Hòa ngoài nhận được sự hỗ trợ về Canh ngưu, điền khí, thóc giống như các đồn điền khác thì còn được nhận thêm sự hỗ trợ về mặt tinh thần “Quan tỉnh thường thân đến khuyên bảo
xem xét”[43; tr46].
Không chỉ hỗ trợ bằng hiện vật như nông cụ, thóc giống vào những năm 1840 Minh Mạng còn thực hiện chính sách ban thưởng bằng tiền cho các đồn điền thu được sản lượng nhiều như:
“Đồn điền ở Khỏnh Hòa khai khẩn được 140 mẫu thu được 2.300
Đồn điền ở Biờn Hũa khẩn được 300 mẫu, thu được 4.600 hộc, thưởng 400 quan.
Đồn điền ở An Giang khai phá được 770 mẫu, thu được 9.00 hộc được thưởng 600 quan.
Đồn điền ở Vĩnh Long khai khẩn được 260 mẫu, sản lượng thu được 2.800 hộc, được thưởng 250 quan.
Đồn điền ở Hà Tiên khẩn được 940 mẫu, thu được 3.900 hộc, được
thưởng 300 quan”[43; tr664].
Như vậy diện tích khai hoang càng lớn thì số lượng tiền thưởng càng nhiều. Trong đó đồn điền ở An Giang được thưởng nhiều nhất. Vua Minh Mạng còn lệnh cho “Cỏc viên tướng quân và Tham tá đều phải hết sức đôn đốc sao cho đất đai ngày càng mở rộng, thóc lúa ngày càng dư dật. Phải kê khai số ruộng khẩn hoang, số lúa thu hoạch và số lính tham gia làm
sỏch tõu trỡnh để vua thưởng, khiến cho mọi người đều cố gắng” [29; tr8].
Vào cuối thời kỳ Minh Mạng hầu hết các tỉnh ở Nam kỳ từ Quảng Ngãi đến Cụn Lụn đều cho lập đồn điền. Vì đây là những nơi có nhiều diện tích đất bỏ hoang mà lại gần biên giới nên việc thiết lập đồn điền ở những khu vực này không những góp phần ổn định những vùng đất mới mà cũn giỳp giữ vững biên giới quốc gia. Chính sách lập đồn điền dưới thời Minh Mạng đạt được những kết quả nhất định và nó góp phần tạo cơ sở cho việc lập đồn điền ở giai đoạn sau.