hiệu nhà trường về những đổi mới trong công tác tổ chức hoạt động đào tạo gắnvới DN trong những năm tiếp theo.Nhận thấy hiện nay chưa có đề tài, luận văn nào nghiên cứu về vấn đềquản lý
Trang 1BỘ GIÂO DỤC VĂ ĐĂO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM BÂ HÙNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GẮN VỚI
DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
DU LỊCH HUẾ
CHUYÍN NGĂNH: QUẢN LÝ GIÂO DỤC
MÊ SỐ: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÂO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LÍ CÔNG TRIÍM
Trang 2HUẾ, NĂM 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực,được các đồng tác giả cho phép đưa vào sử dụng và chưa từng đượccông bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Huế, tháng 5 năm 2013
Người cam đoan
Phạm Bá Hùng
Trang 4Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luậnvăn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Quý thầy côgiáo; được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện của cơ quan; sự độngviên, sẻ chia, giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè và giađình.
Với tình cảm chân thành và trân trọng nhất, tôi xin bày tỏ lòngbiết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, Khoa Tâm lý Giáo dục, PhòngĐào tạo Sau đại học và Quý thầy cô giáo của Trường Đại học Sưphạm – Đại học Huế đã tận tình chỉ dạy, tạo điều kiện thuận lợi chochúng tôi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ đáp ứng yêucầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Lê Công Triêm - ngườihướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thànhLuận văn này
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng nghề
Du lịch Huế, các Cán bộ Quản lý, giáo viên, nhân viên của Trường
và các Doanh nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôitrong việc cung cấp số liệu, tư vấn khoa học trong quá trìnhnghiên cứu và xử lý dữ liệu
Xin bày tỏ tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đếngia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôitrong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn
Mặc dù có nhiều cố gắng, song những thiếu sót trong Luận văn
là khó tránh khỏi Kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của QuýThầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp và những người cùng quan tâmtới những vấn đề được trình bày trong Luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 06 năm 2013Tác giả luận vănPhạm Bá Hùng
Trang 5MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG 4
DANH MỤC SƠ ĐỒ Error! Bookmark not defined PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Mục đích nghiên cứu 8
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 8
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
6 Phương pháp nghiên cứu 9
7 Phạm vi nghiên cứu 10
8 Cấu trúc của luận văn 10
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GẮN VỚI DOANH NGHIỆP TRONG CƠ SỞ ĐÀO TẠO 11
1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 11
1.2 Quản lý hoạt động đào tạo 13
1.3 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo gắn với Doanh nghiệp trong trường cao đẳng nghề 20
1.4 Quản lý hoạt động đào tạo gắn với Doanh nghiệp 24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GẮN VỚI DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH HUẾ 30
2.1 Khái quát về Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế 30
2.2 Thực trạng công tác đào tạo và quản lý đào tạo của Trường 32
2.3 Quản lý hoạt động đào tạo gắn với doanh nghiệp 49
Trang 62.4 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo của nhà trường gắn với
doanh nghiệp 52
CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GẮN VỚI DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH HUẾ 61
3.1 Cơ sở đề xuất các biện pháp 61
3.2 Các biện pháp cụ thể 65
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 77
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84
1 Kết luận 84
1.1 Về mặt lý luận 85
1.2 Về thực trạng 85
1.3 Về biện pháp 86
2 Khuyến nghị 87
2.1 Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 87
2.2 Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 87
2.3 Đối với trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC
Trang 7LĐTB&XH : Lao động Thương binh và Xã hội
Trang 8DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ của các chức năng quản lý 16
Bảng 2.1: Đánh giá về mức độ phù hợp của mục tiêu đào tạo 33
Bảng 2.2: Kết quả công tác quản lý nội dung, chương trình đào tạo 5 năm gần đây 34
Bảng 2.3: Đánh giá về quản lý đổi mới phương pháp dạy học 38
Bảng 2.4: Đánh giá về Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề 41
Bảng 2.5: Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011-2015 43
Bảng 2.6: Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011-2015 44
Bảng 2.7: Đánh giá về các hình thức đào tạo 45
Bảng 2.8: Đánh giá về chất lượng đào tạo 46
Bảng 2.9: Đánh giá về Quản lý công tác kế hoạch hóa 48
Bảng 2.10: Thực trạng về phối hợp với doanh nghiệp trong hoạt động quản lý đào tạo 53
Bảng 2.11: Thực trạng về hoạt động quản lý đào tạo gắn với doanh nghiệp 55
Bảng 3.1 Đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các nhóm biện pháp 78
Bảng 3.2 Đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các nhóm biện pháp 80
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước sang thế kỷ XXI, một lần nữa con người được đặt vào vị trí trung tâm của
sự phát triển, là nhân tố quyết định đến mục tiêu của sự phát triển Chính vì vậy, Đảng
và Nhà nước ta đã thực sự quan tâm đến nguồn lực con người, coi nguồn lực con ngườichính là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững Xuất phát từ quan điểm trên, Giáodục - Đào tạo (GD&ĐT) được coi là chính sách quốc gia quan trọng nhất trong tiếntrình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay Phát triểnGD&ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH(CNH, HĐH) đất nước Do đó, việc đầu tư cho GD&ĐT là yếu tố cơ bản để phát triển
xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
Trong những năm gần đây, trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáodục nói chung, Đảng và Nhà nước đã tập trung đưa ra những quyết sách lãnh đạo, đầu
tư cho giáo dục nhằm đưa chất lượng GD&ĐT của Việt Nam từng bước phát triểnngang tầm với khu vực và thế giới Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu” Sau
những năm đổi mới qua các kỳ Đại hội Đảng luôn khẳng định vai trò của GD&ĐT,Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục nêu rõ trong mục tiêu, nhiệm vụ phát triển
đất nước 5 năm 2011 – 2015 là: “Phát triển, nâng cao chất lượng GD&ĐT ” Quyết
định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệtchiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 với mục tiêu tổng quát đã
nêu: “ đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát
triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới” Quyết
định số 6639/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vềviệc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020
ngay từ đầu đã khẳng định: “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2011-2020, được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua, đã chỉ rõ: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện
Trang 10nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa
và hội nhập quốc tế …”.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển du lịch trởthành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển bền vững kinh tế, văn hoá, xã hội vàmôi trường, gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng, những năm qua Du lịch Việt Nam có
sự tăng trưởng nhanh, đóng góp ngày càng tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang phấn đấu theo Kếtluận 48-KL/TW, ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa
Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 với định hướng: “Xây dựng Thừa Thiên Huế
trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hoá,
du lịch; khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao ” Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV,
nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã thống nhất xác định mục tiêu: “Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện
sự nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, ra sức phát triển kinh tế nhanh và bền vững, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu và GD&ĐT đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao ”
Tại Quyết định số 3066/QĐ-BVHTTDL ngày 29 tháng 9 năm 2011, của Bộtrưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) về việc Phê duyệt quy hoạch
phát triển nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011-2020 đã nêu: “Nhân lực ngành Du
lịch có vai trò quyết định không chỉ cho riêng sự phát triển du lịch mà còn góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước[6]”.
GD&ĐT hiện nay đang đứng trước những sứ mệnh nặng nề do xã hội đặt ra,đang phải giải quyết rất nhiều vấn đề phức tạp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hộinhập hiện nay Khoảng cách giữa thực tiễn công việc của các đơn vị sử dụng laođộng và công tác đào tạo của các cơ sở đào tạo còn khoảng cách lớn Công tác đàotạo của nhà Trường đang đứng trước những vấn đề như: mở rộng ngành nghề đàotạo, phát triển quy mô đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo và thu hẹp khoảng cách,
Trang 11Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế có lợi thế nhất định trong việc chuyênsâu đào tạo nghề Du lịch trên khu vực môi trường tài nguyên có thế mạnh phát triển
du lịch, tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú với 05 di sản thế giới (Quần thể di
tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng, chiên Tây Nguyên).
Đồng thời, đây là khu vực có các bãi biển, vịnh rất đẹp; tại tỉnh Thừa Thiên Huếđang triển khai dự án khu nghĩ dưỡng Laguna Lăng Cô, khi dự án này đi vào hoạtđộng sẽ thu hút hơn 2.000 lao động; tại thành phố Đà Nẵng hiện đang thiếu hụt hơn10.000 lao động du lịch với các dự án khách sạn và khu nghĩ dưỡng cao cấp; đếnnăm 2015, tại tỉnh Quảng Nam cần đến hơn 25.000 lao động du lịch trực tiếp Với
tỷ lệ khách du lịch tăng bình quân hơn 20% năm tại khu vực Miền Trung thì có thểnói nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch tại các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên là rấtlớn Khu vực này gắn với hành lang phát triển kinh tế Đông – Tây, nên nhu cầu đàotạo nghề du lịch rất lớn
Cùng với sự phát triển chung của ngành, của đất nước trong sự nghiệp đổimới, công tác đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế những năm qua cónhiều chuyển biến tích cực Về hình thức hợp tác với doanh nghiệp (DN) khá đadạng, SL học viên đào tạo gắn với hoạt động DN tăng lên, chất lượng từng bướcđược cải thiện Tuy nhiên, công tác tổ chức hoạt động đào tạo gắn với DN còn bộc
lộ một số hạn chế và bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ
Trước tình hình hiện nay, trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế đã xác địnhgắn hoạt động đào tạo của nhà trường với thực tiễn công việc của DN là vấn đề thenchốt để nâng cao chất lượng đào tạo Việc đào tạo đội ngũ nhân viên (NV) phục vụ,
NV quản lý cấp trung gian có kiến thức, kỹ năng nghề vững vàng, có thái độ tốt đápứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đòi hỏi của thực tiễn của DN
là vấn đề cấp thiết hiện nay
Thông qua đề tài sẽ xây dựng được một số mô hình tổ chức hoạt động đàotạo của nhà Trường gắn với DN với hình thức đa dạng, đảm bảo về SL, hợp lý về
cơ cấu và đảm bảo chất lượng cũng như xây dựng các cơ chế hợp tác phù hợpnhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường và DN; đồng thời mong muốn đónggóp một phần nhỏ bé của mình trong công tác tham mưu với Đảng ủy, Ban Giám
Trang 12hiệu nhà trường về những đổi mới trong công tác tổ chức hoạt động đào tạo gắnvới DN trong những năm tiếp theo.
Nhận thấy hiện nay chưa có đề tài, luận văn nào nghiên cứu về vấn đềquản lý hoạt động đào tạo gắn với DN du lịch tại Trường Cao đẳng nghề chuyêndạy về nghề Du lịch tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; xuất phát từ nhận thứctrên, với những kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập chương trìnhquản lý giáo dục (QLGD), cộng với thực tiễn công tác, bản thân tôi nhận thấyviệc quản lý hoạt động đào tạo gắn với DN du lịch ở Trường Cao đẳng nghề Dulịch Huế là việc làm thiết thực và có ý nghĩa Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo gắn với Doanh nghiệp tại Trường Cao
đẳng nghề Du lịch Huế”.
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng, đề xuất một số biện phápquản lý hoạt động đào tạo gắn với DN tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế tronggiai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội nói chung và nhàtrường nói riêng
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động đào tạo gắn với DN tại Trường Cao đẳng nghề
Du lịch Huế
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức hoạt động đào tạo gắn với DN tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiện nay, vấn đề tổ chức hoạt động đào tạo gắn với DN của Trường Caođẳng nghề Du lịch Huế tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vấn cònnhiều điều bất cập, do đó hiệu quả của công tác tổ chức hoạt động đào tạo gắn với
DN chưa cao Nếu có các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo gắn với DN hữu hiệuthì sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo, đáp ứng được yêucầu về đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Trang 135 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Nghiên cứu về cơ sở lý luận về QLGD, nhà trường (Cao đẳng nghề);quản lý hoạt động đào tạo; mối quan hệ giữa nhà trường và DN; lý luận về quản lýhoạt động đào tạo gắn với DN
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác đào tạo gắn với DN tại TrườngCao đẳng nghề Du lịch Huế
5.3 Đề xuất các biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt độngđào tạo gắn với DN tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế trong giai đoạn hiện nay vàcác năm tiếp theo
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp tài liệu, phân loại tài liệu, hệthống hóa các nguồn tài liệu khoa học, công trình nghiên cứu; các văn bản, chỉ thị,nghị quyết có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài quản lý hoạt độngđào tạo gắn với nhu cầu DN
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia về việc đào tạo gắn với DN bằng hìnhthức bảng hỏi phỏng vấn, phiếu điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, khảo sát các báo cáo thực tiễn
- Phương pháp thử nghiệm, kiểm định tính cần thiết và tính khả thi của cácbiện pháp đề ra
6.3 Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp thống kê toán học để thống kê SL, cơ cấu lao động tại DN vàkết quả đào tạo tại nhà trường và xử lý các số liệu đã thống kê và sử dụng một số biệnpháp kiểm định thống kê nhằm đưa ra kết luận phục vụ cho công tác nghiên cứu
- Phương pháp dự báo về nhu cầu lao động về SL, cơ cấu của DN và khảnăng đào tạo nhà trường
- Phương pháp mô hình hóa
Trang 147 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành nghiên cứu, khảo sát đội ngũ lao động một số DN và SL đàotạo của Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế gắn với DN du lịch tại tỉnh Thừa ThiênHuế từ năm 2007 đến nay
8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được cấu trúc gồm 3 phần:
+ Phần thứ nhất: Mở đầu
+ Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu, gồm 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động đào tạo gắn với DNtrong cơ sở đào tạo
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo gắn với DN tại TrườngCao đẳng nghề Du lịch Huế
- Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo gắn với DN tạiTrường Cao đẳng nghề Du lịch Huế
+ Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị
+ Tài liệu tham khảo
+ Phụ lục
Trang 15NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GẮN VỚI DOANH NGHIỆP TRONG CƠ SỞ ĐÀO TẠO 1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong bối cảnh du lịch Việt Nam đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ về SL khách
du lịch quốc tế và trong nước, yêu cầu cấp bách đặt ra cho ngành Du lịch lúc này là cầnchuẩn bị nguồn nhân lực đủ về SL và đạt yêu cầu về chất lượng đảm bảo cho sự pháttriển bền vững
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 vềviệc Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030 đã xác định 04 mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong
đó có 01 mục tiêu như sau:
“Đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạotheo nhu cầu của DN.”
Mục tiêu đến năm 2015 sẽ đón được 7-8 triệu lượt khách quốc tế và 32-34 triệulượt khách nội địa Để đạt được mục tiêu này, lực lượng lao động trực tiếp trong ngành
Du lịch ước tính sẽ tăng từ 350 ngàn người trong năm 2010 lên 600 ngàn người vàonăm 2015 Như vậy, hàng năm Việt Nam cần phải đào tạo mới khoảng 500.000 ngườilao động Đây là một nhu cầu lớn của xã hội và DN về lao động có trình độ tay nghề đủnăng lực làm việc trong ngành du lịch Đáp ứng nhu cầu này là một nhiệm vụ nặng nềđối với các cơ sở đào tạo hiện nay Thách thức này thậm chí còn lớn hơn nữa khinhững cơ sở đào tạo du lịch hàng năm còn đáp ứng nhu cầu đào tạo lại cho đội ngũ NVhiện đang làm việc trong ngành Du lịch
Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế các DN kinh doanh dịch vụ và các cơ sở đàotạo chịu sức ép cạnh tranh rất lớn Để tạo được lợi thế cạnh tranh, về phía DN cần phảinâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi đó là vốn nhân lực của DN Đồng thời cơ sở đàotạo muốn khẳng định thương hiệu và phát triển cũng phải đào tạo ra nguồn nhân lựcđáp ứng yêu cầu của DN Điều này buộc cơ sở đào tạo và DN phải xây dựng mối quan
hệ gắn bó với nhau Mối quan hệ này là tất yếu, tuân theo quy luật phát triển nhằm tạo
sự ổn định và bền vững trên ba khía cạnh:
Trang 16Thứ nhất, DN đặt ra yêu cầu về SL, chất lượng nguồn nhân lực cho nhà trường
và DN
Thứ hai, chủ động tham gia sâu hơn nữa trong quá trình đào tạo, từ việc xây
dựng chương trình đào tạo, đến việc trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tế,thực tập và tăng cường các kỹ năng cần thiết cho học sinh – sinh viên (HSSV)
Thứ ba, DN và nhà trường chia sẽ một phần chi phí đào tạo HSSV.
Sự hợp tác giữa nhà trường và DN mang lại những lợi ích hết sức cơ bản chocác bên liên quan:
Thứ nhất, về phía nhà trường sẽ nâng cao chất lượng đào tạo, HSSV ngày càng
đáp ứng nhu cầu của thị trường và nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn Việc DN trang trảimột phần chi phí đào tạo sẽ giúp trường đẩy nhanh quá trình tự chủ tài chính và nângcao năng lực cạnh tranh
Thứ hai, về phía HSSV việc học sẽ đi đôi với hành Các kỹ năng sống và kỹ
năng cơ bản về nghề và chuyên môn nghề sẽ ngày một thuần thục hơn Sinh viên cũng
có cơ hội thực hành nhiều hơn, cơ hội tìm kiếm học bổng, cơ hội tìm kiếm việc làm đểtích lũy kinh nghiệm và tăng thu nhập
Thứ ba, về phía DN sẽ có nguồn nhân lực dồi dào đảm bảo chất lượng Thậm
chí nếu DN có trách nhiệm sâu hơn trong quá trình đào tạo như tăng kinh phí, traonhiều học bổng, tham gia vào quá trình soạn thảo chương trình đào tạo, giáo trìnhchuyên ngành, giảng dạy, hướng dẫn HSSV, … thì có thể tuyển chọn cho mình đội ngũlao động ngay tại trường Ngoài ra, việc kết hợp với nhà trường sẽ tiết kiệm được rấtnhiều chi phí nếu đào tạo đơn lẻ Cũng thông qua quan hệ này DN sẽ có nhiều điềukiện quảng bá hình ảnh của DN với xã hội một cách rộng rãi nhất Đây cũng chính là
sự thể hiện trách nhiệm xã hội của DN, một tiêu chuẩn hết sức quan trọng trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ tư, về phía xã hội sẽ có được nguồn nhân lực đảm bảo SL và chất lượng
phục vụ quá trình CNH, HĐH đất nước, góp phần thực hiện chiến lược con người làtrọng tâm của sự phát triển
Vì vậy, để có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành giáo dục, các cơ
sở đào tạo cần phải có những biện pháp cụ thể, phù hợp để phát triển hoạt động đào
Trang 17Xây dựng và phát triển hoạt động đào tạo gắn với DN hiện rất ít đề tàinghiên cứu, việc quản lý hoạt động đào tạo gắn với DN tại Trường Cao đẳng nghề
Du lịch Huế thì chưa có đề tài nào nghiên cứu Theo chúng tôi đây là vấn đề quantrọng cần được nghiên cứu với mong muốn tìm ra được những biện pháp hữu hiệunhằm quản lý phát triển hoạt động đào tạo gắn với DN tại Trường Cao đẳng nghề
Du lịch Huế trong giai đoạn hiện nay
1.2 Quản lý hoạt động đào tạo
1.2.1 Khái niệm quản lý
Quản lý là hiện tượng, chức năng, một trong những loại hình lao động quantrọng nhất và lâu đời của con người Nó phát triển không ngừng theo sự phát triểncủa xã hội Quản lý là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sốngcon người và là một nhân tố của sự phát triển xã hội Lý luận về quản lý được hìnhthành và phát triển qua các thời kỳ và nằm trong các lý luận về chính trị, kinh tế, xãhội Có nhiều định nghĩa về quản lý :
- Quản lý thể hiện việc tổ chức, điều hành tập hợp người, công cụ, phươngtiện, tài chính v v để kết hợp các yếu tố đó với nhau nhằm đạt mục tiêu định trước
- Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của
xã hội, đặc biệt là từ khi con người biết tiến hành những hoạt động lao động chung
- “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan” [31, tr 72]
- “Hoạt động quản lý nhằm làm cho hệ thống hoạt động theo mục tiêu đề ratiến tới trạng thái có chất lượng mới” [2, tr 5]
- “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạtđộng (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [8, tr 9]
- “Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lýlên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý,nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt đượcmục tiêu đặt ra” [24, tr 574]
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý, song các khái niệm nóitrên định nghĩa đều đề cập đến bản chất chung của hoạt động quản lý, đó là:
- Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định
- Quản lý là sự tác động tương hỗ, biện chứng giữa chủ thể quản lý và kháchthể quản lý
Trang 18- Quản lý xét cho đến cùng, bao giờ cũng là quản lý con người.
- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp quy luậtkhách quan
- Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của
chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một
tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích nhất định
* Các chức năng của quản lý
Chức năng quản lý gắn liền với sự phân công và hợp tác lao động trong quátrình lao động Hoạt động quản lý thường diễn ra theo một chu kì, gọi là chu kì quản
lý Quản lý có bốn chức năng chủ yếu, cơ bản có liên quan mật thiết với nhau, cácchức năng đó là: kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo (chỉ đạo) và kiểm tra
Trong quá trình quản lý, chủ thể quản lý không nhất thiết phải thực hiện tuần
tự các chức năng mà có thể có một chức năng nào đó kết hợp với chức năng khác
* Chức năng kế hoạch hóa:
Kế hoạch hóa là xác định mục tiêu, mục đích đối với những thành tựu trongtương lai của tổ chức; xác định con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mụctiêu, mục đích đó Có ba nội dung của chức năng kế hoạch hóa:
- Một là, xác định hình thành mục tiêu đối với tổ chức;
- Hai là, xác định và đảm bảo về các nguồn lực tổ chức để đạt được các mục tiêu này;
- Ba là, quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đó
Trang 19* Chức năng lãnh đạo (chỉ đạo):
Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã được hình thành, nhân sự đãđược tuyển dụng thì phải có người lãnh đạo, đứng ra dẫn dắt tổ chức Một số nhànghiên cứu cho đó là quá trình chỉ huy hay tác động Cho dù có gọi tên như thế nào,thì lãnh đạo luôn bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họhoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức Song việclãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi đã hình thành kế hoạch và thiết kế bộ máy mà nóthấm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng kế hoạch hóa và tổ chức
* Chức năng kiểm tra:
Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó, một nhóm, một cá nhânhoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành nhữnghoạt động khắc phục, điều chỉnh nếu cần thiết Kết quả của một quá trình hoạt độngphải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tương xứng thì phải tiến hànhnhững hoạt động điều chỉnh, uốn nắn Đó là quá trình tự điều chỉnh, diễn ra có tínhchất chu kì như sau:
- Nhà quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạt của tổ chức
- Nhà quản lý đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với những chuẩnmực đã đặt ra
- Nhà quản lý tiến hành điều chỉnh những sai lệch
- Nhà quản lý hiệu chỉnh, sửa lại những chuẩn mực nếu thấy cần thiết
Tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin Trong quá trìnhquản lý việc cập nhật các thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác là rất cần thiết Đó
là thông tin hai chiều giữa các bộ phận trong một tổ chức, thông tin giữa lãnhđạo với lãnh đạo, thông tin giữa lãnh đạo với đồng nghiệp, thông tin giữa lãnhđạo với NV
Các chức năng quản lý có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lạivới nhau, chi phối lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất của hoạt động quản lý.Mối quan hệ thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 20Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ của các chức năng quản lý
1.2.2 Hoạt động đào tạo
Hoạt động đào tạo là hoạt động có phạm vi toàn trường, thực chất là tổngthể của nhiều hoạt động tham gia vào quá trình đào tạo Nói cách khác, hoạt độngđào tạo (hệ thống lớn) bao gồm nhiều hoạt động thành phần (hệ thống con)
Hoạt động giáo dục - dạy học ở một cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và dạy
nghề được gọi là hoạt động đào tạo Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: "Đào tạo
là quá trình tác động lên một con người làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công nhất định, góp phần của mình vào sự phát triển xã hội, duy trì và phát triển văn minh của loài người Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy, học tập trong nhà trường gắn với giáo dục đạo đức nhân cách" [22, tr.28]
Hoạt động đào tạo là một hệ thống công việc chuyên môn nhằm thực hiệnmục tiêu đào tạo của một cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, bao gồm: thiết kế là thựchiện chương trình đào tạo, tổ chức giảng dạy- học tập theo quy chế chuyên môn,kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo, chứng nhận kết quả học tập cho người học…Toàn bộ những công việc này có mối liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thực hiệnhiệu quả quá trình đào tạo của cơ sở đó
Hoạt động đào tạo trong các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp thực chất là sự phốihợp hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập nhằm thực hiện một chương trình đàotạo nghề nghiệp đã được thiết kế, nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường
Kế hoạch hóa
Kiểm tra Tổ chức
Lãnh đạo
Thông tin phục vụ quản lý
Trang 21Hoạt động đào tạo là các hoạt động trong nhà trường hoặc các cơ sở đào tạonhằm thực hiện các nội dung về mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, chương trìnhđào tạo, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên (GV), người học, công tác kiểmtra đánh giá, công tác cơ sở vật chất (CSVC), công tác tài chính v.v…
1.2.3 Công tác tổ chức quản lý hoạt động đào tạo
Công tác tổ chức quản lý hoạt động đào tạo chủ yếu có 2 chức năng cơ bản sau:
Duy trì đảm bảo quá trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đàotạo đạt được những chuẩn mực đã xác định trước
Đổi mới, phát triển quá trình đào tạo, đón đầu xu hướng phát triển kinh tế xã hội.Các nội dung của công tác tổ chức quản lý hoạt động đào tạo
a.Quản lý mục tiêu đào tạo
Việc xác định mục tiêu trong hoạt động quản lý là cực kỳ quan trọng, “bởi
nó là điểm xuất phát, định hướng, chi phối sự vận động của toàn bộ quá trình quản lý" [15, tr 86]
Quản lý mục tiêu đào tạo là quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêutrong quá trình thực hiện hoạt động G&ĐT Trong thực tế, việc vạch ra mục tiêuđào tạo không phù hợp đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
Vì vậy quản lý mục tiêu đào tạo cần quan tâm đến mỗi chuyên ngành đàotạo, cần xác định mục tiêu đào tạo cụ thể, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu phát triểnchung của xã hội cũng như nhu cầu nguồn lực địa phương
b.Quản lý nội dung, chương trình đào tạo
Quản lý nội dung chương trình là quản lý việc xây dựng và thực hiện các nộidung, chương trình đào tạo theo yêu cầu của mục tiêu đào tạo đặt ra Việc xây dựngchương trình đào tạo trong các trường phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Chương trình đào tạo của trường phải được xây dựng, phát triển dựa trênchương trình khung đã được cơ quan chủ quản công nhận và ban hành;
- Chương trình đào tạo phải được xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
và hội nhập quốc tế; tiếp thu có chọn lọc những chương trình đào tạo của các nướcphát triển, phù hợp với yêu cầu của đất nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triểncủa gành, lĩnh vực, vùng, địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội
Trang 22- Chương trình đào tạo phải đảm báo tính liên thông dọc giữa các trình độ vàliên thông ngang giữa các ngành, nhóm ngành, phù hợp với phương thức đào tạo,đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội học tập, thuận lợi cho việc chuyển đổi nghề nghiệpcho người học.
- Các chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vàcác chương trình nâng cao kiến thức khác phải thường xuyên cập nhật kiến thứcmới, giới thiệu công nghệ mới cho các đối tượng có nhu cầu học tập, nâng cao kiếnthức theo đúng quy định hiện hành
- Mỗi chương trình được xây dựng có thể gắn với một ngành hoặc một vàingành đào tạo Bảo đảm các yêu cầu cơ bản về tỷ lệ các khối kiến thức, tính hợp
lý của cấu trúc chương trình, tính khoa học, tính tư tưởng, tính thực tiễn, tính cânđối giữa kiến thức lý thuyết với kỹ năng thực hành; giữa cơ bản và chuyên sâu; giữatruyền thống với hiện đại…
c Quản lý phương pháp đào tạo
Là quản lý phương pháp dạy học (PPDH) và các phương pháp giáo dục, rènluyện người học về phẩm chất đạo đức nhằm hướng sự phát triển nhân cách ngườihọc theo mục tiêu, nội dung đã xác định Trong Luật giáo dục 2005, tại điều 40,
mục 2 đã ghi: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi
trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng" [19, tr.38]
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, mục tiêu GD&ĐT đại học, cao đẳng cónhững thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại, điều đó dẫnđến sự thay đổi tương ứng trong nội dung chương trình đào tạo Như vậy để nângcao chất lượng đào tạo, để phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình đàtạo, công tác quản lý hoạt động đào tạo cần chú trọng quản lý vấn đề đổi mớiphương pháp đào tạo Biết kế thừa vận dụng những ưu điểm của phương pháptruyền thống, song cũng cần có những đổi mới theo quan điểm đào tạo tiên tiến, ưutiên ứng dụng phương pháp đào tạo tích cực Trong quản lý, chỉ đạo đổi mớiphương pháp đào tạo, cần chú trọng cả về truyền thụ kiến thức chuyên môn, rèn
Trang 23trong học tập Đồng thời chú trọng giáo dục đạo đức phẩm chất, thái độ nghề nghiệpcủa người học.
d Quản lý hoạt động dạy và hoạt động học
Hoạt động dạy- học là hoạt động chính yếu trong các nhà trường, quản lýhoạt động dạy học là tổ chức chỉ đạo thực hiện quá trình dạy học (QTDH) theonhững quy luật khách quan nhằm thực hiện mục tiêu dạy học Trong quản lý, chỉđạo đổi mới phương pháp đào tạo cần đặc biệt quan tâm đến vai trò chủ thể tíchcực của người học Tạo mọi điều kiện để người học phát triển một cách toàn diện,tránh tình trạng "nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người" Vì vậy cần có thông tin haichiều từ người dạy đến người học và ngược lại, nắm bắt tư tưởng, tâm lý, nhu cầucủa người học để có phương pháp GD&ĐT phù hợp, hiệu quả Nội dung quản lýhoạt động dạy học trong một trường đại học, cao đẳng gồm:
- Quản lý chỉ đạo phòng đào tạo xây dựng kế hoạch dạy học năm học
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhân sự, xác định các mối quan hệ để thực hiện
có hiệu quả kế hoạch dạy học năm học
- Hiệu trưởng chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, cụ thể:
Chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu chương trình dạy học
Chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học
Chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nângcao chuyên môn và năng lực sư phạm cho GV
Chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn, GV, các tổ chức đoàn thể trong nhà trườnghướng dẫn, tư vấn hoạt động học của sinh viên theo quy định
Chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn tiến hành kiểm tra đánh giá kết quảdạy học và thực hiện kế hoạch dạy học năm học
Chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH
- Kiểm tra, đánh giá, tổng kết kết quả của hoạt động dạy học
Các bước của chu trình quản lý hoạt động dạy học được thực hiện trong suốtquá trình thời gian năm học Kết thúc năm học, hiệu trưởng có tống kết đánh giá, rútkinh ghiệm, chỉ ra những tồn tại ảnh hướng đến chất lượng dạy học và có sự điềuchỉnh, bổ sung trong năm học tiếp theo
Trang 24e Quản lý công tác kiểm tra đánh giá
Kiểm tra là quá trình sử dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thôngtin về hiệu quả hoạt động Đánh giá là quá trình so sánh kết quả đạt được với mụctiêu để xác định những thành công, những lệch lạc để đưa ra những tác động điềuchỉnh uốn nắn
Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo trong nhà trường nhằm mụcđích góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, cụ thể hơn là chấtlượng của người học- sản phẩm của quá trình đào tạo Công việc này được thựchiện xuyên suốt quá trình đào tạo và biểu hiện ở khấu cuối của chu trình quản lý
Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo là hoạt động phức tạp, đốitượng chủ yếu là con người, mục đích là sự tiến bộ của con người- biểu hiện cụ thểcủa chất lượng sản phẩm đầu ra Do đó người chỉ đạo quản lý cần tuân theo nhữngnguyên tắc kiểm tra đánh giá sau:
1.3.1 Vị trí, vai trò của Doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo nghề
DN có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ratổng sản phẩm trong nước (GDP) Những năm gần đây, hoạt động của DN đã cóbước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động
và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi
và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham giagiải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo
Đặc biệt trong hoạt động đao tạo nghề, DN còn đóng vai trò càng quan trọnghơn DN phát triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân tố đảmbảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nó
Trang 25sự phát triển đó, thì nhiệm vụ đó thuộc về các trường tổ chức quá trình đào tạo Vìthế DN và hoạt động đào tạo ở các trường có mối quan hệ biện chứng với nhau DN
là nơi là Học sinh, sinh viên có thể tham gia thực hành, thực tập, thực tế trong quátrình học tập, giúp cho HSSV có kiến thức rộng hơn về thực tiễn, tiếp cập được vớinhững công việc sau khi ra trường
1.3.2 Hoạt động đào tạo nghề gắn với Doanh nghiệp
1.3.2.1 Thực hành kết hợp với lao động sản xuất - nguyên lý cơ bản trong đào tạo nghề
Trong quá trình đào tạo của các nhà trường, học đi đôi với hành nghĩa là gắn
lý thuyết với thực tiễn, là việc vận dụng những điều đã học vào giải quyết các vấn
đề do thực tiễn đặt ra Đây chính là nguyên lý trong giáo dục nói chung, đào tạonghề nói riêng, do vậy, tất yếu phải phải gắn đào tạo nghề với thực tiễn sản xuất,trường dạy nghề phải gắn với DN Theo quy định về chương trình khung do Bộ Laođộng Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) ban hành thì có trên 70% quỹ thời gianđào tạo dành cho dạy thực hành, việc dạy thực hành kết hợp với lao động sản xuất
sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên các mặt:
- Hình thành kỹ năng phù hợp với yêu cầu của sản xuất: học nghề nhằm hìnhthành những kỹ năng nghề nghiệp là chủ yếu, chỉ có thông qua thực tập sản xuất,đặc biệt là tại cơ sở sản xuất học sinh mới có điều kiện rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vànâng cao tính thích ứng với thực tiễn sản xuất
- Hình thành thái độ đúng đắn trong lao động: Phấn đấu tăng năng suất, chấtlượng và hạ giá thành sản phẩm; hình thành tác phong công nghiệp - tính chính xác,tinh thần tiết kiệm, trung thực, không làm dối, làm ẩu; xây dựng lòng say mê hứngthú với công việc, lòng yêu nghề thông qua lao động
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Chỉ có thực hành mới là mực thước đúng
nhất cho sự hiểu biết của con người về thế giới Chỉ do quá trình thực hành (quá trình sản xuất vật chất, giai cấp đấu tranh, khoa học thực nghiệm), người ta mới đạt được kết quả đã dự tính trong tư tưởng, và lúc đó sự hiểu biết mới được chứng thực Muốn như thế, tư tưởng nhất định phải hợp với quy luật khách quan Không hợp thì khi thực hành sẽ bị thất bại" [21, tr.29].
Trang 26Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 TW Đảng khóa VIII đã chỉ ra: "Phát triển
giáo dục - đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học - công nghệ Thực tiễn giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội" [10]
Kết luận của Hội nghị TW6 khóa IX đã nhấn mạnh: "Bảo đảm chất lượng
và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo với sử dụng" [11]
Trong thời đại nền kinh tế tri thức thì các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến đanghàng ngày, hàng giờ được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực sản xuất.Muốn đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo, các trường dạy nghề phải gắn chặtvới DN để kịp thời nắm bắt thông tin, cập nhật kiến thức, bổ sung, điều chỉnhchương trình để nhà trường không bị tụt hậu, theo kịp được với sản xuất
1.3.2.2 Hợp tác giữa nhà trường và Doanh nghiệp là mối quan hệ biện chứng giữa người cung cấp và người sử dụng sản phẩm
Trong xã hội ngày nay, với sự phát triển như vũ bảo của Khoa học Côngnghệ, vì vậy đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng với quy trình sảnxuất của mỗi DN, kèm theo là sự cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trường và hộinhập, các DN rất cần đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, thích ứng nhanh vớiyêu cầu của sản xuất, họ thực sự kỳ vọng ở các trường nghề Với tư cách là đơn vịcung cấp nguồn nhân lực, nhà trường cũng luôn phải cạnh tranh về chất lượng sảnphẩm đào tạo Sự hợp tác giữa trường nghề với DN là một quy luật tất yếu kháchquan, nó diễn ra theo quy luật cung - cầu
Mối quan hệ hợp tác giữa các trường dạy nghề và DN diễn ra rất đa dạng,phong phú trên nhiều mặt:
- Thứ nhất, việc triển khai xây dựng mục tiêu và nội dung đào tạo theo quy
chế của Bộ GD&ĐT và Bộ LĐTB&XH ban hành
- Thứ hai, khi xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo phải xét đến tính đặc thù
của DN là nơi sẽ tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp;
- Thứ ba, có sự phối hợp giữa nhà trường và DN trong công tác tuyển sinh và
Trang 27- Thứ tư, có sự tham gia của DN trong đánh giá chất lượng đào tạo nghề;
- Thứ năm, có sự hỗ trợ của DN cho quá trình đào tạo như: Kinh phí, tài liệu,
máy móc thiết bị, các chuyên gia, thợ bậc cao, v.v
1.3.2.3 Các loại hình hợp tác giữa trường nghề với Doanh nghiệp ở nước ta hiện nay
- Phương thức nhà trường nằm ngoài DN
Đặc điểm: Nhà trường và DN thuộc hai đơn vị chủ quản khác nhau, tồn tại độc
lập với nhau, chỉ có quan hệ hợp tác với nhau trong việc đào tạo nguồn nhân lực
Ưu điểm: Phương thức này là nhà trường không bị lệ thuộc vào cơ sở sản
xuất của DN, quá trình đào tạo đảm bảo được tiến độ chương trình, học sinh có lýthuyết chuyên môn rộng, đáp ứng linh hoạt hơn với sự chuyển đổi của ngành nghềsau khi tốt nghiệp, cũng như có thể công tác ở nhiều loại hình sản xuất ở các DNkhác nhau
Nhược điểm: Phương thức này là sự hợp tác giữa trường nghề với các DN
khó thiết lập hoặc thiết lập ở mức thấp, đào tạo khó gắn với sử dụng Hình thức hợptác để tổ chức quá trình đào tạo giữa nhà trường và DN chủ yếu là hình thức đào tạotuần tự, chỉ có một phần nhỏ tổ chức theo hình thức đào tạo
- Phương thức nhà trường nằm trong DN
Đặc điểm: các trường dạy nghề trực thuộc các DN như: các tổng công ty,
nhà máy, các hãng, tập đoàn sản xuất
Ưu điểm: Phương thức này là gắn đào tạo với sử dụng, đáp ứng nhu cầu
nhân lực của chính các cơ sở sản xuất thuộc DN Nội dung chương trình đào tạothường xuyên được bổ sung, cải tiến nhằm cập nhật những kiến thức mới về côngnghệ, thiết bị hiện đại Tận dụng được máy móc, thiết bị của DN phục vụ dạy nghề;huy động đội ngũ kỹ sư của DN tham gia giảng dạy về chuyên môn, về công nghệmới, phương pháp hạch toán và quản lý của DN Hình thức đào tạo này phù hợpvới đặc điểm sản xuất cũng như công nghệ của DN, do vậy tiết kiệm được thời gianđào tạo của người lao động và tiết kiệm chi phí cho DN
Nhược điểm: học sinh của các loại trường này dễ bị động bởi các yêu cầu
sản xuất nên các khóa học khó tiến hành được theo trình tự và bài bản, học sinh saukhi tốt nghiệp khi cần chuyển đổi nghề sẽ gặp khó khăn vì họ chỉ được đào tạo theo
Trang 28một chuyên ngành hẹp Tuy vậy, về lâu dài, khi sản xuất ổn định và phát triển, các
DN làm ăn có lãi, đầu tư dây truyền công nghệ, trang thiết bị hiện đại thì hình thứcđào tạo này là phù hợp hơn cả Trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế trên thếgiới đang bị khủng hoảng, Việt Nam chúng ta không thể không bị ảnh hưởng, Nhànước nên có những giải pháp tình thế để duy trì đào tạo ở một số trường gặp khókhăn do Tổng công ty làm ăn kém hiệu quả
- Phương thức DN sản xuất nằm trong nhà trường
Đặc điểm: Phương thức này là nhà trường vừa quản lý cơ sở đào tạo, vừa
quản lý DN sản xuất
Ưu điểm: Mô hình này là nhà trường chuẩn bị hiện trường cho học sinh thực
hành cơ bản, thực tập sản xuất, học phương pháp tổ chức và quản lý sản xuất để cóthể trở thành chủ nhân của các DN vừa và nhỏ
Nhược điểm: Khả năng thành lập và duy trì các DN sản xuất trong nhà
trường gặp nhiều khó khăn Yêu cầu năng lực quản lý về lĩnh vực kinh doanh vàgiáo dục của người lãnh đạo phải toàn diện Đây là một thách thức không nhỏ nêntính hiệu quả của mô hình này chưa cao Trên thế giới phương thức này được ápdụng ở một số nước như Australia, Mỹ, v.v song kết quả đạt được chỉ ở mức độnhất định Ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay khi mà trình độ, năng lực điềuhành kinh doanh và quản lý đào tạo nghề của cán bộ (CB) còn hạn chế, chúng tanên thận trọng khi duy trì phương thức đào tạo này Như vậy, mỗi phương thức hợptác và hình thức tổ chức quá trình đào tạo của các mô hình trên đều có những ưuđiểm và hạn chế khác nhau Dù có khác nhau như thế nào thì ở mỗi mô hình đềuđem lại những ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nghề và lợi ích cho cảhai bên đối tác nhà trường và DN Hiệu quả và chất lượng cao hay thấp còn phụthuộc vào năng lực quản lý của mỗi chủ thể khác nhau
1.4 Quản lý hoạt động đào tạo gắn với Doanh nghiệp
1.4.1 Quản lý việc dựng kế hoạch đào tạo gắn với Doanh nghiệp
1.4.1.1.Quản lý kế hoạch tuyển sinh
Quản lý kế hoạch tuyển sinh là quản lý việc xây dựng kế hoạch tuyển sinh vàthực hiện kế hoạch đó
Trang 29Việc xây dựng kế hoạch tuyển sinh giúp nhà trường nẵm rõ lịch trình, quytrình, các bước thực hiện, giải quyết công việc nhằm đạt được mục tiêu đề ra, đồngthời giúp cho quá trình tuyển sinh diễn ra đúng như dự kiến.
Như chúng ta đã biết, hiện nay tình hình tuyển sinh của các trường trên cảnước đang rất khó khăn, nguyên nhân chủ yếu do SL các trường Đại học, Cao đẳng,Trung cấp thành lập khá nhiều, tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt giữa các trườngtrong khâu tuyển sinh Vì vậy việc xây dựng được kế hoạch tuyển sinh tốt là mộttrong những yếu tốt giúp cho nhà trường phát triển vững mạnh
Kế hoạch tuyển sinh bao gồm: việc phân chia thời gian, từng giai đoạn thực hiệncông việc, bố trí phân công nhiệm vụ công việc tuyển sinh, nhằm thực hiện hiệu quảnhiệm vụ đề ra và công tác quản lý hoạt động tuyển sinh đạt kết quả tốt Cụ thể:
- Thành lập Hội đồng tuyển sinh, phân công rõ chức năng nhiệm vụ cụ thểcủa từng ban, từng bộ phận
- Khoanh vùng trọng điểm để tuyển sinh
- Chuẩn bị CSVC, các công cụ để triển khai tuyển sinh như: tờ rơi, băng rôn,bảng hiệu quảng cáo
- Tổ chức tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu ngành nghề đào tạo
- Phối hợp với DN trong quá trình tuyển sinh, cùng với DN giới thiệu về quátrình học tập và việc làm sau này Đây là khâu khá quan trọng, nếu làm tốt sẽ giúpcho HSSV có hướng xác định đúng đắng cho ngành nghề học tập, tạo niềm tin tronglòng HSSV sau khi tốt nghiệp sẽ có việc làm như ý muốn
- Chỉ đạo quán triệt toàn trường cũng tham gia hỗ trợ trong công tác tuyểnsinh, mỗi người sẽ là một kênh thông tin tư vấn cho học sinh trong việc chọn ngànhnghề học tập
- Định kỳ hàng tuần, hàng tháng rà soát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của côngviệc tuyển sinh để kịp thời có hướng khắc phục, điều chỉnh nếu cần
Kế hoạch tuyển sinh càng rõ, càng cụ thể thì giúp cho nhà trường đạt hiệuquả cao trong hoạt động đào tạo
Do vậy, việc quản lý việc xây dựng kế hoạch tuyển sinh và quản lý thực hiện
kế hoạch tuyển sinh sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
Trang 301.4.1.2 Quản lý giáo trình và chương trình đào tạo gắn với doanh nghiệp
Quản lý giáo trình và chương trình đào tạo gắn với DN thực chất là quản lýviệc xây dựng giáo trình và chương trình đào tạo gắn liền với DN Cụ thể:
- Phối hợp với DN trong việc xây dựng chương trình đào tạo dựa trên cơ sở
pháp lý về chương trình do Bộ chủ quan ban hành
- Tại DN đánh giá rõ thực tiễn đang cần gì, từ đó có sự phản ảnh thông tinkịp thời để nhà trường có cơ sở xây dựng chương trình đào tạo phù hợp GiúpHSSV sau khi học xong có thể tham gia tiếp cận công việc tại các DN một cáchnhanh nhất, tạo ra một nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của xã hội, thích ứng với sự phát triển như vũ bảo về Khoa học và Công nghệ
- Việc xây dựng chương trình đào tạo cần chú trọng đến thời gian thực hành,thực tập tại các DN Quá trình thực hành, thực tại các DN là khoảng thời gian họcsinh, sinh viên có thể vừa học hỏi, vừa làm quen với công việc
- Đối với giáo trình: cần có sự cập nhật thường xuyên và định kỳ để giúp nộidung của giáo trình không bị lạc hậu Tranh thủ tham khảo ý kiến của các DN trongviệc lựa chọn giáo trình để giảng dạy
Chất lượng giáo trình và chương trình đào tạo tốt, gắn với thực hiện, gắn với
DN giúp cho hiệu quả và chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng cao đáp ứngvới sự phát triển của xã hội
1.4.1.3 Quản lý kế hoạch đào tạo gắn với doanh nghiệp
Quản lý kế hoạch đào tạo gắn với DN thực chất là việc quản lý xây dựng và thựchiện kế hoạch đào tạo đó nhằm mục đích nâng cao hoạt động đào tạo của nhà trường
Việc xây dựng kế hoạch đào tạo gắn với DN bao gồm:
- Căn cứ vào kế hoạch đào tạo tổng thể của trường để xây dựng lộ trình kếhoạch đào tạo gắn với DN, cần xác định rõ các mốc thời gian trong quá trình thựchiện kế hoạch đào tạo
- Kế hoạch xác định rõ được mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện
và phương thức kiểm tra đánh giá hiệu quả của hoạt động đào tạo
- Cần có sự tham của DN trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo
Trang 311.4.2 Quản lý tổ chức hoạt động đào tạo gắn với doanh nghiệp
1.4.2.1 Quản lý việc tổ chức hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động dạy học là sự tác động có chủ đích, hợp quy luật của chủthể quản lý dạy học đến chủ thể dạy học (người dạy và người học) bằng các giảipháp phát huy tác dụng của phương tiện quản lý dạy học và thông tin dạy học nhằmđạt mục đích quản lý dạy học
Quản lý hoạt động dạy học cũng là quản lý QTDH vì mục đích, nhiệm vụdạy học được thực hiện đồng thời, thống nhất với nhau trong quá trình dạy của thầy
và quá trình học của học sinh
Quản lý QTDH là quản lý quá trình cân bằng động Các thành tố của QTDHcủa hệ thống tác động qua lại lẫn nhau theo những quy luật và nguyên tắc nhất địnhnhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học để đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học
Như vậy, quản lý hoạt động dạy học là làm cho các thành tố của hệ thốngdạy học vận hành và kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua hoạt động dạy của thầy vàhoạt động học của trò nhằm biến đầu vào (trình độ ban đầu của học sinh) thành đầu
ra (sản phẩm dạy học) phát triển cả về SL và chất lượng theo yêu cầu phát triển kinh
tế và GD-ĐT
Ngoài ra, quản lý hoạt động dạy học cần đảm bảo mối quan hệ giữa cácthành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức, kết quả; mốiquan hệ giữa thầy và trò của quá trình dạy học (QTDH) Do đó, quản lý hoạt độngdạy học cần quản lý đồng bộ các thành tố đó, và phải được tiến hành đồng bộ từquản lý CSVC – thiết bị dạy học (TBDH), quản lý đội ngũ sư phạm, quản lý điềukiện và môi trường làm việc đến cơ chế tổ chức, hoạt động, điều hành; kiểm tra,đánh giá; phối hợp các lý luận giáo dục trong và ngoài nhà trường
1.4.2.2 Quản lý việc tổ chức hoạt động tham quan, thực tế, thực tập và giới thiệu việc làm
Xuất phát từ kế hoạch đề ra, nhà trường tổ chức triển khai thực hiện những ýtưởng đã được vạch sẵn Thành lập bộ phận quản lý để thực hiện các chức năng vàgiải quyết những công việc theo kế hoạch Cụ thể:
- Tổ chức phân công cụ thể từng cấp quản lý để theo dõi hoạt động thamquan, thực tế, thực tập từ Ban giám hiệu đến các phòng, Khoa
Trang 32- Phân chia thời gian hợp lý cho các hoạt động, tham quan, thực tế, thực tập
- Bố trí các địa điểm hợp phù hợp với chuyên ngành cho HSSV tham quan thực tế
- Phối hợp với DN để cho HSSV thực tập
- Cùng với DN định kỳ thường xuyên đôn đốc, theo dõi quá trình thực tậpcủa HSSV và có định kỳ kiểm tra đánh giá
- Tổ chức hội thảo, hội nghị để tổng kết rút kinh nghiệm
- Bố trí thời gian để tổ chức hướng dẫn giới thiệu việc làm cho HSSV, tạoniềm tin trong lòng các em tác động gián tiếp giúp quá trình học tập của các emhăng say hơn, hiệu quả hơn
- Liên hệ với các DN trong việc tổ chức giới thiệu việc làm, ký kết với các
DN sử dụng sản phẩm đầu ra của trường
1.4.3 Quản lý công tác chỉ đạo giám sát hoạt động đào tạo gắn với doanh nghiệp
Sau khi đã hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, nhà trường điều hành chỉđạo các bộ phận chức năng để thực hiện kế hoạch đề ra Cụ thể:
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động đào tạo gắn với DN
- Các phòng, Khoa theo dõi, đôn đốc các bộ phận chức năng thực hiện quátrình đào tạo, thực hiện việc phối hợp với DN trong hoạt động đào tạo
- Các DN cũng thực hiện nhiệm vụ cùng với trường trong hoạt động đào tạo,giúp trường trong việc gắn kết HSSV với thực tiễn
1.4.4 Quản lý công tác tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo gắn với doanh nghiệp.
Công tác kiểm tra, đánh giá là việc làm rất cần thiết, có tính thường xuyênliên tục và có hệ thống trong quá trình quản lý Thông qua kiểm tra, nhà trường sẽ
có những thông tin kịp thời, cần thiết để làm cơ sở cho việc đánh giá Cụ thể:
- Kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo thông qua GV bộ môn, GV chủ nhiệm
và đặc biệt là thông qua DN
- Có kế hoạch chỉ đạo GV bộ môn, GV chủ nhiệm và DN báo cáo định kỳkết quả và chấy lượng hoạt động đào tạo
Trang 33- Thành lập Ban thi đua khen thưởng, kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo đểkịp thời khen thưởng những cá nhân, tập thể kết quả tốt Đồng thời phê bình, nhắcnhở những cá nhân, tập thể chưa thực hiện tốt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Đối với các trường dạy nghề, có thể khẳng định: hoạt động đào tạo gắn với
DN nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc thực hành kết hợp với lao động sản xuấtnguyên lý cơ bản trong đào tạo nghề và sự hợp tác giữa nhà trường và DN là mốiquan hệ biện chứng giữa người cung cấp và người sử dụng sản phẩm
Chính vì vậy, việc nắm vững lý luận, tuân thủ các nguyên tắc quản lý và sựlinh động, khéo léo, sáng tạo trong quản lý sẽ giúp cho nhà quản lý vận hành được
hệ thống quản lý theo chiều hướng ổn định, hiệu quả và phát triển
Luận văn đã làm rõ các khái niệm cơ bản như: hoạt động đào tạo, quản lýhoạt động đào tạo, vị trí, vai trò của DN trong hoạt động đào tạo nghề Luận văncũng xác định các chức năng, nội dung quản lý hoạt động đào tạo ở trường Caođẳng nghề hiện nay, đặc biệt là các yếu tố tác động đến công tác quản lý hoạt độngđào tạo ở nhà trường gắn với DN trong giai đoạn hiện nay
Qua nghiên cứu, luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận nhằm giúp cho cácnhà quản lý của trường Cao đẳng nghề có cơ sở khoa học thực hiện nhiệm vụ quản
lý được giao; đây cũng chính là nền tảng lý luận vững chắc khi áp dụng các biệnpháp quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động đào tạo
ở nhà trường trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước
Trang 34CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GẮN VỚI DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH HUẾ
2.1 Khái quát về Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế
2.1.1 Quá trình thành lập
Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Huế được nâng cấp theo quyết định số 1876/QĐ-BLĐTBXH ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH trên cơ sở TrườngTrung học nghiệp vụ Du lịch Huế được thành lập từ ngày 29/10/1999 thuộc Tổngcục Du lịch Việt Nam Năm 2000, Trường bắt đầu tuyển sinh và đào tạo khóa đầutiên với quy mô đào tạo Trung cấp là 200 học sinh và hệ nghề với 150 học sinh với
03 nghề ở bậc Trung cấp (Lễ tân khách sạn, Dịch vụ nhà hàng, Chế biến món ăn) và
04 nghề Sơ cấp (Lễ tân khách sạn, Dịch vụ nhà hàng, Chế biến món ăn, Phục vụbuồng)
Từ năm 2004, đào tạo thêm 03 chuyên ngành ở hệ Trung cấp (Nghiệp vụ lữhành, Quản trị lưu trú, Quản trị nhà hàng)
Từ năm 2008, đào tạo thêm 5 nghề ở trình độ Cao đẳng nghề (Quản trị kháchsạn, Quản trị nhà hàng, Chế biến món ăn, Quản trị lữ hành, Hướng dẫn du lịch)
Tính đến đầu năm 2012, Trường có các nghề đào tạo với 05 nghề trình độCao đẳng nghề, 06 chương trình đào tạo Trung cấp nghề và các chương trình dạy kỹnăng nghề trình độ Sơ cấp từ 03 tháng đến 01 năm Ngoài chương trình chính quy,Trường còn tổ chức triển khai các chương trình đào tạo theo đặt hàng của DN, các
Dự án quốc tế, đào tạo nghề cho khu vực nông thôn
Ngoài ra, Trường còn đào tạo học sinh cho nước bạn Lào theo chương trìnhhợp tác của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; đào tạo, bồi dưỡng CB, GV chocác Trường đào tạo Du lịch mới thành lập trong hệ thống các cơ sở đào tạo của BộVHTT&DL
Qua 12 năm hoạt động, Trường đã phát triển nhanh về mọi mặt: CSVC, độingũ GV và cán bộ quản lý (CBQL), quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo Trường đãđược Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba Hàng trăm lượt tậpthể, cá nhân được Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng
Trang 35khen của Thủ tướng chính phủ, Bằng khen của các Bộ, ngành, UBND, Huy chương
vì sự nghiệp phát triển Du lịch
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch ở các trình độ Caođẳng nghề, Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Sơ cấp nghề, nhằm trang bịcho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sứckhoẻ, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạođiều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lêntrình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật và quản trị kinh doanh du lịch theo hợpđồng được ký kết với các tổ chức, cá nhân nhằm đáp ứng yêu cầu về lao động củacác DN và địa phương
Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệudạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo
Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề
Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấpbằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH và Bộ GD&ĐT
Tuyển dụng, quản lý đội ngũ GV, CB, NV của trường đủ về SL đạt yêu cầu
về tiêu chuẩn, phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy địnhcủa pháp luật
Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao côngnghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật, theo quy địnhcủa pháp luật
Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề
Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại DN
Phối hợp với các DN, tổ chức, cá nhân, gia đình học viên trong hoạt động dạy nghề
Tổ chức cho GV, CB, NV và học viên tham gia các hoạt động xã hội
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
1 Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng
2 Hội đồng khoa học và đào tạo
3 Hội đồng thi đua khen thưởng
Trang 364 Phòng Đào tạo và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác.
5 Các Khoa và bộ môn trực thuộc trường
6 Các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề
7 Các đơn vị sản xuất, kinh doanh
8 Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức xã hội
2.1.4 Tầm nhìn và mục tiêu phát triển
Đến năm 2020, xây dựng và phát triển Trường trở thành “Học viện nghề Dulịch Huế”, vừa nghiên cứu, vừa đào tạo theo hướng đa nghề, đa cấp, đa lĩnh vực,liên thông từ kỹ năng nghề đến Đại học thực hành, đào tạo một số nghề đạt đẳngcấp quốc tế; xây dựng hệ thống CSVC kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầuđào tạo chất lượng cao Học viện có thương hiệu mạnh trong khu vực Đông Nam Á,
có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hoá Huế
Đến năm 2030, Học viện trở thành cơ sở đào tạo nghề có uy tín, có đẳng cấp
ở Đông Nam Á và Thế giới
2.2 Thực trạng công tác đào tạo và quản lý đào tạo của Trường
2.2.1 Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo
2.2.1.1 Quản lý mục tiêu đào tạo
Trong mọi hoạt động của quá trình đào tạo đều hướng vào thực hiện mục tiêuđào tạo Mục tiêu đào tạo là nhân tố định hướng hoạt động của các nhân tố trongquá trình đào tạo Do vậy, để đảm bảo chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của DN,công tác quản lý đào tạo phải đề ra mục tiêu đào tạo phù hợp với năng lực của nhàtrường và nhu cầu của thị trường lao động
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch, Bộ LĐTB&XH giao nhiệm vụ xây dựng 02 chương trình khung Quản trịkhách sạn, Quản trị khu Resort và 03 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Nghiệp vụ lưutrú, Quản trị khu Resort, Quản trị khách sạn Việc xác định mục tiêu và quy trìnhxây dựng chương trình đào tạo nghề thực hiện theo Quyết định 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/6/2008 của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành quy định vềchương trình khung trình độ trung cấp nghề và chương trình khung trình độ caođẳng nghề
Trang 37Mục tiêu đào tạo nghề phải dựa trên cơ sở phân tích nghề, phân tích côngviệc và năng lực thực hiện bao gồm ba yếu tố cơ bản: kiến thức, kỹ năng và thái độ.Công tác quản lý mục tiêu đào tạo nghề cần chuyển từ đào tạo theo mô hình cungsang đào tạo theo mô hình đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và xã hội.
Bảng 2.1: Đánh giá về mức độ phù hợp của mục tiêu đào tạo
Mức độ đánh giá: 5 Rất tốt, 4 Tốt, 3 Tương đối tốt, 2 Bình thường, 1 Chưa tốt
ĐVT: %
1 Định hướng mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu DN 9 15 22 23 31
2 Mục tiêu chương trình đã cụ thể hóa kiến thức, kỹ năng, thái độ 4 17 22 27 30
3 Định kỳ rà soát và điều chỉnh mục tiêu đào tạo 8 36 20 22 14
4 Khung thời gian và tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành, thực tập
5 Chương trình đào tạo được bổ sung, đổi mới có tính thực
tiễn và tiếp cận trình độ nghề nghiệp hiện đại 6 15 22 32 25Kết quả khảo sát cho thấy có 31% ý kiến đánh giá định hướng mục tiêu đàotạo chưa đáp ứng yêu cầu của DN Đó cũng chính là lý do dẫn đến việc mục tiêuchương trình chưa cụ thể hóa kiến thức, kỹ năng và thái độ (30% ý kiến chưa tốt và27% ý kiến ở mức bình thường)
Qua thực tiễn nghiên cứu và phỏng vấn CB đang làm việc tại DN chúng tôinhận thấy, việc xây dựng mục tiêu chương trình đào tạo chưa thật sự quan tâm vớiquá trình phân tích nghề và chưa phát huy có hiệu quả các ý kiến của chuyên giatrực tiếp sản xuất tại DN Các hoạt động rà soát điều chỉnh mục tiêu thiếu chiều sâu,chưa cụ thể hóa năng lực thực hiện công việc của nghề nên hiệu quả chưa cao Tuynhiên, kết quả khảo sát việc định kỳ rà soát và điều chỉnh mục tiêu đào tạo có 38%
ý kiến cho rằng thực hiện tương đối tốt Điều này chứng tỏ đã có sự cố gắng đápứng yêu cầu của người học và nhu cầu của DN
2.2.1.2 Quản lý nội dung, chương trình đào tạo nghề
Công tác quản lý nội dung, chương trình đào tạo nghề luôn gắn với quản lýmục tiêu đào tạo Nhà trường luôn xác định việc quản lý và phát triển nội dung,
Trang 38chương trình đào tạo nghề là yếu tố căn bản đầu tiên trong quá trình nâng cao chấtlượng đào tạo Hằng năm nhà trường thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề
về xây dựng, điều chỉnh, tái cấu trúc lại chương trình và biên soạn giáo trình cấptrường, cấp bộ Trong quá trình triển khai luôn có sự tham gia của các chuyên gia từ
DN, các GV có kinh nghiệm
Nhà trường đã ban hành quy trình xây dựng chương trình đào tạo theo quyđịnh hoạt động nghiên cứu khoa học Thông qua hoạt động này giúp cho công tácđổi mới nội dung, chương trình đào tạo ngày càng được cải thiện, phù hợp hơn với
xu thế phát triển của khoa học công nghệ và thực tiễn sản xuất Đồng thời, đây làhoạt động nhằm tăng cường hoạt động chuyên môn, nâng cao năng lực và sự thamgia của đội ngũ GV vào công tác quản lý nội dung, chương trình đào tạo nghề
Bảng 2.2: Kết quả công tác quản lý nội dung, chương trình đào tạo 5 năm gần
đây
2 Điều chỉnh, tái cấu trúc chương trình đào tạo 0 0 02 01 05
3 Xây dựng giáo trình nội bộ và biên dịch tài
4 Xây dựng giáo trình và đề tài nghiên cứu
(Nguồn phòng Đào tạo trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế)
Đánh giá về khung thời gian và mức độ phù hợp trong việc phân bố tỷ lệ lýthuyết, thực hành, thực tập vẫn còn 24% ý kiến cho rằng thực hiện chưa tốt và 30%
ở mức bình thường Một trong những nguyên nhân là thời gian đào tạo nghề ở bậcCao đẳng nghề khá dài 3 năm với chương trình còn nặng về tính lý thuyết Quaphỏng vấn trực tiếp CBQL, DN thì việc điều chỉnh chương trình nhằm tăng thờilượng thực hành và thực tập tại DN, để HS-SV có thời gian rèn luyện các kỹ năngnghề và làm việc trong môi trường thực tế để hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghềnghiệp Trong lúc đó có 36% ý kiến cho rằng công tác rà soát điều chỉnh chươngtrình đào tạo thực hiện tốt Còn 32% ý kiến cho rằng việc đổi mới, tính thực tiễn vàcập nhật nghề nghiệp hiện đại của nội dung chương trình ở mức độ bình thường
Trang 39Để thực hiện xây dựng nội dung, chương trình đào tạo ở 03 cấp trình độ đàotạo nghề đúng quy định và có hiệu quả đòi hỏi nhà trường phải đầu tư đúng mức cả
về kinh phí, nhân lực và thời gian Đặc biệt, huy động các chuyên gia giỏi ở các DNtrong quá phân tích nghề, xây dựng nội dung đào tạo kỹ năng nghề trong chươngtrình đào tạo phù hợp với xu thế phát triển nghề nghiệp nhằm thu hẹp khoảng cáchgiữa đào tạo và sử dụng lao động
2.2.2 Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên và phương pháp dạy nghề
Với nhận thức con người là nhân tố quyết định, nhà trường đã xác định côngtác xây dựng đội ngũ là nhiệm vụ hết sức quan trọng và thường xuyên Trong điềukiện chung của cả nước chưa có trường đào tạo GV giảng dạy các nghề du lịch,Trường đã năng động liên kết với các đối tác, tận dụng mọi cơ hội để đào tạo, bồidưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ GV thực hiện tốt các vấn đề:
- Xây dựng tiêu chí tuyển chọn;
- Xây dựng các lộ trình, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từngđối tượng;
- Xây dựng chính sách thu hút, đãi ngộ GV;
- Thực hiện chính sách động viên khuyến khuyến người đi học và sử dụngngười sau khi học;
- Kết hợp nhiều nguồn lực trong việc đào tạo đội ngũ, đặc biệt là các mối liênkết, hợp tác quốc tế
2.2.2.1 Quản lý đội ngũ cán bộ và giảng viên
Tính đến nay, Trường có 62 GV cơ hữu và 22 GV kiêm nhiệm; 25 thỉnh giảng
Về độ tuổi bình quân của GV: 36 tuổi
Về giới tính:
+ GV cơ hữu: 50 nữ (tỷ lệ 80,6%); 12 nam (tỷ lệ 19,4%)
+ GV kiêm nhiệm: 08 nữ (tỷ lệ 36,4%); 14 nam (tỷ lệ 63,6%)
Về trình độ chuyên môn:
* SL GV có trình độ thạc sĩ:
Trong đó:
Trang 40+ GV cơ hữu: 18 người (tỷ lệ 81,8%)
(Đào tạo trong nước:16 người, Singapore: 01 người; Pháp: 01 người)
+ GV kiêm nhiệm:04 người (tỷ lệ 18,2%)
+ Thỉnh giảng: thạc sĩ: 08 người; tiến sĩ: 04 người, đại học: 13 người
* SL GV có trình độ cử nhân:
+ GV cơ hữu: 44 người
+ GV kiêm nhiệm: 19 người (đào tạo ở nước ngoài: 3 người)
SL GV đang được đào tạo cao học: 16 người
Trong đó:
+ Đào tạo trong nước: 11 người
+ Đào tạo liên kết với nước ngoài của đề án 165: 04 người
+ Học bổng của chính phủ Thái Lan: 01 người
+ Bồi dưỡng kiến thức về du lịch và nghiệp vụ: 27 GV cơ hữu và kiêmnhiệm (04 GV cơ hữu và GV kiêm nhiệm được bồi dưỡng 03 tháng tại Bỉ, 04 GVđược bồi dưỡng 03 tháng nghiệp vụ du lịch tại Malaysia – Singapore; 19 GV đượcbồi dưỡng nghiệp vụ 01 năm tại Luxembourg từ năm 2001-2011); 28 GV đã tham
dự Chương trình phát triển Đào tạo viên và được VTCB cấp chứng chỉ trong đó có
Về trình độ chuyên môn: 10 thạc sỹ (chiếm 36,6%), 19 đại học (chiếm63,3%), đang học cao học 11 người (chiếm 36,6%) và 01 người có trình độ trungcấp (chiếm 3,33%)
Về trình độ lý luận chính trị: trong tổng số 30 người có 05 người có trình độcao cấp lý luận chính trị và tương đương (chiếm 16%); 12 người có trình độ lý luậnchính trị trung cấp và tương đương (chiếm 40%); 13 người có trình độ sơ cấp lý