tiểu luận Triều Nguyễn - với vai trò là một triều đại cuối cùng trong lịch sử dân tộc

31 3.4K 14
tiểu luận Triều Nguyễn - với vai trò là một triều đại cuối cùng trong lịch sử dân tộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu Vân MỞ ĐẦU Thời kỳ cỏc cúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX - là một trong những thời kỳ lịch sử dài của dân tộc. Bởi đây là thời kỳ lịch sử đã xảy ra rất nhiều biến cố quyết định đến vận mệnh của lịch sử dân tộc, chính vì vậy mà vương triều nhà Nguyễn không thể tránh khỏi những cách nhìn nhận đánh giá khác nhau, có khi đảo ngược lại của rất nhiều các sử gia nghiên cứu sau này. Mặc dù dưới triều đại Nhà Nguyễn, đã có rất nhiều các bộ chính sử đồ sộ, tiêu biểu như bộ "Đại Nam thực lục" và "Đại Nam liệt truyện". Tuy nhiên, những bộ chính sử này bao giờ cũng được chép theo quan điểm chính thống của vương triều đang trị vì để nhằm tôn vinh công lao, sự nghiệp của vương triều. Nếu đứng trên những quan điểm lịch sử đó chúng ta se có một cái nhìn lệch lạc về sự thật lịch sử như việc: phê phán thế lực đối lập chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, coi lực lượng chống đối Tõy Sơn là "Ngụy Triều"… Chính vì vậy, để có được những quan điểm đánh giá một cách chân thực nhất về vương triều này, chúng ta cần phải tìm hiểu ở tất cả các nguồn sử liệu khác nhau, và phải đứng từ nhiều góc độ khác nhau để nhân thức lịch sử. Cũng đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu của cả sư gia người Việt và một số sử gia nước ngoài. Và tất nhiên, phần lớn các quan điểm này đều chủ yếu theo xu hướng vận dụng phương pháp luận hiện đại. Nhưng dù nghiên cứu một cách chung nhất về triều Nguyễn - với vai trò là một triều đại cuối cùng trong lịch sử dân tộc, hay nghiên cứu cụ thể về từng phương diện của vương triều này thì chúng ta vẫn cần phải có cách nhận xét đánh giá chung nhất - tạo cơ sở khoa học cho những khái quát về lịch sử thời kỳ này. Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 1 Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu Vân Chương 1 VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN CÓ TRÁCH NHIỆM GÌ TRONG VIỆC ĐỂ NƯỚC TA RƠI VÀO TAY PHÁP THẾ KỶ XIX Ðứng ở địa vị của một quốc gia còn nhỏ yếu về mặt kinh tế thì việc bị một nước có nền kinh tế với tiềm lực lớn thôn tính là điều rất dễ thấy trong lịch sử thế giới. Tuy nhiên, lịch sử không phải lúc nào cũng tuân theo một quy luật như vậy. Có quốc gia tuy có một nền kinh tế kém phát triển nhưng vẫn giữ được nền tự chủ của mình. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, việc mất nước là tùy thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể, chứ không phải cứ một quốc gia hùng mạnh se xâm chiếm được quốc gia nhỏ yếu. Vì vậy, mất nước không phải là điều tất yếu. Từ năm 1858, Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống xâm lược trong điều kiện hoàn cảnh khác hẳn với các cuộc chiến tranh chống xâm lược của các triều đại trước. Đứng ở địa vị là một triều đại cuối cùng trong lịch sử dân tộc phải gánh chịu trách nhiệm để đất nước rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Vậy cho đến khi nhà Nguyễn bị mất chủ quyền vào tay thực dân Pháp phải chăng chỉ là một chế độ phong kiến bị khủng hoảng và trên đà suy vong? Có điều này hay không? Và việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? Xung quanh nguyên nhân của việc nước ta bị rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong tai họa khổ đau này là gì trong khi vận mệnh dân tộc đang đứng trước nguy cơ xâm lược? Do xuất phát từ những góc độ nhìn nhận khác nhau, cho đến tận bây giờ, vẫn còn có không ít những ý kiến hoặc trái ngược nhau, hoặc phiến diện, thiếu đầy đủ, rất cần phải những cuộc thảo luận để giải quyết vấn đề này. Bên cạnh những ý kiến mang tính cực đoan: trút tất cả sự hận thù, căm ghét, giận dữ lên triều đình phong kiến nhà Nguyễn, cho rằng nhà Nguyễn là vương triều tối phản động. Nhận xét như vậy đã vô tình kết tội nhà Nguyễn phải Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu Vân chịu trách nhiệm hoàn toàn trước việc để mất nước ta vào tay giặc. Nhưng bên cạnh đó lại có những ý kiến đối lập. Những ý kiến này đã cố tình bênh vực cho nhà Nguyễn, cho rằng việc mất nước ta ở cuối thế kỷ XIX là một tất yếu, thậm chí là "một tai họa cần thiết" thoát khỏi sự trì trệ khùng hoảng của đất nước đang đị vào giai đoạn cuối của chế độ phong kiến. Trước khi tìm hiểu về những nguyên nhân đã khiến cho nước ta rơi vào tay thực dân Pháp, chúng ta cần phải thấy một điều rằng, nguyên nhân khiến chúng ta bị mất nước bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Về nguyên nhân khách quan, đó là yếu tố tư bản chủ nghĩa Vào khoảng thế kỷ XVI, XVII, mầm mống tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhiều ở các nước phương Tây. Chủ nghĩa tư bản ngày cang phát triển thì nhu cầu về thị trường, nguồn nguyên liệu ngày càng trở nên bức xúc hơn. Và trong suốt khoảng thời gian từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI, các nước tư bản phương Tây đó tỡm đường sang phương Đông và tìm mọi cách để đặt quan hệ ngoại giao và từng bước thực hiện kế hoạch thôn tính. Trong cuộc chay đua sang phương Đông đú cú hai kẻ mạnh nhất là Anh và Pháp. Nhưng với sự khôn khéo mềm dẻo và thức thời, một số quốc gia phương Đông vẫn thoát khỏi nanh vuốt của bọn thực dân phương Tây như: Nhật Bản, Thái Lan… Nói như vậy liệu việc Việt Nam mất nước vào tay của thực dân Pháp có phải là không có cách nào tránh khỏi? 1.1 Tinh thần Đoàn kết và ý thức dân tộc - cội nguồn của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ từ thế kỷ XVII - XIX. Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh từ xưa đến nay của dân tộc ta đú chớnh là ý thức đoàn kết dân tộc. Tinh thần này đã theo chúng ta trong suốt cả một quá trình lịch sử. Nhìn lại lịch sử Việt Nam ở các thế kỷ trước, thời Đinh, Lê, Lý, Trần, ông cha ta đã từng bảo vệ được nền độc lập trong những điều kiện hết sức khó khăn.Nhưng từ thế kỷ XVI - XIX, tư tưởng này đã dần mai một đi theo sự khủng hoảng của nhà nước phong kiến lúc bấy giờ. Sự khủng hoảng này đã xuất hiện từ thế kỷ XVIII, khi đất nước lâm vào tỉnh cảnh nội chiến liên miên Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 3 Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu Vân và chia cắt đất nước. Khi đất nước đó cú sự chia cắt, và nhất là khi lại chịu sự thống trị của hai vương triều phong kiến khác nhau thì sự đoàn kết dân tộc lúc này nếu có tồn tại cũng hết sức lỏng lẻo, và hình thức. Tình trạng này kéo dài cho đến khi chịu sự thống trị duy nhất của vương triều nhà Nguyễn thì tinh thần này đã không còn được bền vững như trước được nữa. Trong suốt thời kỳ cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra, chúng ta không ít lần đã có được sự giúp đỡ can thiệp của nước ngoài (Xiêm, Thanh), và chúng ta cũng đã dành được không ít những thắng lợi. Nhưng những thắng lợi này trong tâm tư của người dân Việt Nam là một điều không tương xứng, nó khụng dựng lại được cái khí phách anh hùng, truyển thống dân tộc Việt Nam như các trận Bạch Đằng, Chi Lăng trước đây. Điều đó cũng có nghĩa là ý thức dân tộc, truyền thống dân tộc đã ngày càng mai một đi. Và đến sau thời kỳ chiến tranh Trịnh - Nguyễn, nền kinh tế của chúng ta ngày càng trở nên sa sút. Và đến năm 1802 khi vương triều nhà Nguyễn được tái lập, thì chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào thời kỳ khủng hoảng, suy vong trầm trọng. Cuộc khủng hoảng này được biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội và cả ở nội trị và ngoại giao. Về mặt kinh tế, cuộc khủng hoảng biểu hiện ở việc nhà Nguyễn không thể kiềm chế nổi và không kiểm soát được việc cường hào chiếm đoạt ruộng đất công, ruộng đất tư của nông dân. Nguồn tài sản lớn nhất và cũng là nguồn thu quan trọng nhất của nhà nước là công điền, đã mất gần hết. Dưới thời Gia Long, Minh Mệnh, nhà nước phong kiến đã cố gắng cải cách chế độ ruộng đất, làm thí điểm ở Bình Định, hay việc tổ chức thực hiện "Phộp Quõn Điền" nhằm hạn chế tình trạng bao chiếm ruộng đất của địa chủ, nhưng chính triều đình cũng bất lực. Ruộng công ngày càng bị thu hẹp. Ở ngoài Bắc, có phủ hầu như không có công điền (phủ Thanh Oai), có tỉnh phần nửa số xã không có công điền (Bắc Ninh). Trong Nam, diện tích công điền lại càng ít hơn. Trong số liệu điều tra 1839, tại Bình Định, diện tích ruộng công điền toàn tỉnh chỉ còn từ 6000 - 7000 mẫu, trong khi đó tư điền chiếm tới 70.000 mẫu. Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 4 Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu Vân Như vậy có thể nói dưới triều đại nhà Nguyễn, phần lớn ruộng đất đã thuộc về tay cường hào, địa chủ. Nông dân bị mất đất là chuyện thường tình. Xung đột giữa nông dân và cường hào, địa chủ vì thế ngày càng gay gắt. Sản xuất nông nghiệp ngày càng đình trệ, mặc dù nhà nước lớn tiếng hô hào "trọng nông" nhưng thực tế lại không có biện phỏo gỡ để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Đời sống của nông dân ngày càng trở nên bi đát, làng xóm tiêu điều. Cùng với hoạt động nông nghiệp thì thương nghiệp cũng trở nên bế tắc. Ngay từ năm Gia Long thứ 2, nhà Nguyễn đã cho thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng". Qua các đời Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1840 - 1847), chính sách này vẫn luôn được thi hành. Đặc biệt dưới thời Tự Đức thì chính sách "Bế quan tỏa cảng" càng được thực hiện nghiêm ngặt hơn. Chính sách này đã khiến cho hoạt động giao thương của nhà Nguyễn càng đình trệ, dẫn đến việc nhà nước thiếu mất một nguồn thu đáng kể. Nguồn ngân sách nhà nước không có dẫn đến việc thiếu lính, thiếu trang bị cần thiết để củng cố an ninh quốc phòng. "Bế quan tỏa cảng" còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. cả công nghiệp, nông nghiệp, và thủ công nghiệp, cả nội thương và ngoại thươnghay có thể nói, chính sách "Bế quan tỏa cảng" đã cản trở nghiêm trọng tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước. Về Chính trị, bộ máy chính quyền triều Nguyễn được xây dựng trên cơ sở nền "quân chủ thuần túy, tuyệt đối, không có gì kiểm tra, không có giới hạn nào khác hơn…". Sự lục đục, tranh giành quyền lực trong triều đình vì vậy mà ngày càng căng thẳng. Ngay cả khi Pháp nổ sũng xâm lược cho đến cuối thời Tự Đức (thang7 - 1883), hầu như không lúc nào trong nội bộ triều đình Huế được yên ổn. Ngày 3.8.1864, nổ ra cuộc bạo động ở Huế dưới danh nghĩa của Hồng Tập (em vua Tự Đức); ngày 16.9.1866 bùng nổ cuộc khởi nghĩa cả Đoàn Hữu Trung, Đoàn Tư Trực và Đoàn Hữu Ái ngay tại kinh thành, nhằm lật đổ Tự Đức, đưa Đinh Đạo lên thay; Từ 19.7.1883 đến 19.9.1885, trong vòng 26 tháng, triều đình Huế đã phải thay đổi ngôi vua tới 4 lần. Ở các nơi, giặc giã và khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp, triều đình đã phải cử những tướng giỏi nhất đi đánh dẹptất cả sự lục đục đó trong triều Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 5 Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu Vân đình nhà Nguyễn chỉ muốn chứng tỏ một điều rằng, nội bộ triều đình nhà Nguyễn ngày càng trở nên mục nát, đưa đất nước đến chỗ lâm nguy. Không những thế, bộ máy cai trị ở địa phương cũng ngày càng trở nên quan liêu, ngày càng bất lực, chỉ chăm lo tư hữu cho ban thân mình mà không quan tâm đến đời sống của nhân dân. Sự khủng hoảng về mặt chính trị, cùng với những chính sách sai lầm về mặt kinh tế đã dẫn đến cảnh sức cùng lực kiệt: quân đội không được chú trọng, không có tinh thần phản kháng trong chiến đấu. triều đình lại liên tiếp phạm những sai lầm. Thực hiện những chính sách đối nội và đối ngoại hết sức tiêu cực: cấm đạo, chiến tranh xâm lược với các nước láng giềngnhững việc làm này chỉ càng trỳt thờm nỗi đau khổ lên đầu nhân dân, tạo nên sự thù hằn và chia rẽ giữa nhân dân trong nước cũng như giữa các dân tộc trên bán đảo Đông dươnghậu quả là mâu thuẫn giữa nhân dân lao động và triều đình phong kiến ngày càng trở nên quyết liệt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, làm lung lay đến sự thống trị của cả vương triều, và quan trọng hơn cả đú chớnh là sức mạnh đoàn kết của toàn thể dân tộc - sức mạnh tinh thần của toàn thể dân tộc ta. Như vậy ý thức dân tộc đã ngày càng rõ rệt khi sự khủng hoảng và suy yếu của triều đình phong kiến ngày càng trầm trọng. Và cho đến trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta thì tinh thần dân tộc đó đã không được gắn kết lại, tạo điều kiện cho thực dân Pháp xâm lược nước ta một cách dễ dàng. 1.2 Vương triều nhà Nguyễn đó luụn nghĩ đến việc cầu viện sự giúp đỡ về mặt quân sự từ bên ngoài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mất nước của dân tộc ta mà nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm. Từ xưa đến nay, đất nước có được những thắng lợi trong việc chống giặc ngoại xâm đều xuất phát từ ý thức tự cường. Ý thức độc lập tự chủ càng cao thì nền độc lập tự chủ càng được giữ vững. Nhưng ở Việt Nam, từ thế kỷ XVI - XIX, thì tình trạng phân liệt, phân tranh đã tác động tiêu cực làm cho ý thức dân tộc ngày càng bị sa sút, làm nảy Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 6 Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu Vân sinh sự chia cắt dân tộc ta, nảy sinh một chứng bệnh xưa nay chưa từng có: Đó là việc cầu viện quân sự ngoại bang để giải quyết tranh chấp nội bộ. Từ thế kỷ XVI, hiện tượng này đã diễn ra trên cả nước, vì lợi ích của cá nhân mà họ đã bỏ qua lợi ích của dân tộc: "cõng rắn cắn gà nhà", "rước voi giày mả tổ"…Đến sau này, khi nhà Nguyễn bị quõn Tõy Sơn đánh đuổi, Nguyễn Ánh đã phải cầu viện quõn Xiờm, nhưng cũng đã bị quõn Tõy Sơn đánh cho tan tành vào năm 1783. Sau khi quõn Xiờm thất bại, Nguyễn Ánh trên con đường lưu vong trước sự tấn công của nghĩa quân Tây Sơn, đã phải bám vứu vào tư bản Pháp, trong khi tư bản Pháp đang cùng với các nước tư bản khác chạy đua tìm kiếm thuộc địa trong khu vực Viễn Đông. Và bản Hiệp ước 1787 - Hiệp ước vecxai đã được thiết lập: Nguyễn Ánh đã cam kết cắt Đà Nẵng, Côn lụn cho Pháp, mặc dù sau đó đã không được thực hiện. Nhưng ý đồ cầu viện quân sự từ nước ngoài - mà cụ thể là Pháp vẫn chưa chấm dứt. Vấn đề này, gần đây trong một số cuộc hội thảo cũng đã có ý kiến cho rằng: việc đi cầu cứu ngoại bang chẳng qua cũng chỉ giống như ở nông thôn "cháy nhà van xóm", không đáng bị trách cứ. Trong việc tranh chấp quyền lợi, việc tranh thủ đồng minh cũng là một điều dễ hiểu hợp với lẽ thường. Nhưng vấn đề là ở chỗ thái độ xử lý sau khi đã thắng lợi phải như thế nào để chính kẻ đồng minh giỳp mỡnh không thể lợi dụng được tình hình để mưu lợi. Vì vậy mà vua Gia Long và các vua sau này đều có ý thức cảnh giác cao đối với thế lực của thực dân Pháp. Ngay sau khi đánh bại quõn Tõy Sơn để lên nắm quyền, Gia Long đã "trả ơn" một số người Pháp đã có công giỳp ụng bằng cách giữ lại làm quan trong triều đình, phong quan chức cao cấp, biệt đãi hậu hĩ,…đõy cũng là một trong những cách làm khôn khéo của Gia Long khi ông nhận ra sự nguy hiểm của một số người. Tình hình này được giữ bình ổn trong nhiều năm, nhưng đến khi Minh Mệnh lên thay thì tình hình đã căng thẳng lên rất nhiều. Nhất là từ năm 1831, khi triều đình Huế không công nhận eugene chaigneau là con trai của jean baptiste, chaigneau đã trở về Pháp từ cuối năm 1824 vì tự thấy hoàn toàn bất lực trong nhiệm vụ. Rõ ràng đây là âm Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 7 Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu Vân mưu đen tối của tư bản Pháp đối với Việt Nam từ những thập kỷ đầu cảu thế kỷ XIX. Nhưng tất cả đã chịu sự thất bại thảm hại trước sự cảnh giác đề phòng, cộng với chính sách khôn khéo mà cứng rắn bên trong của các vua Nguyễn. Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận việc Gia Long tranh thủ sự viện trợ của Pháp cũng là một cơ hội tốt cho Pháp, để Pháp ngày càng tăng cường chú ý đến Việt Nam, tìm cách xâm nhập ngày càng sâu bằng hai con đường truyền giáo và buôn bán chờ cơ hội hành động. Vì vậy cũng có thể khẳng định rằng, đó là một nguyên nhân chủ quan dẫn tới cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp vào giữa thế kỷ XIX, một nguyên nhân tuy rằng chủ quan nhưng hoàn toàn ngoài ý muốn của Nguyễn Ánh (Gia Long) khi tranh thủ sự trợ giúp của Pháp. 1.3 Triều đình nhà Nguyễn đã không dự kiến được cuộc chiến tranh của tư bản Pháp và không sẵn sàng bảo vệ cho nền độc lập dân tộc. Từ thế kỷ XVII, XVIII và đến đầu thế kỷ XIX, không có người phương Đông hay một người dân Việt Nam nào hiểu biết gì về phương Tây. Chính vì vậy họ không thể lý giải được, tại sao người phương Tây lại sang phương Đông ngày càng nhiều như vây? Họ đưa nhau sang phương Đông để làm gì họ đều khụng lớ giải được? Họ vẫn chỉ quan niệm rằng: Sang phương Đông xa xôi chủ yếu để giải quyết thỏa mãn tính mạo hiểm vì người phương Tây là người ưa mạo hiểm. Họ không biết rằng chính sự phát triển của nền KTTBCN đặt ra nhu cầu phải có một thị trường rộng lớn và một nguồn nguyên liệu dồi dào. Các thuyền bè phục vụ cho công tác thám hiểm chở theo các giáo sĩ thực hiện công cuộc truyền giáo. Kết hợp hai việc này khiến cho hoạt động này đã trở thành hoạt động phổ biến từ thế kỷ XVIII - XIX. Phương Đông vẫn không hề biết được rằng, đây là những công việc đầu tiên chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh xâm lược. Ở Việt Nam, cả vua quan đều cho rằng: người pháp không có lí do gì để xâm lược nước ta, và bởi vì giữa ta - họ không có xích mích gì với nhau. Nước họ lại ở xa Việt Nam chứ không ở cạnh nước ta như Tống, Minh, Thanh trước đây, nên họ lấy nước ta, cắt đất của nước ta để làm gì? Lúc đó triều đình nhà Nguyễn chỉ ngây thơ cho rằng người Pháp đến Việt Nam chỉ nhằm mục đích: Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 8 Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu Vân muốn cú thờm vài mảnh đất để lập thương điếm buôn bán, thứ hai là mục đích truyền đạo, nếu có gây chiến tranh cũng chỉ là để bồi thường lấy tiền. Chính vì hiểu như vậy mà nhà Nguyễn không hề đề phòng và ý thức được việc phải chống xâm lược, mà nhà Nguyễn chỉ đề phòng xâm chiếm của nhà Thanh. Việc không dự kiến được cuộc chiến tranh xâm lược của phương Tây, nên nhà Nguyễn chỉ chú trọng đến việc đàn áp các cuộc nổi dậy trong cả nước. Nhà Nguyễn cho xây dựng lực lượng quân đội mạnh nhưng lại không có phương pháp đối phó với lực lượng quân sự nước ngoài mà chỉ chủ yếu để chấn ỏp cỏc cuộc khởi nghĩa và của sự xâm chiếm của các nước láng giềng. Các loại vũ khí được trang bị chủ yếu dùng để đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa của nông dân, và những loại vũ khí này quá thô sơ so với vũ khí của phương Tây. Như vậy, nếu có sự chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu thì tất cả sự chuẩn bị đó cũng chỉ là sự chuẩn bị chiến đấu để chống lại các cuộc khởi nghĩa của nông dân trong nước chứ không phải là sự xâm chiếm của ngoại bang. Và nếu có sự xâm lược của ngoại bang thỡ đú cũng chỉ là các ngoại bang ở gần. Với quan niệm sai lầm như vậy, nhà Nguyễn đã không có ý thức trong việc đề phòng, cũng như không hiểu biết gì về nước Pháp, không biết gì về lịch sử văn hóa của nước Pháp, không biết Pháp mạnh yếu chỗ nào để lợi dụng. Vì không biết sức mạnh của Phỏp nờn chúng ta không biết cách đối phó và cũng không biết cách đối phó. Chỉ đến khi Pháp nổ súng xâm lược thì nhà Nguyễn lúc này mới thức tỉnh nhưng đó quỏ muộn. Nền kinh tế sa sút, trong suốt thời Tự Đức, nhất là vào những năm sát trước cuộc chiến tranh, dù chỉ biết được rằng thực dân Pháp đa bước đầu tấn công. Nhưng chính quyền phong kiến đã không những khụng cây dựng được một nền kinh tế phù hợp, trái lại còn làm cho nền kinh tế đình trệ, làm suy thoái nền kinh tế vốn đã vô cùng yếu ớt. Những yêu cầu cấp thiết lúc đó như "khoan thư sức dân", "thực túc, binh cường" đều không hề được đáp ứng. Tình hình đú đó khiến cho nền tài chính bị khô kiệt, thị trường rối ren, dân chúng phẫn nộ. Khi cuộc chiến vừa mới bắt đầu thỡ "quõn và dân, của đã hết, sức đã thiếu". Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 9 Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thu Vân Trong quá trình chỉ đạo chiến tranh, chính triều đình cũng đã thiều hẳn tinh thần, quyết chiến, quyết thắng giặc Pháp. Họ không xác định được đường lối kháng chiến đúng đắn, không đưa ra được một lời kêu gọi mang tính hiệu triệu để đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống và sức mạnh của cả dân tộc. Với tinh thần yếu ớt như vậy đã trở thành một trong những nguyên nhân Pháp xâm chiếm được nước ta. 1.4 Khi quân Pháp tấn công nhưng triều đình Huế lại tuân thủ và thực hiện theo đương lối chủ hòa - đường lối chiến tranh mất nước. Năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Nhưng vì nhiều lí do khiến Pháp phải kéo dài cuộc nội chiến, phải mất 26 năm Pháp mới đặt được ách thống trị. Những đường lối chính trị của Pháp trong thời kì đầu đã chứng tỏ Pháp chưa có quyết tâm muốn đè bẹp bằng được mọi sự phản kháng của triều đình Huế. Bởi lúc này, Pháp phải tham gia rất nhiều cuộc chiến khác nữa, Pháp cần phải giải quyết rất nhiều các cuộc tranh chấp khác nữa. Nhưng rồi Pháp lại mắc phải sự khó khăn lớn về tài chính khi cuộc chiến diễn ra ngay trong nội bộ châu Âu: chiến tranh với nước Anh. Chính vì vậy mà lực lượng quân Pháp ở Việt Nam còn rất mỏng. Nhưng do theo đường lối chủ hòa nên nhà Nguyễn đã không tận dụng được cơ hội trên, mà nhà Nguyễn chỉ suy nghĩ rằng Pháp đến Việt Nam là để lập thương điếm, truyền đạo và nếu co chiến tranh thỡ đú cũng chỉ là đánh để đòi chiến phí. Chúng ta đã phải bồi thường cho chúng không ít tiền, chính điều này đã hình thành tư tưởng chủ hòa chi phối toàn bộ đến đường lối chiến lược, chiến thuật của nhà Nguyễn. Ngay cả quan đại thần Nguyễn Tri Phương cũng chưa bao giờ có ý thức đánh thắng và đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi nước ta. Chiến sự nổ ra vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9.1858 mà mãi tới gần 10 tháng sau (tháng 6. 1859), Cơ mật Viện của triều đình nhà Nguyễn mới họp bàn để tìm cách đối phó. Người bàn hòa, kẻ bàn chiến, có ý kiến không ra hòa, khụng ra chiến, vô số ý kiến xung đột nhau. Chiều theo ý kiến của vua Tự Đức, triều đình vẫn thiên về xu hướng hòa nghị. Nhưng cứ cho hòa chỉ là một sách Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 10 [...]... Thu KẾT LUẬN Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thì triều đại nhà Nguyễn là một trong những triều đại mang lại rất nhiều các vấn đề cần phải tìm hiểu nghiên cứu Bởi đây là vương triều đã trở thành Triều đại nhà Nguyễn - triều đại cuối cùng trong lích sử phong kiến Việt Nam Đây là một trong những triều đại khác với các triều đại trước trong lịch sử phong kiến Việt Nam Bởi triều đại cuối cùng này đã phải... của một số những triều vua này đã phản bội lại lịch sử dân tộc, đồng lõa với ngoại bang Tuy nhiên, lại là một triều đại phong kiến cuối cùng nên trong suốt một khoảng thời gian hơn một thế kỷ, trải qua 13 đời vua, triều này cũng đó cú những đóng góp nhất định đối với lịch sử dân tộc Nhưng xột trờn những vấn đề lịch sử lớn thì việc đánh giá triều đình nhà Nguyễn cho đến nay vẫn còn rất nhiều các quan... "Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI - XIX", Nxb Thế giới, 2008 4 Đinh Xuõn Lõm (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam - tập 2, Nxb Giáo Dục, 2009 5 Đinh Xuõn Lâm, Lịch sử cận - hiện đại Việt Nam: một số chuyên đề nghiên cứu, Nxb Thế giới, 1998 6 Nhiều tác giả, Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới, Nxb ĐHSP, 2005 7 Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ XIX (1802 - 1884),... kết với kẻ thù dân tộc trong việc đàn áp bóc lột nhân dân cả nước Đó là trách nhiệm và cũng là tội lớn của nhà Nguyễn trước dân tộc, trước lịch sử Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử 20 Hà Nội Trường ĐHSP Bài tập điều kiện Vân Nguyễn Thị Thu Chương 2 KHÁI QUÁT NHỮNG QUAN ĐIỂM, NHỮNG Ý KIẾN KHÁC NHAU VỀ ĐÁNH GIÁ VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN 2.1 Giai đoạn (196 0-1 987) Thực tế những ý kiến đánh giá triều Nguyễn có rất... dân Đó cũng là trách nhiệm mà nhà Nguyễn phải chịu trước lịch sử, trước dân tộc ta Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử 29 Hà Nội Trường ĐHSP Bài tập điều kiện Vân Nguyễn Thị Thu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Ngọc Cơ, Phong trào dân tộc trong đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam 1885 - 1918, Nxb ĐHSP, 2007 2 Trần Bá Đệ (chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, Nxb ĐHQGHN, 2002 3 Hội khoa học Lịch sử Việt Nam,... đối mặt với những hoàn cảnh lịch sử rất khác biệt - trước nguy cơ xâm lược của thực dân Phương Tây Và cuối cùng triều đại phong kiến này kéo dài gần một thế kỷ có chủ quyền (1802 -1 884) và hơn một nửa thế kỷ tiếp theo là cỏi búng của chế độ thuộc địa (1884 - 1945) Lúc này chúng chỉ còn được nhìn nhận trong sắc màu ảm đạm của một chế độ chính trị thối nát cùng với sự xuất hiện của một số những triều vua... tiên của bộ Đại Nam thực lục, Viện Sử học miền Bắc đã viết nhận định: "Những sự kiện lịch sử xảy ra trong khoảng thời gian từ Nguyễn Hoàng đến Đồng Khánh (155 8-1 888), những công việc mà các vua (chúa) nhà Nguyễn đã làm trong khoảng thời gian 330 năm ấy, tự chúng tố cáo tội ác của nhà Nguyễn trước lịch sử của dân tộc chúng ta" "Theo lệnh của các vua nhà Nguyễn, bọn sử thần của nhà Nguyễn làm công việc... K18 - Khoa Lịch sử 17 Trường ĐHSP Hà Nội Bài tập điều kiện Vân Nguyễn Thị Thu Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng công cuộc đổi mới cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam vì những cản trở gây khó khăn từ chính triều đình phong kiến nhà Nguyễn là một trong những nguyên nhân đẩy nước ta đến tình cảnh khủng hoảng trầm trọng Nhà Nguyễn phải chịu một phần trách nhiệm về vấn đề này đối với lịch sử dân tộc Bên cạnh đó là. .. đạo thì triều đại nhà Nguyễn đã không đảm nhận được vai trò này Không những thế, Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử 28 Hà Nội Trường ĐHSP Bài tập điều kiện Vân Nguyễn Thị Thu việc thi hành những chính sách phản động, đối lập sâu sắc với quần chúng nhân dân trong cả nước đã khiến cho nước ta ngày càng lỳn sõu vào con đường nhượng bộ, cầu hòa, và cuối cùng là câu kết với kẻ thù thẳng tay đàn áp nhân dân Đó... Lịch sử Việt Nam nhận định, thời kỳ cỏc chỳa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỷ XVI cho đến thế kỷ XIX là một thời kỳ lịch sử đã trải qua những cách nhìn nhận và đánh giá hết sức khác nhau, có những lúc gần như đảo ngược lại Triều Nguyễn được đặt trong “khung” lý thuyết hình thái Kinh tế xã hội là triều đại suy vong, lâm vào khủng hoảng nặng nề, và chịu nhiều phán xét không công bằng Theo ông Nguyễn . pháp luận hiện đại. Nhưng dù nghiên cứu một cách chung nhất về triều Nguyễn - với vai trò là một triều đại cuối cùng trong lịch sử dân tộc, hay nghiên cứu cụ thể về từng phương diện của vương triều. kiện Nguyễn Thị Thu Vân MỞ ĐẦU Thời kỳ cỏc cúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX - là một trong những thời kỳ lịch sử dài của dân tộc. Bởi đây là thời kỳ lịch sử đã. chống xâm lược trong điều kiện hoàn cảnh khác hẳn với các cuộc chiến tranh chống xâm lược của các triều đại trước. Đứng ở địa vị là một triều đại cuối cùng trong lịch sử dân tộc phải gánh

Ngày đăng: 23/04/2015, 11:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan