Khái quát về triều Nguyễn từ 1802 – 1858.

Một phần của tài liệu Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858 (Trang 25)

2.1.1. Chính trị.

Bước sang thế kỷ XIX lịch sử chế độ phong kiến nước ta tiếp tục được duy trì và củng cố dưới vương triều Nguyễn. Nhà Nguyễn ra đời và tồn tại không những trong bối cảnh đặc biệt của đất nước mà còn trong tình hình thế giới có nhiều chuyển biến lớn. Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu đã kéo theo sự phát triển của chủ nghĩa thực dân. Hàng loạt các nước châu Á rơi vào ách đô hộ của thực dân và Việt Nam cũng không tránh khỏi mối đe dọa đú. Cỏc vua Nguyễn từ Gia Long (1802- 1819), Minh Mạng (1820 – 1840), đến Thiệu Trị (1841 -1847) và Tự Đức (1848 – 1883) kế tiếp nhau xây dựng và củng cố nền thống trị phong kiến trong bối cảnh khủng hoảng và suy vong đó.

Thành lập và trị vì trong thế kỷ XIX, nhà Nguyễn được thừa hưởng thành quả to lớn của phong trào nông dân Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước, làm chủ một lãnh thổ trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Càu Mau, bao gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ. Đây vừa là điểm thuận lợi để tận dụng củng cố xây dựng đất nước song đó cũng là khó khăn thách thức đặt ra đối với nhà Nguyễn trong quá trình quản lý thống nhất hành chính các cấp. Bên cạnh đó nhiệm vụ lớn mà nhà Nguyễn phải giải quyết là thống nhất sự chia cắt lãnh thổ đất nước sau hơn 200 năm với biết bao sự khác biệt giữa Đàng trong và Đàng ngoài về hệ thống chính trị, tình hình kinh tế và phong tục tập quán. Trách nhiệm của triều Nguyễn lúc này là

phải duy trì sự thống nhất quốc gia, bảo vệ nền độc lập dân tộc và ổn định đời sống nhân dân.

Ngay từ khi lên ngôi, Nguyễn Ánh đã cho thi hành những biện pháp nhằm khắc phục tình hình đất nước sau chiến tranh. Trong chính quyền trung ương vẫn giữ nguyờn cỏc cơ quan cũ như các triều đại trước. Lúc này, Gia Long chưa có điều kiện tập trung quyền hành ở các địa phương về triều đình trung ương. Cả nước chia làm hai khu vực lớn là Bắc thành và Gia Định thành do hai viên tổng trấn và phó tổng trấn cai trị. Vai trò của tổng trấn rất lớn nắm mọi quyền hành chính, tư pháp, quân sự trên một vùng rộng lớn. Sang thời Minh Mạng, chế độ trung ương tập quyền được củng cố, tính chất chuyên chế của nhà nước ngày càng thể hiện rõ thông qua cuộc cải cách hành chính của ông. Năm 1831 – 1832, Minh Mạng bãi bỏ Gia Định thành và Bắc thành cựng cỏc chức tổng trấn và chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Đứng đầu mỗi tỉnh là chức tổng Đốc, dưới tỉnh là Phủ, Huyện, Châu, Tổng, Xã. Chính quyền Tổng – Xã được tổ chức chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lực của nhà nước và giải quyết các khó khăn một cách kịp thời. Đặc biệt có tác dụng tích cực với chính sách khai hoang bởi nó tạo điều kiện cho sự quản lý được dễ dàng. Hệ thống hành chính này gần như không thay đổi cho tới thời kỳ Tự Đức.

Trong nửa đầu thế kỷ XIX nhà Nguyễn ra sức tổ chức, tăng cường lực lượng quân đội để nhằm đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa và tiến hành chiến tranh xâm lấn các nước láng giềng. Tuy nhiên, lực lượng quân đội của nhà Nguyễn nhanh chóng rơi vào tình trạng suy yếu về mọi mặt. Quân đội chia làm 3 bộ phận: Thân binh, cấm binh và tinh binh với khoảng 115.000 bộ binh và 17.6000 thủy binh. Ngoài ra cũn cú một đạo tượng binh mạnh và một lực lượng pháo binh lớn. Nhà Nguyễn cho đỳc khá nhiều súng đại bác, nhưng chỉ bắn được gần và ớt trỳng. Súng đạn bảo quản không tốt thường bị ẩm, bắn ra như bắn đá. Khi giặc đến quá gần, đại

bác bắn không được lại khiêng đi không kịp là một tai họa cho binh sĩ. Trong khi đó tiền lương cấp cho binh lính không đủ ăn, lại còn thường bị cấp trên bớt xén. Tình trạnh binh lính trốn nhập ngũ hoặc đảo ngũ dưới triều Nguyễn ngày càng phổ biến. Triều đình phải ra lệnh trị tội nặng những kẻ man trá thương tật hoặc đảo ngũ nhưng không vì thế mà ổn định tinh thần binh lính. Sang thời Minh Mạng nhất là thời Tự Đức, tình trạng lính đảo ngũ ngày càng nghiêm trọng hơn nữa. Để giải quyết nạn thiếu lương thực cho binh lính nhà Nguyễn thi hành chính sách khai hoang lập đồn điền cho sử dụng sức lao động của binh lính. Họ vừa luyện tập vừa sản xuất để giải quyết một phần lương thực tại chỗ cho mình, đồng thời còn góp phần ổn định tình hình quân sự và giảm chi phí cho ngân sách quốc gia. Việc lập đồn điền là biện pháp hữu hiệu nhất để triều Nguyễn duy trì sự thống trị của mình và đối phó với các thế lực xâm lược dựa vào lực lượng quân đội trong tay.

Với chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, quan hệ bang giao là một vấn đề phức tạp bởi cú thờm sự xuất hiện của các nước phương Tây. Trước hết trong quan hệ với Trung Hoa thì triều Nguyễn vẫn giữ thái độ thần phục một cách mù quáng. Từ vua Gia Long đến Tự Đức đều nhận sắc phong và triều cống nhà Thanh như một nước phiên thuộc. Trong khi đó, nhà Nguyễn lại dùng lực lượng quân sự khống chế Cao Miên đặt thành Trấn Tây bắt Lào thần phục. Quan hệ với Xiêm cũng thất thường, lúc thân thiện hòa hoãn, lúc tranh chấp. Đặc biệt vùng biên giới Tây Nam của nước ta thường xuyên bị quõn Xiờm, Chõn Lạp đánh phá và quấy rối. Chớnh vì mối quan hệ bang giao thiếu vững bền này mà các vị vua triều Nguyễn đã cho thi hành việc lập đồn điền ở các tỉnh biên giới đặc biệt là ở vùng đất Nam kỳ như Trấn Tây, Hà Tiên, An Giang…Đõy được coi là một trong những biện pháp để đảm bảo an ninh quốc gia tại nơi biên viễn giáp ranh với Lào, Cao Miờn, Xiêm. Với lực lượng quân đội đóng đồn trú trong các

đồn điền được xem như hàng rào chắn bảo vệ đất nước. Do đó trong suốt nửa đầu thế kỷ XIX, đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn rất phát triển.

Trong quan hệ với các nước phương Tây thì vua Nguyễn thi hành chính sách “Bế quan tỏa cảng” hạn chế việc mua bán với tàu bè ngoại quốc. Sự giúp đỡ của người Pháp trước đây đã góp phần đáng kể vào việc khôi phục nền thống trị của dòng họ Nguyễn, vì thế Gia Long vẫn để một số tàu buôn Pháp ra vào các cửa biển. Nhưng càng dần về sau thỡ chớnh sách “Bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn càng được thiết chặt hơn. Năm 1825, Pháp xin đặt lãnh sự ở Việt Nam nhưng Minh Mạng từ chối. Anh, Mỹ cố chen chân vào nước ta nhưng cũng không được. Triều Nguyễn coi việc cấm đạo và đóng kín cửa là thượng sách để ổn định trật tự xã hội, ngăn chặn được việc truyền đạo của người nước ngoài và giữ vững nền thống trị của dòng họ mình. Tuy nhiên trên thực tế lại không đem lại kết quả như nhà Nguyễn mong đợi, mặc dù trì hoãn được ít nhiều cuộc xâm lược có thể xảy ra của các nước phương Tây nhưng nhà Nguyễn lại không tận dụng được thời gian, tăng cường sức tự vệ của đất nước nên dẫn đến nguy cơ mất nước ta vào giữa thế kỷ XIX.

Nhìn lại toàn bộ tình hình chính trị của triều Nguyễn trong giai đoạn trị vì của vua Gia Long đến Tự Đức nổi bật hơn cả là sự rối loạn và không thống nhất của một bộ máy nhà nước đang trong giai đoạn suy yếu. Do đó để nâng cao được tiềm lực đất nước, tạo sức mạnh và nền tảng đối phó với thế lực ngoại xâm thì biện pháp hữu hiệu nhất với nhà Nguyễn lúc này là đẩy mạnh khai hoang lập đồn điền. Trước hết là để mở rộng sản xuất, ổn định tình hình lương thực cho quân sĩ để đảm bảo an ninh quốc phòng. Đồng thời còn là cách thức để triều Nguyễn xác lập quyền thống trị của mình ở những vùng đất còn chưa khai phá trong cả nước nhất là vùng đất Nam kỳ.

Nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX đứng trước hàng loạt những vấn đề kinh tế liên quan mật thiết đến cuộc sống nhân dân. Trước mắt là giải quyết hậu quả của loạn lạc và chiến tranh của những thế kỷ trước để lại. Nhà nước và nhân dân phải tập trung vào hai vấn đề lớn là đưa dõn xiờu tỏn trở về với đồng ruộng và tiếp tục trị thủy làm công tác thủy lợi.

Từ năm 1802 đến năm 1806 các trấn Hải Dương, Sơn Tây, Kinh

Bắc, Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ, Hoài Đức, Thỏi Nguyờn, Hưng Hóa, hộ khẩu trên 370 thụn phiờu tỏn đi nơi khác, làm thúc tụ của nhà nước

thiếu hơn 7 vạn hộc, tiền thuế thiếu 11 vạn quan” [36; tr372]. “Từ năm

1817 đến năm 1819 Nghệ An dân phiờu tỏn mất 20 ngàn người. Năm 1822,

năm trấn thuộc Bắc thành và phủ Hoài Đức, dõn phiờu tỏn mất 49 xã” [36;

tr82]. Vào khoảng cuối đời Minh Mạng tổng diện tích đất thực canh của cả nước là 3.949.255 mẫu, trong đó ruộng công chiếm 58.363 mẫu, tức 17%. Nhưng diện tích đất bỏ hoang là 1.313.927 mẫu bằng 33% tổng diện tích ruộng đất. Tình trạng ruộng đất bỏ hoang không những gây nên thiệt hại lớn đối với nền kinh tế của nhà nước mà còn tác động trực tiếp tới đời sống của mỗi người dân.

Bên cạnh đó, nhà Nguyễn còn phải đối mặt với vấn đề trị thủy ở Bắc hà. Nhà Nguyễn cho xây dựng hai loại đê. Đê công là đê của những dũng sụng lớn do Nha đờ chớnh trụng nom. Đê tư là đê của những dũng sụng nhỏ trong phạm vi một tỉnh do quan tỉnh phụ trách. Chính sách đê điều được ban hành rất quy mô và chi tiết nhưng do thiếu phối hợp và quy hoạch chung cùng với tác động của môi trường sinh thái, lụt lội, đê vỡ vẫn liên tiếp xảy ra. “Các năm 1803, 1804, 1806, 1819, 1833, 1840, 1842, 1847, 1856, 1857 hầu như cả vùng đồng bằng Bắc kỳ bị ngập lụt, theo đó là mất

mùa đói kém” [52; tr449].

Hàng loạt những khó khăn liên tiếp buộc nhà Nguyễn phải giải quyết, vào đầu thế kỷ XIX, ruộng công làng xã trên toàn quốc đã bị thu hẹp

nhiều chỉ chiếm 17% tổng diện tích ruộng đất trong cả nước. Nguyờn nhân là do ruộng công dùng phần lớn vào việc cấp ruộng khẩu phần cho quan lại, binh lính, nên số ruộng còn lại để cấp cho nông dân càng ớt, khụng đảm bảo cho người nông dân cày cấy như trước nữa. Trong khi đó ruộng tư lại phát triển và chiếm tỉ lệ lớn “với 2.816.211 mẫu chiếm tỉ lệ 82,92%” [51; tr35]. Đặc biệt vùng Nam Trung bộ và Nam bộ sở hữu tư nhân phát triển rất mạnh, tỷ lệ tư điền lên tới 92% tổng số các loại ruộng đất. Ở miền Bắc, sở hữu tư nhân là 80%, miền Trung là 75%. Năm 1838, Tổng đốc Bỡnh Phỳ là Vũ Xuân Cẩn dâng sớ nói về tình hình ở tỉnh Bình Định “Ở đây do bọn hào phú chiếm đoạt, ruộng công chỉ còn 6.000 mẫu, mà ruộng tư đến

70.000 mẫu” [36; tr377]. Hậu quả của chiến tranh loạn lạc cuối thế kỷ

XVIII làm ruộng đất bỏ hoang nhiều trong khi đó ruộng tư lại càng phát triển làm cho nhà Nguyễn vô cùng khốn đốn trong giai đoạn đầu mới nắm chính quyền. Thực trạng này đẩy nhà Nguyễn vào tình thế phải gấp rút thi hành các chính sách mới để cải thiện tình trạng trên.

Năm 1804, Gia Long đã cho ban hành chớnh sách Quõn điền, về sau được Minh Mạng bổ sung thêm. Theo lệ Quân điền của nhà Nguyễn thì tất cả mọi người đều được chia ruộng công làng xã, từ quan Nhất phẩm cho đến mọi hạng dân thường (Quan Nhất phẩm được 15 phần, Cửu phẩm 8 phần, Lính từ 8 – 9 phần, dân đinh 5 phần rưỡi, người mồ côi đàn bà góa bụa 3 phần). Việc ban hành chính sách Quân điền là một biện pháp nhằm duy trì và bảo vệ ruộng đất công làng xã, lấy đó làm cơ sở để giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội và ổn định tình hình đất nước. Tuy nhiên, chính sách quân điền không có tác dụng đáng kể vì làng nào làm theo tục lệ của làng ấy, dân nghèo vẫn không có ruộng đất. Vì thế nhà Nguyễn chỉ có thể dồn tâm huyết vào chính sách khai hoang để mong giải quyết được những khó khăn trước mắt. Vấn đề phục hóa, khẩn hoang tạo cho nhân dân mảnh đất để cày cấy, sinh sống trở thành một yêu cầu cấp thiết, không thể

trì hoãn hay lơ là được. Ở giai đoạn đầu, nhà nước đã thực hiện chủ trương phục hóa ruộng đất và dần về sau thì thi hành chính sách khẩn hoang. Trong đó, đồn điền là một hình thức khai hoang của nhà nước được thi hành ngay từ đầu triều Nguyễn và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2.1.3. Xã hội

Tình hình kinh tế nụng, cụng, thương nghiệp suy đốn, đình trệ dưới triều Nguyễn đã đẩy các tầng lớp nhân dân mà đại bộ phận những tá điền vào cảnh sống hết sức khổ cực.

Một trong những tai họa thường xuyên đe dọa đời sống người nông dân là nạn tô thuế và lao dịch. Ngạch thuế ở thời Nguyễn hết sức phức tạp, mỗi nông dân ngoài suất thuế nhân đinh, phải đóng tô thuế ruộng đất bằng hiện vật. Những năm mất mùa nhân dân không đủ thóc đóng thuế thì nhà nước áp dụng chế độ “đại nạp” (nộp tiền thay thóc). Biện pháp này nhằm đảm bảo nguồn thu nhập tô thuế của nhà nước, ngay cả khi đời sống nhân dân đang bị nạn đói đe dọa.

Theo luật của nhà Nguyễn thì quy định hàng năm mỗi dân đinh phải chịu 60 ngày sai dịch, nhưng trên thực tế số ngày đó thường tăng lên gấp đôi. Ngay khi Gia Long mới lên ngôi, hàng vạn nhân dân, thợ thủ công và binh lính thường xuyên được điều động đi xây dựng lâu đài, cung điện. Năm 1807, kinh thành Huế vừa xây xong, nhưng Gia Long không vừa ý lại cho sửa chữa hàng chục năm sau. Các vua Nguyễn còn lo xây dựng lăng mộ với quy mô đồ sộ, hao phí rất nhiều tiền của và sức lực của nhân dân.

Bên cạnh đó ngoài nạn lụt lội, vỡ đê xảy ra thường xuyên người nông dân còn chịu những thiên tai, bệnh dịch khác. “Năm 1820 bệnh dịch tả làm chết 206.835 người…trong hai năm 1849 và năm 1850 bệnh dịch tả

lại hoành hành từ Bắc chí Nam làm chết 589.460 người”[36; tr399]. Lúc

sống của họ lại càng thê thảm. Trong các vụ đói năm 1856 – 1857 có đến hàng chục vạn dân ở các tỉnh Bắc kỳ và Trung kỳ chết đói.

Không những thế người dân hàng ngày còn phải chịu sự ức hiếp, bóc lột của nạn cường hào trong thôn xã. Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ sau khi tìm hiểu đời sống nhân dân cũng đã đưa ra đánh giá: “Cái hại quan lại là một, hai phần mười, cái hại hào cường đến tám, chín phần mười. Bởi quan lại chẳng qua chỉ kiếm lợi nhỏ ở giấy tờ, đòi tiền ngoài lệ ở thuế khóa cái hại gần và nhỏ. Việc phát lộ thỡ giỏng cỏch ngay rồi cũng biết hối. Cũn cỏi hại hào cường nó làm con người ta thành mồ côi, vợ người ta thành góa bụa, giết cả tính mạng của người ta, hết cả gia tài của người ta mà

việc không lộ, cho nên cứ công nhiờn khụng kiờng sợ gì” [36; tr361]. Vì

cường hào sống ngay trong xã thôn nên gây tai họa trực tiếp với nông dân. Đời sống cơ cực, thê thảm đã xô đẩy hàng vạn gia đình nông dân bỏ quê hương, làng mạc đi lưu vong, phiờu tỏn. Nạn lưu vong dưới triều Nguyễn trở thành một hiện tượng phổ biến thường xuyên, nhất là ở Bắc kỳ và Trung kỳ. Tình trạng nông dân phiờu tỏn ở hàng trăm xã thôn phản ánh sự bế tắc trong cuộc sống của đông đảo nông dân dưới sự thống trị của nhà

Một phần của tài liệu Đồn điền ở Nam kỳ dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1858 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w