Phương thức canh tác và chế dộ tô thuế trong các đồn điền.

Một phần của tài liệu Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858 (Trang 48)

Dưới triều Nguyễn, việc lập đồn điền là một trong hai hình thức quan trọng nhất trong công tác khẩn hoang của nhà nước. Vì thế phương thức canh tác và cơ cấu cây trồng ở đây cũng mang những nét đặc trưng riêng. Ở Nam kỳ các vị vua đầu triều Nguyễn cho lập hai loại đồn điền

Loại đồn điền thứ nhất là đồn điền mang tính chất quân sự thuần túy. Loại đồn điền do quân lính chính quy chọn đất đóng doanh trại rồi khai hoang làm ruộng. Trong khi làm ruộng, quõn lính vẫn giữa nguyên phiên chế đội ngũ vì việc luyện tập chiến đấu vẫn là chính, còn việc khẩn hoang chỉ là phụ. Quân lính thay phiên nhau khai hoang cày cấy, chia theo đội ngũ

mà làm và theo kỷ luật quân sự. Mỗi khu đồn điền giao cho một viên võ quan hàm tứ phẩm phụ trách. Trong các đồn điền này binh lính phải đi vỡ hoang, cày cấy 2 vụ 1 năm. Tuy nhiờn cú vựng thì chỉ làm theo thời vụ sau đó để lại một ít người làm tiếp, có khi chỉ làm ruộng vào lúc nhàn rỗi hay vừa cày vừa diễn tập. Tuy nhiên tùy theo điều kiện ở từng nơi, từng địa phương mà cách thức sản xuất trong các đồn điền loại một ở mỗi nơi lại có sự khác nhau.

Thành Trấn Tây và Hà Tiên “Vừa cày cấy vừa luyện tập, cứ 6 tháng

1 lần đổi” [43; tr89]. Còn ở Khỏnh Hòa “Mỗi sở hai suất đội, 100 biền

binh, vụ cày cấy họp lại cùng làm, đến mùa lúa chín lại họp sức thu hoạch, việc xong lại rút về, liệu để một suất đội, 15 lính giữ đồ làm ruộng, thóc

giống và chăn nuôi trâu cày” [43; tr46].

Ở Trấn Tây, năm 1839 “Đến tháng 11,12 chia ra làm hai ban để phòng thủ về mùa đông, sang giêng lại chia làm 4 ban: một ban tại ngũ, 3 ban cho về, cứ hai tháng một lần thay đổi để lúc nhọc, lúc rỗi được đều

nhau”[43; tr547]. Tuy nhiên dù cách thức làm đồn điền khác nhau nhưng

nhiệm vụ chung của đồn điền quân sự là vừa khai hoang, sản xuất nông nghiệp vừa luyện tập.

Trong các đồn điền do binh lính đảm nhiệm, binh lính được cấp phỏt cỏc nông cụ, trâu bò và thóc giống. Vì vừa đảm bảo việc giữ gìn an ninh trong vùng vừa làm việc sản xuất nên họ thường được chia làm 3 đội: hai đội làm việc công hay luyện tập, một đội làm ruộng cứ thế thay phiên nhau. Để lính đồn điền yên tâm sản xuất trong thời gian đầu, đồn điền được miễn mọi loại thuế trong vòng 5 đến 10 năm tùy theo chất lượng của từng loại đất “Đối với lính đồn điền và dân mộ đến lập ấp trong những lý do nhà

nước chỉ định thì khoan hạn 10 năm”[10; tr66].

Loại đồn điền thứ hai là loại đồn điền do dân thường sản xuất. Loại đồn điền này cũng được phiên chế thành đội ngũ như quân đội nhưng chỉ

để làm việc chứ không phải thao luyện để chiến đấu. Mục đích chính của loại đồn điền này là khai hoang cày cấy, chăn nuôi để cung cấp lương thực cho quân lính và những nhu cầu đặc biệt của triều đình.

Đồn điền do dân thường làm có hai loại: một loại do nhà nước lập, một loại do những người có khả năng được triều đình cho phép đứng ra mộ dân lập. Như năm 1853, để công việc đồn điền đạt được hiệu quả cao, Nguyễn Tri Phương huy động tất cả các lực lượng nhân dân ở khắp Nam kỳ lục tỉnh tham gia vào công việc thiết lập đồn điền, nhà nước quy định cụ thể:

Ai mộ được 50 người thì tổ chức thành một đội cho làm chánh đội

trưởng suất đội (Chánh thất phẩm). Về sau, khi cày cấy có kết quả, đội này cải ra thành một ấp, viên suất đội thành ấp trưởng theo quy chế dân sự.

Ai mộ được 500 người thì tổ chức thành 1 cơ (gồm 10 đội) người mộ được đủ một cơ sẽ bổ nhiệm làm cai độ (Chánh lục phẩm) thí sai phó quản cơ. Về sau, cơ này trở thành một tổng, người đứng mộ sẽ trở thành tổng

trưởng, theo quy chế dân sự” [ 45; tr263 – 264].

Với đồn điền loại hai nhà nước chỉ cho vay vốn, thóc giống, nông cụ, trâu bò và sau một thời gian dân đồn điền phải trả lại cho nhà nước. Dần dần do nhu cầu về trị an và quân sự ngày càng lớn nên đồn điền loại hai ở toàn vùng Nam kỳ đều bị quõn sự hóa. Quyết định tháng 3 năm Giáp Tuất (1814) quy định “Dân đồn điền cứ 3 đinh lấy một, đặt làm 5 cơ. Hàng năm

cứ tháng 3 và tháng 11 đến thành thao diễn 1 tháng rồi cho về” [2; tr84].

Sang thời Minh Mạng, năm 1822 thì chuyển toàn bộ 9.703 người dân đồn điền vào ngạch binh lính và đổi tên đồn điền vốn theo tên tổng huyện sở tại thành tờn phiờn hiệu quân đội. Vua Tự Đức cũng áp dụng phương thức này. Vì thế, tuy là đồn điền dân sự nhưng tính chất quõn sự cũng được thể hiện rất rõ nét “Dân đồn điền được chia lập đội ngũ, dồn lại thành cơ, hạn

định mỗi cơ 10 đội, mỗi đội có 50 người” [46; tr98]. Dưới thời Tự Đức,

cấp áo Trung khai và phải luyện tập quân sự. Việc xây dựng đồn điền dân sự nhưng vẫn mang tính chất quân sự đảm bảo cho nhà Nguyễn có được hai lợi ích căn bản của việc lập đồn điền cả về kinh tế, xã hội lẫn chính trị, quân sự.

Trong đồn điền loại hai có hai điểm khác với đồn điền loại một ở việc nộp thóc sưu và việc tuyển mộ dân đồn điền. Trước hết là việc nộp thóc sưu. Nếu như lính đồn điền loại thứ nhất không được hưởng sản phẩm do họ làm ra mà phải nộp hết vào kho thì ở đồn điền loại hai chỉ phải nộp thuế. Như vậy nhà nước chỉ thu của họ một phần khá lớn các nông sản còn một phần họ được sử dụng. Điều thứ hai là việc tuyển mộ dân đồn điền nhà nước luôn khuyến khích các hạng dân ở các làng tuyển mộ người trong đồn điền bằng các lệ khen thưởng, thậm chí chính quyền phong kiến còn áp dụng những biện pháp tuyển mộ hoàn toàn có tính chất mệnh lệnh, cưỡng bức.

Diện tích khai hoang dành cho mỗi người lính trong đồn điền loại một và dân thường trong đồn điền loại hai là từ 2 đến 6 mẫu. Về thõn phận người dân trong đồn điền loại hai ít phải luyện tập quõn sự và chịu trách nhiệm về việc an ninh, chiến tranh nhưng cũng phải biên chế trong tổ chức đội, cơ giống như binh lính. Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nước quản lý dễ dàng hơn.

Chế độ tô thuế trong các đồn điền loại một và loại hai có sự khác nhau rõ rệt, điều này biểu thị thái độ của nhà nước đối với từng loại đồn điền là không giống nhau. Đối với dân đồn điền (đồn điền loại hai) trong thời kỳ đầu quy định mỗi người dân phải nộp thuế mỗi năm 6 hộc. Trong khi thuế ruộng ở Gia Định chỉ phải nộp từ 1 đến 4 hộc. Trước thực trạng đó Gia Long cho giảm thuế bớt đi 2/10 (quyết định năm 1802), sau đó năm 1804 còn giảm tới 4/6 rồi 5/10 (riêng đối với người Hoa và các hạng lão tật trang dân đồn điền). Như vậy từ năm 1802 trở đi “Dân đồn điền mỗi năm mỗi người chỉ phải nộp 2 hộc thúc, dõn đồn điền người Thanh (người Hoa)

nộp 5 hộc thóc, các hạng lão tật trong đồn điền chỉ phải nộp 1 hộc thóc từ

năm 1804” [2; tr83 – 84].

Trong mỗi địa phương mức thuế đồn điền dưới Gia Long có sự khác nhau đối với từng loại thành phần cày cấy ruộng đất đồn điền cụ thể là:

Phân loại Mức thuế

Đơn vị Số lượng

Dân lão đồn điền 1 năm 1 hộc Các đồn điền ở Nam Kỳ Dân thường đồn điền 1 năm 2 hộc Các đồn điền ở Nam Kỳ Dân đồn điền người Hoa 1 năm 5 hộc Các đồn điền ở Nam Kỳ

Như vậy, thông qua mức thuế đối với ruộng đất đồn điền thời kỳ Gia Long có thể thấy đây là mức thuế đã hạ thấp hơn so với thời kỳ cuối thế kỷ XVIII. Năm 1790, khi bắt đầu lập đồn điền ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã quy định dân đồn điền phải nộp 6 hộc/ năm. “Riờng dân đồn điền ở Long Xuyên được cấp phát đồ làm ruộng thì mỗi năm phải nộp 8 hộc/ mẫu, năm 1798 giảm xuống còn 6 hộc. Cũn dõn đồn điền người Phiên và người Hoa ở phủ Ba Sắc và Trà Vinh phải nộp 15 hộc/ năm/ người, sau đó giảm

10 hộc” [31,tr 117].

Sang thời Minh Mạng tô thuế đồn điền được giảm nhẹ rõ rệt so với mức thời Gia Long “Đồn điền ở 4 doanh trực lệ và các doanh trấn: Quảng Ngãi, Bình Định, Phỳ Yờn, Nghệ An giảm bớt 3/10 từ năm 1921. Thời Tự Đức giai đoạn từ 1848 – 1858 đồn điền ở Bình Thuận, Biờn Hòa và các tỉnh

Nam kỳ thu một hộc rưỡi trên một mẫu” [37; tr79].

Với binh đồn điền trong 5 đến 10 năm đầu được miễn mọi loại thuế sau này họ mới phải nộp thuế thõn, thuế ruộng, sưu dịch thì được miễn hoàn toàn. Bên cạnh các biện pháp khuyến khích sản xuất, nhà nước cũng đề ra những hình thức kỷ luật nghiêm khắc để duy trì sự ổn định của đồn

điền. Năm 1855 theo đề nghị của tổng đốc Vĩnh Long – Định Tường là Lờ Đỡnh Lý, triều đình lệnh cho các quan đầu tỉnh cần phải kiểm tra, rá soỏt danh sách lính đồn điền một cách chặt chẽ để có những biện pháp thưởng phạt nghiêm minh.

Thuế ruộng đất đồn điền tùy từng thời kỳ có sự khác nhau, chênh lệch giữa các khu vực, khá phức tạp và có sự biến đổi theo địa phương cũng như theo từng triều vua. “Ở Nam kỳ, thuế đồn điền một năm một người phải nộp cho nhà nước từ 1 hộc đến 5 hộc (1 hộc = 37,4 thăng). Trong khi đó ở vùng Bắc Thành, một người cày ở đồn điền (dân đồn điền) phải nộp thuế 100

bỏt/mẫu (1 bát = 2/3 thăng)” [24, tr 135]. Chế độ tô thuế trong đồn điền

góp phần tăng nguồn ngân sách cho nhà nước.

Một phần của tài liệu Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w