Việc hướng dẫn và quản lý hoạt động tự học, tựnghiên cứu cho học sinh, sinh viên đã được nhà trường đặt ra, song sựchuyển biến trong cách học của học sinh, sinh viên còn chậm mặc dầu nhà
Trang 1Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ CNH, HĐH của Đảngta,con người được coi vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh
tế –xã hội Để có được thế hệ con người Việt nam mới đáp ứng những yêucầu của sự nghiệp đổi mới trong bối cảnh toàn cầu hóa chúng ta cần có mộtchiến lược giáo dục vừa tiên tiến vừa kế thừa
Chất lượng giáo dục và đào tạo vừa phụ thuộc vào hoạt động dạy củathày nhưng cũng vừa phụ thuộc vào hoạt động học của trò, trong đó hoạtđộng học của trò đóng vai trò rất quan trọng, vì chỉ khi các em tích cực chủđộng tiến hành các hoạt đông nhận thức dưới sự tổ chức, điều khiển củathày thì hoạt động dạy học mới hoàn thành mục đích của mình
Điều 5 Luật giáo dục 2005 quy định: phương pháp giáo dục phải pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, bồidưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê họctập và ý chí vươn lên
Như vậy có thể nói rằng trong hoạt động học tập của học sinh, sinh viênthì khâu tự học là một vấn đề cốt lõi trong quá trình giảng dạy, giáo dục ởnhà trường, đại học, cao đẳng và dạy nghề Vì thế tập thể sư phạm nhàtrường cần phải chó ý đặc biệt tới việc tự học của học sinh, sinh viên
Chóng ta đang bắt tay vào xây dựng một xã hội học tập; trong đó, mỗingười chúng ta cần phải học tập và học tập suốt đời Vì vậy, các em học sinhsinh viên càng cần phải biết tự học, để có thể tiếp thu ngày càng sâu những
Trang 2kiến thức học trong nhà trường và cả sau này khi ra trường các em còn phảithường xuyên tự học.
Mặc khác, trường đại học và cao đẳng và dạy nghề là môi trường hoàntoàn khác so với trường phổ thông, cho nên việc học sinh sinh viên tự học,
tự nghiên cứu dựa trên những kiến thức đã được thầy cô dạy và địnhhướng trên lớp là chủ yếu Điều đó cũng có nghĩa là việc tự học, tự nghiêncứu của học sinh sinh viên sẽ giúp cho chuyên môn của các em càng sâurộng, vững chắc hơn
Hiện nay, hầu hết các trường đại học cao đẳng và dạy nghề trên toànquốc đang xây dựng mục tiêu chuyển hình thức đào tạo từ lấy nội dung làmtrung tâm sang lấy học sinh sinh viên làm trung tâm Do đó, việc tự học củahọc sinh sinh viên lại trở nên cần thiết hơn cả; giúp cho người học chủ độnghơn, làm chủ được quá trình học cũng như thời gian học của mình
1.2 Về thực tiễn:
Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội là một trường mới đượclên hệ cao đẳng từ tháng 9/2006(tiền thân là trường trung học Điện tử - Điệnlạnh Hà Nội, đào tạo chủ yếu là hệ trung cấp và CNKT) Mặc dù có bề dàyhơn 40 năm phát triển, đã được nhà nước tặng thưởng huân chương lao độnghạng nhất Nhưng trong thực tế kinh nghiệm dạy cho học sinh,sinh viên hệcao đẳng là vấn đề rất mới Việc hướng dẫn và quản lý hoạt động tự học, tựnghiên cứu cho học sinh, sinh viên đã được nhà trường đặt ra, song sựchuyển biến trong cách học của học sinh, sinh viên còn chậm mặc dầu nhàtrường có nhiều sách tham khảo, sách hướng dẫn ôn tập và tự học nhưng họcsinh sinh viên vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện kỹ năng tựhọc, tự củng cố, trau dồi kiến thức,các em vẫn chưa tin vào khả năng tự họccủa bản thân, vẫn chưa tin vào kết quả tự học mà vẫn ỷ lại vào hoạt độnggiảng dạy của thầy cô Nguyên nhân của tình trạng này một phần lớn là docông tác quản lý dạy - học ở nhà trường chưa được quan tâm đúng mức
Trang 3Hiện nay lượng học sinh, sinh viên vào học các ngành:Viễn thông, Nhiệtlạnh, Công nghệ thông tin ,Tự động hóa ngày càng đông, năm sau tăng hơnnăm trước Nhà trường đã là một địa chỉ đáng tin cậy của thủ đô và đất nước.
Để nhà trường không ngừng phát triển và phấn đấu trở thành trường đại họctrong tương lai thì công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh,sinh viêncần phải được đổi mới triệt để nhằm tạo cho học sinh sinh viên năng lực tựhọc tự nghiên cứu Đó là những đòi hỏi bức bách từ thực tế của nhà trườngnhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo hiện nay và trong tương lai
Vì những lẽ trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Những biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Điện tử Điện lạnh Hà Nội trong bối cảnh phát triển hiện nay”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lýnhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học của học sinh sinh viêntrường Cao đẳng Điện tử Điện lạnh Hà nội
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý hoạt động học của học sinh, sinh viên Trường Cao
đẳng Điện tử Điện lạnh Hà nội
3.2 Đối tượng nghiên cứu.
Những biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên trườngCao đẳng Điện tử Điện lạnh Hà nội
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động học tập của họcsinh, sinh viên trường Cao đẳng Điện tử Điện lạnh Hà nội
4.2 Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý việc học tập của học sinh, sinhviên trường Cao đẳng Điện tử Điện lạnh Hà nội
Trang 44.3 Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinhviên trường Cao đẳng Điện tử Điện lạnh Hà nội.
5 Giả thuyết khoa học
Hoạt động học tập của học sinh, sinh viên là một mặt của quá trình dạy học trong nhà trường, song trên thực tế, nhiều học sinh, sinh viên còn thụđộng, ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của thầy và bạn bè, tính độc lập tínhtích cực và khả năng tự học còn rất yếu Nếu tìm những biện pháp quản lýhữu hiệu, đồng bộ thì sẽ đẩy mạnh được việc học tập của học sinh, sinhviên, từ đó chất lượng dạy - học của nhà trường được nâng cao
-6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu các văn bản có liênquan đến vấn đề nghiên cứu như: sách tài liệu về giáo dục, về quản lý giáodục, về các quá trình dạy và học, tự học, tự nghiên cứu, các văn bản về chủtrương, đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước,các văn bản của ngành về dạy và học, quản lý học tập của sinh viên nhằmxây dựng cơ sở lý luận đề tài
6.2 Các biện pháp nghiên cứu thực tiễn.
6.2.1 Điều tra bằng phiếu hỏi:
Mục đích: Thu thập ý kiến về hoạt động tự học của sinh viên, và quản lýhoạt đông học của nhà trường
Các phiếu điều tra qua phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, cácphòng, ban chức năng liên quan, các em sinh viên đang học thuộc khoaNhiệt lạnh từ các năm học 2007 - 2008, 2008 - 2009 về hoạt động học vànhững biện pháp được đề xuất
6.2.2 Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học của sinh viên caođẳng của trường
6.3 Xử lý kết quả điều tra thống kê toán học
Trang 57 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Trường Cao đẳng Điện tử Điện lạnh Hà nội có nhiều chuyên ngành
và nhiều khoa trong đó mỗi khoa lại có ba hệ được đào tạo: hệ trung cấpnghề, hệ trung cấp chuyên nghiệp và hệ cao đẳng Do thời gian có hạn, đề tàitập trung nghiên cứu hoạt đông học tập của học sinh, sinh viên các hệ thuộckhoa nhiệt lạnh từ năm học 2007 - 2008 đến năm học 2008 - 2009
Các nghiên cứu điều tra thăm dò ý kiến giáo viên, cán bộ công nhânviên được thực hiện trong toàn trường Cao đẳng Điện tử Điện lạnh Hà nội
nhưng điều tra về hoạt động học tập thì chỉ được thực hiện ở học sinh sinh
viên các khóa từ năm học 2007 - 2008, 2008 - 2009 của khoa Nhiệt Lạnh, ởnhững địa bàn nhất định (lớp học, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập), tùy theonội dung giảng dạy (dạy lý thuyết, hướng dẫn thực hành, thực tập tay nghề)
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động học tập của học
sinh, sinh viên trường Cao dẳng
Chương 2: Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động học tập
của học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Điện tử Điện lạnh Hà nội
Chương 3: Những biện pháp quản lý hoạt động học tập của học
sinh, sinh viên trường Cao đẳng Điện tử Điện lạnh Hà nội
Kết luận và kiến nghị.
Trang 6CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
1.1.1 Trong nước.
Ngay sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Chủ tịch HồChí Minh - vị lãnh tụ thiên tài và kính yêu của dân tộc Việt Nam đã rất quan
tâm đến việc học tập, rèn luyện và tự học Bác đã động viên toàn dân: “Phải
tự nguyện, tự giác xem công việc học tập là nhiệm vụ của người cách mạng,phải cố gắng hoàn thành cho được do đó mà tích cực, tự động hoàn thành kế
hoạch học tập” [39] Người còn chỉ rõ: “Về việc học phải lấy tự học làm
cốt”.[40]
Như vậy vấn đề học tập của học sinh đã được Bác Hồ quan tâm rấtsớm và sau đó được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu từ lâu trong lịch sử giáodục và vẫn còn là vấn đề nóng bỏng cho các nhà nghiên cứu giáo dục hiện tại
và tương lai
Quá trình học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin để tự biến đổimình, làm phong phó tri thức cho bản thân Trong điều kiện ngày nay, thôngtin là tài nguyên của sự học, trí tuệ con người trở thành tài nguyên quý giánhất của một quốc gia dân tộc Mặt bằng dân trí cao, cùng với những đỉnhcao của trí tuệ là điều kiện tiên quyết để một quốc gia dân tộc thắng lợi trongcuộc cạnh tranh khốc liệt mang tính toàn cầu hiện nay Dù ở bất kỳ xã hộinào, học tập cũng luôn là hoạt động cơ bản của con người như Lênin đã dạy
“Học! Học nữa! Học mãi!” Vì vậy, nâng cao chất lượng học tập của học
sinh là mục đích là nhiệm vụ chủ yếu của các nhà trường hiện nay Quản lýhoạt động dạy và học như thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đềđang được các nhà giáo dục và quản lý giáo dục quan tâm
Trang 7Đã có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều hội thảo, nhiều ý kiến chuyên gia
đề cập đến vấn đề quản lý hoạt động học tập của người học ở nhiều khíacạnh khác nhau Sau đây là một vài ví dụ:
Đối với giáo dục phổ thông, với quan điểm lấy người học làm trung
tâm, tác giả Nguyễn Kỳ trong tài liệu của mình đã đưa ra:’’ Mô hình dạy họctích cực’’, ông cho rằng chỉ có bằng cách này mới có thể thóc đẩy học sinh
tự giác học tập [34] Để nâng cao chất lượng dạy và học nghề phổ thông,luận án tiến sĩ của Phạm Văn Sơn đã cho rằng, không chỉ đổi mới cách dạy
mà còn phải đổi mới cách tổ chức buổi học thực hành nghề phổ thông theoquy trình 7 bước nhằm tăng cường tính tự học của học sinh [45]
Đối với lĩnh vực giáo dục đại học, Nguyễn Cảnh Toàn đã đi sâu vào
nghiên cứu năng lực tự học của sinh viên trong nhiều năm, ông khẳng địnhchỉ có phát triển năng lực tự học của sinh viên thì mới giúp họ khám phá racái mới trong khoa học và trong sản xuất
Đối với lĩnh vực dạy nghề, Đặng Danh Ánh trong các công trình
nghiên cứu của mình cho rằng,hoạt động học tập của học sinh học nghề luônluôn gắn kết với quá trình sản xuất kinh doanh, hoạt động này có tính chấthọc tập – sản xuất
Để hoạt động học tập – sản xuất đạt hiệu quả cao cần phải áp dụngphương pháp dạy học mới – dạy học nêu vấn đề vì qua thực nghiệm tác giảnhận thấy phương pháp học tập truyền thống tạo ra lớp học sinh thực hiệnmáy móc các động tác sản xuất nên năng xuất lao động thấp, còn dạy họcnêu vấn đề sẽ tạo ra thế hệ học sinh có tư duy kỹ thuật sáng tạo, năng lực tựgiải quyết tốt các tình huống khó khăn trong sản xuất, vì thế năng xuất laođộng cao [1],[2]
Còng trong lĩnh vực dạy nghề, nếu Nguyễn Viết Sự xây dựng các
tình huống có vấn đề cho môn hóa kỹ thuật thì Nguyễn Lộc xây dựng các bàitoán nêu vấn đề và các bài giảng nêu vấn đề cho môn cơ kỹ thuật, còn tình
Trang 8huống có vấn đề trong môn điện kỹ thuật, rađiô kỹ thuật do Đặng Danh Ánhđảm nhận Công trình nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Hồ lại bàn về công tácquản lý trường nghề – một vấn đề rộng hơn nhiều so với hoạt động học tậpcủa học sinh [26].
Tóm lại có nhiều yếu tố nâng cao hoạt động học tập của học sinh, sinhviên, nhưng việc đổi mới cách dạy và cách học có vai trò rất quan trọng
Từ nhiều góc độ, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu và phân tích hoạtđộng học tập để từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả củahoạt động học tập
Như vậy vấn đề học tập trong quá trình dạy học đã được nhiều tác giảquan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, các tác giả đã chỉ ra vaitrò, tầm quan trọng của hoạt động học tập, các kỹ năng tự học và một số biệnpháp tổ chức hoạt động học tập cho học sinh Tuy nhiên về vấn đề học tậpcủa các trường cao đẳng, đại học và dạy nghề Ýt được các tác giả quan tâm
Do vậy, việc đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về học tập, biện pháp quản lýhoạt động học tập của học sinh, sinh viên là rất thiết thực Đặc biệt trườngCao đẳng Điện tử điện lạnh Hà Nội với nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo nguồnnhân lực cho ngành điện tử điện lạnh góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐHđất nước thì chưa có công trình nghiên cứu nào Chính vì vậy, chúng tôi
chọn đề tài:” Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên
trường Cao đẳng Điện tử điện lạnh Hà Nội trong bối cảnh phát triển hiện
nay” nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà
trường
1.1.2 Ngoài nước.
Trong lịch sử phát triển của giáo dục, học tập là vấn đề đã được quantâm nghiên cứu từ lâu cả về lý luận và thực tiễn nhằm phát huy vai trò tíchcực học tập của người học Song ở từng giai đoạn phát triển của lịch sử vấn
đề học tập được đề cập tới dưới nhiều hình thức khác nhau
Trang 9Ngay từ thời cổ đại, nhiều nhà giáo dục lỗi lạc đã nhận thấy vai tròquan trọng của sự học Khổng Tử (551 - 479 Tr CN) – Nhà giáo dục kiệtxuất thời Trung Hoa cổ đại, trong cuộc đời dạy học của mình luôn quan tâm
và coi trọng mặt tích cùc suy nghĩ của người học Ông từng dạy học trò:
“Không khao khát vì không muốn biết thì không gợi mở cho, không cảm
thấy xấu hổ vì không rõ thì không bày vẽ cho, vật có bốn góc bảo cho biếtmột góc mà không suy ra được ba góc kia thì không dạy nữa” Trong việchọc, ông đòi hỏi học trò phải nghiên cứu, tìm tòi, phải biết kết hợp học vớinghĩ, biết phát huy năng lực sáng tạo của bản thân trong quá trình học tập.Nhà sư phạm lỗi lạc Tiệp Khắc J.A Comenxky (1592 - 1670) - Ông tổ của
nền giáo dục cận đại, đã khẳng định: “Không có khát vọng học tập thì không
thể trở thành tài năng, cần phải làm thức tỉnh và duy trì khát vọng học tậptrong học sinh13,9
Đến thế kỷ XVIII - XIX, các nhà giáo dục nổi tiếng của thế giới như:J.J Rutxô (1712 - 1778), J.H Petstalogi (1746 - 1872), A.L Dixtecvec (1790 -1886), K.Đ Uxinsky (1824 - 1890) trong các tác phẩm nghiên cứu của mình
đã khẳng định: Tự học tập giành lấy tri thức bằng con đường khám phá, tựtìm tòi, tù suy nghĩ là con đường quan trọng để chiếm lĩnh tri thức [19] Trong những năm gần đây, các nước phương Tây nổi lên cuộc cách
mạng tìm phương pháp giáo dục mới trên cơ sở tiếp cận “lấy người học làm
trung tâm” để làm sao phát huy hết năng lực nội sinh của người học Đại
diện cho tư tưởng này là J.Deway, ông cho rằng: “học sinh là mặt trời, xung
quanh nã quy tụ mọi phương tiện giáo dục”[36]
1.2 Một sè khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý và chức năng quản lý
1.2.1.1 Quản lý.
Trang 10Khoa học quản lý đã có một quá trình ra đời và phát triển, đến naykhoa học quản lý đã trở thành một ngành khoa học độc lập, có vai trò tácdụng to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người.
Thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thốngnhất Nó được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở những cáchtiếp cận khác nhau
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “ Quản lý là tác động có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói
chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến”.[43,24]
- Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “ Quản lý là sự tác động liên tục
có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức
quản lý) lên khách thể (đối tượng) quản lý về các mặt chính trị, văn hoá, xã
hội, kinh tế…vv bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện
cho sự phát triển của đối tượng”.[18,7]
- Các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Hoạt
động quản lý là hoạt động có định hướng có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [12,1].
- Theo Harold Koontz: “ Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm
bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân Ýt nhất Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức tổ chức về quản lý là
một khoa học”.[24,33]
- Theo F.F.Aunapu: “Quản lý là mét khoa học và nghệ thuật tác
động vào một hệ thống nhằm mục tiêu biến đổi hệ thống đó.”[3,16].
Trang 11- Theo P.Baranger: “Quản lý là sù cai trị một tổ chức bằng cách đặt
ra những mục tiêu và hoàn chỉnh mục tiêu cần phải đạt, là lựa chọn sử dụng các phương tiện nhằm đạt được mục tiêu đã định.” [23].
- Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống: “Quản lý là phương thức
tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống bao gồm hệ các quy tắc ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trội hợp lý của cơ cấu và đưa cơ cấu sớm đạt mục tiêu
”[14,21]
Các nhà lý luận quản lý quốc tế như:
W Taylor (1856 - 1951) người Mỹ: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ
ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”.
A Fayol (1841 - 1925) người Pháp: “Quản lý là đưa xí nghiệp tớiđích, cố gắng sử dụng tốt khái niệm nêu trên, ta có thể thấy rõ bốn yếu tốcủa quản lý: chủ thể quản lý, đối tượng bị quản lý (gọi tắt là đối tượng quản
lý), khách thể quản lý và mục tiêu quản lý Bốn yếu tố này tạo thành sơ đồ
Khách thể quản lý
Mục tiêu quản lý
Phương pháp QL
Phương pháp QL
Trang 12Từ nhòng khái niệm quản lý nêu trên chúng ta có thể hiểu: Quản lý là
quá trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa tổ chức vận hành và đạt mục tiêu đề ra
1.2.1.2 Các chức năng quản lý
Chức năng quản lý là một thể thống nhất những hoạt động tất yếu củachủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hoá của hoạt độngquản lý Nó tập hợp các nhiệm vụ mà chủ thể quản lý phải thực hiện để đạtđược mục tiêu quản lý đề ra
Có nhiều cách phân chia chức năng quản lý, song về cơ bản đều thốngnhất có bốn chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
* Chức năng lập kế hoạch
Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên và cơ bản nhất giúp cho nhà quản
lý tiếp cận mục tiêu một cách hợp lý và khoa học Trên cơ sở phân tích trạngthái xuất phát, căn cứ vào những tiềm năng đã có, những khả năng sẽ cótrong tương lai mà xác định rõ hệ thống các mục tiêu, nội dung hoạt động,các biện pháp cần thiết để chỉ rõ trạng thái mong muốn của tổ chức Lập kếhoạch bao gồm ba nội dung chủ yếu sau:
- Dự đoán, dự báo nhu cầu phát triển
- ChÈn đoán, đánh giá thực trạng phát triển của tổ chức
- Xác định những mục tiêu, biện pháp và phương tiện cần thiết đểthực hiện mục tiêu đề ra
* Chức năng tổ chức
Tổ chức thực hiện kế hoạch là quá trình sắp xếp và phân phối cácnguồn lực để hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra, là sự sắp đặt một cáchkhoa học những con người, những công việc một cách hợp lý, là sự phối hợpcác tác động bộ phận tạo nên một tác động tích hợp mà hiệu quả của nó lớnhơn nhiều so với tổng số các hiệu quả của các tác động thành phần Công tác
tổ chức gồm ba nhiệm vụ chính dưới đây:
Trang 13- Xác định cấu trúc của bộ máy.
- Tiếp nhận và phân phối các nguồn lực theo cấu trúc bộ máy
- Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các thành viên trong tổ chức
* Chức năng chỉ đạo
Chỉ đạo là quá trình tác động, ảnh hưởng qua lại của chủ thể quản lýđến hành vi và thái độ của những thành viên trong tổ chức nhằm đạt đượcnhững mục tiêu đã đề ra Nội dung của chức năng chỉ đạo bao gồm:
- Chỉ huy, ra lệnh
- Động viên, khen thưởng
- Theo dõi, giám sát
- Uốn nắn và điều chỉnh
* Chức năng kiểm tra
Kiểm tra là một chức năng có liên quan đến mọi cấp quản lý nhằmđánh giá trạng thái của hệ, xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kếhoạch đã đạt được ở mức độ nào, kịp thời phát hiện những sai sót, lệch lạctìm ra nguyên nhân của những sai sót, những vấn đề mới nảy sinh trong thựctiễn, điều chỉnh và tạo thông tin cho quá trình quản lý tiếp theo
Bốn chức năng quản lý có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thànhmột chu trình quản lý Chu trình quản lý gồm 4 giai đoạn với sự tham gia của
2 yếu tố quan trọng: Thông tin và quyết định trong đó thông tin có vai trò làhuyết mạch của hoạt động quản lý Chức năng kiểm tra đánh giá là giai đoạncuối cùng của hoạt động quản lý đồng thời là tiền đề của một quá trình quản
lý tiếp theo Chu trình quản lý được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Lập kế hoạch Kiểm tra Thông tin Tổ chức
Trang 14
Nhà trường là tế bào chủ chốt của bất cứ hệ thống quản lý giáo dụcnào từ trung ương đến địa phương.Vì vậy, nhà trường (nói chung) là kháchthể cơ bản của tất cả các cấp quản lý Bởi lẽ, quản lý trong hệ thống giáo dục
ở tất cả các cấp đều nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa, để đạt mục đích,mục tiêu, chất lượng, hiệu quả của nhà trường
Quản lý nhà trường được hiểu theo hai mặt:
- Thứ nhất là, hoạt động quản lý của những chủ thể quản lý cấp trên
và bên ngoài nhà trường đối với nhà trường nhằm hướng dẫn và tạo điềukiện cho mọi hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục của nhà trường Baogồm các chỉ dẫn, quyết định của các thực thể bên ngoài nhà trường nhằmđịnh hướng sự phát triển của nhà trường, hỗ trợ và tạo điều kiện cho việcthực hiện phương hướng phát triển đó
- Thứ hai là, hoạt động quản lý của chủ thể quản lý ở ngay trong nhàtrường đối với các hoạt động của nhà trường như: Quản lý giáo viên, quản lýhọc sinh, quản lý quá trình dạy học của giáo viên, quản lý hoạt động học tậpcủa học sinh, sinh viên, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, quản lýtài chính, v.v
Theo Giáo sư – viện sĩ Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực
hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức
là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu
Trang 15giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng
học sinh” [22,61]
“Quản lý trường học có thể hiểu là một hệ thống tác động sư phạm
hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giảng viên, học sinh
và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động và phối hợp sức lực trí tuệ của họ vào mọi hoạt động của nhà trường hướng vào việc
hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến ” [44,27]
Để hoạt động quản lý nhà trường đạt được mục tiêu và mang lại hiệuquả cao, nhân tè quan trọng hàng đầu chính là đội ngũ cán bộ quản lý nhàtrường Quá trình quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động
sư phạm của thầy giáo, quản lý hoạt động học tập – tự học của học sinh vàquản lý CSVC - thiết bị phục vụ dạy và học Trong đó người cán bộ quản lýphải trực tiếp và ưu tiên dành nhiều thời gian để quản lý hoạt động của lựclượng trực tiếp đào tạo Mọi hoạt động quản lý khác đều nhằm mục đíchnâng cao chất lượng dạy và học
1.2.3 Hoạt động học tập và quản lý hoạt động học tập
1.2.3.1 Hoạt động học tập
Học tập là hoạt động cơ bản của con người nhằm hướng vào việcnghiên cứu và tìm hiểu các quy luật của thế giới và lĩnh hội kinh nghiệm xãhội - lịch sử Bản chất của quá trình học tập là quá trình nhận thức độc đáocủa người học.[54,61]
Như vậy, học tập là một quá trình đưa đến những thành tựu và nhữngkết quả cho người học
Học tập là một quá trình hướng đích, có giá trị Giá trị của học tập làlàm cho kinh nghiệm của bản thân người học thay đổi một cách bền vững,nhờ đó mà có được những thay đổi trong nhận thức về hiện thực, có đượcnhững thay đổi trong phương thức hành vi và định hình những thái độ xácđịnh trong quan hệ với thế giới xung quanh Những thay đổi này giúp người
Trang 16học phát triển bản chất người vốn có của mình để thích ứng và hội nhập vớicộng đồng, với dân tộc, với nhân loại Trong và bằng quá trình đó, người học
tự khẳng định chính mình
Như vậy, mục đích học tập của nhân loại, của dân tộc, của cộng đồng
và của mỗi cá nhân là để biết, để làm, để chung sống và để tự khẳng định.
Hoạt động học tập có nhiều hình thức và hình thức chính thống là họctập theo phương thức nhà trường dưới sự chỉ đạo của giáo viên Dù dướihình thức nào người học cũng luôn là chủ thể của hoạt động học tập
Người học là chủ thể của hoạt động học tập, là chủ thể có ý thức chủđộng, tích cực sáng tạo trong nhận thức và rèn luyện nhân cách Người họccũng là đối tượng giảng dạy và giáo dục của thầy giáo Người học quyết địnhchất lượng học tập của mình
Khẳng định vai trò tích cực chủ động của người học không có nghĩa là
bỏ qua vai trò hết sức quan trọng của người dạy và các lực lượng giáo dụckhác trong đó phải đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người thầy thể hiện ởchức năng định hướng, diều khiển, điều chỉnh người học trong quá trình tiếpthu tri thức
Quá trình học tập của người học có thể diễn ra dưới sự tác động trựctiếp của người giáo viên như diễn ra trong tiết học, giờ hướng dẫn thực hành,hoặc dưới sự tác động gián tiếp của giáo viên như việc tự học ở nhà của họcsinh, sinh viên Khi có sự chỉ đạo của giáo viên hoạt động tự giác, tích cực,chủ động nhận thức học tập của học sinh, sinh viên thể hiện ở các mặt:
- Tiếp nhận những nhiệm vụ, kế hoạch học tập do giáo viên đề ra;
- Tiến hành thực hiện những hành động, thao tác nhận thức - học tậpnhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập được đề ra;
- Tự điều chỉnh hoạt động nhận thức - học tập của mình dưới tác độngkiểm tra, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của bản thân;
Trang 17- Phân tích những kết quả hoạt động nhận thức - học tập dưới tácđộng của giáo viên, từ đó cải tiến hoạt động học tập.
Trường hợp quá trình hoạt động học tập thiếu sự chỉ đạo trực tiếp củagiáo viên hoạt động tự giác, tích cực, chủ động nhận thức học tập của họcsinh, sinh viên được thể hiện như sau:
- Tự lập kế hoạch, cụ thể hoá các nhiệm vụ học tập của mình;
- Tự kiểm tra, tự đánh giá và tự điều chỉnh tiến trình hoạt động họctập của mình;
- Tự phân tích các kết quả hoạt động nhận thức - học tập mà cải tiếnhoạt động học tập của mình
Trang 181.2.3.2 Quản lý hoạt động học tập của sinh viên.
Quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên là một trong những nội dung chủ yếu của quản lý nhà trường Thực chất quản lý học tập của học sinh, sinh viên là hệ thống những tác động có ý thức của chủ thể quản lý trong nhà trường đến quá trình nhận thức của học sinh, sinh viên
Theo PGS - TS Phạm Viết Vượng: “Quản lý hoạt động học tập là
quản lý học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập, là hệ thống những tác động
có mục đích có kế hoạch giúp học sinh học tập tốt nhất, rèn luyện tu dưỡng tốt nhất Quản lý hoạt động học tập của học sinh bao hàm cả quản lý thời gian và chất lượng học tập, quản lý tinh thần, thái độ và phương pháp học tập”.[54,206]
Mục đích của việc quản lý hoạt động học tập là làm cho quá trình thựchiện các nhiệm vụ học tập của học sinh, sinh viên đạt tới kết quả mongmuốn Trước hết, chủ thể quản lý phải theo dõi để nắm bắt được những biểuhiện tích cực và tiêu cực trong nhận thức của học sinh, sinh viên về tầm quantrọng của việc học tập, về thái độ, động cơ, ý thức học tập… của học sinh,sinh viên nói chung và của từng học sinh, sinh viên nói riêng để có biện phápthúc đẩy, khuyến khích học sinh, sinh viên phát huy các yếu tố tích cực, hạnchế các yếu tố tiêu cực phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập và rèn luyệnngày càng cao
Mặc dù cùng được tuyển chọn vào học ở trường theo một tiêu chuẩnchung, nhưng các học sinh, sinh viên cùng lớp, cùng khoá cũng có nhữngkhác biệt về khía cạnh này hay khía cạnh khác trong nhân cách Những khácbiệt đó làm cho quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũngnhư kết quả học tập, rèn luyện đạt được của các học sinh, sinh viên khácnhau Bên cạnh đó chính bản thân học sinh, sinh viên có những biến đổi dotác động của giáo dục - đào tạo, môi trường học tập, xã hội làm cho sự cải
Trang 19biến nhân cách của họ trở lên đa dạng, phức tạp Do đó, quản lý hoạt độnghọc tập của học sinh, sinh viên là nhằm:
- Theo dõi, tìm hiểu để nắm được được những biểu hiện tích cực vàtiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như nhữngbiến đổi nhân cách của học sinh, sinh viên nói chung và của từng học sinh,sinh viên nói riêng
- Theo dõi, thóc đẩy, khuyến khích học sinh, sinh viên phát huy cácyếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quảhọc tập, rèn luyện ngày càng cao
1.3 Quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên trường cao đẳng
kỹ thuật.
1.3.1 Mục tiêu, nội dung, phương pháp và thời gian đào tạo của trường cao đẳng kỹ thuật theo luật giáo dục 2005.
1.3.1.1 Mục tiêu đào tạo.
- Mục tiêu đào tạo là những yêu cầu về cải biến nhân cách của họcsinh sinh viên mà quá trình đào tạo phải đạt được Mục tiêu đào tạo chính làmục đích của quá trình đào tạo, mục đích này sẽ quy định những tiêu chuẩn
mà người học cần đạt được trong quá trình đào tạo, đó là những quy định về
tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong về nội dung và phương pháp đào tạo,đồng thời là căn cứ để kiểm tra, đánh giá chất lượng của quá trình đào tạo.Mức độ đạt được các yêu cầu của mục tiêu đào tạo, nói lên chất lượng đàotạo cao hay thấp và do đó khi nói đến chất lượng đào tạo học sinh, chóng tacần hiểu là chất lượng đó được so với các yêu cầu của mục tiêu đào tạonào.Nếu mục tiêu đào tạo phản ánh đúng các yêu cầu của xã hội thì học sinh,sinh viên được đào tạo có chất lượng, sau khi ra trường sẽ có khả năng phục
vụ với hiệu xuất và chất lượng cao Ngược lại thì mặc dù người học sinhđược đào tạo có chất lượng khả năng phục vụ xã hội của họ vẫn bị hạn chế.[26]
Trang 20Các trường cao đẳng kỹ thuật là sự kế tục và phát triển sự nghiệp giáodục phổ thông, để vừa hình thành và hòan thiện những nét tính cách chungcủa con người, ở từng học sinh, sinh viên, vừa đào tạo các em thành nhữngngười lao động chuyên nghiệp có trình độ tay nghề nhất định để phục vụ xãhội.Với sự phát triển của sản xuất và của khoa học kỹ thuật, dần đần sẽ phảithực hiện đào tạo nghề nghiệp cho tất cả mọi người lao động, làm việc ở bất
cứ nơi nào, và ở bất cứ lĩnh vực nào thì tác dụng này ngày càng có nghĩa tolớn
Các trường cao đẳng kỹ thuật là nơi đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật
để bổ sung cho giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo xã hội.Tác dụng nàytuy là hiển nhiên nhưng không phải mọi người đã nhận thức được đầy đủ ýnghĩa sâu xa và tầm quan trọng của nó
Tóm lại công tác giáo dục nghề nghiệp trong trường cao đẳng kỹthuật là bộ phận quan trọng của cách mạng tư tưởng và văn hóa, khoa học và
kỹ thuật, là bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục quốc dân, là nguồn bổsung lực lượng cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệpcông nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.[26]
1.3.1.2 Nội dung đào tạo.
Nội dung đào tạo là nội dung của sự chuyển biến nhân cách trên cácmặt chính trị - đạo đức, văn hóa - kỹ thuật nghề nghiệp và sức khỏe, là nộidung của sự chuyển biến về phẩm chất và năng lực nhằm thực hiện các yêucầu của mục tiêu đào tạo [26] Do đó việc xác định nội dung đào tạo mộtmặt phải tuân theo các nguyên tắc sư phạm mặt khác phải luôn bám sát cácyêu cầu của mục tiêu đào tạo.Tuy vậy mục tiêu đào tạo không quy định mộtcách đơn trị hệ thống các nội dung đào tạo, có nghĩa là có thể có nhiều hệthống nội dung đào tạo khác nhau, nhằm thực hiện cùng một mục tiêu đàotạo, trong đó mỗi hệ thống có những ưu và nhược điểm nhất định Cần lựa
Trang 21chọn được những hệ thống nội dung nào có nhiều ưu điểm hơn, tức là hệthống nội dung tối ưu.
Trong thực tế hệ thống các nội dung đào tạo được thể hiện trong cácchương trình môn học, ngành học do các cơ quan quản lý đào tạo xây dựng
và giao cho các trường thực hiện.[26]
1.3.1.3 Phương pháp đào tạo của trường cao đẳng kỹ thuật.
Phương pháp đào tạo là cách thức mà các trường cao đẳng kỹ thuật vàcác giáo viên tác động lên nhân cách của học sinh, sinh viên để làm chuyểnbiến theo những nội dung và mục đích nhất định, nhằm thực hiện được cácyêu cầu của mục tiêu đào tạo với chất lượng cao
Phương pháp đào tạo trong các trường cao đẳng kỹ thuật bao gồm cáphương pháp giảng dạy, các môn học lý thuyết, phương pháp hướng dẫn họcsinh rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và phương pháp giáo dục học sinh, sinhviên về phẩm chất đạo đức.Khi nói về hoạt động của giáo viên để thực hiệntừng loại nội dung đào tạo (lý thuyết, thực hành) người ta không dùng thuậtngữ phương pháp đào tạo mà nói là phương pháp giảng dạy, hướng dẫn, giáodục Khi nói đến những phương pháp chung để tác động lên nhân cách haymột bộ phận lớn của nhân cách thì người ta thường nói đến phương pháp đàotạo Chẳng hạn kết hợp thực tập với sản xuất ra của cải vật chất là phươngpháp đào tạo quan trọng trong các trường, vì với phương pháp này cáctrường có thể tác động và gây ra sự chuyển biến trên nhiều mặt nhân cáchcủa học sinh [26]
1.3.1.4 Thời gian đào tạo của trường cao đẳng kỹ thuật.
Thời gian đào tạo của trường trường cao đẳng kỹ thuật theo điều 38Luật Giáo dục 2005 quy định "Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ 2dến 3 năm học tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệpTHPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp từ một năm rưỡi đến hai năm đối vớingười có bằng trung cấp cùng chuyên ngành"
Trang 22Theo quy định trên thì các em học sinh đã tốt nghiệp THPT thì sẽđược học hệ 3 năm.Với các em tốt nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp thì sẽđược liên thông với thời gian học là 1năm rưỡi.
Các trường cao đẳng kỹ thuật có thể đào tạo các hệ trung cấp chuyênnghiệp và trung học nghề với thời hạn 2 năm cho các em đã tốt nghiệp trunghọc phổ thông.[38]
1.3.2 Đặc điểm chung của các trường cao đẳng kỹ thuật.
1.3.2.1 Kết quả lao động tập thể của cán bộ giảng viên, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường cao đẳng kỹ thuật là một loại sản phẩm đặc biệt.
Đó là nhân cách của học sinh, sinh viên được đào tạo theo các tiêuchuẩn quy định trong mục tiêu đào tạo của từng ngành học [26]
Khác với mọi sản phẩm vật chất và tinh thần khác, nhân cách ở từngngười học sinh, sinh viên do quá trình đào tạo ở trường cao đẳng kỹ thuật tạo
ra, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đồng thời tác động một cách phức tạp như:nhân cách vốn có của từng học sinh, sinh viên lúc vào trường, sự tác động củacác điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần cá nhân, tác động của tập thể, củagia đình và xã hội, tác động giáo dục đào tạo của nhà trường.Tình hình nàylàm cho kết quả đào tạo không đồng đều ở mọi học sinh, sinh viên và việcđánh giá kết quả hoạt động đào tạo của nhà trường cũng có nhiều khó khăn
Đặc điểm này là đặc điểm chung cho tất cả các trường cao đẳng kỹthuật [26]
1.3.2.2 Nội dung đào tạo trong các trường cao đẳng kỹ thuật phải toàn diện
và đầy đủ.
Yêu cầu này đặt ra cho các trường cao đẳng kỹ thuật nhiệm vụ phải tổchức một cách khoa học quá trình giảng dạy - giáo dục đầy đủ các mặt:chính trị và đạo đức, văn hóa và kỹ thuật, rèn luyện tay nghề, bồi dưỡng sứckhỏe.Trong đó việc rèn luyện tay nghề là yêu cầu chính.Để tổ chức rèn luyện
Trang 23tay nghề cho học sinh, sinh viên nhà trường phải có cơ sở thực hành cần thiếtnhư (trạm, xưởng thực tập, phòng thí nghiệm, phòng thực hành nghiệp vụ )phải có tổ chức và phương pháp giảng dạy phù hợp với từng ngành nghề.Vềgiảng dạy lý thuyết nhà trường cần coi trọng vì nó tạo cơ sở cho việc đào tạothực hành, đồng thời góp phần tạo ra năng lực sáng tạo ở học sinh, sinh viên.[26]
1.1.2.3 Hoạt động đào tạo trong các trường cao đẳng kỹ thuật phải quán triệt đầy đủ nguyên lý giáo dục của Đảng.
Đó là các nguyên lý kết hợp thực tập với sản xuất và thực tập sản xuấttrong các cơ sở sản xuất ở trong và ngoài trường.Hoạt động sản xuất ở trongtrường phải nhằm phục vô cho nhiệm vụ đào tạo là chính, nhưng không phải
vì thế mà có thể tiến hành một cách tùy tiện, trái lại phải tuân theo nhữngquy luật nhất định, quy luật của sản xuất, trong đó quy luật giáo dục giữ vaitrò chủ đạo
1.3.3 Hoạt động học tập của học sinh, sinh viên trong trường cao đẳng kỹ thuật.
Hoạt động học tập của học sinh, sinh viên trong trường CĐ có đầy đủnhững đặc điểm và bản chất của quá trình học tập nói chung là:
- Đối tượng của hoạt động học tập là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảotương ứng Người học phải chiếm lĩnh được hệ thống kiến thức trong chươngtrình học tập để sử dụng chúng trong thực tiễn cuộc sống
- Mục đích của hoạt động học tập hướng vào làm thay đổi chính chủ thểcủa hoạt động
Song bên cạnh đó nó cũng có những đặc điểm riêng, đó là:
- Hoạt động học tập của học sinh, sinh viên trong trường CĐ kỹ thuậtluôn luôn gắn kết với sản xuất kinh doanh và khoa học công nghệ [2] đồngthời nó diễn ra trong điều kiện có kế hoạch, phụ thuộc vào nội dung, chươngtrình, mục tiêu, phương thức và thời hạn nhất định
Trang 24- Hoạt động học tập của học sinh, sinh viên trong trường CĐ kỹ thuật đặcbiệt hệ dạy nghề không chỉ ở trên lớp, ở ký túc xá ( ở nhà) mà chủ yếu là ởxưởng trường vì phần lớn tỉ lệ thực hành rèn luyện tay nghề ở nhiều nghềchiếm khoảng từ 50% đến 70% tổng thời gian đào tạo.
- Phương pháp học tập của học sinh, sinh viên trong trường CĐ làphương pháp nhận thức rất gần gũi với phương pháp nhận thức chung củaloài người, đồng thời còn là phương pháp rèn luyện để hình thành hệ thống
kỹ năng thực hành và phát triển tư duy kỹ thuật, năng lực sáng tạo kỹ thuật
- Hoạt động học tập của học sinh, sinh viên trong trường CĐ mang tínhđộc lập, trí tuệ, trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động tập thể, hoạt độngthực tiễn, hoạt động tự rèn luyện của học sinh, sinh viên trong đó yếu tốquyết định kết quả học tập của học sinh, sinh viên chính là động cơ học tập
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh, sinh viên cáctrường cao đẳng
* Mục đích, động cơ học tập
Hoạt động của con người bao giê cũng có tính mục đích Mét trongnhững mục đích hoạt động của con người là làm biến đổi chính bản thânmình Vì vậy, mục đích sẽ hướng về nội dung, yêu cầu và phương thức hoạtđộng giúp con người đạt tới điều mình mong muốn Nói cách khác mục đích
là mô hình đặt ra trước trong ý thức con người, nã hướng dẫn hành động vàđiều chỉnh hành động
Mục đích được thúc đẩy bởi những động cơ nhất định Hoạt động học tậpcũng vậy, động cơ học tập là nguồn gốc tạo ra trạng thái tích cực trong họctập Động cơ học tập rất phong phú và đa dạng Nó không thể được hìnhthành bằng cách áp đặt mà được hình thành trong quá trình học tập và giảiquyết các nhiệm vụ học tập, đồng thời nó còn được hình thành trong quátrình giáo dục, tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh, sinh viên.Nếu trong quá trình dạy học, thầy tổ chức cho học sinh, sinh viên tự phát
Trang 25hiện ra những điều mới lạ, tự giải quyết những nhiệm vụ học tập tạo ranhững Ên tượng tốt đẹp đối với việc học thì dần dần làm nảy sinh nhu cầuhọc tập ở các em Khi học tập trở thành nhu cầu không thể thiếu được củahọc sinh, sinh viên thì nó sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần thúc đẩy học sinh,sinh viên khắc phục khó khăn để giành lấy tri thức Để hình thành động cơhọc tập cho học sinh, sinh viên trước hết cần khơi dậy mạnh mẽ ở các emnhu cầu nhận thức Cần phải làm cho học sinh, sinh viên hiểu rõ tại sao phảihọc tập, học để làm gì Chỉ khi nào học sinh, sinh viên thấy việc học sẽ manglại lợi Ých thiết thực cho bản thân thì mới có thể hy vọng sự tự giác, tích cựchọc tập của các em và điều đó là yếu tố cơ bản góp phần nâng cao kết quảhọc tập Động cơ học tập gồm có động cơ bên trong và động cơ bên ngoài:+ Động cơ bên trong là động cơ xuất phát từ chính việc học tập, từ nộidung, phương pháp học, từ nhu cầu, hứng thú học tập Động cơ bên trongthống nhất với mục đích học tập Vì vậy, động cơ bên trong sẽ giúp ngườihọc vượt qua những trở ngại không những cố gắng để hoàn thành nhiệm vụhọc tập mà còn tạo ra mọi điều kiện để tự học, tự rèn nghề Chính động cơbên trong sẽ giúp người học có niềm vui trong học tập, tạo cho họ có đượcniềm tin vào chính khả năng vốn có của bản thân mình.
+ Động cơ bên ngoài là những yếu tố kích thích hoạt động vươn tới mụcđích Chúng ta biết rằng, để có được sù say mê, ham hiểu biết thì ngoài nộidung, phương pháp học cũng cần có những yếu tố kích thích từ bên ngoài.Những nôi quy, quy chế học tập, những tiêu chuẩn xếp loại học sinh để đượckhen thưởng, được học bổng khuyến khích học tập sẽ là những nhân tố kíchthích sự cố gắng, nỗ lực của người học
Song, muốn cho động cơ bên ngoài trở thành yếu tố kích thích người học,nhà giáo dục phải nắm được đối tượng của mình để có biện pháp thích hợpnhằm khuyến khích động viên hứng thú học tập của họ
* Các điều kiện, phương tiện vật chất phục vụ học tập
Trang 26Cơ sở vật chất, trang thiết bị là một yếu tố quan trọng phục vụ cho hoạtđộng giảng dạy và học tập của học sinh, sinh viên Vì vậy, quản lý cơ sở vậtchất và trang thiết bị là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý giáodục trong nhà trường nhằm mục đích phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy vàhọc tập của học sinh, sinh viên.
Quản lý tốt cơ sở vật chất nhà trường không chỉ đơn thuần là bảo quảntốt, mà phải phát huy tốt năng lực của chúng cho dạy học và giáo dục, đồngthời còn làm sao để có thể thường xuyên bổ sung thêm những thiết bị mới và
có giá trị
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện học tập là điều kiện để họcsinh, sinh viên tiến hành hoạt động học tập Đó là toàn bộ các thành tố vậtchất giúp học sinh, sinh viên tiến hành thao tác học tập như: phòng học, sách
vở, xưởng thực hành với các máy móc, thiết bị học tập và các điều kiện về ăn
ở, học tập ở ký túc xá,
Đối với các trường CĐ việc quản lý cơ sở vật chất cho hoạt động thựchành có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp củahọc sinh, sinh viên Điều mà xã hội đòi hỏi ở học sinh, sinh viên tốt nghiệpcác trường CĐ là năng lực thực hiện các công việc của nghề nghiệp và khảnăng thích ứng linh hoạt với các phương thức hoạt động khi điều kiện thayđổi Những điều này chỉ có được khi cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ thựchành, thực tập được đáp ứng đầy đủ, được quản lý, khai thác và sử dụng cóhiệu quả Ở các trường CĐ học sinh, sinh viên không thể có kiến thức và taynghề tốt khi thiếu thiết bị phục vụ hoạt động thực hành và đây là sù khácbiệt giữa trường CĐ với các cơ sở đào tạo khác
Như vậy, một hoạt động muốn có kết quả phải có động cơ, mục đích, vàphương tiện Vì vậy, muốn cho hoạt động học tập có kết quả, nhà giáo dụcphải làm cho người học có được động cơ, mục đích học tập đúng đắn đồngthời phải chuẩn bị những phương tiện cần thiết để đạt tới mục tiêu đã định
Trang 27* Phong trào học tập trong tập thể học sinh, sinh viên
Tập thể có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhâncách Đó là một nhóm người, một bộ phận xã hội gắn bó chặt chẽ theomục đích chung
Tập thể học sinh, sinh viên là “tập hợp những học sinh gắn bó chặt chẽ
với nhau, cùng nhau tiến hành những hoạt động có Ých như học tập, laođộng, công tác xã hội, thể thao, v.v ” [25,380]
Theo PGS - TS Phạm viết Vượng: tập thể học sinh là một tập thể được tổchức để giáo dục, là một môi trường thuận lợi để học sinh thi đua và là nơi
để học sinh thử sức, thể hiện và khẳng định khả năng của mình.[54]
Chóng ta biết rằng: Một trong những hoạt động cơ bản của tập thể họcsinh, sinh viên là hoạt động học tập Vì vậy, bầu không khí học tập trong tậpthể học sinh, sinh viên có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành động
cơ và ý thức học tập Sống trong một tập thể gắn bó với nhau, lấy học tậplàm mục tiêu phấn đấu chung cho tất cả mọi thành viên thì mỗi cá nhân khó
có thể thờ ơ trước hoạt động của mọi người; khó có thể tự tách mình ra khỏibầu không khí Êy Mỗi cá nhân sẽ cảm thấy tự xấu hổ nếu mình thua kémbạn bè, sẽ áy náy khi sử dụng thời gian một cách lãng phí Những hành độngtrái với trật tự đã được thiết lập của tập thể sẽ bị chỉ trích, phê bình và buộcmỗi cá nhân phải hòa mình vào không khí chung Êy Như vậy, mọi ngườitrong tập thể gương mẫu cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập sẽ là môitrường tốt nhất giúp người học có ý thức tự giác, tạo niềm say mê, phấn khởi
cố gắng khẳng định mình trước tập thể Nhà quản lý cần hết sức quan tâm tổchức giúp đỡ để phát triển các tập thể học sinh, sinh viên
* Cách đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên.
Thực chất của đánh giá là thu thập các chứng cứ để so sánh với chuẩnmực đã được xác định.Đánh giá kết quả học tập là xác định mức độ nắm
Trang 28được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh, sinh viên so với chương trình
đề ra
Việc đánh giá chính xác, chân thực, hình thức nội dung đánh giá phù hợpvới mục tiêu, yêu cầu đào tạo sẽ có tác dụng trực tiếp với người học, giúpngười học tìm ra nguyên nhân, đề ra những giải pháp để việc học có hiệuquả Việc đánh giá tốt sẽ dẫn đến tự đánh giá tốt của đối tượng Nó “có tácđộng mạnh mẽ đến tâm lý đối tượng, tạo điều kiện để đối tượng phát triểnnhân cách, thãi quen tự đánh giá đúng mình, tinh thần trách nhiệm, nỗ lực ýchí, tính kiên định, lòng tù tin vào mình” [21,128]
Trong từng giai đoạn học tập của học sinh, sinh viên việc đánh giá sẽnhằm định hướng cho việc học tập được tiếp tục như:
- Xác định khả năng học tập của học sinh, sinh viên
- Xác định hoạt động lĩnh hội tri thức của học sinh, sinh viên
- Thúc đẩy học sinh, sinh viên học tập thường xuyên và chăm chỉ
- Giúp học sinh, sinh viên tự đánh giá trình độ, bổ sung và hoàn thiệnviệc học của mình
Như vậy, nếu mục tiêu đánh giá không nhằm chủ yếu vào những kiếnthức mà học sinh, sinh viên thu được thông qua bài giảng của giáo viên mànhấn mạnh đến các kiến thức cơ bản đã được người học chọn lọc, bổ sung vàkhả năng tự lập (tự tìm việc làm, dễ chuyển nghề, tự học suốt đời…) thì sẽbuộc người học phải nỗ lực tìm kiếm các phương pháp học tập phù hợp chobản thân để đạt được kết quả học tập cao nhất
* Phương pháp giảng dạy của giáo viên
Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quátrình dạy học Cùng một nội dung nhưng học sinh, sinh viên học tập có hứngthú có tích cực hay không? phần lớn phụ thuộc vào phương pháp dạy họccủa người thầy
Trang 29Phương pháp dạy học là cách thức tổ chức hoạt động dạy học của giáoviên và cách thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh, sinh viên trongquan hệ đó, phương pháp dạy quyết định, điều khiển phương pháp học,phương pháp học tập của học sinh, sinh viên là cơ sở để lựa chọn phươngpháp dạy.
Như vậy, phương pháp dạy học là sự kết hợp hữu cơ, biện chứng giữaphương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh, sinh viênphương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, phương pháp học có tính độc lậptương đối, chịu chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trởlại của phương pháp dạy
Hiệu quả của phương pháp dạy học phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ
sư phạm của giáo viên Việc nắm vững nội dung dạy học và quy luật, đặcđiểm nhận thức của học sinh, sinh viên là tiền đề quan trọng cho việc sửdụng phương thức dạy học nào đó Thực tiễn cho thấy, cùng một nội dungdạy học, cùng sử dụng một phương pháp dạy học, nhưng mức độ thành côngcủa các giáo viên là khác nhau
Điều đó cho thấy phương pháp dạy học của giáo viên có ảnh hưởngrất lớn đến hoạt động học tập của học sinh, sinh viên
* Phương pháp học tập của học sinh, sinh viên.
Trong hoạt động học tập, phương pháp học tập là yếu tố cần thiết giúpngười học hoàn thành nhiệm vụ học tập Hoạt động học tập của học sinh,sinh viên là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiểnhoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thu nhận, xử lý và biến đổinhững thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, qua đó người học thểhiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú những giá trị của mình Tính tựgiác nhận thức trong quá trình học tập thể hiện ở chỗ người học ý thức đầy
đủ mục đích, nhiệm vụ học tập, từ đó nỗ lực trong việc lĩnh hội tri thức
Trang 30Xét cho cùng, mọi ảnh hưởng của thầy giáo, phong trào trong tập thểhọc sinh, sinh viên các điều kiện phương tiện học tập… đều là những yếu tốbên ngoài tác động đến hoạt động học tập của học sinh, sinh viên Kết quả vàchất lượng học tập phụ thuộc trực tiếp và chủ yếu vào chính bản thân họcsinh, sinh viên trong đó phương pháp học tập đóng vai trò quyết định nhất.Nếu người học có một phương pháp học tập tốt biết giành lấy tri thức bằngchính hành động của mình, học tập một cách sáng tạo, biết liên hệ vận dụngtri thức vào thực tiễn sẽ là điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng học tập.
1.3.4 Quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên các trường Cao đẳng kỹ thuật.
1.3.4.1 Nội dung quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên.
Quản lý hoạt động học tập trong nhà trường không chỉ trang bị chongười học những kiến thức kỹ xảo, kỹ năng mà loài người đã tích luỹ đượcqua bài giảng của thầy mà còn tác động trực tiếp vào người học giúp họ tựlàm giàu thêm hiểu biết, tự mình rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho cuộcsống và nghề nghiệp tương lai
Để hoạt động học tập của học sinh, sinh viên tiến triển tốt trong côngtác quản lý cần thực hiện các nội dung sau:
* Xây dựng nhận thức về ý nghĩa của việc học tập cho học sinh, sinh
viên.
Căn cứ vào thực tế của từng trường để giải quyết những vấn đề cụ thểriêng, những yêu cầu phổ biến cần chú ý là từng bước xây dựng nhận thứchọc tập cho học sinh, sinh viên từ thấp đến cao, từ gần đến xa Những yêucầu về giáo dục tinh thần thái độ học tập cho học sinh, sinh viên được cụ thểhoá trong nội quy học tập để học sinh, sinh viên rèn luyện thường xuyênthành thói quen tự giác và phải có sự thống nhất yêu cầu, biện pháp giáo dụctinh thần, thái độ học tập trong tất cả học sinh, sinh viên từ các giờ lên lớp
Trang 31đến các hoạt động khác Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các lựclượng giáo dục khác trong toàn trường cần phối hợp chặt chẽ thống nhất sựgiáo dục Xây dựng và thực hiện những nền nếp học tập, truyền thống họctập của nhà trường, đề ra những quy định thống nhất về hoạt động học tập,xây dựng tác phong học tập tốt cho học sinh, sinh viên, ngăn ngừa nhữnghành vi sai trái Vấn đề này có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả học tập vàphát triển nhân cách của học sinh, sinh viên.
* Quản lý kế hoạch học tập
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và chương trình học tậptheo thời khoá biểu và các quy định về nhiệm vụ học tập của học sinh, sinhviên
- Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh, sinh viên xây dựng kế hoạchhọc tập cá nhân, sau mỗi học kỳ, năm học từng học sinh, sinh viên tù nhậnxét đánh giá, tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm tham gia ý kiến Trên cơ sở đóhướng dẫn, giúp đỡ từng học sinh, sinh viên tiếp tục phấn đấu học tập, rènluyện để đạt được mục tiêu đào tạo
Như vậy, quản lý việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch họctập sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, sinh viên
* Quản lý phương pháp học tập
Phương pháp học tập phải phù hợp với nội dung học tập Các phươngpháp học tập có những đặc điểm chung mà người học cần tập trung nghiêncứu, thực hiện Đó là các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, trừutượng hoá, khái quát hoá, quy nạp, diễn dịch, sơ đồ, bản vẽ, ký hiệu, …Tuynhiên, bên cạnh các phương pháp học chung còn có các phương pháp họcđặc thù tuỳ theo từng môn học Chẳng hạn phương pháp học dựa theo quanđiểm giao tiếp tích cực khi học ngoại ngữ, phương pháp rèn luyện kỹ năngtrong thực hành nghề, …
Trang 32Người học cần lựa chọn và xác định cho mình phương pháp học tậpphù hợp Người học phải tự vượt khó, phải quyết tâm thực hiện đúng kếhoạch học tập từng ngày, từng tháng; phải tranh thủ sự giúp đỡ của giáoviên, bạn bè cùng các phương tiện hỗ trợ học tập để học tập đạt kết quả tốt.
Quản lý phương pháp học tập nhằm hướng cho học sinh, sinh viên cóphương pháp học tập hài hoà, phù hợp với nội dung học tập, với điều kiện vànăng lực học tập của mỗi học sinh, sinh viên
* Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ giúp cho học sinh, sinh viên xácđịnh những việc đã thực hiện và chưa thực hiện nâng cao trách nhiệm củamình đối với hoạt động học tập Đó là kiểm tra tình hình thực hiện nền nếphọc tập, tinh thần, thái độ học tập, sự chuyên cần Đánh giá kết quả học tậpcác môn học của học sinh, sinh viên: điểm số, tình hình kiểm tra, nhận xétcủa giáo viên về tinh thần, thái độ học tập đối với môn học của học sinh, sinhviên Kiểm tra các hoạt động trong tháng có thực hiện đúng chương trình, kếhoạch học tập hay không; phát hiện các sai lệch giúp học sinh, sinh viên điềuchỉnh hoạt động học tập
Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên
là một khâu quan trọng của quản lý để đo lường kết quả thực hiện kế hoạch
và điều chỉnh sai lệch nếu có để đạt được kết quả mong muốn Tuy nhiên,công việc này là khó khăn đòi hỏi người quản lý phải kết hợp nhiều yếu tè,
có hình thức linh hoạt thì mới đánh giá đúng kết quả học tập của người học
* Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động học tập
Nhằm thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo, người quản lý phải thựchiện quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động học tập của học sinh, sinhviên ở các mặt sau:
- Quản lý cơ sở vật chất đảm bảo cho việc ăn, ở học tập trên lớp, tựhọc, sinh hoạt tập thể của học sinh, sinh viên
Trang 33- Quản lý trang thiết bị hỗ trợ dạy - học.
- Quản lý giáo trình, tài liệu tham khảo, các phương tiện kỹ thuậtphục vụ dạy - học
Các nội dung quản lý trên đòi hỏi phải có sự phèi hợp chặt chẽ, đồng
bé, thống nhất được thể hiện bằng kế hoạch, nội quy, quy định về giảng dạy
và học tập trong toàn trường
1.3.4.2 Quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên theo chức năng quản lý.
* Kế hoạch hoá hoạt động học tập của học sinh, sinh viên
Kế hoạch hoá là một trong những chức năng đầu tiên cơ bản giúp cácnhà quản lý xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức
và các con đường, biện pháp cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó
Căn cứ nhiệm vụ Bộ giáo dục, và UBND thành phố giao và điều kiện
cụ thể về tiềm năng, nguồn lực của mình, nhà trường lập kế hoạch đào tạocho năm học gồm: Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, thời lượng và tiến độthực hiện kế hoạch đào tạo, mức huy động về tài lực, vật lực, …Căn cứ vào
kế hoạch chung của nhà trường, các khoa lập kế hoạch dạy học chi tiết đượclưu ở bộ phận mình, ở phòng Đào tạo và Ban Giám hiệu để giám sát, kiểmtra việc thực hiện
Các loại kế hoạch bao gồm:
- Kế hoạch giảng dạy và học tập khoá học
- Kế hoạch giảng dạy và học tập năm học
- Kế hoạch giảng dạy và học tập học kỳ
Trong đó kế hoạch giảng dạy và học tập khoá học là văn bản gốc, căn cứvào đó nhà trường triển khai quá trình đào tạo một khoá học Trong đó bao gồmmục tiêu đào tạo, nội dung giảng dạy và học tập được thể hiện qua những môđun, môn học và quỹ thời gian cho một loại hình đào tạo nhất định Kế hoạch
Trang 34giảng dạy và học tập mà lãnh đạo trường đã duyệt, phải coi đó là pháp lệnh củatrường mà thầy và trò phải thực hiện nghiêm túc.
* Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên baogồm việc chọn lọc, sắp xếp cán bộ, xây dựng các điều kiện tổ chức - sưphạm, cơ sở vật chất và các điều kiện khác của lao động sư phạm Hiệutrưởng cần phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vô cho từng bộ phận, cánhân đồng thời phải tranh thủ được sự lãnh đạo hỗ trợ cho việc thực hiện kếhoạch của các cấp chính quyền, đoàn thể…
Tổ chức một cách có khoa học hoạt động của ban giám hiệu, các khoa,phòng chức năng, tổ bộ môn, tập thể giáo viên, cán bé CNV… có ý nghĩaquan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác dạy học và giáo dục Tổchức hoạt động trường CĐ một cách khoa học là phải tạo khả năng cho việcđặt nề nếp và hợp lý hoá lao động quản lý của hiệu trưởng Tạo điều kiện tối
ưu cho giáo viên, đảm bảo có hiệu suất cao nhất trong khi tiết kiệm bằng mọicách phương tiện, vật chất, thời gian, sức lực của cán bộ, giáo viên
Trong quá trình tổ chức hoạt động của trường, việc xây dựng một thờikhoá biểu hợp lý giúp giáo viên và học sinh, sinh viên có một thói quen laođộng khoa học cũng không kém phần quan trọng
Việc tổ chức đúng đắn quá trình dạy - học phải đảm bảo tính liên tục vàthời gian thực hiện chương trình, áp dụng các hình thức và phương pháp cóhiệu quả của các giờ học, hình thành nhịp điệu và tính kế thừa trong công tác
Tổ chức một cách khoa học quá trình lao động sư phạm trong nhàtrường cần chú ý đến chất lượng của các bài học trên lớp, dưới xưởng thựchành và các giờ học ngoại khoá Bên cạnh đó không thể không chú ý pháthuy tích cực, năng động của đội ngũ giáo viên, tính tự lực nhận thức, hamhiểu biết, tinh thần tự giác học tập, lao động của học sinh, sinh viên; độngviên khích lệ kịp thời, tận dụng được khả năng vốn có ở mỗi người Các hoạt
Trang 35động khác như: diễn đàn thanh niên, các cuộc gặp gỡ giữa giáo viên, họcsinh, sinh viên với các nhà khoa học, các hội nghị sáng kiến cải tiến, cáccuộc thi học sinh giỏi, hội giảng giáo viên, …có tác dụng thiết thực, tạo niềmsay mê, hứng thú phát huy nhận thức, năng lực của cả giáo viên và học sinh,sinh viên.
Các sinh hoạt đoàn thể được tổ chức một cách hợp lý để hỗ trợ đắc lựccho hoạt động chủ đạo, cũng cần được hiệu trưởng quan tâm Việc phối hợphoạt động của giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm, việc liên kết, lôicuốn phụ huynh tham gia vào công tác giáo dục của nhà trường cũng lànhững mắt xích trong chuỗi hoạt động sư phạm của nhà trường
* Điều hành hoạt động học tập của học sinh, sinh viên
Hiệu trưởng phải thường xuyên nắm chắc vai trò chỉ đạo, điều hànhcủa mình, xử lý thông tin chính xác, kịp thời, chỉ đạo mọi hoạt động mộtcách đúng đắn, kiên quyết để quá trình quản lý đạt hiệu quả cao
Hiệu trưởng ra các quyết định quản lý cần thiết để chỉ đạo, điều hành
kế hoạch và mọi hoạt động của nhà trường Duy trì sự phối hợp giữa các bộphận làm cho toàn bộ hệ thống hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng Thườngxuyên giám sát các hoạt động trong nhà trường nhất là hoạt động giảng dạycủa giáo viên và hoạt động học tập của học sinh, sinh viên Ban giám hiệuthiết lập các kênh thông tin quản lý nắm bắt, nghiên cứu và khai thác có hiệuquả các kênh thông tin, tham mưu cho hiệu trưởng ra các quyết định quản lýnhằm can thiệp, điều chỉnh đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường đivào nề nếp
Khi điều hành thực hiện kế hoạch, hiệu trưởng phải lường trước nhữngkhó khăn, có khả năng ứng phó nhanh, xử lý linh hoạt kịp thời với những tìnhhuống xảy ra và tìm được biện pháp tối ưu nhất để khắc phục sự đi lệch hướng
Luôn phát huy dân chủ ở cơ sở, quyền làm chủ, tính tích cực sáng tạocủa cán bộ, giáo viên, CNV và học sinh trong nhà trường, tạo môi trường
Trang 36lành mạnh, đoàn kết, gắn bó từ đó phát huy nội lực, đóng góp nhiều nhất cho
sự nghiệp giáo dục
* Kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh, sinh viên
Kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh, sinh viên chính làkiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên
Đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên là đánh giá mức độhoàn thành các mục tiêu đề ra cho học sinh, sinh viên sau mét giai đoạn họctập, các mục tiêu này thể hiện ở từng môn học, mô đun đào tạo cụ thể Đánhgiá kết quả học tập là xác định mức độ nắm được kiến thức, năng lực thựchiện các kỹ năng, kỹ xảo của học sinh, sinh viên so với yêu cầu của chươngtrình đề ra
Kết quả của việc đánh giá được thể hiện chủ yếu bằng điểm số theothang điểm đã được quy định, ngoài ra việc đánh giá thể hiện bằng lời nhậnxét của giáo viên
Kiểm tra là quá trình giáo viên thu thập thông tin về kết quả học tậpcủa học sinh, sinh viên Các thông tin này giúp cho giáo viên kiểm soát đượcquá trình dạy học, phân loại và giúp đỡ học sinh, sinh viên Những thông tinthu thập được so sánh với chuẩn mực nhất định
Kiểm tra và đánh giá là hai quá trình có quan hệ chặt chẽ với nhau.Kiểm tra là để đánh giá đánh giá dựa trên cơ sở của kiểm tra
Trong trường CĐN thường sử dụng ba dạng kiểm tra cơ bản, đó là:kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra hết môn học hoặc mô đun
Giáo viên thường sử dụng các phương pháp kiểm tra như: kiểm travấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra thực hành
Các phương pháp kiểm tra rất phong phó, cần phải lựa chọn cácphương pháp kiểm tra cho phù hợp với mục tiêu đánh giá
Kết luận chương 1
Trang 37Hoạt động học tập có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ đến kếtquả học tập của người học Hoạt động học tập đã được các nhà khoa họcnghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Song trong lĩnh vực giáo dục chuyênnghiệp, việc nghiên cứu quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viênvẫn còn bỏ ngỏ Cần khẳng định rằng học tập là công việc của người học.Người học phải tự giác sử dụng các năng lực trí tuệ và phẩm chất để chiếmlĩnh tri thức khoa học Hoạt động học tập của học sinh, sinh viên trường Caođẳng Điện tử điện lạnh Hà Nội được tiến hành cả trong và ngoài giờ lên lớp,
đi xưởng thực hành
Quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên là hệ thống nhữngtác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến tất cả các khâu củaquá trình học tập giúp học sinh, sinh viên hoàn thiện nhiệm vụ học tập.Người quản lý trong trường học cần chú trọng quản lý nội dung chươngtrình, phương pháp giảng dạy, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập củahọc sinh, sinh viên giảng dạy của giáo viên, quản lý CSVC, TBDH, tài liệutham khảo để phục vụ dạy - học Có như vậy mới tạo điều kiện cho việc họctập đạt kết quả
Trang 38Chương 2 thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh
viên trường cao đẳng Điện tử điện lạnh Hà Nội
2.1 Khái quát về Trường Cao đẳng Điện tử điện lạnh Hà Nội.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển nhà trường
Trường cao đẳng Điện tử điện lạnh Hà Nội với hơn 40 năm hình thành
và phát triển đã trải qua các giai đoạn như sau:
- Trường Trung sơ cấp Thuỷ lợi Hà Nội (theo Quyết định sè 5162/QĐ
- TCDC ngày 06/10/1964 của UBHC Thành phố Hà Nội).
- Trường Trung học Thuỷ lợi (theo Quyết định sè 649/QĐ - TC ngày
10/7/1974 của UBND Thành phố Hà Nội).
Trường CNKT Thuỷ lợi Nông nghiệp (theo quyết định sè 22/QĐ
-UB ngày 04/01/1978 của -UBND Thành phố Hà Nội).
- Trường kỹ thuật Điện tử điện lạnh Hà Nội (theo quyết định sè
949/QĐ - UB ngày 07/51/1992 của UBND Thành phố Hà Nội).
- Trường Trung học Điện tử điện lạnh Hà Nội (theo quyết định sè
1498/QĐ - UB ngày 28/7/1994 của UBND Thành phố Hà Nội).
- Trường cao đẳng Điện tử điện lạnh Hà Nội (theo quyết định sè
5194/QĐ - BGDĐT ngày 19/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo).
Trường cao đẳng Điện tử điện lạnh Hà Nội chịu sự quản lý hành chínhtheo lãnh thổ của UBND Thành phố Hà Nội Trường có diện tích hơn15000m2 nằm trên địa bàn Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố
Hà Nội Trong nhiều năm qua Nhà trường đã được Thành phố đầu tư xâydựng cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên đáp ứng mục tiêu đào tạo,bồi dưỡng nguồn nhân lùc kỹ thuật ở nhiều cấp có trình độ phục vụ cho sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đÊt nước nói chung và Thành phố HàNội nói riêng
Trang 392.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của nhà trường.
a Chức năng.
Trường Cao đẳng Điện tử Điện lạnh Hà Nội là một cơ sở đào tạo vànghiên cứu thực nghiệm khoa học, có nhiệm vụ cung cấp một cơ cấu laođộng đồng bộ cho ngành công nghiệp với trình độ Cao đẳng kỹ thuật và caođẳng nghề Trung học kỹ thuật và trung cấp nghề đồng thời tiến hành đào tạolại, bồi dưỡng cán bộ quản lý cán bộ kỹ thuật theo yêu cầu của các đơn vịtrong và ngoài ngành
b Nhiệm vụ.
Trường có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức
và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sứckhoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm chomình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệquốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Đào tạo cán bộ có trình độ Cao đẳng kỹ thuật cho các ngành Điện,Điện tử viễn thông, Tin học, Điện lạnh, Tự động hoá theo quy định trong cơcấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân Đào tạo cao đẳng nghề các nghềsửa chữa thiết bị điện công nghiệp, điện dân dụng, điện tử dân dụng và côngnghiệp, quản trị mạng
- Đào tạo cán bộ có trình độ Trung học chuyên nghiệp các chuyênngành Điện tử viễn thông, Tin học ứng dụng, Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuậtlập trình Máy lạnh và điều hoà không khí, Điện công nghiệp và dân dụng,
Tự động hoá
- Đào tạo hệ Trung cấp nghề các nghề sửa chữa điện tử dân dụng, sửachữa điện tử công nghiệp, sửa chữa điện xí nghiệp và dân dụng, lắp ráp vàsửa chữa máy tính, kỹ thuật truyền dẫn và đường thuê bao, sửa chữa và vậnhành thiết bị lạnh
Trang 40- Đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật theoyêu cầu của các cơ quan, xí nghiệp trong và ngoài ngành.
- Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, gắn đàotạo với nghiên cứu khoa học kết hợp với lao động sản xuất để khai thác cóhiệu quả cơ sở vật chất, năng lực đội ngũ cán bộ, giao viên và học sinh,nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực
tế sản xuất theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục
và các quy định khác của pháp luật
- Thực hiện các quan hệ hợp tác, liên thông, liên kết đào tạo, bồidưỡng cán bộ và nghiên cứu triển khai công nghệ với các tổ chức, cá nhân đểthực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo
- Quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả tiền năng về đội ngũ cán
bộ - giáo viên - nhân viên, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn được Nhànước giao Giữ vững đời sống, đảm bảo giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xãhội trong Nhà trường và địa phương nơi trường đóng
- Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong độingũ cán bộ giảng viên của trường
- Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên, xây dựng đội ngũ giảng viêncủa trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơcấu tuổi và giới
- Tuyển sinh và quản lý người học
- Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạtđộng giáo dục
- Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham giacác hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xãhội
- Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theoquy định của pháp luật